Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của β-Glucan và Lactobacillus plantarum lên khả năng tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở quy mô phòng thí nghiệm. Trong 60 ngày nuôi thí nghiệm, cá được cho ăn bằng 6 loại thức ăn khác nhau, với T0 là thức ăn đối chứng và 5 loại thức ăn có bổ sung Glucamos25 và LP20 xử lý nhiệt ở các nồng độ khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cá sử dụng thức ăn có bổ sung kết hợp 0,2% Glucamos25 và 100 mg/kg LP20 có giá trị tăng trọng đạt 54,48 g/con và tốc độ tăng trọng đặc hiệu đạt 1,85 %/ngày, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm thức đối chứng hoặc các nghiệm thức bổ sung đơn lẻ Glucamos25, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức chỉ bổ sung LP20. Nghiên cứu này cũng cho thấy cá tra giống sử dụng thức ăn có bổ sung Glucamos25 (liều lượng 0,15% hoặc 0,2%) hoặc LP20 (liều lượng 50 mg/kg hoặc 100 mg/kg) hoặc kết hợp Glucamos25 và LP20, có khả năng chịu đựng tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng khi gây stress với 5 mg/l NH4Cl. Qua nghiên cứu này, β-glucan và vi khuẩn Lactobacillus plantarum xử lý nhiệt đã thể hiện được tiềm năng trong việc tăng khả năng chống chịu stress và cải thiện tăng trưởng ở cá tra

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 12480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra

Ảnh hưởng của β-Glucan và lactobacillus plantarum đối với tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra
51TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ẢNH HƯỞNG CỦA β-GLUCAN VÀ Lactobacillus plantarum ĐỐI VỚI 
TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỊU STRESS CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
Võ Thị Quỳnh Như1*, Phạm Duy Hải1, Nguyễn Quốc Cường1, Lê Thị Lâm1, Nguyễn Văn Nguyện1
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của β-glucan và Lactobacillus plantarum lên khả 
năng tăng trưởng và khả năng chịu stress của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở quy mô phòng 
thí nghiệm. Trong 60 ngày nuôi thí nghiệm, cá được cho ăn bằng 6 loại thức ăn khác nhau, với T0 là thức 
ăn đối chứng và 5 loại thức ăn có bổ sung Glucamos25 và LP20 xử lý nhiệt ở các nồng độ khác nhau, 
mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cá sử dụng thức ăn có bổ sung kết hợp 
0,2% Glucamos25 và 100 mg/kg LP20 có giá trị tăng trọng đạt 54,48 g/con và tốc độ tăng trọng đặc hiệu 
đạt 1,85 %/ngày, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm thức đối chứng hoặc các nghiệm thức 
bổ sung đơn lẻ Glucamos25, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức chỉ bổ 
sung LP20. Nghiên cứu này cũng cho thấy cá tra giống sử dụng thức ăn có bổ sung Glucamos25 (liều 
lượng 0,15% hoặc 0,2%) hoặc LP20 (liều lượng 50 mg/kg hoặc 100 mg/kg) hoặc kết hợp Glucamos25 
và LP20, có khả năng chịu đựng tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng khi gây stress với 5 mg/l NH
4
Cl. 
Qua nghiên cứu này, β-glucan và vi khuẩn Lactobacillus plantarum xử lý nhiệt đã thể hiện được tiềm 
năng trong việc tăng khả năng chống chịu stress và cải thiện tăng trưởng ở cá tra.
Từ khóa: β-glucan, cá tra, Lactobacillus plantarum, stress, tăng trưởng.
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
* Email: vothiquynhnhu1995@gmail.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông Nghiệp 
và Phát Triển Nông Thôn), năm 2018, tổng sản 
lượng thủy sản đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 
7,2% so với năm 2017. Trong đó, sản lượng 
nuôi trồng ước đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3% so 
với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 
ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4. Hiện nay, 
cá tra đã trở thành một đối tượng quan trọng 
trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản ở Việt 
Nam. Tuy nhiên, cá tra nuôi ở mật độ cao trong 
hệ thống thâm canh rất dễ bị stress, dẫn đến ức 
chế khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, 
tăng khả năng mắc bệnh (Kumari và ctv., 2003; 
Hang và ctv., 2014). Việc sử dụng kháng sinh 
để kiểm soát bệnh ở cá vẫn là phương pháp điều 
trị cơ bản trong nuôi thủy sản (Hang và ctv., 
2014, Shah và ctv., 2012). Tuy nhiên việc sử 
dụng kháng sinh đã và đang gây ra những tác 
động tiêu cực đối với các vi sinh vật thủy sản 
như làm tăng sự xuất hiện tự nhiên của vi khuẩn 
kháng thuốc và tích lũy dư lượng kháng sinh 
trong động vật ở chuỗi thức ăn bậc thấp đến bậc 
cao, bao gồm cả con người (FAO, 2002; Meena 
và ctv., 2013). Chính điều này đã thúc đẩy Châu 
Âu và Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm sử dụng 
phương pháp trị liệu dùng kháng sinh như vậy 
trên vật nuôi (Patterson và Burkholder, 2003). 
