Vài trò, đặc điểm và ý nghĩa của kĩ năng quan sát đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Bài viết trình bày khái quát cơ sở lí luận về kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi: Khái niệm kĩ năng
quan sát; biểu hiện kĩ năng quan sát; đặc điểm kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi; cơ sở tâm lí của kĩ
năng quan sát ở trẻ 5-6 tuổi; vai trò của quan sát đối với sự phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi. Đây sẽ
là cơ sở để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm phát triển kĩ năng quan
sát cho trẻ 5-6 tuổi một cách hiệu quả.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Vài trò, đặc điểm và ý nghĩa của kĩ năng quan sát đối với trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài trò, đặc điểm và ý nghĩa của kĩ năng quan sát đối với trẻ 5 - 6 tuổi
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education - ISSN: 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục Tập 9, số 1 (2019), 117-122 | 117 aTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng * Tác giả liên hệ Nguyễn Thị Triều Tiên Email: ntttien@ued.udn.vn Nhận bài: 20 – 12 – 2018 Chấp nhận đăng: 20 – 03 – 2019 VÀI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA KĨ NĂNG QUAN SÁT ĐỐI VỚI TRẺ 5-6 TUỔI Nguyễn Thị Triều Tiêna*, Nguyễn Thị Diệu Hàa Tóm tắt: Bài viết trình bày khái quát cơ sở lí luận về kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi: Khái niệm kĩ năng quan sát; biểu hiện kĩ năng quan sát; đặc điểm kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi; cơ sở tâm lí của kĩ năng quan sát ở trẻ 5-6 tuổi; vai trò của quan sát đối với sự phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi một cách hiệu quả. Từ khóa: quan sát; kĩ năng; kĩ năng quan sát; trẻ 5-6 tuổi; kĩ năng quan sát của trẻ 5-6 tuổi. 1. Đặt vấn đề Phần lớn thông tin con người có được là nhờ quan sát (QS). QS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục nhận thức, là một trong những thuộc tính tâm lí quan trọng của nhân cách. QS là chỗ dựa mở đầu cho các dự đoán, cho quá trình suy luận cũng như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa [3]... Việc phát hiện, bồi dưỡng kĩ năng quan sát (KNQS) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm kĩ năng quan sát 2.1.1. Quan sát Có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến khái niệm QS như: - V.V Bogoxlopxki và B.G. Ananhev cho rằng [11]: “QS là một hoạt động tâm lí phức tạp, trong đó tri giác, tư duy và ngôn ngữ liên kết lại trong một hành động trí tuệ thống nhất và toàn vẹn”. Bên cạnh đó, tác giả B.M. Cheplov, X.L. Rubistein, N.D. Levitop, P.PH. Kapcheriov thì cho rằng [11]: QS là tri giác có suy nghĩ. Tức QS không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà thành phần chính của QS là các quá trình nhận thức lí tính. Theo mức độ định hướng của hoạt động, tri giác được phân chia thành tri giác có chủ định và tri giác không có chủ định, trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, sự tri giác có chủ định chính là QS. QS luôn có mục đích, nhiệm vụ cụ thể, có kế hoạch dưới một hình thức nào đó. Quá trình QS luôn tách các thuộc tính và phẩm chất chủ yếu nhất, bản chất nhất của đối tượng. Trong QS bao giờ cũng có yếu tố nghiên cứu và tìm hiểu sự vật. Mỗi lần QS người ta lại muốn tìm ra một sự thay đổi, mới lạ và khác biệt giữa các đối tượng, điều này làm cho QS trở thành quá trình khám phá, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình nhận thức của con người về các đối tượng, sự vật xung quanh. - Nhiều tác giả trong nước cũng đã đề cập đến khái niệm QS như: Chuyên gia tâm lí Ngô Công Hoàn cho rằng “QS là mức độ phát triển cao nhất của tri giác” [2]. Còn với tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: “QS là tri giác có chủ định” [5]. Tác giả Lê Quang Uẩn cho rằng: “QS là một hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích” [9]. Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm: “QS là hướng sự chú ý có tính mục đích rõ rệt vào đối tượng được QS. QS là một kĩ năng cho phép trẻ học được nhiều hơn những gì chúng đang nhìn thấy” [8]. Dựa trên những khái niệm trên, chúng tôi xin rút ra khái niệm về QS như sau: QS là hình thức cao nhất của tri giác được liên kết chặt chẽ với tư duy và ngôn ngữ, mang tính tích cực, chủ động, có mục đích và có Nguyễn Thị Triều Tiên, Nguyễn Thị Diệu Hà 118 kế hoạch rõ rệt giúp nhận thức phản ánh đầy đủ, rõ nét, hiệu quả các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng. 2.1.2. Kĩ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng (KN), tùy vào cách tiếp cận, cụ thể: - “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê định nghĩa: “Kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” [4]. - Theo Từ điển Giáo dục học [1], kĩ năng được phân chia thành 2 bậc: Kĩ năng bậc thấp (bậc I) và kĩ năng bậc cao (bậc II). Kĩ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những kĩ năng hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và kĩ năng tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. Kĩ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới kĩ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kĩ năng đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa. - Theo quan điểm tâm lí học: kĩ năng được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả một hành động, một nhiệm vụ theo yêu cầu hoặc tiêu chuẩn đã định. Hiện nay, có hai quan điểm về khả năng này [10] [11]: + Quan điểm thứ nhất: coi KN là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay một hoạt động nào đó. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả: V.A.Kruchetxki, V.X.Cudin, A.G.Covaliov, A. Leonchep, B.M. Chieplop, A.A. Xmirnov, Trần Trọng Thủy, Phạm Thị Diệu Vân, Hà Thế Ngữ V.A.Kruchetxki cho rằng: “Kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn”. Theo các tác giả trên, người có KN hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động. + Quan điểm thứ hai: Kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà nó còn là biểu hiện mặt năng lực của con người. Theo quan niệm này, KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt, tính sáng tạo và tính mục đích. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả: K.K.Platôlôp, G.G.Colubev, Paul Hersey, Ken Blanc Hard, P.A. Ruđich, N ... a ra dưới hình thức câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ. Trẻ chỉ có thể tự đề ra những nhiệm vụ nhỏ trong những tình huống QS cụ thể chứ chưa tự xác định mục đích và nhiệm vụ QS. Hoạt động QS đòi hỏi ở trẻ sự tập trung chú ý, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đến cùng và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các quá trình nhận thức tri giác, tư duy ngôn ngữ và trí nhớ. QS của trẻ mang tính khoa học bởi nó vừa là cái nhìn bao quát vừa là sự nắm bắt được cái đặc trưng của đối tượng trong mối quan hệ giữa các chi tiết bộ phận của chúng. Khi QS trẻ phải biết lựa chọn lựa sắp xếp các dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa đối ở đối tượng QS theo các nhiệm vụ và yêu cầu mà GV đặt ra. Thái độ, động cơ QS của trẻ được xuất phát từ nhu cầu, hứng thú nhận thức được xuất hiện ở tuổi 5 - 6 tuổi. Vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG còn hoạt động học tập và lao động chỉ mới ở dạng sơ khai [6]. Trong hoạt động QS, tính chủ định của trẻ cũng tăng lên, trẻ đã làm chủ tri giác song nó vẫn chưa phải là một hoạt động hoàn toàn độc lập của trẻ. Trẻ lứa tuổi này đã có thể chủ động lựa chọn và sử dụng cách thức QS với những đối tượng QS quen thuộc. Tuy nhiên với những đối tượng QS mới, cần đến cách thức QS mới đòi hỏi có sự gợi ý, hướng dẫn của GV. Các nhiệm vụ nhận thức trong QS thường được trình bày dưới dạng các hành động chơi hoặc đặt trong các tình huống chơi, các nhiệm vụ GV đặt ra với các tình huống có vấn đề giúp trẻ lĩnh hội một cách dễ dàng hơn. QS của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh càng tích cực và hiệu quả bao nhiêu thì nội dung QS của trẻ càng phong phú và hấp dẫn bấy nhiêu. * Đặc điểm KNQS của trẻ 5 - 6 tuổi được biểu hiện cụ thể như sau [7]: - Kĩ năng phân biệt được