Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng

Liệu pháp nhận thức hành vi cho những người trầm cảm đã được nghiên cứu nhiều trên thế

giới tuy nhiên còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu về một trường hợp sử dụng liệu pháp

nhận thức hành vi cho một bệnh nhân trầm cảm, trong đó có trình bày khái niệm về trầm cảm; liệu pháp

nhận thức hành vi; mô tả ca; nguyên nhân vấn đề theo các cách tiếp cận khác nhau; quy trình một phiên

trị liệu; đưa ra mục tiêu trị liệu, nội dung từng buổi trị liệu cũng như kết quả cuối cùng của trị liệu. Bài báo

không chỉ mô tả rõ từng bước của liệu pháp nhận thức hành vi mà còn giúp chúng ta thấy được sự tiến

bộ hàng tuần của người bệnh. Kết quả cuối cùng của trị liệu đó là một kết quả mang tính định lượng,

điểm đầu vào và điểm đầu ra có sự chênh lệch lớn, mang lại niềm vui cho cả bệnh nhân và nhà trị liệu.

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11280
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng

Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm tại công ty nghiên cứu và tham vấn tâm lý family Đà Nẵng
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015),67-74 | 67 
* Liên hệ tác giả 
Nguyễn Thị Hồng Nhung 
Công ty Nghiên cứu và Tham vấn Tâm lý Family Đà Nẵng 
Email: nhungthanh1986@gmail.com 
Điện thoại: 0935120402 
Nhận bài: 
 18 – 03 – 2015 
Chấp nhận đăng: 
 25 – 06 – 2015 
ỨNG DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI TRONG TRỊ LIỆU 
BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ 
THAM VẤN TÂM LÝ FAMILY ĐÀ NẴNG 
Nguyễn Thị Hồng Nhung 
Tóm tắt: Liệu pháp nhận thức hành vi cho những người trầm cảm đã được nghiên cứu nhiều trên thế 
giới tuy nhiên còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu về một trường hợp sử dụng liệu pháp 
nhận thức hành vi cho một bệnh nhân trầm cảm, trong đó có trình bày khái niệm về trầm cảm; liệu pháp 
nhận thức hành vi; mô tả ca; nguyên nhân vấn đề theo các cách tiếp cận khác nhau; quy trình một phiên 
trị liệu; đưa ra mục tiêu trị liệu, nội dung từng buổi trị liệu cũng như kết quả cuối cùng của trị liệu. Bài báo 
không chỉ mô tả rõ từng bước của liệu pháp nhận thức hành vi mà còn giúp chúng ta thấy được sự tiến 
bộ hàng tuần của người bệnh. Kết quả cuối cùng của trị liệu đó là một kết quả mang tính định lượng, 
điểm đầu vào và điểm đầu ra có sự chênh lệch lớn, mang lại niềm vui cho cả bệnh nhân và nhà trị liệu. 
Từ khóa: trầm cảm; liệu pháp nhận thức hành vi; trị liệu; Công ty Nghiên cứu và Tham vấn tâm lý 
Family; Đà Nẵng. 
1. Đặt vấn đề 
Trầm cảm là một rối loạn thường gặp không phân 
biệt vùng miền, địa vị xã hội, tuổi tác hay giới tính 
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 
5% dân số mắc bệnh trầm cảm, đây là nguyên nhân gây 
suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội thứ hai sau 
nguyên nhân tim mạch [2]. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu 
các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần không lây 
nhiễm ở 8 vùng kinh tế, sinh thái khác nhau, Trần Văn 
Cương và cộng sự (2002) cho biết có khoảng 13,2% dân 
số mắc bệnh trầm cảm. Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các 
rối loạn trầm cảm tại một số quần thể cộng đồng của 
Nguyễn Viết Thiên và cộng sự chỉ ra có 8,35% dân số 
mắc trầm cảm [1]. 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu 
chứng minh được tính hiệu quả của liệu pháp nhận thức 
hành vi trong điều trị trầm cảm. Ở Việt Nam, mặc dù 
một số bệnh viện đang sử dụng liệu pháp này nhưng có 
rất ít nghiên cứu chỉ ra được tính hiệu quả của nó trong 
điều trị bệnh nhân trầm cảm. Vì vậy, để kiểm chứng 
hiệu quả của phương pháp này trong điều trị trầm cảm 
cho các bệnh nhân ở Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành miêu 
tả chi tiết quy trình điều trị bệnh nhân trầm cảm tại 
Công ty Nghiên cứu và tham vấn tâm lý Family. 