Vì vậy những lô hàng xuất khẩu thủy sản của 
Việt Nam vào các thị trường này đều bị trả về 
nếu còn tồn dư lượng kháng sinh trong cơ thịt. 
Chính điều này đã thúc đẩy việc tìm kiếm và lựa 
chọn những chế phẩm sinh học thay thế việc sử 
dụng kháng sinh trong việc chống lại bệnh tật 
cũng như nâng cao sức đề kháng của vật nuôi 
và cải thiện tăng trưởng. Ngày nay một loạt các 
52 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
chế phẩm sinh học hữu ích bổ sung vào thức 
ăn như: β-Glucan, Lactobacillus plantarum, 
Bacillus, Pediococcus có ảnh hưởng có lợi đối 
với vật nuôi đang sử dụng trong nuôi trồng thủy 
sản để cải thiện tăng trưởng cũng như kích thích 
phản ứng miễn dịch của vật nuôi, chống lại một 
số bệnh tật và nâng cao tỷ lệ sống (Akhter và 
ctv., 2015). 
β-Glucan được xem là chất kích thích miễn 
dịch tiềm năng có thể thay thế cho vaccine, 
probiotic. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng 
β-glucan có tác dụng lên tăng trưởng, tỉ lệ sống, 
tính đề kháng trước các mầm bệnh và sản xuất 
kháng thể, kích thích gene miễn dịch. Ngoài ra, 
β-glucan giúp tăng cường hoạt động của các đại 
thực bào và kích thích tăng tiết nhiều cytokines 
(chất hoạt hóa tế bào) nhằm tiêu diệt các mầm 
bệnh xâm nhập từ bên ngoài, giúp giảm hệ số 
chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng 
các bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, 
vi rút (Novak và Vetvicka, 2008; Soltanian và 
ctv, 2009).
Nhiều nghiên cứu về tác dụng của β-glucan 
đã được thực hiện trên nhiều loài thủy sản khác 
nhau chẳng hạn như trên các loài cá nước ngọt 
như cá trê và cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus), 
việc bổ sung β-glucan vào thức ăn giúp gia tăng 
tính đề kháng đối với các vi khuẩn gây bệnh 
như: Aeromonas hydrophila, Edwardsiella 
tarda (Lê Thanh Hùng, 2008). Ngoài ra, cá hồi 
vân (Oncorhynchus mykiss) được cho ăn thức ăn 
viên có chứa β–glucan với hàm lượng 0,5% mỗi 
ngày và β–glucan làm tăng số lượng kháng thể 
đặc hiệu sản xuất ra bên ngoài tế bào và mức độ 
kháng thể đặc hiệu trong huyết tương (Siwicki 
và ctv., 2004). Nghiên cứu của Misra và ctv., 
(2006) báo cáo rằng việc bổ sung β–glucan vào 
thức ăn giai đoạn giống có thể giúp cá chép Ấn 
Độ cải thiện tính đáp ứng miễn dịch và khả năng 
kháng lại những mầm bệnh vi khuẩn.
