Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại

Môi trường chính là dưỡng chất nuôi sống vạn vật trong vũ trụ, tàn phá môi

trường tất sẽ đưa mọi thứ đi đến diệt vong.

Môi trường hiện nay đang là một hiểm họa thật sự đối với con người, chính

con người là thủ phạm gây ra sự hủy hoại này. Từ nay, tất cả mọi lĩnh vực ngành

nghề nào, khi thai nghén một công việc, đầu tiên phải nghĩ đến: có tác hại hay đóng

góp gì cho môi trường sống. Trong sáng tạo điêu khắc chất liệu gỗ, có những đóng

góp gì đến môi trường, khi gỗ chính là nguồn sống mà con người cần phải cậy nhờ

thường xuyên?

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 1

Trang 1

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 2

Trang 2

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 3

Trang 3

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 4

Trang 4

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 5

Trang 5

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 6

Trang 6

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5840
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại

Yếu tố môi trường và việc tác động đến nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ VIỆC TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHỆ 
THUẬT TẠO HÌNH TRONG ĐIÊU KHẮC GỖ HIỆN ĐẠI
 Phan Thanh Quang* 
1. Dẫn nhập
Môi trường chính là dưỡng chất nuôi sống vạn vật trong vũ trụ, tàn phá môi 
trường tất sẽ đưa mọi thứ đi đến diệt vong.
 Môi trường hiện nay đang là một hiểm họa thật sự đối với con người, chính 
con người là thủ phạm gây ra sự hủy hoại này. Từ nay, tất cả mọi lĩnh vực ngành 
nghề nào, khi thai nghén một công việc, đầu tiên phải nghĩ đến: có tác hại hay đóng 
góp gì cho môi trường sống. Trong sáng tạo điêu khắc chất liệu gỗ, có những đóng 
góp gì đến môi trường, khi gỗ chính là nguồn sống mà con người cần phải cậy nhờ 
thường xuyên?
Gỗ là một chất liệu sinh ra từ thiên nhiên, nó có 
những đặc điểm mang tính đặc thù riêng, có màu 
sắc, hình thức đa dạng và phong phú của từng 
chủng loại gỗ. Gỗ một màu hoặc nhiều màu - dùng 
để làm tượng thờ và sáng tạo nghệ thuật như gỗ 
mít, mứt, xà cừ do đồng màu, gỗ nhiều màu ở 
vùng núi Tây Nguyên như cẩm lai, cẩm xe, hương, 
mun, trắc..., dùng trong tượng nhà mồ Tây Nguyên, 
cũng như chế tác các vật dụng nội thất và những vật 
dụng có giá trị khác. Qua nghiên cứu các tài liệu về 
tượng nhà mồ Tây Nguyên, chúng ta biết điều đặc 
biệt ở thể loại này đa phần là tượng ngoài trời với 
chất liệu gỗ và tư tưởng sáng tạo gắn liền với nét 
nhân văn sâu sắc thấm đậm tình người, đó là tượng 
của người còn sống làm cho người đã khuất, giãi 
bày nhiều đề tài, câu chuyện khác nhau. Đây là một 
điều khá lạ và đặc biệt cho thể loại tượng này trong 
cách tư duy về vật liệu đặt ở môi trường bên ngoài 
và tư tưởng nhân văn trong tác phẩm.
* Khoa Điêu khắc, Đại học Nghệ thuật Huế.
Hình 1. Tượng người ngồi khóc, 
chất liệu gỗ, nhà mồ Gia Rai.
Nguồn: Điêu khắc nhà mồ Tây 
Nguyên
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Do đặc điểm của các chủng loại gỗ vừa nêu ở vùng đất này cực tốt, đặt ở 