2. Các khái niệm cơ bản 
2.1. Trầm cảm 
- Theo Bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 
(ICD 10) của Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là trạng 
thái rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng ba triệu chứng đặc 
trưng và bảy triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng này 
phải kéo dài trong thời gian ít nhất hai tuần [2]. 
* Các triệu chứng đặc trưng bao gồm: khí sắc trầm, 
mất mọi quan tâm và thích thú, giảm năng lượng dẫn 
đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. 
Những triệu chứng phổ biến bao gồm: 
- Giảm sút sự tập trung, chú ý. 
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. 
- Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng. 
- Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan. 
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát. 
- Rối loạn giấc ngủ: bệnh nhân thường mất ngủ vào 
cuối giấc. 
- Rối loạn ăn uống. 
Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của mất hoặc 
giảm khả năng tình dục, các triệu chứng của lo âu, rối 
 Nguyễn Thị Hồng Nhung 
68 
loạn thần kinh thực vật. Trong những trường hợp trầm 
cảm nặng bệnh nhân có thể xuất hiện hoang tưởng tự 
buộc tội, hoang tưởng về những tai họa sắp xảy ra hoặc 
ảo thanh với những lời kết tội, phỉ báng; ảo khứu với 
mùi thịt thối rữa. 
- Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều 
công trình nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm, các 
nghiên cứu đưa ra tỷ lệ trầm cảm là khác nhau. Nghiên 
cứu dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số 
quần thể cộng đồng của Nguyễn Viết Thiên và cộng sự 
chỉ ra có 8,35% dân số mắc trầm cảm [1]. Khi nghiên 
cứu trên 38.000 người ở nhiều quốc gia khác nhau, 
Weissman nhận thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm thay đổi 
tùy theo từng quốc gia. Tỷ lệ mắc bệnh là 19% ở Beirut, 
5,8% ở New Zealand [7]. Trầm cảm thường gặp ở nữ 
nhiều hơn so với nam; Marc Ansseau nghiên cứu trên 
một cỡ mẫu lớn với 15.399 bệnh nhân trầm cảm thấy tỷ 
lệ trầm cảm ở nữ là 60%, ở nam là 40% [4]. 
2.2. Hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi 
trong điều trị bệnh nhân trầm cảm 
- Liệu pháp nhận thức hành vi là một thuật ngữ 
chung cho các chương trình đặt trọng tâm vào các kỹ 
thuật được thiết kế để tạo nên sự thay đổi trong suy 
nghĩ, để từ đó thay đổi hành vi và cảm xúc (khí sắc) 
(Harington, 2000). Trọng tâm chính là học tập các 
tiến trình và cách thức thay đổi môi trường bên ngoài 
của thân chủ để từ đó thay đổi hành vi và nhận thức. 
Chương trình huấn luyện gồm ba bước: xác định vấn đề, 
tìm ra giải pháp và thực hành giải pháp (Beck và 
Fernandez, 1998). 
- Liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả trong 
điều trị trầm cảm đã được các công trình nghiên cứu 
trong và ngoài nước chứng minh. 
- Haby và Cs khi tổng hợp nghiên cứu của Brewin 
và Emery cho rằng liệu pháp nhận thức có hiệu quả rõ 
rệt đối với các trường hợp trầm cảm và đặc biệt là trầm 
cảm nhẹ và vừa, liệu pháp này có hiệu quả hơn hẳn hoặc 
tương đương như điều trị bằng thuốc đơn thuần [6] 
- Công trình “nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp 
nhận thức hành vi và các yếu tố liên quan trong điều trị 
bệnh nhân trầm cảm” của Trần Như Mình Hằng đã chỉ 
ra được hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong 
điều trị bệnh nhân trầm cảm [3]. 