Chih-Chiu Yang và ctv., (2014) nghiên cứu 
sử dụng chế phẩm β-glucan từ nấm được trộn 
vào khẩu phần ăn với tỉ lệ 0,05 và 0,1% vào thức 
ăn đối với tôm thẻ chân trắng và cho ăn trong 28 
ngày, kết quả cho thấy tổng số tế bào máu và tỉ 
lệ tế bào bán hạt tăng đáng kể. Quá trình tổng 
hợp anionsuperoxide nội bào (O2
-) tăng đáng 
kể trong 14 ngày khi cho tôm ăn thức ăn chứa 
0,05% β-glucan và hoạt tính phenoloxidase tăng 
lên sau 14 ngày cho tôm ăn thức ăn chứa 0,1% 
β-glucan nhưng lại bằng với mẫu đối chứng sau 
28 ngày. Ngoài ra, theo Nguyễn Văn Nguyện 
và ctv., (2007), β–glucan với ... ho ăn 
thức ăn bổ sung kết hợp β-glucan và LP20 
cho tỷ lệ chết thấp nhất (26,67%) ở hàm lượng 
0,2% Glucamos25 + 100 mg/kg LP20, khác 
biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng 
(T0) (p<0,05). Tương tự, một nghiên cứu của 
Nguyễn Thành Trung (2011) trên tôm thẻ chân 
trắng (Litopenaeus vannamei) được cho ăn thức 
ăn bổ sung LP30 xử lý nhiệt ở mức 1000 ppm 
cho thấy khi phơi nhiễm stress bằng NH3 tại 
nồng độ 24,39 mg/l cho tỉ lệ sống cao hơn so với 
nghiệm thức đối chứng (không bổ sung LP30). 
Nghiên cứu của Dawood và ctv., (2015) trên đối 
tượng cá tráp biển (Pagrus major) cho ăn thức 
ăn bổ sung L. planrarum (ở mức 0,025 và 0,1%) 
kết hợp với β-glucan (ở mức 0 và 0,1%) giúp gia 
tăng miễn dịch và khả năng chịu stress của cá. 
Hơn nữa, sự tương tác giữa β-glucan và LP20 
cũng cho thấy gia tăng hoạt tính lysozyme, hoạt 
tính kháng khuẩn và tổng protein trong huyết 
thanh. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, 
việc sử dụng vi khuẩn đã xử lý nhiệt bổ sung 
vào thức ăn cho thấy khả năng nâng cao tăng 
58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
trưởng, khả năng chịu stress và sức đề kháng 
bệnh trên cá và tôm (Nguyen Thanh Trung và 
ctv., 2010; Dawood và ctv., 2015a; Pham Minh 
Duc và ctv., 2016a; Zheng và ctv., 2017; Nguyen 
Van Nguyen và ctv., 2019). Tương tự đối với 
hiệu quả của β-glucan, ở cá lóc bông khi bổ 
sung β-glucan ở nồng độ 0,2% vào thức ăn cho 
thấy sự gia tăng tăng trưởng về kích thước và 
tăng tỷ lệ sống (Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn 
Thị Kim Nguyệt., 2012). Ngoài ra, cá hồi vân 
(Oncorhynchus mykiss) được cho ăn thức ăn 
chứa 0,5 g β–glucan/100g dạng viên (0,5%) mỗi 
ngày, cho thấy việc bổ sung β–glucan làm tăng 
số lượng các tế bào tổng hợp kháng thể đặc hiệu 
và mức kháng thể Ig trong huyết thanh (Siwicki 
và ctv., 2004). Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi thử nghiệm nghiệm thức bổ sung kết hợp 
β-glucan và chế phẩm LP20 xử lý nhiệt vào thức 
ăn cho cá tra với mục đích khảo sát ảnh hưởng 
cộng hợp của hai chế phẩm này so với từng chế 
phẩm đơn lẻ. Trên thực tế việc bổ sung kết hợp 
hàm lượng β-glucan và LP20 xử lý nhiệt vào 
thức ăn đã cho thấy hiệu quả trong việc nâng 
cao tốc độ tăng trọng đặc hiệu (p<0,05) so với 
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung 
đơn lẻ β-glucan, mặc dù chưa thấy được ảnh 
hưởng của việc bổ sung hai loại chế phẩm này 
đối với giá trị FCR. Trong tương lai cần lập lại 
thí nghiệm với hàm lượng β-glucan và LP20 bổ 
sung khác nhau để có thể thấy rõ được rõ hơn 
ảnh hưởng của sự kết hợp hai chế phẩm này đối 
với các thông số khác.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng cá 
tra giống sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan 
(Glucamos25) hoặc/và Lactobacillus plantarum 
xử lý nhiệt (LP20) có thể cải thiện khả năng 
tăng trưởng và khả năng chống chịu stress. Cụ 
thể sau 60 ngày nuôi, cá sử dụng thức ăn có bổ 
