Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS phục vụ trao đổi dữ liệu biển giữa Việt Nam với các nước ASEAN
Hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển được xây dựng với mục đích chia sẻ dữ liệu biển giữa Việt Nam và
các nước ASEAN. Hệ thống đáp ứng yêu cầu chia sẻ, trao đổi dữ liệu thông qua kết nối mạng giữa Việt
Nam và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển đáp ứng yêu cầu về công
tác nghiên cứu, quản lý và chia sẻ dữ liệu trong nước và quốc tế. Trong bài báo này chúng tôi tập trung trình
bày các chi tiết của hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển, như phần cứng và phần mềm, bộ lưu trữ số liệu,
định dạng và cấu trúc dữ liệu, quản lý và tích hợp dữ liệu, cũng như các nội dung khác như giao diện, bảo
mật và các dạng dữ liệu tiêu chuẩn. Cơ sở dữ liệu WEBGIS với các số liệu chuyên đề về hải dương học
được thành lập và quản lý phù hợp với việc trao đổi số liệu trong nước và với các nước ASEAN.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS phục vụ trao đổi dữ liệu biển giữa Việt Nam với các nước ASEAN
17 Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 19, No. 3B; 2019: 17–29 DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14513 https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst Building database of WEBGIS for the exchange of marine data between Vietnam and ASEAN countries Do Huy Cuong * , Nguyen The Luan, Pham Hong Cuong, Nguyen Xuan Tung, Bui Thi Bao Anh, Nguyen Thi Nhan Institute of Marine Geology and Geophysics, VAST, Vietnam * E-mail: dhcuong@imgg.vast.vn Received: 25 July 2019; Accepted: 6 October 2019 ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) Abstract The system of oceanic database management and exchange is built with the purpose of exchanging the oceanic data between Vietnam and other ASEAN countries. The system can meet the demand of sharing and exchanging oceanic data through internet connection between Vietnam and ASEAN member countries. Besides, the system of oceanic database management and exchange can meet the demands of researches, managements and share of data domestically and internationally. In this paper, we focused on the details of the system of oceanic database management and exchange, such as hardware and software, data storage, data format and data structure, data management and integration, and other issues of interface, security, standards. The WEBGIS oceanic thematic database is properly built and managed for exchanging data domestically and with other ASEAN countries. Keywords: WebGIS, ASEAN, marine data. Citation: Do Huy Cuong, Nguyen The Luan, Pham Hong Cuong, Nguyen Xuan Tung, Bui Thi Bao Anh, Nguyen Thi Nhan, 2019. Building database of WEBGIS for the exchange of marine data between Vietnam and ASEAN countries. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 19(3B), 17–29. 18 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3B; 2019: 17–29 DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14513 https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS phục vụ trao đổi dữ liệu biển giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN Đỗ Huy Cƣờng*, Nguyễn Thế Luân, Phạm Hồng Cƣờng, Nguyễn Xuân Tùng, Bùi Thị Bảo Anh, Nguyễn Thị Nhân Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam * E-mail: dhcuong@imgg.vast.vn Nhận bài: 25-7-2019; Chấp nhận đăng: 6-10-2019 Tóm tắt Hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển được xây dựng với mục đích chia sẻ dữ liệu biển giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Hệ thống đáp ứng yêu cầu chia sẻ, trao đổi dữ liệu thông qua kết nối mạng giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển đáp ứng yêu cầu về công tác nghiên cứu, quản lý và chia sẻ dữ liệu trong nước và quốc tế. Trong bài báo này chúng tôi tập trung trình bày các chi tiết của hệ thống quản lý và trao đổi dữ liệu biển, như phần cứng và phần mềm, bộ lưu trữ số liệu, định dạng và cấu trúc dữ liệu, quản lý và tích hợp dữ liệu, cũng như các nội dung khác như giao diện, bảo mật và các dạng dữ liệu tiêu chuẩn. Cơ sở dữ liệu WEBGIS với các số liệu chuyên đề về hải dương học được thành lập và quản lý phù hợp với việc trao đổi số liệu trong nước và với các nước ASEAN. Từ khóa: WebGIS, ASEAN, dữ liệu biển. MỞ ĐẦU Các mục tiêu đặt ra của hệ thống trao đổi và chia sẻ dữ liệu là xây dựng cơ sở dữ liệu biển của Việt Nam phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu biển với các cơ quan ban ngành trong nước cũng như chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu chung của các nước ASEAN. Việc chia sẻ dữ liệu phải đảm bảo tính bảo mật và hoạt động độc lập của hệ thống tại Việt Nam, phù hợp với quy định về trao đổi dữ liệu của Việt Nam và quốc tế. Hệ thống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên các phương diện như tổ chức lưu trữ, quản lý dung lượng lớn, đáp ứng tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu trong và ngoài nước. Hệ thống đảm bảo đáp ứng yêu cầu truy xuất tốc độ cao, bảo mật, phần quyền khai thác dữ liệu biển. Đã có một số công trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về dữ liệu biển, như cơ sở dữ liệu thông tin cơ bản về biển, về tài nguyên, địa chất, môi trường và dữ liệu phục vụ các lĩnh vực và nghề khác nhau của quốc gia [1]. Tuy nhiên, sản phẩm các công trình nghiên cứu trên thực hiện theo từng giai đoạn, có công nghệ và kỹ thuật cũng như dữ liệu phù hợp với giai đoạn đó. Đặc biệt, sản phẩm không là cổng (portal) đại diện và phù hợp với chuẩn cho việc trao đổi và nối mạng theo chương trình trao đổi giữa các nước ASEAN và các quốc gia lân cận. Viện Địa chất và Địa vật lý biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu biển và nối mạng tại Việt Nam và lấy tên viết tắt là VNODC. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tổng quan về quản lý cơ sở dữ liệu biển trên thế giới Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS 19 Trên thế giới, công tác nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển đã có từ lâu và rất phát triển. Có nhiều trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế được thành lập nhằm cung cấp các dữ liệu cho phát triển kinh tế và quốc phòng. Trung tâm dữ liệu thế giới WDC (World Data Center) [2] ngày đầu được thành lập năm 1958 nhằm chia sẻ dữ liệu quan trắc vật lý địa cầu quốc tế và được đặt tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Liên Xô và Nhật Bản. Sau này, do yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của khoa học cũng như nhu cầu về chia sẻ dữ liệu địa cầu nói chung và dữ liệu biển nói riêng. Trung tâm dữ liệu quốc tế được phát triển mạnh theo nhiều hướng, trong đó có Trung tâm dữ liệu biển. Trung tâm dữ liệu biển thế giới WOD [3, 4] là nơi trao đổi thông tin, dữ liệu hải dương học quốc tế, dữ liệu từ các trạm quan trắc quốc tế, dữ liệu công bố của các nghiên cứu, quốc gia, dự án liên quan đến Hải