Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả

Bài 2 trong học phần Phân tích và đầu tư chứng khoán nghiên cứu những vấn đề:

 Các giả định của mô hình CAPM;

 Kết quả của mô hình CAPM;

 Đường thị trường chứng khoán SML;

 Hạn chế của mô hình CAPM;

 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá APT

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 1

Trang 1

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 2

Trang 2

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 3

Trang 3

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 4

Trang 4

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 5

Trang 5

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 6

Trang 6

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 7

Trang 7

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 8

Trang 8

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 9

Trang 9

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 11060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 4: Thị trường hiệu quả
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
56 TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 
BÀI 4 THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. PGS.TS Trần Đăng Khâm & PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ, Giáo trình Phân tích 
và đầu tư chứng khoán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
2. Bodie Kane Marcus, 2009, Investment, 8th Edition, McGraw-Hill/Irwin. 
3. Reilly Brown, 2011, Investment Analysis & Portfolio Management, 10th Edition, 
South Western. 
4. PGS.TS. Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB Đại 
học Kinh tế Quốc dân, 2009. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua E-mail. 
 Tham khảo các thông tin từ trang web môn học. 
Nội dung 
Bài 2 trong học phần Phân tích và đầu tư chứng khoán nghiên cứu những vấn đề: 
 Các giả định của mô hình CAPM; 
 Kết quả của mô hình CAPM; 
 Đường thị trường chứng khoán SML; 
 Hạn chế của mô hình CAPM; 
 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá APT. 
Mục tiêu 
 Hiểu được khái niệm về Lý thuyết thị trường hiệu quả và các mức độ hiệu quả của 
một thị trường chứng khoán; 
 Nắm vững được ý nghĩa của Lý thuyết thị trường hiệu quả; 
 Vận dụng các phương pháp kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán. 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 57 
Tình huống dẫn nhập 
Các mô hình và lý thuyết ứng dụng trong đầu tư chứng khoán là cơ sở để xác định tỷ lệ lợi tức 
yêu cầu. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư có thể xác định được giá trị thực của chứng khoán và đưa ra 
quyết định đầu tư. 
1. Có những mô hình và lý thuyết nào? 
2. Ý nghĩa và tính ứng dụng của các mô hình và lý thuyết này? 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
58 TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 
4.1. Khái niệm và các giả thuyết thị trường hiệu quả 
4.1.1. Khái niệm 
 Cơ sở hình thành Lý thuyết thị trường hiệu quả 
Chức năng của thị trường tài chính là luân chuyển vốn, do vậy quá trình luân chuyển 
vốn được coi là hiệu quả khi chi phí cho việc luân chuyển vốn là thấp nhất và vốn 
được chuyển đúng cho những đối tượng sử dụng có hiệu quả nhất. Sở dĩ như vậy bởi 
vốn là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, song lại là nguồn lực khan 
hiếm. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực khan hiếm là mối quan tâm của các nhà chính 
sách, các nhà quản lý và là trách nhiệm của xã hội. Liệu thị trường tài chính có thể 
phân phối vốn hiệu quả? Cơ chế nào thực hiện phân phối vốn trên thị trường? 