sung kết hợp 0,2% Glucamos25 và 100 mg/kg 
LP20 có giá trị tăng trọng đạt 54,48 g/con và 
tốc độ tăng trọng đặc hiệu đạt 1,85 %/ngày, cao 
hơn có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm thức 
đối chứng hoặc các nghiệm thức bổ sung đơn lẻ 
Glucamos25, nhưng không khác biệt có ý nghĩa 
thống kê so với các nghiệm thức chỉ bổ sung 
LP20. Nghiên cứu này cũng cho thấy cá tra 
giống sử dụng thức ăn có bổ sung Glucamos25 
(liều lượng 0,15% hoặc 0,2%) hoặc LP20 (liều 
lượng 50 mg/kg hoặc 100 mg/kg) hoặc kết hợp 
Glucamos25 và LP20, có khả năng chịu đựng 
tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng khi gây 
stress với 5mg/l NH
4
Cl. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Nguyện, Lê Đức Trung, Bạch Thị Quỳnh 
Mai, Phạm Duy Hải, Nguyễn Thành Trung, 
Phạm Thị Kiều Oanh, Trần Văn Khanh và Trần 
Thị Kim Hương, 2007. Đề tài: Nghiên cứu phối 
trộn nấm men thủy phân với oligoglucosamin bổ 
sung vào thức ăn tôm sú (P. monodon). Sở Khoa 
học, Công nghệ và Môi trường - Thành phố Hồ 
Chí Minh, 58 trang.
Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012. Ảnh hưởng của 
β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Lóc 
bông (Channa micropeltes) giai đoạn từ hương 
lên giống. Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng 
thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại 
học Tây Đô.
Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 
2012. Tác dụng của β–glucan trong ương nuôi cá 
Lóc bông (Channa micropeltes). Tạp chí thương 
mại thủy sản số 156.
Tài liệu tiếng Anh
Akhter, N., Wu, B., Memon, A. M., & Mohsin, 
M., 2015. Probiotics and prebiotics associated 
with aquaculture: a review. Fish & shellfish 
immunology, 45(2), 733-741.
Chih-Chiu Yang, Shiu-Nan Chen, Chung-Lun 
Lu, Sherwin Chen, Kam-Chiu Lai, Wen-Liang 
Liao, 2014. Effect of Mushroom Beta Glucan 
(MBG) on Immune and Haemocyte Response in 
Pacific White Shrimp (Litopenaeus vannamei). 
Aquaculture Research & Development. 
ISSN: 2155-9546. Vol 5. Iss 6. Pg 1-5.
Chiu, C.H., Guu, Y.K., Liu, C.H., Pan, T.M., 
và Cheng, W., 2007. Immune responses and 
gene expression in white shrimp, Litopenaeus 
59TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
vannamei, induced by Lactobacillus plantarum. 
Fish & shellfish immunology. 23, 364-377.
Dawood, M.A., Koshio, S., Ishikawa, M. và 
Yokoyama, S., 2015a. Effects of partial 
substitution of fish meal by soybean meal with 
or without heat-killed Lactobacillus plantarum 
(LP20) on growth performance, digestibility, and 
immune response of amberjack, Seriola dumerili 
juveniles. BioMed research international. 2015, 
514196.
Dawood, M.A.O., Koshio, S., Ishikawa, M. và 
Yokoyama, S., 2015b. Effects of heat killed 
Lactobacillus plantarum (LP20) supplemental 
diets on growth performance, stress resistance 
and immune response of red sea bream, Pagrus 
major. Aquaculture. 442, 29-36.
Dawood, M.A., Koshio, S., Ishikawa, M. và 
Yokoyama, S., 2015b. Interaction effects 
of dietary supplementation of heat-killed 
Lactobacillus plantarum and beta-glucan on 
growth performance, digestibility and immune 
response of juvenile red sea bream, Pagrus 
major. Fish Shellfish Immunol. 45, 33-42.
FAO, 2002. Antibiotics residue in aquaculture 
products. The State of World Fisheries and 
Aquaculture, pp 74–82 (Rome, Italy)
Hang, B. T. B., Phuong, N. T., & Kestemont, P., 
2014. Can immunostimulants efficiently replace 
antibiotic in striped catfish (Pangasianodon 
hypophthalmus) against bacterial infection 
by Edwardsiella ictaluri?. Fish & shellfish 
immunology, 40(2), 556-562.