không gian ngoài trời nhưng độ bền rất cao từ 20 đến 30 năm. Dưới tác động của 
thời tiết khắc nghiệt, về lâu dài, tượng nhà mồ Tây Nguyên có một khoảng thời 
gian hóa cao, ở trên bề mặt tượng hình thành cách tạo chất rất đặc biệt và đầy biểu 
cảm mà không có bất cứ thể loại hay tác phẩm nào sánh được. Bên cạnh đó, các 
loại gỗ có nhiều hoa vân tập trung ở vùng trung du và đồng bằng như thông, xoan 
đào, hiện được nhiều tác giả lựa chọn để sáng tạo nghệ thuật, do các điều kiện 
phù hợp: là gỗ vườn, giá thành hợp lý, không khó khăn trong vận chuyển.... Chất 
liệu gỗ có ngôn ngữ khối riêng so với các chất liệu khác được dùng trong điêu 
khắc, nhưng đối với từng loại gỗ lại có cách xử lý ngôn ngữ khối khác nhau sao 
cho đem đến hiệu quả thẩm mỹ tối đa trong tác phẩm. Trên một bề mặt của chất 
liệu gỗ mít có thể sử dụng được nhiều khối âm, những đường cắt mạnh nhưng 
vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ vì loại gỗ này đồng nhất một màu, 
không có hoa vân nên sử dụng khối đa dạng mà không ảnh hưởng gì đến hiệu quả 
chung cho tác phẩm. Đối với loại gỗ có nhiều hoa vân, việc dùng nhiều khối âm 
và đường cắt mạnh làm cho các đường hoa vân không liền mạch tạo cảm giác vụn 
về khối, gây hạn chế thị giác trong tổng thể bố cục, không có sự chuyển khối một 
cách mạch lạc và uyển chuyển, điều này dễ làm hạn chế hiệu quả thẩm mỹ của tác 
phẩm. Nhưng đối với loại gỗ có nhiều hoa vân nổi rõ, dùng khối lớn, khối vút nhọn 
sẽ phô diễn vẻ đẹp, tạo cảm xúc cho người xem, đề cao ngôn ngữ khối, mang tính 
đặc biệt của chất liệu, góp phần hòa tiếng nói chung trong tổng thể tác phẩm nhằm 
mang lại hiệu quả thẩm mỹ.
2. Môi trường và sự tác động vào ý thức sáng tạo đối với chất liệu gỗ
Gỗ có màu sắc, có tuổi thọ và có một “cuộc đời” gần gũi với con người. Gỗ 
có tình cảm, có nương tựa vào nhau, thân gỗ thường tuôn trào thành những dòng 
chảy khi có tác động ngoại lực vào cơ thể mình, tính gỗ như “tình mẹ” luôn luôn 
vươn cao lên bầu trời như muốn được che chở, những thông điệp ấy góp phần làm 
cho cây gỗ có “tính người” hơn bao vật chất khác. Màu sắc của gỗ có tính chất 
riêng, tình cảm như gỗ mứt màu trắng, gỗ mít màu vàng - thường được dùng để 
tạc tượng Phật trong thể loại tượng thờ. Tính gỗ có nhiều hương sắc dùng để làm 
đồ trang trí như cẩm lai, hương, trắc. Tính gỗ chịu đựng nắng mưa chịu tác động 
được tải trọng lớn, chẳng hạn như gỗ lim được sử dụng trong việc xây dựng cầu 
cống. Vẫn còn mãi một câu nói của tiền nhân “Dụng nhân như dụng mộc”, đó là 
cách hiểu biện chứng giữa cây gỗ và con người, yếu tố mang giá trị riêng biệt của 
gỗ khi con người vận dụng tư duy để sáng tạo nghệ thuật. 
Đối với chất liệu gỗ, vấn đề nghiên cứu môi trường là điều cần thiết, do gỗ 
được thiên nhiên ban tặng cho con người, là nguồn cung cấp lâm sản chính; mặt 
khác, các vấn đề môi trường đang hằng ngày đe dọa đến đời sống, tính mạng của con 
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
người chính là do con người tàn phá 
thiên nhiên mà ra. Việc nghiên cứu 
môi trường để thấy rõ vai trò quan 
trọng của cây xanh đối với cuộc sống 