Trên thực tế, cơ chế phân phối vốn có thể được 
thực thông qua hai kênh tài trợ cơ bản: tín dụng và 
thị trường chứng khoán. Nếu như ở kênh tín dụng, 
nguyên tắc sàng lọc được sử dụng để đảm bảo cho 
quá trình phân phối vốn, thì trên thị trường chứng 
khoán, cơ chế phân phối vốn được diễn ra ở thị 
trường thứ cấp. 
Nguyên tắc sàng lọc ở kênh tín dụng có thể giúp cho vốn được chuyển tới nơi sử 
dụng nó tốt hơn, song việc phân phối chưa thật sự hiệu quả. Thực tế, các ngân 
hàng khác nhau có thể xây dựng cho mình những tiêu chí khác nhau trong việc lựa 
chọn khách hàng. Do đó, vốn sẽ được chuyển tới những đối tượng khách hàng theo 
tiêu chí của ngân hàng. Bên cạnh đó, quá trình phân phối vốn qua kênh tín dụng có 
thể có sự can thiệp của Nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh 
tế, Nhà nước sẽ có những chính sách can thiệp, hỗ trợ những ngành nghề, lĩnh vực 
kinh doanh trong quá trình tiếp nhận vốn. 
Trên thị trường chứng khoán, quá trình phân phối vốn được thực hiện thông qua cơ 
chế định giá chứng khoán. Trong cơ chế này, các nhà đầu tư quyết định trả giá cho 
chứng khoán dựa trên dự tính thu nhập của chứng khoán trong tương lai và rủi ro 
đối với các dòng thu nhập đó. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhiều nhà 
đầu tư sẽ mua chứng khoán và đẩy giá chứng khoán lên cao. Chi phí vốn của 
doanh nghiệp theo đó sẽ giảm tương ứng. Với lợi thế này, doanh nghiệp sẽ có xu 
thế muốn mở rộng huy động vốn để đầu tư. Ngược lại, chi phí vốn của doanh 
nghiệp sẽ cao và doanh nghiệp không muốn huy động vốn thêm. Điều này sẽ tạo 
cơ chế “bàn tay vô hình” để phân phối vốn tới những nơi có thể sử dụng nó có hiệu 
quả nhất. Tuy nhiên, giá chứng khoán có được cho là yếu tố phản ánh đúng giá trị 
của doanh nghiệp hay không? Câu trả lời được xác định thông qua Lý thuyết dự 
tính hợp lý. 
Theo lý thuyết này, dự tính hợp lý là dự tính được tính toán trên cơ sở sử dụng mọi 
thông tin sẵn có trên thị trường. Với cách thức đó, dự tính hợp lý sẽ không khác 
với dự báo tối ưu. Điều này có thể hiểu, tại thị trường có hiệu quả, giá cả của 
chứng khoán sẽ phản ánh mọi thông tin sẵn có trên thị trường, hay giá cả của 
chứng khoán sẽ được ấn định sao cho dự báo tối ưu về lợi tức của chứng khoán, 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 59 
được tính trên cơ sở sử dụng mọi thông tin sẵn có, cân bằng với lợi tức cân bằng của 
chứng khoán. Lợi tức cân bằng sẽ được xác định tại điểm cân bằng giữa đường cầu 
và đường cung của chứng khoán. Nói cách khác, giả thuyết thị trường hiệu quả được 
xây dựng dựa trên giả định, các nhà đầu tư ra quyết định mua bán chứng khoán dựa 
trên việc xác định giá trị được ước lượng bằng dự tính hợp lý. Theo cách đó, giá 
chứng khoán sẽ phản ánh tất cả và ngay lập tức đối với mọi thông tin liên quan. 
 Khái niệm thị trường hiệu quả 
Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH – efficient 
markets hypothesis), lần đầu tiên được Eugene 
Fama đưa ra vào những năm 1970 trong bài viết 
“Efficient Capital Markets: A Review of Theory 
and Empirical Work”. Bài viết này là một công 
trình có ý nghĩa quan trọng, mở đường cho nhiều 
nghiên cứu khác về tính chính xác của Lý thuyết 
thị trường hiệu quả. Khái niệm hiệu quả ở đây được 
dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ không phải các nguồn lực tạo 
ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng được 
hiểu là  ...  kế 
tiếp thường ngẫu nhiên và sự tương quan giữa giá cổ phiếu của ngày hôm nay với ngày 
tiếp theo gần như bằng 0. Do đó, giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ không giúp 