Kumari J., Swain T., Sahoo P.K., 2003. Dietary 
bovine lactoferrin induces changes in immunity 
level and disease resistance in Asia catfish 
Clarias batrachus. Vet Immunol Immunopathol 
2003;94:1-9
Kühlwein H., Merrifield D.L., Rawling M.D., 
Foey A.D., Davies S.J., 2013. Effects of dietary 
b-(1,3)(1,6)-D-glucan supplementation on 
growth performance, intestinal morphology and 
haemato-immunological profile of mirror carp 
(Cyprinus carpio L.). J Anim Physiol Anim Nutr 
2013;98:279e89. 
Lin S., Pan Y., Luo L., Luo L., 2011. Effects of 
dietary b-1, 3-glucan, chitosan or raffinose on the 
growth, innate immunity and resistance of koi 
(Cyprinus carpio koi). Fish Shellfish Immunol 
2011;31:788e94
Liu, C.H., Chiu, C.S., Ho, P.L. và Wang, S.W., 2009. 
Improvement in the growth performance of white 
shrimp, Litopenaeus vannamei, by a protease-
producing probiotic, Bacillus subtilis E20, from 
natto. Journal of applied microbiology. 107, 
1031-1041.
Misra, C. K., Das, B. K., Mukherjee, S. C., & Pattnaik, 
P., 2006. Effect of long term administration of 
dietary β-glucan on immunity, growth and survival 
of Labeo rohita fingerlings. Aquaculture, 255(1-
4), 82-94.
Meena, D. K., Das, P., Kumar, S., Mandal, S. C., 
Prusty, A. K., Singh, S. K., ... & Mukherjee, S. 
C., 2013. Beta-glucan: an ideal immunostimulant 
in aquaculture (a review). Fish physiology and 
biochemistry, 39(3), 431-457.
Novak, M., & Vetvicka, V., 2008. β-Glucans, 
History, and the Present: Immunomodulatory 
Aspects and Mechanisms of Action. Journal of 
Immunotoxicology, 5, 47–57.
Naidu, A.S., Bidlack, W.R., và Clemens, R.A., 1999. 
Probiotic spectra of lactic acid bacteria (LAB). 
Crit Rev Food Sci Nutr. 39, 13-126.
Nguyen Van Nguyen, Onoda, S., Van Khanh, T., Hai, 
P.D., Trung, N.T., Hoang, L. và Koshio, S., 2019. 
Evaluation of dietary Heat-killed Lactobacillus 
plantarum strain L-137 supplementation on 
growth performance, immunity and stress 
resistance of Nile tilapia (Oreochromis niloticus). 
Aquaculture. 498, 371-379.
Patterson J.A., Burkholder K., 2003. Application of 
prebiotics and probiotics in poultry production. 
Poult Sci 82:627–631.
Pan, X., Wu, T., Song, Z., Tang, H., & Zhao, Z., 
2008. Immune responses and enhanced disease 
resistance in Chinese drum, Miichthys miiuy 
(Basilewsky), after oral administration of live or 
dead cells of Clostridium butyrium CB2. Journal 
of fish diseases, 31(9), 679-686.
Pham Minh Duc, Nhan, H.T., Hoa, T.T.T., Huyen, 
H.M., Tao, C.T., An, C.M., Thy, D.T.M., Hai, T.N., 
Yoshitaka, H. và Satoru, O., 2016b. Effects of 
heat-killed Lactobacillus plantarum strain L-137 
on growth performance and immune responses 
of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) via 
dietary administration. International Journal of 
Scientific and Research Publications. 6, 270-280.
Soltanian, S., Stuyven, E., Cox, E., Sorgeloos, 
P., & Bossier, P., 2009. Beta- glucans 
as immunostimulant in vertebrates and 
invertebrates. Critical Reviews in Microbiology, 
35, 109–138.
Salminen, S., Ouwehand, A., Benno, Y. và Lee, Y.K., 
60 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1999. Probiotics: how should they be defined? 
Trends in Food Science & Technology. 10, 107-
110.
Sharifuzzaman, S. M., & Austin, B., 2010. 
Development of protection in rainbow 
trout (Oncorhynchus mykiss, Walbaum) to 
Vibrio anguillarum following use of the 
probiotic Kocuria SM1. Fish & shellfish 
immunology, 29(2), 212-216.
