Ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhiều nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế phát triển đã chứng minh rằng thông tin lợi thế
thương mại trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Chauvin, 1994; Qureshi và Ashraf, 2013; McCarthy và Schneider, 1995).
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm chứng ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại công bố trên
báo cáo tài chính hợp nhất đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 109 công ty trong 8 năm từ 2010 đến 2017. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty công bố thông tin lợi thế thương mại tăng trên báo cáo tài chính hợp
nhất có tăng trưởng trung bình giá trị thị trường cao hơn các công ty không có lợi thế thương mại tăng.
Điều này gợi ý rằng các công ty nên chú trọng vào việc công bố thông tin lợi thế thương mại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Giới thiệu Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, lợi thế thương mại không còn là vấn đề mới nhưng vẫn là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là đo lường lợi thế thương mại. Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Nhung (2019a) cho thấy các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về trình bày và công bố thông tin lợi thế thương mại theo chuẩn mực kế toán số 11. Năm 2017, tỷ lệ rất cao các công ty không công bố thông tin về giá trị tài sản thuần của công ty con được sử dụng khi tính toán lợi thế thương mại (67%); tỷ lệ các công ty công bố sử dụng giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con để tính toán lợi thế thương mại là 5% và tỷ lệ các công ty công bố sử dụng giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con để tính toán lợi thế thương mại là 29%. Các nghiên cứu tại những nước có nền kinh tế phát triển đều cho thấy lợi thế thương mại có mối quan hệ cùng chiều với giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Chauvin, 1994; McCarthy và Schneider, 1995; Qureshi và Ashraf, 2013). Với mức độ tuân thủ trong công bố thông tin lợi thế thương mại của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp, thông tin lợi thế thương mại có ảnh hưởng đến tăng trưởng giá trị thị trường của các công ty niêm yết hay không vẫn còn là một câu hỏi. Nghiên cứu so sánh tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty công bố thông tin lợi thế thương mại và nhóm công ty không công bố thông tin lợi thế thương mại để chứng minh ảnh 43 ? Sè 134/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN LỢI THẾ THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TRUNG BÌNH GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đoàn Thị Hồng Nhung Trường đại học Thăng Long Email: dhnhung2002@yahoo.com Ngày nhận: 05/09/2019 Ngày nhận lại: 19/09/2019 Ngày duyệt đăng: 25/09/2019 N hiều nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế phát triển đã chứng minh rằng thông tin lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Chauvin, 1994; Qureshi và Ashraf, 2013; McCarthy và Schneider, 1995). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm chứng ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại công bố trên báo cáo tài chính hợp nhất đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 109 công ty trong 8 năm từ 2010 đến 2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty công bố thông tin lợi thế thương mại tăng trên báo cáo tài chính hợp nhất có tăng trưởng trung bình giá trị thị trường cao hơn các công ty không có lợi thế thương mại tăng. Điều này gợi ý rằng các công ty nên chú trọng vào việc công bố thông tin lợi thế thương mại. Từ khóa: lợi thế thương mại, tăng trưởng trung bình, giá trị thị trường. ?hưởng của thông tin lợi thế thương mại đối với tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Một số nghiên cứu điển hình thực hiện đánh giá ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đều cho kết quả khá thống nhất. Nghiên cứu của Wang (1993) đã chứng minh rằng lợi thế thương mại có mối quan hệ dương với giá trị thị trường của các công ty. Kết quả nghiên cứu của Wang (1995) còn cho thấy ảnh hưởng của lợi thế thương mại đến giá trị thị trường của các công ty còn mạnh hơn ảnh hưởng của các tài sản khác. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Chauvin (1994) lại cho thấy lợi thế thương mại chỉ có mối quan hệ dương với giá trị thị trường của các công ty trong lĩnh vực phi sản xuất. Nghiên cứu của Qureshi và Ashraf (2013) thực hiện đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Anh cũng cho kết quả tương tự như các nghiên cứu tại Mỹ, đó là lợi thế thương mại có ảnh hưởng đáng kể đối với giá trị thị trường của các công ty niêm yết. Như vậy, có thể thấy kết quả nghiên cứu tại những nước có nền kinh tế phát triển, tỷ trọng Lợi thế thương mại trong Tổng tài sản cao (trung bình là 16%) (Giacomino và Akers, 2009), đều thống nhất rằng lợi thế thương mại có tác động tích cực đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư có phản ứng tích cực đối với thông tin lợi thế thương mại. Các nghiên cứu thực hiện tại những nước có nền kinh tế đang phát triển còn rất khiêm tốn và mô hình nghiên cứu đơn giản. Điển hình là nghiên cứu của Zare và cộng sự (2012) cũng đã chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ dương giữa lợi thế thương mại với giá trị thị trường của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, mô hình của nghiên cứu này chỉ có một biến độc lập duy nhất là biến Lợi thế thương mại. Do đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy chưa cao. Đoàn Thị Hồng Nhung (2019b) cũng đã chứng minh được ảnh hưởng tích cực của thông tin lợi thế thương mại đối với giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiên nghiệm cho thấy các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy giá trị thị trường của các công ty theo lợi thế thương mại mà chưa xem xét đến ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty trong một khoảng thời gian dài. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự khác biệt tăng trưởng trung bình giá trị thị trường giữa nhóm công ty công bố thông tin lợi thế thương mại và nhóm công ty không công bố thông tin lợi thế thương mại. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thu thập dữ liệu và chọn mẫu Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 8 năm từ 2010 đến 2017. Mẫu thu được 109 công ... hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh (Bộ Tài Chính, 2005). Lợi thế thương mại là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty bị mua. Do đó, giá mua có ảnh hưởng đến kết quả xác định lợi thế thương mại. Chính vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm định ảnh hưởng của công bố thông tin giá mua đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ. 45 ? Sè 134/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học ?Giả thuyết 2: H0: Không có sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty công bố giá mua trong kỳ so với tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không công bố giá mua trong kỳ. H1: Có sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty công bố giá mua trong kỳ so với tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không công bố giá mua trong kỳ. Kết quả đo lường giá trị lợi thế thương mại phụ thuộc vào việc đo lường giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty bị mua (công ty con). Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ phần trăm rất cao các công ty không công bố thông tin về giá trị tài sản thuần của công ty bị mua khi tính lợi thế thương mại (Đoàn Thị Hồng Nhung, 2019a). Do đó, tác giả thực hiện kiểm định ảnh hưởng của công bố thông tin giá trị tài sản thuần của công ty con đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ. Giả thuyết 3: H0: Không có sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các nhóm công ty: nhóm công bố sử dụng giá trị hợp lý của công ty con; nhóm công bố sử dụng giá trị ghi sổ của công ty con; nhóm không công bố thông tin. H1: Có sự khác biệt giữa giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các nhóm công ty: nhóm công bố sử dụng giá trị hợp lý của công ty con; nhóm công bố sử dụng giá trị ghi sổ của công ty con; nhóm không công bố thông tin. 4. Kết quả và thảo luận Để thực hiện kiểm chứng giả thuyết 1, tác giả sử dụng kiểm định Mann-Whitney để kiểm định sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ và tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không có lợi thế thương mại tăng trong kỳ. Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.1 cho thấy tồn tại sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ và tăng trưởng trung bình giá trị thị trường nhóm công ty không có lợi thế thương mại tăng trong kỳ. Tổng hạng trung bình của nhóm 1 (nhóm công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ) là 58,49. Tổng hạng trung bình của nhóm 0 (nhóm công ty không có lợi thế thương mại tăng trong kỳ) là 36,12. Với mức ý nghĩa 5% (p- value = 0,007) ta có thể kết luận rằng nhóm công ty có lợi thế thương mại tăng trong kỳ có tăng trưởng trung bình giá trị thị trường cao hơn tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không có lợi thế thương mại tăng trong kỳ. Như vậy, kết quả nghiên cứu này càng góp phần củng cố và khẳng định lợi thế thương mại là một tài sản và nó đóng góp vào tăng trưởng giá trị thị trường của các công ty. Để kiểm định giả thuyết 2, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Mann-Whitney để kiểm tra sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty công bố giá mua và tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không công bố giá mua khi các công ty này có lợi thế thương mại tăng thêm trong kỳ. Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.2. Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tổng hạng trung bình của nhóm 0 (nhóm công ty không công bố giá mua) là 41,59, trong khi đó tổng hạng trung bình của nhóm 1 (nhóm công ty công bố giá mua) là 54,88. Với mức ý nghĩa 5% (p-value = 0,021) ta có thể kết luận nhóm công ty công bố giá mua có tăng trưởng trung bình giá trị thị trường cao hơn tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không công bố giá mua. Điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư có quan tâm tới thông tin giá mua khi các Sè 134/201946 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học công ty có lợi thế thương mại tăng thêm trong kỳ và họ đã có phản ứng tích cực đối với thông tin này. Tác giả sử dụng kiểm định Kruskal Wallis kiểm tra giả thuyết 3 để đánh giá sự khác biệt giữa tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của ba nhóm công ty khi công bố thông tin về giá trị tài sản thuần của công ty con sử dụng khi tính lợi thế thương mại gồm: nhóm thứ nhất là nhóm công ty công bố sử dụng giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con; nhóm thứ hai là nhóm công ty công bố sử dụng giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con và nhóm thứ ba là nhóm công ty không công bố thông tin này. Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.3. Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy tổng hạng trung bình của nhóm 0 (nhóm không công bố giá trị của công ty con sử dụng khi tính lợi thế thương mại) là 41,88, tổng hạng trung bình của nhóm 1 (nhóm công bố sử dụng giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con để tính lợi thế thương mại) là 60,14 và tổng hạng trung bình của nhóm 2 (nhóm công bố sử dụng giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con để tính lợi thế thương mại) là 53,31. Với mức ý nghĩa 5% (p-value = 0,071) ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về tăng trưởng trung bình giá trị thị trường giữa ba nhóm công ty. Tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm công ty không công bố thông tin giá trị của công ty con sử dụng khi tính lợi thế thương mại là thấp hơn không đáng kể so với hai nhóm còn lại. Tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của nhóm 1 và 2 không có sự khác biệt nhiều. Điều này chứng tỏ nhà đầu tư chưa quan tâm và chưa có sự phân biệt 47 ? Sè 134/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Mann - Whitney đối với nhóm công ty có lợi thế thương mại tăng và nhóm công ty không có lợi thế thương mại tăng trong kỳ Descriptive Statistics N Mean Std. Deviation Minimum Maximum Percentiles 25th 50th (Median) 75th 7ăQJWUѭӣng trung bình 109 0,37412 1,17926 - 0,1571 12,0084 0,05587 0,16288 0,37725 /770WăQJ 109 0,84 0,364 0 1 1,00 1,00 1,00 Ranks Giao dӏch mӟLOjPWăQJlӧi thӃ WKѭѫQJ mҥi N Mean Rank Sum of Ranks 7ăQJWUѭӣng trung bình 0 17 36,12 614,00 1 92 58,49 5381,00 Total 115 Test Statisticsa 7ăQJWUѭӣng trung bình Mann-Whitney U 461,000 Wilcoxon W 614,000 Z -2,681 Asymp. Sig. (2-tailed) 0,007 a. Grouping Variable: Giao dӏch mӟLOjPWăQJlӧi thӃ WKѭѫQJPҥi ?đối với thông tin về giá trị tài sản thuần của công ty con sử dụng để tính lợi thế thương mại là giá trị ghi sổ hay giá trị hợp lý. Rõ ràng nhà đầu tư chưa ý thức được mức độ khác biệt của việc sử dụng giá trị hợp lý hay giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con khi tính lợi thế thương mại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả xác định giá trị lợi thế thương mại. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh tế của các nhà đầu tư và phản ánh vào giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2017. 5. Kết luận Kết quả của nghiên cứu cho thấy thông tin lợi thế thương mại có ảnh hưởng đến tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức độ phức tạp của thông tin công bố có ảnh hưởng đến phản ứng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư dễ nhận diện thông tin đơn giản như thông tin lợi thế thương mại tăng thêm và thông tin giá mua. Do đó, những thông tin này ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết. Trong khi đó, với các thông tin phức tạp hơn như thông tin giá trị tài sản thuần của công ty con sử dụng để tính lợi thế thương mại thì nhà đầu tư chưa phân biệt được sự khác biệt giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của công ty con nên phản ứng của họ đối với thông tin này là chưa rõ ràng. Kết quả tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các nhóm này không có sự khác biệt. Sè 134/201948 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Mann- Whitney đối với nhóm công ty công bố giá mua và nhóm công ty không công bố giá mua Descriptive Statistics N Mean Std. Deviation Minimum Maximum Percentiles 25th 50th (Median) 75th 7ăQJWUѭӣng trung bình 109 0,37412 1,17926 -0,1571 12,0084 0,05587 0,16288 0,37725 Giá mua 92 0,37 0,485 0 1 0,00 0,00 1,00 Ranks Giá mua N Mean Rank Sum of Ranks 