các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài đối tượng của trẻ ngày càng trở nên chính xác và đầy đủ hơn. - KNQS thể hiện không chỉ ở số lượng các đặc điểm, chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc biểu hiện bên ngoài của đối tượng và còn ở việc phát hiện ra bản chất, thuộc tính ẩn chứa bên trong của đối tượng thông qua QS, thí nghiệm với chúng trong các hoạt động học có chủ định, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời... - Thể hiện ở việc trẻ chủ động tri giác đối tượng phù hợp với nhiệm vụ nhận thức đặt ra. - Biết sử dụng hợp lí các giác quan và phối hợp các giác quan để tri giác đối tượng, giải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra. - Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những đặc điểm đặc trưng, chính xác của đối tượng QS. Như vậy, để cho hoạt động QS của trẻ đạt hiệu quả và trở thành một hoạt động nhận thức độc lập thì rất cần sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Khi tổ chức cho trẻ QS, GV đồng thời giải quyết các nhiệm vụ: cung cấp tri thức, phát triển tính ham hiểu biết, giáo dục thẩm mĩ đặc biệt là phát triển KNQS cho trẻ. Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, hoạt động QS của trẻ đã phức tạp hơn. Khi QS tính chủ định của trẻ cũng tăng lên song nó vẫn chưa phải là hoạt động hoàn toàn độc lập của trẻ. Các nhiệm vụ nhận thức chủ yếu vẫn do giáo viên xác định và đưa ra dưới hình thức câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ. Trẻ chỉ có thể tự đề ra những nhiệm vụ nhỏ trong những tình huống QS cụ thể chứ chưa tự xác định mục đích và nhiệm vụ QS; biết sử dụng hợp lí các Nguyễn Thị Triều Tiên, Nguyễn Thị Diệu Hà 120 giác quan và phối hợp các giác quan để tri giác đối tượng, giải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra; biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những đặc điểm đặc trưng, chính xác của đối tượng QS. Như vậy, để cho hoạt động QS của trẻ đạt hiệu quả và trở thành một hoạt động nhận thức độc lập thì rất cần sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. 2.4. Cơ sở tâm lí của kĩ năng quan sát ở trẻ 5-6 tuổi KNQS của trẻ diễn ra theo ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có sự tham gia tích cực của các quá trình tâm lí: cảm giác, tri giác, dựa trên các cách thức khảo sát trực tiếp đối tượng để có được biểu tượng bên ngoài của đối tượng đó [7], [11]. 2.4.1. Giai đoạn mở đầu của quá trình quan sát Giai đoạn mở đầu của quá trình QS bắt đầu từ cảm giác. Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí khởi đầu, thấp nhất, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới. Mỗi sự vật hiện tượng xung quanh đều được bộc lộ bởi hàng loạt các thuộc tính bề ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm thanh Những thuộc tính này tác động đến từng giác quan của chúng ta và cho ta những cảm giác cụ thể. Từ những cảm giác cụ thể, riêng lẻ trên cơ sở kinh nghiệm mà con người có những hình ảnh về đối tượng, tức là con người có tri giác về đối tượng. Trong quá trình QS, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh, là nguồn cung cấp những nguyên liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn. “Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức”. V. I. Leenin viết: “Tất cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác” [11]. Cảm giác làm cho trẻ tích cực tìm tòi, thu thập thông tin về đối tượng, biết cách sắp xếp những thông tin có được để tạo ra kết quả QS. 2.4.2. Giai đoạn diễn biến của quá trình quan sát Đây là giai đoạn trẻ huy động những hiểu biết ban đầu về đối tượng có được từ cảm giác để hình thành tri giác. Với tư cách là một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò quan trọng đối với con người, nó là thành phần chính của nhận thức cảm tính. Nếu ở giai đoạn đầu, cảm giác giúp trẻ có được những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng thì ở giai đoạn này, trẻ sử dụng tri giác để nhận biết đối tượng một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người theo một cấu trúc nhất định. Giai đoạn này là giai đoạn diễn biến của quá trình tri giác. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là QS. Khi QS trẻ hoạt động các kiểu tri giác khác nhau. Để xác định tính chất, đặc điểm, thuộc tính đặc trưng và các mặt biểu hiện của sự vật, hiện tượng ban đầu, trẻ phải sử dụng kết hợp các cách thức khảo sát đa dạng: Sờ, cầm, nắm, nhìn, nghe, ngửi, khám phá qua thí nghiệm... Nhờ có tri giác mà các đặc điểm bên ngoài như: màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài, độ dày, mỏng, độ cứng, mềm, mùi vị... của các sự vật, hiện tượng được trẻ nhận biết một cách rõ nét và chính xác. 2.4.3. Giai đoạn kết thúc Kết quả của quá trình QS là trẻ có những hiểu biết rõ ràng và chính xác về đặc điểm bên ngoài của đối tượng được khám phá. Đây là giai đoạn trẻ tổng hợp tất cả những thuộc tính riêng lẻ có được từ cảm giác và tri giác để tạo thành một cấu trúc trọn vẹn về sự vật hiện tượng. Quá trình tích lũy kiến thức đó giúp trẻ có được biểu tượng đầy đủ và chính xác về đối tượng không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà còn là phát hiện ra những thuộc tính, bản chất bên trong của đối tượng QS. Nhờ vậy mà KNQS của trẻ ngày càng được phát triển. 2.5. Vai trò của quan sát đối với sự phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, mọi người thường đặt câu hỏi [7] “Người đó có thông minh hay không?” để khái quát về trí lực của con người đó. “Thông minh” có nghĩa là tai thông mắt sáng, từ đó thấy được, thông minh trước tiên nên lấy cảm nhận làm lực QS cơ bản. Lực QS là nền tảng quan trọng của kết cấu trí lực, là khởi điểm phát triển tư duy, cũng là “đôi mắt” của bộ não thông minh, đồng thời là điều kiện tất yếu của sáng tạo. Cho nên người ta thường nói: “Tư duy là trọng tâm, QS là khởi điểm”. Chúng ta đều biết, thông tin mà một người bình thường tiếp xúc được từ thế giới bên ngoài, hầu hết thông tin con người có được thông qua con đường thị giác và thích giác truyền đến bộ não. Nếu chúng ta thiếu KNQS, sự phát triển trí năng giống như cây xanh sinh trưởng mà không có đất vậy. Bất cứ sự vật hiện tượng nào mà con người nhận biết được, đầu tiên đều bắt đầu bởi QS, kế đến mới là chú ý, trí nhớ và tư duy, vì QS ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục Tập 9, số 1 (2019), 117-122 121 cũng là điểm xuất phát của nhận thức, đồng thời nó mượn sự giúp đỡ của tư duy để phát triển. Nếu con người nói chung và trẻ em nói riêng có KNQS thấp thì đối tượng ghi nhớ của người đó thường mơ hồ, không rõ ràng. Trí nhớ kém thì không thể có được phản ứng nhanh chóng và chuẩn xác. Hiệu quả QS không tốt sẽ ảnh hướng đến sự phát triển tư duy và trí lực, từ đó hình thành vòng tuần hoàn không tốt. Nhìn từ góc độ sinh lí và tâm lí, một người nếu sống trong môi trường đơn điệu, thiếu sự kích thích, cơ hội QS ít, sẽ khiến cho tế bào não bị ức chế, lớp vỏ não phát triển khá chậm. QS là hình thức cao nhất để phát triển cảm nhận giác quan, được phát triển trên nền tảng của nhiều loại năng lực tổng hợp như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, khoảng cách, phân biệt hình ảnh, nhận thức thời gian Trẻ dựa vào QS nhạy bén, có thể thu thập được kiến thức về thế giới xung quanh. Kiến thức và kinh nghiệm của trẻ đến từ QS, QS tốt là điều kiện đầu tiên trong việc có được kiến thức phong phú; ngược lại, kiến thức phong phú có thể thúc đẩy KNQS phát triển. Ví dụ: Trẻ được QS quả Xoài, thì lần sau khi gặp các loại quả khác, trẻ sẽ chủ động QS đặc điểm về màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vị, ích lợi của các loại quả khác. Lâu ngày, kiến thức về các loại quả của trẻ sẽ ngày càng phong phú và đa dạng. Có thể nói, kiến thức càng phong phú, ước muốn QS của trẻ sẽ càng phong phú, ước muốn QS của trẻ sẽ càng mạnh, trẻ QS càng tỉ mỉ và có hiệu quả. Như vậy, QS là nền tảng để trẻ nhận biết được thế giới, cũng là điểm then chốt để trẻ hướng đến tương lai thành công sau này. 2.6. Ý nghĩa việc phát triển kĩ năng quan sát đối với trẻ 5-6 tuổi Phát triển kĩ năng quan sát có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nhận thức thế giới xung quanh của