- Khi nghiên cứu trên 239 bệnh nhân trên 18 tuổi 
trong thời gian 16 tuần, Elkin và Cs nhận thấy liệu ph ... . Mục tiêu quá trình 
- Giúp bệnh nhân nhận ra các dạng suy nghĩ tiêu 
cực, kiểm soát nó và cân bằng nó thông qua liệu pháp 
nhận thức. 
- Hướng bệnh nhân tới một kế hoạch sinh hoạt hợp 
lý, vui vẻ và thích thú. 
- Nhận ra cảm xúc và cân bằng cảm xúc ở mọi lúc 
mọi nơi. 
- Bệnh nhân có cảm giác ăn ngon miệng và ngủ ngon. 
5.2. Quá trình trị liệu 
Chúng tôi đã sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi 
cho bệnh nhân trầm cảm K.Y. Dưới đây chúng tôi sẽ 
miêu tả cụ thể chi tiết từng buổi: 
Buổi 1 và buổi 2: Lấy thông tin và đánh giá (ngày 
30/10 và 4/11/2014). 
* Mục tiêu: 
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, an toàn, tin 
tưởng với bệnh nhân. 
- Thu thập thông tin từ phía bệnh nhân và gia đình. 
- Gợi mong đợi trị liệu. 
* Nội dung 
- Lắng nghe, chia sẻ và bình thường hóa các triệu 
chứng, vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải: “Bất cứ ai 
ở hoàn cảnh của cô thì đều có suy nghĩ, cảm xúc giống 
như cô”. 
- Lấy thông tin từ bệnh nhân và gia đình về vấn đề 
hiện tại, lịch sử vấn đề, chất lượng cuộc sống, mối quan 
hệ với các thành viên trong gia đình, điểm mạnh, điểm 
yếu 
- Tìm hiểu mong đợi của bệnh nhân: Bệnh nhân 
muốn khỏi bệnh, ngủ được, ăn được, sinh hoạt bình 
thường 
- Đánh giá bệnh nhân qua trắc nghiệm trầm cảm 
người già và thang đo trầm cảm Beck. 
* Bài tập về nhà: chưa có. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Hiểu về trầm cảm. 
- Mối quan hệ giữa các đỉnh của tam giác nhận thức. 
- Thư giãn hít thở sâu. 
Buổi 3: Giáo dục tâm lý người bệnh 
(ngày 6/11/2014) 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015), 67-74 
 71 
* Mục tiêu 
- Bệnh nhân hiểu về bệnh trầm cảm. 
- Giải thích được mối quan hệ giữa ba đỉnh của tam 
giác nhận thức. 
- Học thư giãn. 
* Nội dung 
- Giải thích về khái niệm, triệu chứng và nguyên 
nhân của trầm cảm. 
- Hướng dẫn bệnh nhân nhận ra cảm xúc của bản 
thân khi cảm thấy chán và khi cảm thấy tốt. 
Hình 1. Cảm xúc của tôi 
- Giải thích về tam giác nhận thức: suy nghĩ, cảm 
xúc, hành vi và mối quan hệ giữa chúng. Sẽ có hai cách 
suy nghĩ: tích cực và tiêu cực. Mỗi cách suy nghĩ này lại 
ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động theo cách khác 
nhau và chúng có sự tác động qua lại hai chiều. 
Hình 2. Suy nghĩ – cảm xúc – hành động tiêu cực 
- Hướng dẫn bệnh nhân kỹ thuật hít thở sâu: giải 
thích tác dụng của hít thở sâu là làm cảm xúc cân bằng 
và hướng dẫn kỹ thuật cho bệnh nhân. 