dự báo sự thay đổi giá trong tương lai (và phân tích kỹ thuật không có giá trị). 
Giả thuyết thị trường hiệu quả trung bình (semi – strong form effiency): Mức hiệu 
quả này xảy ra khi giá cả của chứng khoán phản ánh các thông tin công khai trên thị 
trường, bao gồm các thông tin quá khứ về giá chứng khoán và các thông tin công khai 
trên thị trường, chẳng hạn các thông tin trên bản cáo bạch của tổ chức phát hành. Thị 
trường hiệu quả trung bình bao trùm lên giả thuyết hiệu quả yếu vì tất cả các thông tin 
trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết thị trường hiệu 
quả dạng yếu như giá cổ phiếu, tỷ suất lợi tức và khối lượng giao dịch. Thông tin công 
khai cũng bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: các thông báo về thu nhập 
và cổ tức, P/E, D/P, P/B, tách cổ phiếu, các thông tin về kinh tế chính trị. Giả thuyết 
này hàm ý các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới sau khi công bố 
sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi giá chứng khoán đã phản 
ánh ngay lập tức mọi thông tin công khai. Khi các thông tin trong quá khứ là tổng hợp 
của toàn bộ thông tin công khai nếu thị trường đạt mức hiệu quả trung bình, nó cũng 
đạt mức hiệu quả yếu. Tuy nhiên, thị trường có thể đạt mức hiệu quả yếu khi chưa đạt 
mức hiệu quả trung bình. Điều này ám chỉ rằng nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận 
bất thường dựa trên những thông tin công khai. Thị trường cổ phiếu càng phản ánh 
nhanh những thông tin này, lợi nhuận nhà đầu tư thu về sẽ càng ít. 
Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh (strong form effiency): Mức hiệu quả mạnh xảy ra 
khi mọi thông tin được phản ánh đầy đủ vào giá chứng khoán, bao gồm cả thông tin không 
công khai, chẳng hạn các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Giả thuyết thị trường hiệu 
quả dạng mạnh là sự tổng hợp của cả giả thuyết hiệu quả dạng yếu và dạng trung bình. Giả 
thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh mở rộng thêm giả định cho các thị trường hiệu quả - 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
62 TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 
thị trường mà tại đó giá phản ánh các thông tin công khai, trở thành thị trường hoàn hảo - thị 
trường mà tại đó tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có ở cùng một thời điểm. 
4.2. Tầm quan trọng của Lý thuyết thị trường hiệu quả 
Các nghiên cứu về Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH) có ý nghĩa quan trọng, được 
biểu hiện dưới các giác độ sau: 
 Ý nghĩa đối với nền kinh tế 
Lý thuyết thị trường hiệu quả có vai trò quan trọng 
trong quá trình phân phối vốn của nền kinh tế. Nếu 
một thị trường được cho là hiệu quả, giá của chứng 
khoán sẽ phản ánh các thông tin, hay phản ánh khả 
năng lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai tương ứng 
với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, thị 
trường chứng khoán sẽ là thị trường có hiệu quả 
trong việc phân phối các nguồn lực. Vốn sẽ được 
chuyển đến những nơi sử dụng hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền 
kinh tế, làm tăng hiệu quả xã hội. 
 Ý nghĩa đối với nhà đầu tư 
First, if the market is considered to be efficient, investors cannot use public 
information such as past stock prices or trading volumes to earn abnormal returns 
in the stock market. Trước tiên, nếu thị trường được coi là hiệu quả, các nhà đầu tư 
không thể sử dụng thông tin công khai như giá cổ phiếu trong quá khứ hay khối 
lượng giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất thường trên thị trường chứng khoán. 