trẻ. Đứa trẻ được rèn luyện và phát triển khả năng quan sát sẽ dễ dàng hình thành được các biểu tượng một cách chính xác, tỉ mỉ, đầy đủ và khái quát nhất về các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Bên cạnh đó, kĩ năng quan sát giúp trẻ trở nên linh hoạt, nhạy bén trong việc tìm tòi, khám phá, phát hiện đầy đủ các đặc điểm, mối liên hệ, quan hệ, sự thay đổi và phát triển, nguyên nhân và hậu quả, thuộc tính của các đối tượng quan sát. Điều này giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách toàn diện và sâu sắc. Tư duy của trẻ cũng nhờ đó mà trở nên nhanh nhạy hơn dẫn đến các hoạt động của trẻ cũng trở nên chủ động và hiệu quả hơn. Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác, các kết quả do quá trình quan sát mang lại sẽ cung cấp vốn biểu tượng, tài liệu cho quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở cho quá trình nhận thức lí tính. Từ đây sẽ giúp trẻ chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Đối với trẻ 5-6 tuổi, KNQS có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vào trường phổ thông bởi QS là một trong những năng lực có bản cần cho hoạt động học tập của trẻ trong những năm đầu tiểu học. 3. Kết luận QS là hình thức cao nhất của tri giác, việc phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hoạt động QS của trẻ 5-6 tuổi đã phức tạp hơn so với trẻ lứa tuổi nhỏ hơn về nhiệm vụ nhận thức, đối tượng, tính chất, thời gian QS cũng kéo dài hơn, đa dạng và phong phú hơn đối với sự thay đổi và phát triển của sự vật hiện tượng. KNQS có ý nghĩa quyết định và giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức của thế giới muôn màu sắc xung quanh trẻ chuẩn bị cho trẻ có những tiền đề cơ bản để bước vào trường phổ thông. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thị Ngọc Bích (1988). Tâm lí học nhân cách. Một số vấn đề lí luận. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Ngô Công Hoàn (1996). Tâm lí học và giáo dục học. NXB ĐHSP Hà Nội. [3] Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2012). Tâm lí học khác biệt. NXB ĐHQG Hà Nội. [4] Hoàng Phê (1995). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. [5] Nguyễn Ánh Tuyết (2002). Tâm lí học trẻ em. NXB Giáo Dục Hà Nội. [6] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2014). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB ĐHSP Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Triều Tiên (2014). Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi. Luận văn Thạc sĩ KHGD, Trường ĐHSP Hà Nội. [8] Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Ánh Tuyết (2011). Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo lớn 5-6 tuổi). NXB Giáo Dục. [9] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Nguyễn Thị Triều Tiên, Nguyễn Thị Diệu Hà 122 Thành (1998). Tâm lí học đại cương. NXB ĐHQG Hà Nội. [10] Trịnh Thị Xim (2012). Rèn luyện kĩ năng quan sát trẻ của sinh viên cao đẳng sư phạm ngành giáo dục mầm non. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội [11] Nguyễn Thị Xuân (2007). Biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với thiên nhiên nhằm phát triển năng lực quan sát. Luận án Tiến sĩ Lí luận và lịch sử giáo dục, Hà Nội. THE ROLE, CHARACTERISTIC AND SIGNIFICANCE OF OBSERVATIONAL SKILL OF CHILDREN AGED 5 YEARS TO 6 YEARS OLD Abstract: The paper presents an overview of the rationale for observational skills of children aged 5-6 years: Concept of observational skills; Expression of observational skills; Characteristics of observational skills of children 5-6 years old; Psychological basis of observational skills in children 5-6 years old; The role of observation for the cognitive development of children from 5-6. This will be the basis for studying and evaluating the situation and proposing effective measures to develop observational skills of children at the age of 5-6. Key words: observation; skill; observational skills; 5,6-year-old children; Observational skills of children at the age of 5-6.
File đính kèm:
- vai_tro_dac_diem_va_y_nghia_cua_ki_nang_quan_sat_doi_voi_tre.pdf