Hình 3. Suy nghĩ – cảm xúc – hành vi tích cực 
* Bài tập về nhà 
 - Thư giãn hít thở sâu: trước khi đi ngủ, sau khi 
ngủ dậy, vào thời gian rảnh, khi có cảm xúc tiêu cực 
từ 5 - 20 phút. 
- Luyện tập giải thích về tam giác nhận thức trong 
các tình huống hàng ngày để hiểu về cơ chế của suy 
nghĩ, cảm xúc, hành vi. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Giới thiệu về nhiệt kế cảm xúc. 
- Thư giãn căng cơ. 
Buổi 4: Dạy về nhiệt kế cảm xúc và thực hành 
 (ngày 10/11/2014). 
* Mục tiêu 
- Bệnh nhân hiểu về nhiệt kế cảm xúc 
- Thực hành đo cảm xúc trong các tình huống hàng 
ngày. 
- Kỹ thuật thư giãn căng cơ. 
* Nội dung 
- Kiểm tra bài về nhà: Bệnh nhân có tập hít thở 
nhưng chưa đúng kỹ thuật, chưa căng bụng lên khi hít 
vào và khi thở ra chưa nhớ thở ra bằng miệng. 
- Giới thiệu lại kỹ thuật hít thở sâu, làm mẫu và 
giám sát bệnh nhân làm lại. 
- Giới thiệu với bệnh nhân về nhiệt kế cảm xúc: có 
thang điểm từ 0 đến 10 điểm. 0 điểm là cảm thấy rất tồi 
tệ, buồn chán, 10 điểm là cảm thấy vui vẻ, thú vị 
Hình 4. Nhiệt kế cảm xúc 
- Yêu cầu bệnh nhân ghi các tình huống mà bệnh 
nhân thấy buồn, thấy vui, thích thú, bình thường và 
cho điểm mỗi tình huống. 
* Bài tập về nhà 
- Ghi lại các tình huống trong cuộc sống hàng ngày 
và cho điểm về cảm xúc của mình về mỗi tình huống, 
dựa trên nhiệt kế cảm xúc. 
 Nguyễn Thị Hồng Nhung 
72 
- Luyện tập lại phương pháp hít thở sâu. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Dạy về thư giãn trí tưởng tượng. 
- Hoạt hóa hành vi. 
- Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực. 
Buổi 5: Xây dựng kế hoạch hoạt động vui vẻ và 
kiểm soát suy nghĩ tiêu cực (17/11/2014). 
* Mục tiêu 
- Lên kế hoạch hoạt động hàng ngày: các hoạt động 
duy trì cuộc sống ngày thường, hoạt động bệnh nhân 
thích làm, hoạt động xã hội và đo cảm xúc quá trình 
thực hiện các hành vi của bệnh nhân. 
- Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực 
- Học về thư giãn trí tưởng tượng 
* Nội dung 
- Kiểm tra bài về nhà: Bệnh nhân đã luyện tập đo 
cảm xúc và sử dụng thư giãn hít thở sâu khi có cảm xúc 
tiêu cực. 
- Lên kế hoạch vui vẻ cùng với bệnh nhân 
+ Tìm một hoạt động mà bệnh nhân cảm thấy hơi 
buồn (khoảng 3 điểm): Cháu ngoại đã hẹn nhưng không 
tới chơi. 
+ Tìm một hoạt động khiến tâm trạng vui lên: Tập 
thể dục với cháu gái. 
+ Thiết kế chương trình thời gian vui vẻ dựa trên 4 
loại hoạt động: thứ mình tận hưởng, làm thứ gì với 
người mình thích, giúp đỡ người khác, luôn bận rộn 
Yêu cầu bệnh nhân về ghi lại các hoạt động trong 
ngày và đo cảm xúc của các hoạt động như bảng dưới đây: 
Hình 5. Thực hành lên thời gian biểu thời gian vui vẻ 
- Dạy bệnh nhân kỹ thuật kiểm soát suy nghĩ tiêu 
cực (dừng suy nghĩ, sao nhãng ): đếm tuần tiễn, tự đếm 
bước chân trong khi đi bộ, tự bấm vào ngón tay khi suy 
nghĩ tiêu cực xâm nhập 
- Dạy bệnh nhân về thư giãn trí tưởng tượng: tăng 
cường khả năng tập trung chú ý cho bệnh nhân và giúp 
bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ. 