7ăQJWUѭӣng trung bình 0 58 41,59 2.412,00 1 34 54,88 1.866,00 Total 92 Test Statisticsa 7ăQJWUѭӣng trung bình Mann-Whitney U 701,00 Wilcoxon W 2.412,00 Z -2,305 Asymp. Sig. (2-tailed) 0,021 a. Grouping Variable: Giá mua Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin lợi thế thương mại có ảnh hưởng nhất định đối với tăng trưởng trung bình giá trị thị trường của các công ty. Các nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm tới thông tin lợi thế thương mại. Chính vì vậy, mặc dù lợi thế thương mại là một vấn đề khó và phức tạp nhưng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc công bố đầy đủ, trung thực và hợp lý thông tin lợi thế thương mại và nên có những cải thiện trong việc công bố thông tin lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Các thông tin công bố có mức độ phức tạp thường được các công ty công bố với tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy kế toán viên của các công ty có thể gặp khó khăn khi đo lường giá trị hợp lý của chỉ tiêu giá mua và giá trị tài sản thuần của công ty bị mua. Do đó, các công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán bằng cách cử kế toán viên tham gia các khóa tập huấn về chuẩn mực kế toán quốc tế để nắm chắc được cách đo lường giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là quy mô mẫu nhỏ nên chỉ có thể thực hiện kiểm định bằng phương pháp kiểm định phi tham số. Tuy 49 ? Sè 134/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis đối với ba nhóm công ty Descriptive Statistics N Mean Std. Deviation Minimum Maximum Percentiles 25th 50th (Median) 75th 7ăQJWUѭӣng trung bình 109 0,37412 1,17926 -0,1571 12,0084 0,05587 0,16288 0,37725 Công bӕ giá trӏ công ty con 92 0,64 0,897 0 2 0,00 0,00 2,00 Ranks Công bӕ giá trӏ tài sҧn thuҫn cӫa công ty con N Mean Rank 7ăQJWUѭӣng trung bình 0 59 41,88 1 7 60,14 2 26 53,31 Total 92 Test Statisticsa,b 7ăQJWUѭӣng trung bình Chi-Square 5,283 df 2 Asymp. Sig. 0,071 a. Kruskal Wallis Test b. Grouping Variable: Công bӕ giá trӏ tài sҧn thuҫn cӫa công ty con nhiên, kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định vào bức tranh nghiên cứu tổng thể về lợi thế thương mại trên thế giới.u Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Tài Chính (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5), ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2005. 2. Chauvin K. W and M. Hirschey (1994), Goodwill, Profitability and the Market Value of the Firm, Journal of Accounting & Public Policy, Summer, Số 13(2),Trang: 159-180. 3. Đoàn Thị Hồng Nhung (2019a), Công bố thông tin đo lường lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số 3/2019,Trang: 61-64. 4. Đoàn Thị Hồng Nhung (2019b), Mối quan hệ giữa lợi thế thương mại và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 261,Trang: 12-19. 5. Giacomino D. E. và D. C. Akers (2009), Goodwill And Goodwill Write-Downs: Their Effects On Earnings Quality For 2008 And 2009, Journal of Business & Economics Research, Số 7(11), Trang: 9-18. 6. McCarthy M. G. và K. Schneider (1995), Market perception of goodwill: Some empirical evi- dence, Accounting and Business Research, Số 26(1),Trang: 69 - 81. 7. Qureshi M. I. và D. Ashraf (2013), Is goodwill capitalisation value relevant? Some UK evidence, Accounting, Accountability & Performance, Số 18(1),Trang: 19-34. 8. Wang J. (1995), An Empirical Assessment of IASC' s Proposed goodwill Amortization Requirment, International Journal of Accounting, Số 30(1),Trang: 37-47. 9. Wang Z. (1993), An empirical evaluation of goodwill accounting, Journal of Applied Business Research, Số 9(4),Trang: 127- 133. 10. Zare, I., Mohsen, O. A và Ghasem, O. A (2012), Qualitative Characteristic of Accounting Information in Reported Values of Goodwill and Intangible Assets (Case Study of the Stock Exchange of Iran), Middle East Journal of Scientific Research, Số 11(1),Trang: 32-38. Summary Research in developed countries has proved that goodwill information in financial statements has effects on the market value of listed companies on the stock market (Chauvin, 1994; Qureshi and Ashraf, 2013; McCarthy and Schneider, 1995). This study is carried out to test the impacts of goodwill information released in the integrated financial statements on the average growth rate of the market value of listed companies on Vietnam stock market. The research data consist of 109 companies in an 8- year period from 2010 to 2017. The research results have revealed that the companies that published increasing goodwill information in their integrated financial statements enjoyed higher average growth of the market value than those that did not. This implies that companies need pay attention to pub- lishing goodwill information. Sè 134/201950 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- anh_huong_cua_thong_tin_loi_the_thuong_mai_den_tang_truong_t.pdf