Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh

Mô tả tiến cứu trên 85 trẻ viêm phổi do vi khuẩn Gram âm từ 1 tháng đến 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 1/8/2017 đến 31/7/2018. Bệnh phẩm là dịch tỵ hầu, hoặc dịch rửa phế quản phế nang, đánh giá mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng.

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 1

Trang 1

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 2

Trang 2

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 3

Trang 3

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 4

Trang 4

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 5

Trang 5

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 6

Trang 6

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2600
Bạn đang xem tài liệu "Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh

Viêm phổi do vi khuẩn gram âm ở trẻ em và mối liên quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh
NGHIÊN CỨU
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN GRAM ÂM Ở 
TRẺ EM VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CĂN NGUYÊN 
VI KHUẨN VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
Đào Minh Tuấn1, Lê Thị Hoa1, Nguyễn Quang Khanh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện đa khoa Đông Anh
Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Hoa. Email: hoayhn3004@yahoo. com
Ngày nhận bài: 01/3/2018; Ngày phản biện khoa học: 15/3/2019; Ngày duyệt bài: 25/3/2019
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định căn nguyên vi khuẩn Gram âm và mối liên quan với mức độ nặng của 
viêm phổi ở trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 85 trẻ viêm phổi do vi 
khuẩn Gram âm từ 1 tháng đến 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 1/8/2017 đến 
31/7/2018. Bệnh phẩm là dịch tỵ hầu, hoặc dịch rửa phế quản phế nang, đánh giá mức độ 
nặng của bệnh trên lâm sàng. 
Kết quả: H. influenza chiếm tỷ lệ cao nhất 53%, K. pneumonia 16,5%, P. aeruginosa 8,2%, 
M. catarrhalis 3,5%, các vi khuẩn khác chiếm 18,8%. Nhóm trẻ viêm phổi do P. aeruginosa 
có tỷ lệ viêm phổi nặng rất cao 85,7%.Tương tự nhóm do K. pneumonia viêm phổi nặng 
71,4%, nhóm do H. influenza bị viêm phổi nặng 55,6%. Thời gian điều trị trẻ viêm phổi do P. 
aeruginosa kéo dài 35,4 ± 28,4 ngày. Thời gian điều trị viêm phổi do vi khuẩn M. catarrhalis 
là 9,3 ± 5,1 ngày (p<0,05). 
Kết luận: H. influenza là vi khuẩn Gram âm hay gặp nhất gây viêm phổi. Tỷ lệ viêm phổi 
nặng và thời gian điều trị kéo dài ở nhóm trẻ viêm phổi do P. aeruginosa là chủ yếu.
Từ khóa: viêm phổi, vi khuẩn Gram âm, mức độ nặng
Abstract
PNEUMONIA DUE TO NEGATIVE GRAM BACTERIA IN CHILDREN AND 
THE ASSOCIATION BETWEEN THE CAUSE AND SEVERITY DISEASE
Object: To find out kinds of negative Gram bacteria causing pneumonia from 1 month to 5 
years and the association with severity disease. 
Patients and method: Describe research on 85 pneumonia patients due to negative Gram 
24 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019)
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN GRAM ÂM Ở TRẺ EM VÀ MỐI LIÊN QUAN 
GIỮA CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là một trong những nguyên 
nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em [1]. Vi 
khuẩn Gram âm là tác nhân quan trọng và là 
nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp 
viêm phổi nặng với tỷ lệ tử vong rất cao, từ 
25 đến 50%. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi 
khuẩn ngày càng gia tăng[2]. Điều trị viêm 
phổi nặng do vi khuẩn ngày càng khó khăn. 
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục 