con người là hết sức cần thiết và cấp 
bách. Trên bình diện điêu khắc gỗ, 
cần khuyến khích người nghệ sĩ tìm 
tòi, tận dụng chất liệu gỗ từ nguồn 
đồ gỗ cũ đã bị loại bỏ hoặc đã qua 
sử dụng, hay phế phẩm của các nhà 
máy, xí nghiệp chế tác gỗ, để đưa 
vào sáng tạo nghệ thuật. Nhìn nhận 
từ góc độ sáng tác của các nhà điêu 
khắc, sinh viên mỹ thuật những năm gần đây, bước đầu đã thấy những dấu hiệu tích 
cực trong việc bảo vệ môi trường từ chất liệu này. Trong đó phải kể đến tác phẩm 
tốt nghiệp của sinh viên Đinh Công Thái - Khóa 33, năm 2014 tại Khoa Điêu khắc 
- Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế, với chất liệu là những miếng gỗ vụn 
để thực hiện bài tốt nghiệp Đại học. 
Các nhà điêu khắc ở khu vực và thế giới như Peerapong Doungkaew, 
Mukay, ở Việt Nam như Giang Minh Hoàng, Lê Trọng Nghĩa, Kù Kao Khải 
đã dùng vật liệu gỗ qua sử dụng, hoặc gỗ là phần thừa của một mục đích sử dụng 
thông thường khác, làm chất liệu sáng tạo nghệ thuật và đã tạo nên những tác phẩm 
có giá trị về mặt tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao, tác động đến sự phát triển 
chung về tạo hình, đặc biệt đối với điêu khắc gỗ hiện nay.
Nếu đặt vấn đề với những suy nghĩ về chất liệu như trên, chúng ta không 
những đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống, không gián tiếp bào 
mòn nguồn nguyên liệu này, mà còn có được sự tự do, tươi mới trong sáng tạo nghệ 
thuật điêu khắc gỗ. Tuy nguồn vật liệu gỗ dành cho việc sáng tạo nghệ thuật hiện 
nay chưa nhiều, nhưng khi đã công nghệ hóa mọi lĩnh vực thì không có gì là không 
xảy ra, cho dù đó là nghệ thuật. Gỗ phục vụ trong tạo hình nghệ thuật tuy còn nhỏ 
lẻ, nhưng hiệu ứng của nghệ thuật thì ắt hẳn sẽ tác động rất lớn đối với suy nghĩ của 
con người. Để giúp cho cách nghĩ về môi trường được thấu đáo, nên có những tư 
duy đi đến hành động hoặc thể hiện ngay trong tác phẩm sáng tạo của mình, dần có 
lối mòn quen cũ sẽ vạch một hướng đi tốt trong việc tận dụng những sản phẩm, từ 
chất liệu gỗ để xây dựng tác phẩm; từ đó kỹ thuật ghép chất liệu gỗ lại được nhắc 
đến trong ngôn ngữ tạo hình hiện đại.
Thật vậy, việc ghép chất liệu gỗ để xây dựng tác phẩm điêu khắc là một yếu 
tố không mới cho đến ngày hôm nay, nó đã được hình thành từ các nghiên cứu 
Hình 2. Cựu sinh viên Đinh Công Thái trong quá 
trình thực hiện tác phẩm (Ảnh tác giả).
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
nghệ thuật qua nhiều thế kỷ trước, điển hình là 
những tác phẩm ghép các mảng gỗ như tượng 
Những vị La Hán chùa Tây Phương, tượng 
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp 
thế kỷ thứ XVI. Ngày nay, dưới sự tác động 
cấp thiết của môi trường đối với con người 
thì những tác phẩm thuộc thể loại này thật sự 
đáng để suy ngẫm và trân trọng với cái nhìn 
theo “chiều thời gian”. Nhằm hạn chế đến mức 
thấp nhất việc sử dụng vật liệu để bảo vệ môi 
trường sống của con người, chúng ta nên phát 
huy và nhân rộng việc chọn lựa phương thức 
sáng tác này đối với chất liệu gỗ. Từ những suy 
nghĩ tích cực ấy, giúp cho người sáng tác có 
được những mặt thuận lợi, thế giới hình thức 