dương học. Cơ sở dữ liệu WOD hằng năm được cập nhật mới, đối tượng tham gia ngày càng nhiều, điều đó cho ... liệu WEBGIS 23 Người dùng hoặc ứng dụng các bên tham gia hợp tác ASEAN truy xuất dữ liệu thuộc kho dữ liệu thứ cấp được kiểm soát nội dung, thông tin dữ liệu qua đường internet. Các tài khoản khai thác sử dụng khai thác trực tiếp trên web portal hoặc kết nối thông qua Web Service, hàm API. Đối với người dùng trong nước thuộc cơ quan, đơn vị, cá nhân được phép khai thác phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước kết nố khai thác thông qua đường kết nối nội bộ hoặc mạng riêng ảo (VPN), nội dung được chia sẻ, kiểm soát theo quy định nhiệm vụ và hợp tác thực hiện. Đối với người dùng, tài khoản thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được kết nối nội bộ thông qua đường kết nối nội bộ, kết nối đường mạng riêng ảo (VPN) theo quy định. Sơ đồ khái quát kết nối luồng dữ liệu 1- Dữ liệu được cập nhật bởi cán bộ nghiệp vụ Trung tâm dữ liệu biển-Viện Địa chất và Địa vật lý biển hoặc kết nối từ các kho dữ liệu nghiệp vụ. 2- Dữ liệu được phân quyền khai thác cho cán bộ nội bộ, cơ quan đơn vị trong nước theo yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể phục vụ các nhiệm vụ quốc gia. 3- Dữ liệu được xử lý, chọn lọc và chuyển từ kho dữ liệu sơ cấp sang kho dữ liệu thứ cấp. 4- Dữ liệu được khai thác thông qua người dùng khai thác trực tiếp trên portal (front-end) hoặc kết nối thông qua Webservice, API function. Hình 2. Sơ đồ khái quát luồng dữ liệu KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU WEBGIS Hệ thống chia sẻ dữ liệu biển, trong đó dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian được đồng bộ, lưu trữ và xử lý trên các lớp [11–14]: Lớp Database Server: Quản trị kho dữ liệu không gian, phi không gian. ArcGIS Server, PostGIS: Quản lý dữ liệu bản đồ. SQL Server, MySQL: Quản lý dữ liệu phi không gian, dữ liệu mô tả, dữ liệu quản lý. Đỗ Huy Cường và nnk. 24 Lớp Service Server: Vận hành WebService, API và các dịch vụ xử lý dữ liệu. Lớp UI: Cung cấp giao diện người dùng (back-end, front-end), hàm giao tiếp kết nối dữ liệu với hệ thống. Các lớp được thiết lập hệ thống bảo mật trong (Internal FireWall - Cài đặt và lập trình trong nội tại hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu), bảo mật ngoài (External FireWall) và các công nghệ bảo mật chống tấn công, xâm nhập từ bên ngoài khác. Nền tảng công nghệ WebGIS (hình 3) lựa chọn xây dựng hệ thống chia sẻ dữ liệu dựa trên mô hình ba lớp (hình 4), trong đó Portal, WebServive và API function cung cấp khả năng kết nối dữ liệu bản đồ và dữ liệu phi không gian cho người dùng. Hình 3. Mô hình dịch vụ WebGIS chia sẻ dữ liệu Hình 4. Mô hình ba lớp hệ thống trao đổi dữ liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS 25 WebGIS xây dựng trên nền tảng quản trị dữ liệu GIS của ArcGIS Server, qua đó các ứng dụng được phát triển dựa trên nền WebGIS khai thác dữ liệu GIS và dữ liệu phi không gian khác. Hình 5. Nền tảng ArcGIS Server và WebGIS trong hệ thống chia sẻ dữ liệu Để bảo đảm an toàn, bảo mật trong khai thác, chia sẻ dữ liệu của hệ thống, nhiều giải pháp được đề xuất, giải pháp mô hình bảo mật hai lớp Firewall (External firewall và internal firewall) được nhà phát triển ArcGIS đưa ra, trong đó gồm: Lớp Internal firewall: Kiểm soát truy xuất giữa WebServer và GIS Server, DB Server, bảo đảm an toàn phiên truy vấn dữ liệu tin cậy. Lớp Internal Firewall là lớp