* Bài tập về nhà 
- Thực hành lên tình huống vui vẻ và làm theo kế 
hoạch: ghi lại điểm và các hoạt động đã làm. 
- Luyện tập thư giãn trí tưởng tượng trước lúc ngủ. 
- Luyện tập kiểm soát tiêu cực và ghi lại hiệu quả 
của các phương pháp trong mỗi hoạt động. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Dạy kỹ năng giải quyết vấn đề. 
- Dạy thư giãn căng cơ. 
Buổi 6: Kỹ năng giải quyết vấn đề và kiểm soát suy 
nghĩ (ngày 24/11/2014) 
* Mục tiêu 
- Sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc 
sống. 
- Kiểm soát suy nghĩ. 
- Lên kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
* Nội dung 
- Kiểm tra bài tập về nhà: 
+ Bệnh nhân thực hiện tốt các hoạt động đã liệt kê: 
tập thể dục, đi dạy học các buổi trong tuần, đi uống cà 
phê cùng bạn vào cuối tuần, nói chuyện với hàng xóm, 
đi tới nhà cháu ngoại chơi 
+ Sử dụng kỹ năng kiểm soát suy nghĩ chưa hiệu 
quả. Các suy nghĩ tiêu cực vẫn xâm nhập nhiều khi ngồi 
một mình, đi dạy, đi tập thể dục khi trời mưa 
- Dạy bệnh nhân kỹ thuật giải quyết vấn đề thông 
qua các bước: Xác định vấn đề, các giải pháp giải quyết, 
lựa chọn giải pháp, đánh giá tính hiệu quả của giải 
pháp 
- Củng cố lại kỹ năng kiểm soát suy nghĩ cho bệnh 
nhân: Yêu cầu bệnh nhân viết lại nhật ký ghi rõ sử dụng 
cách khi suy nghĩ tiêu cực xâm nhập, cách đó hiệu quả 
không, nếu được thay đổi sẽ thay đổi theo cách nào 
- Lên kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo: Nói 
chuyện với đồng nghiệp một ngày ít nhất 1 lần, tự đi 
chợ nấu ăn, sang chơi nhà hàng xóm, mời bạn tới nhà 
nấu ăn (sử dụng nhiệt kế cảm xúc để đo cảm xúc). 
* Bài tập về nhà 
- Ghi nhật ký các tình huống có vấn đề và các giải 
pháp mà bệnh nhân đã thực hiện. 
- Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động 
hàng ngày: ghi lại điểm và các hoạt động đã làm. 
- Kiểm soát suy nghĩ. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Dạy kỹ năng cân bằng tư duy. 
- Thư giãn căng cơ. 
- Lên kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
Buổi 7: Kỹ năng cân bằng tư duy và căng cơ 
(ngày 1/12/2014). 
* Mục tiêu: 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015), 67-74 
 73 
- Hiểu và sử dụng được kỹ năng cân bằng tư duy. 
- Lên kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
- Sử dụng thư giãn căng cơ. 
* Nội dung 
- Kiểm tra bài về nhà 
+ Bệnh nhân cho biết cảm thấy giảm mệt mỏi, ăn 
ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn. 
+ Bệnh nhân có sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề 
khi chồng và con trai đi vắng ở nhà một mình vào buổi 
tối, học sinh trong lớp bị ngã phải đi bệnh viện, con trai 
đi về khuya 
+ Kế hoạch trong tuần của bệnh nhân thực hiện tốt: 
Nói chuyện với đồng nghiệp nhiều hơn, bắt chuyện và 
sang nhà hàng xóm chơi, đi chơi cùng bạn bè vào buổi 
tối nhưng bệnh nhân không muốn tự đi xe máy, đi 
chợ một mình (cảm giác quay cuồng chóng mặt). 