trong tác phẩm phong phú và đa dạng hơn nhờ 
vào những yêu cầu đặt ra đó, thúc đẩy sự phát 
triển về tạo hình đối với chất liệu gỗ, mà vấn 
đề được giải quyết đầu tiên đó là bố cục. 
Bố cục trong chất liệu gỗ thông thường là bố 
cục đứng hoặc nằm ngang. Do tính chất cơ bản 
của chất liệu tạo thành bố cục, người nghệ sĩ chỉ lấy đi những phần thừa để trở 
thành một tác phẩm như mong muốn. Tiếp đến là vấn đề kích thước của tác phẩm 
cũng được cải thiện do việc ghép thêm những vị trí cần thiết làm thay đổi hình 
dáng của tác phẩm và ngôn ngữ chất liệu gỗ được đa dạng hóa do có tính chủ động 
về hình thức, có thể vươn rộng ra với không gian bằng cách ghép, dán từ đó, mở 
ra một cái nhìn rất mới trong việc sáng tác đối với chất liệu gỗ. Màu sắc cũng đa 
dạng hơn, phù hợp với những chủ đề gần gũi với cuộc sống đương đại. Tác phẩm 
được di chuyển một cách dễ dàng nhờ vào vấn đề tháo ráp, lắp đặt, cải thiện được 
tiến độ khi thi công tác phẩm. Điều quan trọng nhất là bảo vệ được môi trường 
trong việc khai thác nguồn vật liệu để thực hiện tác phẩm, do tận dụng nguồn vật 
liệu không nhiều mà chỉ cần nhỏ lẻ cũng đủ để lắp ghép, chế tác tác phẩm. Việc 
kiếm tìm vật liệu trong các cuộc trao đổi học thuật, hội thảo về nghệ thuật đương 
đại cũng trở nên thuận lợi hơn. Hạn chế đến mức thấp nhất về kinh phí đầu tư, 
công sức đối với tác phẩm vật liệu gỗ. 
Nghệ thuật tạo hình, trong đó có điêu khắc gỗ cần phải giải quyết triệt để vấn 
đề bảo vệ môi trường, sự cộng sinh giữa nghệ thuật và con người nhằm tạo ra môi 
trường thẩm mỹ để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Đi kèm với chất liệu gỗ 
Hình 3. Tác phẩm: “Những kỷ niệm 
ấp ủ”. Chất liệu: gỗ + sắt. Tác giả: 
Lê Trọng Nghĩa. (Nguồn: Tác phẩm 
nghiên cứu nghệ thuật thị giác Đại học 
Mahasarakham - Thái Lan, Khóa 3).
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
có các môn học như Contemporary Arts (Nghệ thuật đương đại), Composition (Bố 
cục chất liệu), Installation (Nghệ thuật sắp đặt), Mixed media (Nghệ thuật tổng 
hợp) dùng những chất liệu từ gỗ và chất liệu khác đã qua sử dụng trong đời sống 
hàng ngày, góp phần cải tạo môi trường sống nhờ vào tạo hình, thiết kế không gian 
cho tác phẩm nghệ thuật. Chúng khơi dậy đời sống, bản chất, tinh thần của chất 
liệu một lần nữa, đưa trở lại đời sống “mới” - chất liệu trong tác phẩm, góp phần 
làm sạch, phát triển môi trường sống của chúng ta. 
Đối với việc kết hợp chất liệu gỗ, về hình thức, người nghệ sĩ luôn băn khoăn 
cách thiết kế không gian chung quanh tác phẩm. Khi đã kết hợp chất liệu người 
sáng tạo phải quản lý mọi vấn đề từ hình thức nhân vật, tổng thể bố cục, nhân vật 
kết hợp và sự chi phối của không gian - trong đó có cả mặt kỹ thuật nhằm mang lại 
hiệu quả thẩm mỹ đích thực.
Hình thức trong bố cục tác phẩm cần chú ý đến sự nhất quán về ngôn ngữ 
chất liệu và tính tổng quát, tránh cộng từng bộ phận hay cộng lại những thực thể 
đã hoàn chỉnh. Như vậy sẽ mở ra cho người nghệ sĩ nhiều suy nghĩ mang tính đa 
dạng và phức tạp khi kết hợp gỗ và chất liệu khác, thực hiện được điều này sẽ làm 
giảm đi một số lượng gỗ nhất định do “cộng hưởng” một lượng vật liệu của vật 