According to the EMH, prices of securities in the stock market incorporate all 
public information available to investors, and all stocks are fairly priced based on 
the net present value. Do đó, các nhà đầu tư không nên lãng phí thời gian trong việc 
phân tích cổ phiếu, mà thay vào đó, các nhà đầu tư nên đa dạng hóa các danh mục 
đầu tư hoặc sử dụng chiến lược để giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch. 
Thứ hai, lý thuyết thị trường hiệu quả không cho rằng việc quản lý danh mục đầu tư 
theo chiến lược chủ động có khả năng đem lại thu nhập cao hơn so với thị trường, đó 
chỉ là sự lãng phí về tiền bạc và thời gian. Học thuyết này cổ vũ cho chiến lược đầu tư 
mang tính chất thụ động. Mục tiêu duy nhất của chiến lược này là tạo lập một danh 
mục đầu tư được đa dạng hóa hoàn toàn. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc quản 
lí chủ động là luôn tìm kiếm những chứng khoán được định giá thấp hơn hay cao hơn 
giá trị để từ đó thực hiện mua vào hay bán ra loại chứng khoán đó. 
Thứ ba, các nhà đầu tư có thể sử dụng tất cả các thông tin sẵn có để xác định giá thị 
trường và tính toán các khoản thu nhập của các công ty, do đó nhà quản lý không thể 
“đánh lừa” nhà đầu tư trên thị trường bằng cách sử dụng thủ thuật kế toán. In an 
efficient stock market, it is unnecessary to choose a date to issue securities because 
they are always correctly priced. Trong một thị trường chứng khoán hiệu quả, không 
cần thiết để lựa chọn ngày phát hành chứng khoán bởi vì chứng khoán luôn luôn 
được định giá chính xác. Therefore, managers can issue a firm fs stocks at any time. 
Do đó, các nhà quản lý có thể phát hành cổ phiếu bất kỳ lúc nào. 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 63 
 Ý nghĩa đối với nhà phân tích 
Thứ nhất, hàm ý của Lý thuyết thị trường hiệu quả 
chỉ ra rằng các báo cáo được công bố của các nhà 
phân tích tài chính là không có giá trị. Nếu các nhà 
phân tích dựa trên những thông tin mà công chúng 
đầu tư có thể biết được thì mọi cố gắng phân tích 
của họ cũng bị những nhà đầu tư khác làm mất tính 
cạnh tranh. Thị trường có rất nhiều nhà đầu tư và 
họ đều có thể tìm kiếm những thông tin đó trên thị trường. Nếu thị trường là hiệu 
quả, mọi thông tin này đều được phản ánh trong giá. Do đó, phân tích cơ bản cũng 
không phát huy được trong trường hợp này. 
Thứ hai, theo Lý thuyết thị trường hiệu quả, giá trên thị trường chứng khoán kết 
hợp chặt chẽ tất cả các thông tin sẵn có cho nhà đầu tư, và các cổ phiếu được định 
giá công bằng dựa trên giá trị hiện tại ròng. Như vậy, Lý thuyết thị trường hiệu quả 
cũng hàm ý rằng phương pháp phân tích kĩ thuật sẽ không có giá trị. Các nhà phân 
tích kĩ thuật dựa vào việc theo dõi quá trình thay đổi giá chứng khoán trong quá khứ 
cũng như hiện tại để tìm ra sự vận động mang tính chu kì, từ đó giả thuyết rằng nó 
sẽ xảy ra trong tương lai. Vấn đề là mọi thông tin trong quá khứ và khối lượng giao 
dịch đều đã được công chúng biết đến. 
Tóm lại, Lý thuyết thị trường hiệu quả đã mang lại những định hướng đầu tư trên thị 
trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường chứng khoán cũng đạt được mức hiệu 
quả cao nhất của thị trường - mức hiệu quả mạnh. Việc xem xét điều đó sẽ được kiểm 
định dựa trên các phương pháp phân tích chuỗi dữ liệu và các phần mềm thống kê. 
4.3. Kiểm định các giả thuyết về thị trường hiệu quả 
Giống như phần lớn các giả thuyết trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, các bằng chứng 
dựa trên EMH không đồng nhất. Một số nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này và chỉ ra 