+ Bệnh nhân đã kiểm soát được suy nghĩ tiêu cực 
của mình. 
- Dạy bệnh nhân cân bằng tư duy: thay đổi suy nghĩ 
tiêu cực bằng suy nghĩ mới tích cực hơn bằng cách đưa 
ra các dẫn chứng để chứng minh suy nghĩ tiêu cực 
không đúng, không có sức thuyết phục bằng suy nghĩ 
tích cực. 
- Lên kế hoạch tuần tiếp theo: Đi picnic cùng gia 
đình, mời bạn bè tới nhà nấu ăn, tham gia hoạt động ở 
trường (dạy văn nghệ cho học sinh, trang trí trường, 
chuẩn bị cho buổi biểu diễn văn nghệ ở trường), đi chợ 
một mình. Sử dụng nhiệt kế cảm xúc để đo cảm xúc. 
- Dạy về thư giãn căng cơ. 
* Bài về nhà 
- Thực hiện kế hoạch hoạt động trong tuần: ghi lại 
điểm và các hoạt động đã làm. 
- Ghi lại các tình huống bệnh nhân đã thực hiện kỹ 
năng cân bằng tư duy. 
- Luyện tập thư giãn căng cơ. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Lên kế hoạch hoạt động cho tuần tới. 
- Cân bằng tư duy và kiểm soát cảm xúc. 
Buổi 8: Cân bằng tư duy và hoạt hóa hành vi 
(ngày 15/12/2014). 
* Mục tiêu 
- Cân bằng tư duy. 
- Xây dựng kế hoạch hàng ngày. 
* Nội dung 
 - Kiểm tra bài tập về nhà: 
+ Bệnh nhân chưa thành thạo khi sử dụng mẫu cân 
bằng tư duy: suy nghĩ tiêu cực còn xuất hiện nhiều, chưa 
thay thế bằng những suy nghĩ tích cực. 
+ Bệnh nhân đã tự đi chợ một mình, ở nhà một 
mình vào buổi tối khi chồng và con đi vắng, đi ra ngoài 
chơi với bạn bè. 
- Thực hành cân bằng tư duy. 
- Xây dựng kế hoạch vui vẻ trong tuần: đi chơi xa 
với gia đình vào cuối tuần, mua đồ cho con trai, gặp gỡ 
bạn bè (sử dụng nhiệt kế cảm xúc để đo cảm xúc). 
* Bài tập về nhà 
- Ghi lại nhật ký sử dụng kỹ năng cân bằng tư duy. 
- Ghi lại tên và điểm cảm xúc ở các hoạt động trong 
tuần đã làm. 
* Kế hoạch buổi sau 
- Thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề, cân 
bằng tư duy. 
- Lên kế hoạch hoạt động các tuần tiếp theo. 
Buổi 9, 10, 11: Củng cố lại các kỹ năng đã học 
 (từ ngày 22/12/2014 – 7/1/2015). 
Buổi 12: Kế hoạch tương lai (ngày 21/1/2015). 
* Mục tiêu 
- Lên kế hoạch phòng ngừa cho bệnh nhân. 
- Thực hành một số tình huống phòng ngừa giả định. 
* Nội dung 
- Kiểm tra bài tập về nhà: 
+ Bệnh nhân đã biết cách sử dụng mẫu cân bằng 
tư duy. 
+ Điểm cảm xúc ở các hoạt động trong tuần là 5-7. 
+ Bệnh nhân tự đi xe máy tới trị liệu. 
- Đánh giá lại mức độ trầm cảm của bệnh nhân. 
+ Thang Beck: 15 điểm 
+ Thang GDS: còn 12 điểm 
Điểm trầm cảm trên cả hai thang của bệnh nhân 
giảm rõ rệt, từ 44 điểm giảm còn 15 điểm của thang 
Beck (mức độ nặng giảm xuống mức độ nhẹ), từ 29 
điểm giảm còn 12 điểm của thang GDS (mức độ nặng 
giảm xuống mức độ nhẹ). 