chất khác trong tác phẩm, góp phần làm đa dạng thêm về hình thức và nội dung 
của tác phẩm. Có hai trường hợp cần giải quyết về bố cục của tác phẩm khi kết hợp 
gỗ và các chất liệu khác.
- Trường hợp thứ nhất: Bố cục của 
hình thức nguyên vẹn này kết hợp với 
bố cục hình thức nguyên vẹn khác trên 
một tổng thể chung có sự khác biệt về 
chất liệu. Đối với bố cục này cần xét 
tính thống nhất của tác phẩm do ngôn 
ngữ khối và hình thức thể hiện đúng 
với tổng thể chung, trong tác phẩm có 
mối liên hệ chặt chẽ về tình cảm, có 
sự liên kết với nhau dù đây chỉ là hai 
chỉnh thể tồn tại độc lập trong tổng 
thể. Sự trọn vẹn của chỉnh thể này kết 
hợp với sự hoàn thiện của chỉnh thể khác làm cho bố cục “đông đúc” hơn, có sự 
khác biệt về chất liệu của bố cục: gỗ và chất liệu khác cần tìm kiếm. Ở thể loại này 
ta có thể gọi đó là một tác phẩm hoặc hai tác phẩm ghép lại với nhau nhưng phải 
bảo đảm tính thống nhất về ngôn ngữ biểu đạt là nội dung và hình thức. Điều cần 
lưu tâm nữa là khối bệ của bố cục được liên kết với nhau hay vẫn là hai chỉnh thể 
tách rời trên một mặt phẳng.
Hình 4. Tác phẩm “Hội thoại”; Chất liệu: gỗ + 
composite; Tác giả: Roberto Montero (Italia). 
Nguồn: Internet
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
- Trường hợp thứ hai: Hình thức của bộ phận này kết 
hợp với bộ phận khác có sự khác biệt về chất liệu (gỗ 
và chất liệu kiếm tìm khác). Để hiểu thấu đáo hơn về 
điều này ta quan tâm đến bố cục tác phẩm từ việc kết 
hợp ba chất liệu là gỗ và composite hay gỗ với đá để 
biết được trọng lượng tịnh và sự thăng bằng của thị 
giác đối với ngôn ngữ bản chất của chất liệu. Đầu tiên 
cần quan tâm đến các khối hình đơn lập của chất liệu 
đá, gỗ và composite, các khối chưa hoàn chỉnh về 
ngôn ngữ hình thức thể hiện và nội dung đã xác định 
rõ các đối tượng cần nghiên cứu. Những bộ phận khối 
không hoàn chỉnh này, kết hợp với nhau để trở thành 
một tổng thể bố cục; làm tăng các giá trị mới về cách 
thể hiện tư duy chất liệu, mới về hình tượng thẩm 
mỹ, quan tâm đến tính hệ thống, các yếu tố tạo nên 
tác phẩm, tính tổng hợp, tập hợp tất cả ý thức để hình 
thành trong tác phẩm. Để hình thành tác phẩm theo 
dạng này, tác giả phải có một sự trải nghiệm sâu sắc 
trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật, phải có khoảng 
thời gian dài để nắm vững kỹ thuật cơ bản trên mỗi chất liệu, khi đó mới nắm rõ 
các yếu tố kết hợp để mang lại giá trị cao trong tạo hình của chất liệu gỗ kết hợp 
với chất liệu khác.
 Chất liệu từ các đồ vật đã qua sử dụng (bất cứ là phế phẩm của ngành công 
nghiệp nào hay có từ thiên nhiên) tùy theo chủ đề để ta khai thác dùng trong tác phẩm. 
Ở khía cạnh này thì chất liệu rất phù hợp cho người nghệ sĩ nghĩ đến môi trường khi 
thực hành theo ý tưởng của mình đối với tác phẩm. Phát triển nghề nghiệp cùng với 
phát triển kinh tế xã hội là điều cần quan tâm cho mọi lĩnh vực. Nó thuộc ý thức của con 
người để áp đặt lên đối tượng đó, nếu mọi lĩnh vực có một quy chuẩn riêng và thực hiện 
đúng thì xã hội sẽ có được một hệ thống thăng bằng và cân đối, phát triển bao giờ cũng 