rằng thị trường hiệu quả. Một số nghiên cứu khác lại phát hiện ra những điểm bất 
thường liên quan tới những giả thuyết này và đưa ra nhiều kết quả không ủng hộ 
những giả thuyết này. 
4.3.1. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu 
Mức hiệu quả yếu là mức thấp nhất của thị trường hiệu quả. Thị trường đạt mức hiệu 
quả yếu khi giá của chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ. Như vậy, 
kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu thực chất là xem xét có hay không sự phụ 
thuộc thống kê giữa những sự thay đổi giá. Nói cách khác, nếu sự thay đổi giá là ngẫu 
nhiên, thị trường là thị trường hiệu quả dạng yếu. Một số phương pháp kiểm định 
được sử dụng như sau: 
 Kiểm định tính chuẩn 
Một chuỗi dữ liệu tuân theo bước ngẫu nhiên sẽ phải tuân theo quy luật phân phối 
chuẩn. Đối với chuỗi thời gian trong phân tích tài chính, có nhiều cách để nhận 
biết một chuỗi dữ liệu có phải là phân phối chuẩn hay không? 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
64 TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 
(1) Biều đồ với đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) với dạng hình 
chuông đối xứng với tần số cao nhất nằm ngay giữa và các tần số thấp dần nằm ở 2 
bên. Giá trị trung bình (mean) và trung vị (median) gần bằng nhau và độ xiên 
(skewness) gần bằng 0. 
(2) Biểu đồ xác suất chuẩn (normal Q-Q plot). Phân phối chuẩn khi biểu đồ xác 
suất này có quan hệ tuyến tính (đường thẳng). 
(3) Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov (K-S test) khi cỡ mẫu lớn hơn 50. 
Được coi là có phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05. 
 Kiểm định tính dừng dựa trên lược đồ tự tương quan 
Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng tỉ suất sinh lợi chứng khoán qua thời gian 
sẽ độc lập với tỉ suất sinh lợi chứng khoán khác vì thông tin mới đến thị trường 
một cách ngẫu nhiên và giá chứng khoán điều chỉnh một cách nhanh chóng theo 
các thông tin mới này. Trước hết, cần kiểm định sự tương quan giữa tỉ suất sinh lợi 
hiện tại của một cổ phiếu và tỉ suất sinh lợi trong quá khứ của cổ phiếu đó, nghĩa là 
xem xét tỉ suất sinh lợi ngày t có tương quan với tỉ suất sinh lợi ngày (t-1), (t-2) 
hay không? 
Nếu giữa các biến có tương quan, hay tỉ suất sinh lợi biến động theo các qui luật 
trong quá khứ thị trường chứng khoán không hiệu quả. 
Nếu giữa các biến không có sự tương quan, hay tỉ suất sinh lợi từ chứng khoán trong 
tương lai không tuân theo qui luật của quá khứ thị trường hiệu quả dạng yếu. 
 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) 
Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm 
định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. 
4.3.2. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình 
EMH dạng trung bình cho rằng: Giá cả chứng khoán hiện tại đang phản ánh đầy đủ và 
tức thời tất cả các thông tin sẵn có. Điều này có nghĩa là khi có một thông tin mới 
được công bố, ngay lập tức thông tin đó sẽ được tính vào giá chứng khoán. 
Các nghiên cứu kiểm định EMH dạng trung bình có thể được chia thành 2 nhóm sau: 
1. Các nghiên cứu nhằm dự đoán tỷ suất lợi tức tương 
lai bằng việc sử dụng những thông tin công khai 
trừ các thông tin thị trường thuần túy như mức giá 
và khối lượng giao dịch đã được xem xét trong 
kiểm định dạng yếu. Những nghiên cứu này có thể 
bao gồm phân tích chuỗi thời gian của lợi nhuận 
hoặc phân phối chéo (cross section distribution) lợi 
nhuận của các cổ phiếu riêng lẻ. Những người ủng 
hộ EMH cho rằng không thể dự đoán lợi nhuận trong tương lai bằng việc sử dụng 