tiêu:
1. Xác định căn nguyên vi khuẩn Gram âm 
gây viêm phổi ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa căn nguyên 
vi khuẩn Gram âm với mức độ nặng của viêm 
phổi ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh 
viện Nhi Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 85 bệnh nhân được chẩn đoán viêm 
phổi do vi khuẩn Gram âm từ 1 tháng đến 5 
tuổi điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi 
Trung ương từ tháng 8/2017 đến hết tháng 
7/2018.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi (Theo 
tiêu chuẩn WHO năm 2014)[3] .
+ Ho, xuất tiết đờm rãi
+ Nhịp thở nhanh theo lứa tuổi: < 2 
tháng: ≥ 60 lần/phút, 2 - <12 tháng: ≥ 50 lần/
phút, 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
+ Rút lõm lồng ngực, nặng thì tím, rối loạn 
nhịp thở, ngừng thở.
+ Nghe phổi có ran ẩm to nhỏ hạt, có thể 
nghe thấy ran rít, ran ngáy
+ Xquang tim phổi: có hình ảnh viêm phổi.
- Bệnh nhân có kết quả cấy dịch tỵ hầu 
hoặc dịch rửa phế quản phế nang là vi khuẩn 
Gram âm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1. Phân loại viêm phổi (theo tiêu chuẩn 
WHO 2014)[3]
- Viêm phổi: thở nhanh (tần số thở theo 
lứa tuổi) và/ hoặc rút lõm lồng ngực
< 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút; 2- < 12 tháng: 
≥ 50 lần/phút;12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
bacteria from 1 month to 5 years treated in National Children Hospital from 1/8/2017 to 
31/7/2018. Bacteria were collected from respiratory secrections (nasalopharynx , bronchoalveoli) 
and all patients were definited severity pneumonia. 
Results: H. influenza was the highest rate 53%, K. pneumonia 16,5%, P. aeruginosa 8,2%, 
M. catarrhalis 3,5%, other bacteria were 18,8%. The rate of severe pneumonia in pneumonia 
due to P. aureginosa was 85,7%, 71,4% in pneumonia due to K. pneumonia, 55,6% in H. 
influenza. Hospital duration in pneumonia due to P. aureginosa was the longest, 35,4 ± 28,4 
days, pneumonia due to M. catarrhalis was the shortest 9,3 ± 5,1 days. 
Conclusion: H. influenza was the most common cause of pneumonia in children. The rate 
of severe pneumonia and prolonged hospital duration in pneumonia causing P. aeruginosa 
were major.
Keywords: pneumonia, negative Gram bacteria, severity pneumonia
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 2 (4-2019) I 25
NGHIÊN CỨU
- Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng: thở 
nhanh hoặc rút lõm lồng ngực và khi có một 
trong các dấu hiệu: tím trung tâm, không bú 
được hoặc không uống được, nôn dai dẳng, 
co giật hoặc li bì hoặc khó đánh thức hoặc thở 
rít khi nằm yên hoặc suy dinh dưỡng nặng. 
Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng 
tuổi.
2.3.2. Phương pháp lấy bệnh phẩm
- Thời điểm lấy bệnh phẩm: ngày đầu tiên 
sau khi nhập viện
- Lấy bệnh phẩm dịch mũi họng và dịch 
rửa phế quản phế nang qua nội soi phế quản. 
Kỹ thuật lấy bệnh phẩm theo quy định thường 
quy của Bệnh viện.
- Bệnh phẩm được chuyển đến khoa Vi 
sinh trong vòng 2 giờ từ khi lấy bệnh phẩm.
2.3.3. Cách tính tuổi:
- Tuổi của trẻ được tính bằng ngày, tháng, 
năm điều tra trừ đi ngày, tháng, năm sinh và 
phân loại theo WHO 2011: từ 1-29 ngày: 0 
tháng, 30 - 59 ngày: 1 tháng, 11 tháng - 11 
tháng 29 ngày: 11 tháng, 24 tháng – 24 tháng 
29 ngày: 24 tháng.
2.4. Thu thập, phân tích , xử lý số liệu
- Phân tích, xử lý số liệu theo phần mềm 
SPSS 20.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhận xét: 73% trẻ dưới 1 tuổi.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ nặng
Mức đô

File đính kèm:

  • pdfviem_phoi_do_vi_khuan_gram_am_o_tre_em_va_moi_lien_quan_giua.pdf