Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:

• Hiểu được khái niệm đầu tư;

• Phân biệt các loại hình đầu tư;

• Nắm được những công cụ đo lường lợi tức của các khoản đầu tư;

• Tìm hiểu các loại hình rủi ro và cách thức đo lường rủi ro đối với các khoản đầu tư;

• Phân tích được mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 1

Trang 1

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 2

Trang 2

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 3

Trang 3

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 4

Trang 4

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 5

Trang 5

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 6

Trang 6

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 7

Trang 7

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 8

Trang 8

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 9

Trang 9

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 31 trang viethung 7640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán

Bài giảng Phân tích và đầu tư chứng khoán - Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán
v1.0015112229
PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Bộ môn: Thị trường chứng khoán
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015112229
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Mục tiêu học phần
Sau khi học học phần Phân tích và Đầu tư chứng khoán, người học phải nắm được các kiến
thức và các kỹ năng cơ bản về Phân tích và Đầu tư chứng khoán để có thể chủ động trong xây
dựng chính sách đầu tư và thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
II. Nội dung nghiên cứu
• Bài 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán
• Bài 2: Các mô hình và lý thuyết ứng dụng đầu tư trong chứng khoán
• Bài 3: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
• Bài 4: Lý thuyết thị trường hiệu quả
• Bài 5: Phân tích kỹ thuật
III. Tài liệu tham khảo
• PGS.TS Trần Đăng Khâm, 2009, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân;
• Bodie Kane Marcus, 2009, Investment, 8th Edition, McGraw-Hill/Irwin;
• Reilly Brown, 2011, Investment Analysis & Portfolio Management, 10th Edition,
South Western.
2
v1.0015112229
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Giảng viên: Nguyễn Ngọc Trâm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3
v1.0015112229
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Đầu tư là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều tại các ngân hàng, các quỹ đầu
tư, các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cơ quan
nhà nước hay các tập đoàn xuyên quốc gia và ngay cả tại các trường học. Khi thu
nhập hiện tại vượt quá nhu cầu chi tiêu, bạn có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Một
khả năng khác là bạn sẽ chuyển quyền sở hữu hiện tại những khoản tiết kiệm này
để có một khoản tiền lớn hơn trong tương lai. Việc để dành tiêu dùng hiện tại để có
một khoản lớn hơn cho việc tiêu dùng trong tương lai gọi là đầu tư.
Vậy, có những loại hình đầu tư nào?
4
v1.0015112229
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Hiểu được khái niệm đầu tư;
• Phân biệt các loại hình đầu tư;
• Nắm được những công cụ đo lường lợi tức của các khoản đầu tư;
• Tìm hiểu các loại hình rủi ro và cách thức đo lường rủi ro đối với các khoản đầu tư;
• Phân tích được mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro.
5
v1.0015112229
Những vấn đề cơ bản về đầu tư
Đo lường lợi tức và rủi ro trong đầu tư
Xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
Mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro
NỘI DUNG
6
v1.0015112229
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ
1.2. Phân loại đầu tư 
1.1. Khái niệm đầu tư