mức lợi nhuận trong quá khứ hoặc dự đoán sự phân phối chéo lợi nhuận trong 
tương lai (ví dụ, các tứ phân vị hoặc thập phân vị cao nhất của lợi nhuận) bằng 
việc sử dụng các thông tin công khai. 
2. Các nghiên cứu sự kiện khảo sát xem các cổ phiếu điều chỉnh nhanh như thế nào 
đối với các sự kiện kinh tế cụ thể quan trọng. Một cách tiếp cận tất yếu là kiểm tra 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 65 
xem có thể đầu tư vào chứng khoán và nhận một mức tỷ suất lợi tức cao bất 
thường sau khi một sự kiện quan trọng (như thu nhập, chia tách cổ phiếu, các số 
liệu kinh tế chủ yếu) được thông báo công khai hay không. Một lần nữa, những 
người ủng hộ EMH sẽ kỳ vọng giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng khiến 
cho nhà đầu tư không thể nhận được mức lợi nhuận cao bằng việc đầu tư sau các 
thông báo công khai và trả mức chi phí giao dịch thông thường. 
Nhìn chung, các bằng chứng từ việc kiểm định EMH trung bình là không đồng nhất. 
Giả thuyết này nhận được phần lớn sự ủng hộ nhất quán từ một loạt các nghiên cứu sự 
kiện về sự chia tách cổ phiếu, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các sự kiện 
thế giới và tin tức về kinh tế, sự thay đổi trong kế toán và nhiều sự kiện tài chính liên 
quan tới các công ty. Kết quả không đồng nhất duy nhất đến từ các nghiên cứu về sự 
niêm yết trên sàn giao dịch. 
Ngược lại, một loạt các nghiên cứu trong việc dự đoán tỷ suất lợi tức theo thời gian đã 
nêu ra các bằng chứng chống lại giả thuyết thị trường hiệu quả trung bình. Các nghiên 
cứu này bao gồm nghiên cứu chuỗi thời gian về phần bù rủi ro, các hiệu ứng theo thời 
gian và thu nhập bất thường hàng quý. Tương tự, những kết quả về các chỉ báo chéo 
như quy mô, BV/MV (khi có chính sách tiền tệ mở rộng) và chỉ số P/E đã chỉ ra 
những điểm bất thường mâu thuẫn với tính hiệu quả của thị trường. 
4.3.3. Kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh 
Để kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh cần biết được thời điểm khi nào xuất 
hiện thông tin nội bộ hay thông tin nội gián. Điều này thực sự khó xác định. Trên thực 
tế, thị trường hiệu quả dạng mạnh thường được tập trung nghiên cứu ở các nước phát 
triển. Đối với những thị trường mới nổi, các nghiên cứu chủ yếu về EMH dạng yếu và 
trung bình. Việc kiểm định hiệu quả dạng mạnh vẫn đang là vấn đề tranh cãi giữa các 
nhà nghiên cứu. 
Tuy nhiên, vẫn có những người tin vào mức hiệu quả mạnh. Họ cho rằng, có hai cơ 
chế để những thông tin không công khai được phản ánh vào giá chứng khoán: Cơ chế 
rò rỉ thông tin và cơ chế dự báo. Các nhà đầu tư xác định giá trị chứng khoán dựa trên 
dự báo về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong tương lai. Những dự báo của họ 
được xây dựng trên cơ sở dự tính hợp lý nên các thông tin không công khai đã được 
phản ánh trong dự báo của các nhà đầu tư, bao gồm cả những dự báo về thay đổi công 
nghệ, nhân sự, kỹ thuật và những thay đổi khác. 
Có thể thấy, các phương pháp kiểm định là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả 
của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc phân tích các điều kiện tác động đến 
tính hiệu quả này sẽ giúp quá trình đánh giá thị trường hệ thống và chặt chẽ hơn. 
 Bài 4: Thị trường hiệu quả 
66 TXNHCK04_Bai4_v1.0015112215 
Tóm lược cuối bài 
 Các giả định của mô hình CAPM; 
 Kết quả của mô hình CAPM; 
 Đường thị trường chứng khoán SML; 
 Hạn chế của mô hình CAPM; 
 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá APT. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_bai_4_thi_truong_h.pdf