gắn với những hệ lụy kèm theo nó.
 3. Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề môi trường trong lĩnh vực tạo hình, người 
nghệ sĩ sẽ có những cái nhìn đa chiều, yếu tố này chính là tác động thúc đẩy việc 
sáng tạo của họ phù hợp với thời đại, phát triển nền tảng cơ bản, dung hợp việc 
thiết kế bố cục tác phẩm hiện đại nhằm mục đích tạo ra cái mới trong nghệ thuật. 
Từ đó dần dần tính thẩm mỹ sẽ gần hơn với cuộc sống, đưa ngành nghề gắn liền 
với thực tiễn xã hội, đây chính là tác động tích cực của môi trường đối với chủ thể 
Hình 5. Tác phẩm: “Không 
chủ đề”; Chất liệu: Tổng hợp; 
Tác giả: Achiraya Srisomchai, 
Nguồn: Đại học Mahasarakham 
- Thái Lan (2015)
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
sáng tạo. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao khi nó ẩn chứa những mặt tích 
cực mà con người hướng đến. Tác phẩm điêu khắc có sự khắc nghiệt hơn nhiều do 
yếu tố môi trường thẩm mỹ phức tạp so với nhiều ngành tạo hình khác, tác động 
mạnh với môi trường, chế ngự không gian và cũng có thể tàn phá không gian đối 
với những công trình có quy mô lớn. Do đó, muốn phát huy tối đa giá trị tốt đẹp 
của thể loại này, chúng ta phải biết trân trọng những sự khác biệt, tính thực dụng, 
sự sâu lắng của thời gian. 
 PTQ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Cứ, Thế Vinh, Nguyễn Hoàng, Xuân Liễu (1983). Nghệ thuật tượng gỗ dân gian 
Tây Nguyên. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
2. Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn Cứ (1995). Điêu khắc Nhà mồ Tây Nguyên. Nxb Mỹ thuật, 
Hà Nội.
3. Một số hình ảnh tác phẩm của đồng nghiệp
TÓM TẮT
 Môi trường và nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc gỗ hiện đại có mối quan hệ tương hỗ. 
Môi trường chính là nguồn dưỡng chất nuôi sống vạn vật trong vũ trụ, tàn phá môi trường tất sẽ 
đưa mọi thứ đến diệt vong. Bảo vệ môi trường, do vậy là trách nhiệm không của riêng ai. Trên 
bình diện điêu khắc gỗ, cần khuyến khích người nghệ sĩ tìm tòi, sáng tác theo hướng sử dụng 
kết hợp gỗ và các chất liệu khác. Bài viết giới thiệu những chất liệu cần kết hợp với gỗ, từ đó bàn 
luận về ngôn ngữ tạo hình và định hướng góc nhìn sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm điêu khắc 
kết hợp gỗ và các chất liệu khác.
ABSTRACT
ENVIRONMENT AND ITS IMPACT ON VISUAL ARTS IN MODERN WOOD SCULPTURE
There is a reciprocal relationship between environment and visual arts in modern wood 
sculpture. It is the environment that is the nutrition of the Earth to feed living beings. Destroying 
the environment will lead everything to perdition; thus, protecting the environment is everyone’s 
responsibility. In wood sculpture, artists need to be encouraged to create works combining wood 
and other materials. The article introduces the materials combined with wood; and then discusses 
the language of visual arts and the orientation of creative perspective in wood sculptural works 
combining wood and other materials.

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_moi_truong_va_viec_tac_dong_den_nghe_thuat_tao_hinh_t.pdf