1.3. Cơ sở của quyết định đầu tư 
7
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
Ví dụ
• Lãi suất thông thường là tỷ lệ giữa khoản tiền nhận được trong tương lai và khoản tiền bỏ ra
ở hiện tại. Nếu bạn có thể đổi 100.000 đồng hôm nay để lấy 104.000 đồng một năm sau đó,
lãi suất cho việc đầu tư (gọi là giá trị thời gian của tiền) là 4% ((104.000 – 100.000)/100.000
× 100%).
• Như vậy, bạn đã từ bỏ 100.000 đồng hôm nay để kỳ vọng được tiêu dùng 104.000 đồng
trong tương lai. Điều này có được với giả định rằng mức giá chung trong nền kinh tế là
không đổi. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng có sự thay đổi trong giá cả, bạn sẽ yêu cầu lãi suất cao
hơn để bù lại. Ví dụ, bạn nghĩ rằng giá cả tăng (lạm phát) với tỷ lệ 2% trong suốt thời gian
đầu tư, bạn sẽ yêu cầu tăng lãi suất lên 2%. Trong ví dụ vừa rồi, bạn sẽ yêu cầu 106.000
đồng trong tương lai để hy sinh tiêu dùng 100.000 đồng trong suốt thời kỳ lạm phát (Mức lãi
suất bù đắp rủi ro 6% trên danh nghĩa sẽ được yêu cầu để thay cho 4%).
8
v1.0015112229
1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ (tiếp theo)
9
Đầu tư là sự đánh đổi tiêu dùng trong hiện tại trong một khoảng thời gian để nhận được một
khoản tiền lớn hơn trong tương lai, khoản tiền này phải đủ để bù đắp cho nhà đầu tư về: (1)
khoảng thời gian đầu tư; (2) về tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và (3) về việc không chắc chắn được
thanh toán trong tương lai (rủi ro thanh toán).
v1.0015112229
1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
• Đầu tư trực tiếp (đầu tư thực) là việc các nhà đầu tư
(thường là các nhà đầu tư có tổ chức lớn hoặc là các doanh
nghiệp) thực hiện việc bỏ vốn vào các tài sản hữu hình như
nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị... Đầu tư tài chính là việc
các nhà đầu tư cá nhân hoặc có tổ chức thực hiện việc bỏ
vốn để nắm giữ các hợp đồng, cam kết ghi trên giấy hoặc
bút toán ghi sổ như là trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, góp vốn
liên doanh Trọng tâm nghiên cứu của bài học này là đầu
tư tài chính.
10
• Đầu tư ngắn hạn thường có kỳ hạn dưới 1 năm, chủ yếu là hoạt động đầu tư ngân quỹ và
hoạt động đầu tư hưởng lợi và hoạt động đầu tư phòng vệ. Đầu tư dài hạn tập trung ở hoạt
động đầu tư nắm quyền kiểm soát, đầu tư góp vốn liên doanh và hoạt động góp vốn của các
nhà đầu tư chiến lược.
v1.0015112229
1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
11
• Đầu tư ngân quỹ
Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả (cầu giao dịch), nhu cầu dự phòng và dự trữ, các tổ
chức kinh tế và các nhà đầu tư lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn.
• Đầu tư hưởng lợi
 Kinh doanh chênh lệch giá: là hoạt động mua bán chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi tức
trong ngắn hạn từ chênh lệch giá chứng khoán.
 Đầu cơ: là hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm kiếm lợi tức từ lợi tức và chênh lệch giá
trong dài hạn.
 Kinh doanh giảm giá: là hoạt động đầu tư hưởng lợi khi có hiện tượng giảm giá
chứng khoán.
 Tạo lập thị trường: là trường hợp nhà đầu tư, thường là các công ty chứng khoán, các
ngân hàng thương mại đảm nhận tạo thị trường cho các loại chứng khoán trên thị
trường OTC.
v1.0015112229
1.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
12
• Đầu tư phòng vệ
Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi tức lớn, song
hàm chưa rủi ro cao, do vậy, các công cụ phòng vệ xuất
hiện ngày càng nhiều nhằm giúp các nhà đầu tư phòng
tránh rủi ro.
• Đầu tư nắm quyền kiểm soát
Số lượng cổ phiếu nắm giữ sẽ quyết định khả năng biểu
quyết, kiểm soát của các nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư
lớn, thường là các nhà đầu tư có tổ chức như là các doanh
nghiệp hoặc các ngân hàng lớn thường thực hiện hoạt
động đầu tư nắm quyền kiểm soát.
v1.0015112229
1.3. CƠ SỞ CỦA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Cơ sở của quyết định đầu tư chính là sự cân bằng giữa lợi tức và
rủi ro.
• Lợi tức
 Sách Investment Performance Mesurement định nghĩa: “Tỷ
lệ lợi tức là lợi tức hay những lợi ích mà chúng ta thu về từ
hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định nào
đó và được diễn giải theo tỷ lệ %. Lợi tức gắn liền với việc
thu về hoặc mất đi bao nhiêu và rủi ro là bao nhiêu.”
13
 Cuốn Corporate Finance định nghĩa: “Lợi tức là phần lợi nhuận thu về từ một lượng vốn
bỏ vào một hoạt động đầu tư nào đó hay là vào trong các chứng khoán”.
 Từ điển các thuật ngữ về thị trường chứng khoán: “Lợi tức là lợi nhuận hoặc phần thu về
từ một lượng tiền đã được đầu tư như là lãi suất của các trái phiếu và được biểu thị bằng
phần trăm của giá vốn”.
v1.0015112229
1.3. CƠ SỞ CỦA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
14
Cơ sở của quyết định đầu tư chính là sự cân bằng giữa lợi tức và rủi ro.
• Rủi ro
 Rủi ro được hiểu là độ lệch chuẩn của thu nhập trong tất cả các hoạt động đầu tư, là sự
không chắc chắn trong thu nhập của các tài sản” – Từ điển các thuật ngữ chứng khoán.
 Rủi ro là những sự kiện xảy ra có tác động đến những thu nhập của tài sản và rủi ro phụ
thuộc vào những gì mà chúng ta xem đó là sự mạo hiểm và phụ thuộc vào từng nhà đầu
tư ” – Investment Performance Measurement.
v1.0015112229
2. ĐO LƯỜNG LỢI TỨC VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ
2.2. Các cách thức đo lường rủi ro
2.1. Các cách thức đo lường lợi tức
15
v1.0015112229
2.1. CÁC CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG LỢI TỨC
• Lợi tức tuyệt đối là lợi tức được cấu thành bởi hai bộ phận: phần lợi tức do chính bản thân
các tài sản nắm giữ mang lại và phần lãi (lỗ) do giảm giá hoặc tăng giá của tài sản đầu tư; và
được biểu hiện bằng một số tiền tuyệt đối.
Lợi tức tuyệt đối = Lợi tức từ tài sản + Lãi hoặc lỗ về vốn
• Lợi tức tương đối là lợi tức được thể hiện dưới dạng tỷ lệ, thể hiện chúng ta sẽ nhận được
bao nhiêu lãi từ hoạt động đầu tư (HPR, HPY).
HPR
 Thời gian nắm giữ tài sản đầu tư được gọi là thời kỳ nắm giữ, và thu nhập trong thời kỳ
này gọi là tỷ lệ lợi tức (HPR).
 HPR = Giá trị cuối của khoản đầu tư/Giá trị đầu của khoản đầu tư.
 Ý nghĩa của HPR: Giá trị này nằm trong khoảng từ 0 đến vô cùng, không bao giờ mang
giá trị âm. Giá trị lớn hơn 1 phản ánh rằng có sự tăng trong tài sản, điều đó có nghĩa là
bạn đã nhận được tỷ lệ lợi tức dương trong suốt thời kì. Giá trị nhỏ hơn 1 có nghĩa là
tài sản của bạn đã giảm đi. HPR bằng 0 tức là bạn đã mất toàn bộ tài sản.
16
v1.0015112229
2.1. CÁC CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG LỢI TỨC
17
• Lợi tức kỳ vọng
 Lợi tức kỳ vọng từ một khoản đầu tư được tính theo công thức sau:
Lợi tức kỳ vọng = (Xác suất thu được khoản thu nhập) × (Giá trị thu nhập có thể xảy ra).
E(Ri) = [(P1)(R1) + (P2)(R2) + (P3)(R3) + ... + (Pn)(Rn)] = (Pi)(Ri)
 Pi: Xác suất thu được khoản thu nhập i.
 Ri: Giá trị thu nhập có thể xảy ra với khoản thu nhập i.
 Lợi tức kỳ vọng của danh mục:
Lợi tức kỳ vọng = (Tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán i) × (Lợi tức kỳ vọng từ chứng khoán i)
E(RP) = ΣWi*E(Ri)
 Wi: Tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán i.
 E(Ri): Lợi tức kỳ vọng chứng khoán i.
v1.0015112229
2.2. CÁC CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG RỦI RO
• Hai tham số của biến rủi ro thường được dùng là: phương sai và độ lệch chuẩn của lợi tức
kỳ vọng.
 Phương sai của chứng khoán đơn lẻ:
 Phương sai = Σ (Xác suất) × (Biến lợi tức – Lợi tức kỳ vọng)2 = Σ(Pi)[Ri – E(Ri)]2
 Phương sai càng lớn thì sự phân tán của thu nhập kỳ vọng càng lớn và rủi ro của khoản
đầu tư cũng lớn.
18
• Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
 CV = Độ lệch chuẩn của biến lợi tức/Tỷ lệ lợi tức kỳ vọng
 Phương sai của danh mục gồm 2 chứng khoán
p2 = wA2 A2 + wB2 B2 + 2wAwB Cov(RA,RB)
Trong đó:
p2: Phương sai danh mục đầu tư.
wA; wB: Tỷ trọng tài sản A, B trong danh mục đầu tư.
Cov(RA,RB): Hiệp phương sai giữa tài sản A và B trong danh mục.
v1.0015112229
2.2. CÁC CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp theo)
• Hiệp phương sai (Cov) đo lường sự thay đổi cùng chiều hay ngược chiều của tài sản trong
danh mục: CovAB =∑Pi[(RAi – E(RA)] × [RBi – E(RB)]
Trong đó: Pi: Xác suất xảy ra các trạng thái khác nhau.
Rai: Tỷ lệ lợi tức chứng khoán A ở trạng thái i.
Rbi: Tỷ lệ lợi tức chứng khoán A ở trạng thái i.
 Cov > 0: Tỉ lệ lợi tức của 2 tài sản thay đổi theo cùng 1 hướng trong cùng 1 khoảng thời
gian. (Tỉ lệ lợi tức của 2 tài sản cùng cao hơn hoặc thấp hơn Tỉ lệ lợi tức trung bình).
 Cov < 0: Tỉ lệ lợi tức của 2 tài sản thay đổi ngược chiều nhau trong cùng 1 khoảng thời
gian. (Tỉ lệ lợi tức của tài sản này cao hơn và Tỉ lệ lợi tức của tài sản kia thấp hơn Tỉ lệ
lợi tức trung bình).
 Cov phụ thuộc vào phương sai của chuỗi lợi tức tài sản riêng lẻ cũng như mối quan hệ
giữa các chuỗi.
 Cov cho biết mối quan hệ giữa 2 tài sản là cùng chiều hay ngược chiều.
19
v1.0015112229
2.2. CÁC CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp theo)
20
• Hệ số tương quan (correlation) phản ánh mức độ biến động về sự thay đổi của tài sản
trong danh mục đầu tư.
• Hệ số tương quan được sử dụng để giới hạn Cov thành những giá trị trong khoảng từ -1
tới +1.
 (A,B) > 0: Tỉ lệ lợi tức của A&B có quan hệ cùng chiều. (A,B) càng lớn thì A &B càng
có dao động giống nhau.
 (A,B) = 1: Tương quan dương tuyệt đối; A & B dao động giống nhau.
 (A,B) < 0: Tỉ lệ lợi tức của A&B có quan hệ ngược chiều. (A,B) càng lớn thì A & B dao
động ngược chiều càng nhiều.
 (A,B) = -1: Tương quan âm tuyệt đối; A & B dao động ngược nhau hoàn toàn.
 (A,B) = 0: A & B không có tương quan với nhau.
v1.0015112229
3. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LỢI TỨC YÊU CẦU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
3.2. Các yếu tố cấu thành tỷ lệ lợi tức yêu cầu
3.1. Khái niệm
21
v1.0015112229
3.1. KHÁI NIỆM
• Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư là tỷ lệ lợi tức
thấp nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận từ
khoản đầu tư nhằm bù đắp việc trì hoãn tiêu dùng.
• Tỷ lệ lợi tức yêu cầu đủ bù đắp cho:
 Giá trị thời gian của tiền trong khoảng thời gian
đầu tư;
 Tỷ lệ lạm phát dự kiến;
 Rủi ro.
22
v1.0015112229
3.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỶ LỆ LỢI TỨC YÊU CẦU
• Tỷ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa và thực tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa
 Trạng thái của thị trường vốn (dễ dàng hay thắt chặt).
 Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
• Phần bù rủi ro
 Phần bù rủi ro = f (Rủi ro hệ thống của thị trường).
 Phần bù rủi ro = f (Rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua, rủi ro
chính trị, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản).
23
v1.0015112229
3.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỶ LỆ LỢI TỨC YÊU CẦU (tiếp theo)
24
• Rủi ro kinh doanh là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
• Rủi ro tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ - đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro
này tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
• Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra.
• Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của
đồng tiền. Nếu lạm phát vượt quá tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm
và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị.
• Rủi ro chính trị là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội,
chẳng hạn: chiến tranh; bãi công; biểu tình; sự thay đổi về thể chế, chính sách
• Rủi ro tỷ giá là khả năng biến động giá chứng khoán khi khi tỷ giá thay đổi.
• Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của giá chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi. Các
loại chứng khoán khác nhau sẽ có độ thanh khoản khác nhau.
v1.0015112229
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI TỨC VÀ RỦI RO
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đường SML
4.1. Lượng hóa mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro - Đường SML
25
v1.0015112229
4.1. LƯỢNG HÓA MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI TỨC VÀ RỦI RO – ĐƯỜNG SML
26
v1.0015112229
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG SML
• Một sự di chuyển dọc theo đường SML: Giải thích cho một sự thay đổi trong các rủi ro
đặc trưng của hoạt động đầu tư, như là một sự thay đổi trong rủi ro kinh doanh, rủi ro tài
chính hay rủi ro hệ thống (hệ số beta). Những thay đổi này chỉ tác động tới đầu tư đơn lẻ.
• Một sự thay đổi trong độ dốc của SML: Xảy ra cùng với sự thay đổi trong quan điểm của
nhà đầu tư về rủi ro. Sự thay đổi này giải thích rằng nhà đầu tư muốn có một tỷ lệ lợi tức yêu
cầu thấp hay cao tương ứng với mức rủi ro. Điều này cũng có nghĩa là một sự thay đổi trong
phần bù rủi ro thị trường (RPm – NRFR).
• Một sự dịch chuyển SML: Phản ánh một sự thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng, một
sự thay đổi trạng thái thị trường vốn (sự khan hiếm hay dồi dào vốn) hay một sự thay đổi
trong lạm phát kỳ vọng. Tóm lại một trong các nhân tố trên thay đổi sẽ tác động đến tất cả
các hoạt động đầu tư.
27
v1.0015112229
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trả lời
• Đầu tư ngân quỹ;
• Đầu tư hưởng lợi:
 Kinh doanh chênh lệch giá;
 Đầu cơ;
 Kinh doanh giảm giá;
 Tạo lập thị trường.
• Đầu tư phòng vệ;
• Đầu tư nắm quyền kiểm soát.
28
Có những cách thức đầu tư nào? 
28
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Hoạt động đầu tư chứng khoán nào nhằm kiếm lợi tức từ lợi tức và chênh lệch giá trong dài hạn,
khi chứng khoán trở nên khan hiếm?
A. Kinh doanh chênh lệch giá.
B. Đầu cơ.
C. Kinh doanh giảm giá.
D. Tạo lập thị trường.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Đầu cơ.
• Giải thích: Căn cứ vào khái niệm Đầu cơ trong Phân loại đầu tư.
• Tham khảo: Mục 1.1, tiểu mục 1.1.2. Phân loại đầu tư, Bài giảng bài 1.
29
v1.0015112229
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Sự thay đổi trong độ dốc SML được lý giải từ nguyên nhân nào?
A. Sự thay đổi trong các rủi ro đặc trưng của hoạt động đầu tư.
B. Sự thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng.
C. Sự thay đổi trong phần bù rủi ro của thị trường.
D. Sự thay đổi trạng thái thị trường vốn.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Sự thay đổi trong phần bù rủi ro của thị trường.
• Giải thích: Căn cứ vào những thay đổi trong độ dốc của SML.
• Tham khảo: Mục 1.4.2, tiểu mục 1.4.2.2. Thay đổi dịch chuyển đường SML, Bài giảng bài 1.
30
v1.0015112229
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Các loại hình đầu tư;
• Những công cụ đo lường lợi tức của các khoản đầu tư;
• Các loại hình rủi ro và cách thức đo lường rủi ro đối với các khoản đầu tư;
• Mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro.
31

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_bai_1_tong_quan_ve.pdf