- Xây dựng kế hoạch tương lai cho bệnh nhân và 
thực hành: Bệnh nhân đáp ứng tốt với các tình huống 
được đặt ra trong tương lai (biết cách sử dụng các kỹ 
năng về nhận thức, hành vi, thư giãn đã được học để 
ứng dụng các tình huống xảy ra trong tương lai). 
6. Kết luận 
Sau gần 3 tháng điều trị bệnh nhân bằng liệu pháp 
nhận thức hành vi, mức độ trầm cảm của bệnh nhân 
giảm rõ rệt, bệnh nhân ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn, duy 
trì sinh hoạt bình thường trở lại, vui vẻ và cởi mở với 
mọi người. Liệu pháp nhận thức hành vi có kết quả tốt 
với bệnh nhân trầm cảm. 
Tài liệu tham khảo 
 Nguyễn Thị Hồng Nhung 
74 
[1] Nguyễn Viết Thiêm, Trần Viết Nghị, Lã Thị Bưởi 
và CS (2001), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các 
rối loạn trầm cảm tại một số quần thể cộng đồng”, 
Nội san Tâm thần học Hà Nội, Tr 19 – 23 
[2] Tổ chức Y tế Thế giới (1992), “Rối loạn khí sắc”, 
Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn 
tâm thần và hành vi, Mô tả lâm sàng và nguyên 
tắc chỉ đạo chẩn đoán, Nhà xuất bản Y học, Hà 
Nội. 
[3] Trần Như Minh Hằng (2012), “Nghiên cứu hiệu 
quả của liệu pháp nhận thức hành vi và các yếu tố 
liên quan trong điều trị bệnh nhân trầm cảm”. 
[4] Ansseau M., Fischler. B et al (2008), 
“Socioeconomic correlates of generalized anxiety 
disorder and major depression in primary care: the 
GADIS II study (generalized anxiety and 
depression impact SURVEY II)”, Depression and 
Anxiety 25: 506-513). 
[5] Elkin I., Shea M.T, Watkin J.T, et al (1989), 
“National institute of mental health treatment of 
depression collaborative research program: 
general effectiveness and treatments”, Arch Gen 
Psychiatry, 46: 971-982). 
[6] Haby M. M., M. Donnelly, et al. (2006), 
“Cognitive behavioural therapy for depression, 
panic disorder and generalized anxiety disorder: a 
meta-regression of factors that may predict 
outcome”, Australian and New Zealand Journal of 
Psychiatry, 40(1): 9-19). 
[7] Weissman M. M., Bland R.C, Canino G.J et al 
(1996), “CrossNational Epidemiology of Major 
Depression and Bipolar Disorder”, JAMA, 
276:293-299).
APPLYING COGNITIVE BEHAVIOURAL THERAPY TO THE TREATMENT OF PATIENTS 
WITH DEPRESSION AT DANANG FAMILY RESEARCH AND PSYCHOLOGICAL 
CONSULTATION COMPANY 
Abstract: In the world, much reseach has been done in cognitive behavioural therapy for patients with depression, which is still 
something novel in Vietnam. This paper introduces a case in which the cognitive behavioural therapy has been used for a patient with 
depression. it also presents the concepts of depression and cognitive behavioral therapy, describes the case, identifies the causes of 
the problems from many different approaches, points out the process of a therapy session, the objectives and contents of each 
therapy session as well as the final outcome of the therapy. This article not only provides a step-by-step description of the cognitive 
behavioural therapy but also helps us realize the weekly progress of the patient. The final result of the therapy is a quantitative one, 
with a big difference between the input point and the output point, bringing joy to both the patient and the therapist. 
 Key words: depression; cognitive behavioural therapy; treatment; Family Research and Psychological Consultation Company; 
Danang 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_lieu_phap_nhan_thuc_hanh_vi_trong_tri_lieu_benh_nha.pdf