Siwicki A.K., Morand M., Terech-Majevska 
E., Niemczuk W., Kazun K., Glabsky E., 
1998. Influence of immunostimulant on the 
effectiveness of vaccines in fish: in vitro and in 
vivo study. J Appl Ichthyol 14:225–227
Shah S.Q., Colquhoun D.J., Nikuli H.L., Sorum H., 
2012. Prevalence of antibiotic resistance genes 
in the bacterial flora of integrated fish farming 
environments of Pakistan and Tanzania. Environ 
Sci Technol 2012; 46(16):8672-9.
Tseng, D.Y., Ho, P.L., Huang, S.Y., Cheng, S.C., 
Shiu, Y.L., Chiu, C.S., và Liu, C.H., 2009. 
Enhancement of immunity and disease resistance 
in the white shrimp, Litopenaeus vannamei, by 
the probiotic, Bacillus subtilis E20. Fish & 
shellfish immunology. 26, 339-344.
Tung, H.T., Koshio, S., Teshima, S.-i., Ishikawa, 
M., Yokoyama, S., Ren, T., Hirose, Y., and 
Phuong, N.D.T., 2009. Effects of heat-killed 
Lactobacillus plantarum supplemental diets 
on growth performance, stress resistance and 
immune response of juvenile kuruma shrimp 
Marsupenaeus japonicus Bate. Aquaculture Sci. 
57, 175-184.
Tung, H.T., Koshio, S., Ferdinand Traifalgar, R., 
Ishikawa, M., và Yokoyama, S., 2010. Effects 
of Dietary Heat-killed Lactobacillus plantarum 
on Larval and Post-larval Kuruma Shrimp, 
Marsupenaeus japonicus Bate. Journal of the 
World Aquaculture Society. 41, 16-27.
Welker T.L., Lim C., Yildirim-Aksoy M., Shelby 
R., Klesius P.H., 2007. Immune response and 
resistance to stress and Edwardsiella ictaluri 
challenge in channel catfish, Ictalurus punctatus, 
fed diets containing commercial whole-cell yeast 
or yeast subcomponents. J World Aquacult Soc 
2007;38:24e35.
Zheng, X., Duan, Y., Dong, H., và Zhang, J., 2017. 
Effects of Dietary Lactobacillus plantarum on 
Growth Performance, Digestive Enzymes and 
Gut Morphology of Litopenaeus vannamei. 
Probiotics Antimicrob Proteins.
61TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EFFECT OF Ꞵ-GLUCAN AND Lactobacillus plantarum ON GROWTH 
AND STRESS RESISTANCE IN TRA CATFISH (Pangasianodon 
hypophthalmus)
Vo Thi Quynh Nhu1*, Pham Duy Hai1, Nguyen Quoc Cuong1, Le Thi Lam1, Nguyen Van Nguyen1
ABSTRACT
The aim of this study was to evaluate the effect of β-glucan and heat-killed Lactobacillus plantarum on 
stress resistance and growth performence of Tra catfish. The experiment was set up with 6 treatments 
in three replicates. Fish were fed with the control diet T0, without additive supplement, and five 
different diets (T1: 0,1% Glucamos25, T2: 0,15% Glucamos25, T3: 0,2% Glucamos25 + 100mg/kg 
LP20, T4: 50mg/kg LP20 và T5: 100 mg/kg LP20) supplemented various graded levels of β-glucan 
and Lactobacillus plantarum. After 60 days of the feeding trial, fish fed with the diet supplemented with 
mixture of 0.2% Glucamos25 + 100 mg/kg LP20 had a weight gain of 54.48 g/ind. and specific growth 
rate of 1.85%/day. These values were significantly higher than those in the control treatment and the 
treatment where only Glucamos25 was supplemented, but were not significantly different with those in 
the treatments where only LP20 was supplemented. The results also showed that, fish fed on the diets 
supplemented with Glucamos25 and/or LP20 showed a higher survival when being stressed with 5 mg/l 
NH
4
Cl. In conclusion, β-glucan and heat-killed Lactobacillus plantarum are potential supplements for 
improving stress resistance and growth performance of Tra catfish.
Keywords: β-glucan, growth, Lactobacillus plantarum, stress, Tra catfish. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 20/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 30/5/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
Người phản biện: PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu 
Ngày nhận bài: 28/4/2020
Ngày thông qua phản biện: 10/6/2020
Ngày duyệt đăng: 20/6/2020
1 Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: vothiquynhnhu1995@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_glucan_va_lactobacillus_plantarum_doi_voi_tang.pdf