firewall mềm kiểm cài đặt trên máy chủ kiểm soát dữ liệu và các kết nối. Phát hiện tấn công, xâm nhập bất thường đến hệ thống. Lớp External firewall: Kiểm soát truy cập từ bên ngoài, đảm bảo an toàn dữ liệu chia sẻ qua cổng kết nối, ngăn chặn các luồng truy cập không mong muốn. Chống tấn công từ chối dịch vụ, SQL Injection và kỹ thuật khác nhằm bảo đảm hệ thống vận hành an toàn, không bị xâm nhập trái phép. DỮ LIỆU LƢU TRỮ, XỬ LÝ VÀ TRAO ĐỔI Kho dữ liệu biển thiết kế là mô hình phức hợp, gồm các kho thành phần sau Kho dữ liệu quản trị: Lưu trữ dữ liệu về quản trị hệ thống. Kho dữ liệu quản lý dữ liệu biển phi không gian: Lưu trữ dữ liệu quản lý đối tượng, lưu trữ phục vụ các chức năng nghiệp vụ, dữ liệu kho này không chứa dữ liệu bản đồ. Kho dữ liệu không gian: Lưu trữ dữ liệu bản đồ, hình ảnh. Thiết kế cấu trúc kho dữ liệu: Các kho dữ liệu được thiết kế bảo đảm các yêu cầu kho dữ liệu lớn về: Dung lượng, tính hợp lệ, tính đa dạng, độ tin cậy và tốc độ xử lý. Ngoài ra, các yêu cầu về cơ sở dữ liệu quan hệ thực thể - liên kết, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, cơ sở dữ liệu GIS, cơ sở dữ liệu phân tán. Định dạng dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ theo nhiều định dạng khác nhau: Chữ, số, thời gian, đối tượng, nhị phân, html, xml, ảnh, video, map, metadata. Mỗi định đạng dữ liệu có đặc điểm lưu trữ và xử lý khác nhau. Dữ liệu được tổ chức lưu trữ, cấu trúc theo công nghệ dữ liệu lớn (BigData) đáp ứng các đặc tính: Dung lượng lớn, tốc độ nhanh, đa dạng, tính chính xác, giá trị. Các số liệu được phân làm 4 mức bảo mật cung cấp dữ liệu theo các đối tượng và nhu cầu khai thác như sau: Mức bảo mật 1: Dữ liệu công khai. Mức bảo mật 2: Dữ liệu phục vụ chia sẻ và trao đổi với các nước ASEAN. Đỗ Huy Cường và nnk. 26 Mức bảo mật 3: Dữ liệu phục vụ trao đổi, chia sẻ với các đơn vị, cá nhân trong nước theo chương trình phối hợp giữa các cơ quan. Mức bảo mật 4: Dữ liệu nội bộ. Công tác biên tập cơ sở dữ liệu số chuyên đề GIS Công việc biên tập cơ sở dữ liệu số chuyên đề liên quan bao gồm các bước như sau: Chuẩn bị tài liệu để tiến hành số hóa biên tập cần tiến hành rà soát và kiểm tra nguồn dữ liệu bản đồ đang được lưu trữ ở dưới dạng giấy và cơ sở dữ liệu ảnh. Sử dụng các phần mềm số hóa bản đồ như NeuraMap, ArcGIS... để số hóa các bản đồ lựa chọn làm bản đồ nền. Dựa trên các thông tin thu thập được từ các báo cáo nghiên cứu khoa học, sử dụng phần mềm ArcGIS để biên tập bản đồ vectơ. Biên tập sửa chữa lỗi kỹ thuật tin học cho toàn bộ các bản vẽ. Biên tập đưa về các lớp thông tin chuẩn, xây dựng cấu trúc các lớp thông tin, xây dựng các thông tin thuộc tính. Xây dựng và nhập các dữ liệu thuộc tính. Kiểm tra mức độ đầy đủ thông tin của các trường thuộc tính, đặc biệt đối với các trường thuộc tính bắt buộc phải nhập: Mã nhận dạng, mã đối tượng, loại đối tượng. Kiểm tra độ chính xác thông tin của các trường thuộc tính so với thông tin từ các nguồn dữ liệu, thuyết minh mô hình dữ liệu và quy định gán mã nhận dạng, quy dịnh nhập thông tin thuộc tính. Sản phẩm của từng bước thực hiện trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu phải được kiểm tra, đánh giá và sửa chữa triệt để, kiểm tra chất lượng. Các lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu các cấp phải được sửa chữa triệt để. Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật trong các tài liệu sử dụng để thi công và quy định hiện hành. Các chức năng cơ bản của phần mềm quản lý dữ liệu VNODC Khối chức năng cập nhật dữ liệu bản đồ Import dữ liệu bản đồ. Export dữ liệu bản đồ. Cập nhật dữ liệu bản đồ. Kiểm tra sự chồng khớp các vùng bản đồ. Khối chức năng khai thác dữ liệu bản đồ Xem bản đồ. Lựa chọn vùng bản đồ. Tác nghiệp với bản đồ. Tìm kiếm trên bản đồ. Khai thác thông tin bản đồ. Tổng hợp dữ liệu về bản đồ. Khối chức năng kết xuất dữ liệu bản đồ Nhập vùng bản đồ. Chọn, cắt vùng bản đồ. Nối, ghép vùng bản đồ. Xuất vùng bản đồ ra các định dạng khác nhau. H n . Giao diện khai thác dữ liệu bản đồ Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS 27 H nh 7. Giao diện thông tin chi tiết bản đồ Khối chức năng quản lý dữ liệu biển đảo (dữ liệu phi không gian) Cập nhật dữ liệu các công trình nghiên cứu. Cập nhật dữ liệu quảng bá chủ quyền biển đảo. Tra cứu tìm kiếm. Tổng hợp dữ liệu. Khối chức năng phân tích dữ liệu Phân tích sự thay đổi dữ liệu bản đồ biển đảo. Phân tích sự thay đổi dữ liệu liên quan đến khu vực biển đảo. Khối chức năng kết nối dữ liệu Giao tiếp dữ liệu qua Webservice. Giao tiếp (API) dữ liệu bản đồ với hệ thống khác. Giao tiếp (API) dữ liệu phi bản đồ với các hệ thống khác. Khối chức năng an toàn, bảo mật dữ liệu Phần mềm được triển khai trên mạng internet có địa chỉ Ngoài ra, phần mềm có thể triển khai trên mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng của cơ quan, đơn vị có điều kiện triển khai. Các giao diện và thao tác chính của phần mềm có thể thấy qua một số hình ảnh giới thiệu dưới đây. Tìm kiếm bản đồ Nhập thông tin bản đồ cần tìm vào hộp tìm kiếm để thực hiện tìm. H n . Giao diện tìm kiếm, tra cứu bản đồ Đỗ Huy Cường và nnk. 28 VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG Vận hành, Trung tâm dữ liệu biển Quốc gia, Viện Địa chất và Địa vật lý biển vận hành theo quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm kỹ thuật cho hệ thống vận hành hiệu quả, ổn định. Các chuyên gia thuộc phòng nghiệp vụ cung cấp dữ liệu chuyên ngành chia cập nhật kho dữ liệu. Khai thác, các bên tham gia theo chương trình hợp tác được cung cấp tài khoản xác định quyền sử dụng, khai thác dữ liệu theo đúng nội dung hợp tác. Các đơn vị, cá nhân trong nước, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được cung cấp tài khoản khai thác kho dữ liệu sơ cấp theo nội dung phối hợp thuộc chương trình, nhiệm vụ cụ thể. Nghiên cứu và phát triển, cơ quan chủ quan chủ động, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất chương trình nghiên cứu và phát đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống. KẾT LUẬN Hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu biển được xây dựng đóng vai trò quan trọng nhằm kiềm chế xung đột trên Biển Đông, đồng thời phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội và nghiên cứu trong nước. Sự đa dạng dữ liệu về biển, dữ liệu được kết nối, tổ chức khai thác theo nhiều mức khác nhau phục vụ thiết thực từng nhóm đối tượng người dùng phát huy hiệu quả kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó, cung như nghiên cứu cập nhật mới đáp ứng tốt hơn hiệu quả khai thác sử dụng. Hệ thống, nòng cốt là trung tâm dữ liệu về biển Việt Nam, được thiết kế, xây dựng hiện đại, bằng công nghệ mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đúng theo tinh thần và sự chỉ đạo từ Trung ương đến các cấp ngành nước ta. Lời cảm ơn: Bài báo đã được hoàn thành dưới sự trợ giúp của đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công nghệ vũ trụ 2016–2020, mã số đề tài: VT- UD.04/17–20. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Kỳ, 2016. Xây dựng CSDL GIS sở dữ liệu và Atlas điện tử tổng hợp vùng Tây Nguyên. [2] World Data Center, Available at: https://en.wik-ipedia.org/wiki/World_Data _Center. (access 20 June 2019). [3] World Ocean Database, Available at: (access 22 June 2019). [4] National Center Invironmental Information, Available at: https://www.nodc.noaa.gov/ (access 25 July 2019). [5] Khan, M., Wu, X., Xu, X., and Dou, W., 2017. Big data challenges and opportunities in the hype of Industry 4.0. In 2017 IEEE International Conference on Communications (ICC) (pp. 1–6). IEEE. [6] Vũ Văn Tác, Ngô Mạnh Tiến, 2012. Dữ liệu hải dương học Biển Đông trong cơ sở dữ liệu biển thế giới 2009. Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập XVIII. Tr. 35–45. [7] Aji, A., Sun, X., Vo, H., Liu, Q., Lee, R., Zhang, X., ... and Wang, F., 2013. Demonstration of Hadoop-GIS: a spatial data warehousing system over MapReduce. In Proceedings of the 21st ACM SIGSPATIAL International Conference on Advances in Geographic Information Systems (pp. 528–531). ACM. [8] Eldawy, A., and Mokbel, M. F., 2015. Spatialhadoop: A mapreduce framework for spatial data. In 2015 IEEE 31st international conference on Data Engineering (p. 1352–1363). IEEE. [9] Yang, C., Yu, M., Hu, F., Jiang, Y., and Li, Y., 2017. Utilizing cloud computing to address big geospatial data challenges. Computers, Environment and Urban Systems, 61, 120–128. [10] Hershey, P. C., and Silio, C. B., 2012. Procedure for detection of and response to distributed denial of service cyber attacks on complex enterprise systems. In 2012 IEEE International Systems Conference SysCon 2012 (pp. 1–6). IEEE. [11] High Efficiency, Firewalls and ArcGIS Server, Available at: Xây dựng cơ sở dữ liệu WEBGIS 29 server/latest/administer/linux/firewall- and-arcgis-server.html. (access 20 July 2019). [12] Jin, S., Wang, X., Luan, C., Zhang, H., and Guo, Y., 2012. Construction of Marine Oil Spill Response Information System Based on ArcGIS Server. In Recent Advances in Computer Science and Information Engineering (pp. 575– 581). Springer, Berlin, Heidelberg. [13] Yang, C., Huang, Q., Li, Z., Liu, K., and Hu, F., 2017. Big Data and cloud computing: innovation opportunities and challenges. International Journal of Digital Earth, 10(1), 13–53. [14] Grecea, C., Herban, S., and Vilceanu, C. B., 2016. WebGIS solution for urban planning strategies. Procedia engineering, 161, 1625–1630. [15] Wang, F., Aji, A., Liu, Q., and Saltz, J., 2011. Hadoop-GIS: A high performance spatial query system for analytical medical imaging with MapReduce. Center for Comprehensive Informatics, Technical Report. Available at: cs. stonybrook. edu/~ fuswang/papers/CCI- TR-2011-3. pdf (access 21 September 2015). [16] Fustes, D., Cantorna, D., Dafonte, C., Iglesias, A., and Arcay, B., 2012. Applications of cloud computing and gis for ocean monitoring through remote sensing. In Smart Sensing Technology for Agriculture and Environmental Monitoring (pp. 303–321). Springer, Berlin, Heidelberg. [17] Vo, H., Aji, A., and Wang, F., 2014. SATO: a spatial data partitioning framework for scalable query processing. In Proceedings of the 22nd ACM SIGSPATIAL International Conference on Advances in Geographic Information Systems (pp. 545–548). ACM.
File đính kèm:
- xay_dung_co_so_du_lieu_webgis_phuc_vu_trao_doi_du_lieu_bien.pdf