Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm ThinPrep

Pap ở 700 phụ nữ bán dâm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Kết quả cho thấy có 26,4%

phụ nữ bán dâm nhiễm HPV và 13,6% có kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap bất thường. Những phụ nữ

bán dâm nhiễm bất kỳ týp HPV có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,8 lần so

với người không nhiễm. Phụ nữ bán dâm có tiền sử phụ khoa có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung

bất thường cao hơn 1,9 lần so với người không có. Tỷ lệ nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap

bất thường ở phụ nữ bán dâm ở mức cao. Công tác truyền thông về HPV, ứng dụng xét nghiệm ThinPrep

Pap cần được xây dựng phù hợp cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những người có tiền sử phụ khoa.

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 1

Trang 1

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 2

Trang 2

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 3

Trang 3

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 4

Trang 4

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 5

Trang 5

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 6

Trang 6

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 7

Trang 7

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8500
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Tỷ lệ nhiễm hpv và kết quả xét nghiệm thinprep pap của phụ nữ bán dâm ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
78 TCNCYH 142 (6) - 2021
TỶ LỆ NHIỄM HPV VÀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM THINPREP PAP 
CỦA PHỤ NỮ BÁN DÂM Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NĂM 2018
Lê Anh Tuấn1, , Nguyễn Vân Trang1, Đặng Đức Anh1, Vũ Thị Nhung2,
Nguyễn Thị Thúy Hằng2, Lê Minh Đức2, Trình Thị Mai Lê2, Vũ Thị Huệ2
1Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
2Đại học Y Hà Nội
Từ khóa: HPV, phụ nữ bán dâm, xét nghiệm ThinPrep Pap, Việt Nam.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm ThinPrep 
Pap ở 700 phụ nữ bán dâm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Kết quả cho thấy có 26,4% 
phụ nữ bán dâm nhiễm HPV và 13,6% có kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap bất thường. Những phụ nữ 
bán dâm nhiễm bất kỳ týp HPV có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,8 lần so 
với người không nhiễm. Phụ nữ bán dâm có tiền sử phụ khoa có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung 
bất thường cao hơn 1,9 lần so với người không có. Tỷ lệ nhiễm HPV và kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap 
bất thường ở phụ nữ bán dâm ở mức cao. Công tác truyền thông về HPV, ứng dụng xét nghiệm ThinPrep 
Pap cần được xây dựng phù hợp cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những người có tiền sử phụ khoa.
Tác giả liên hệ: Lê Anh Tuấn
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
Email: lat@nihe.org.vn 
Ngày nhận: 12/05/2021
Ngày được chấp nhận: 24/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một bệnh lý 
nguy hiểm, đứng thứ ba trong các loại ung thư 
thường gặp ở nữ giới.1 Human papillomavirus 
(HPV) là một tác nhân đóng vai trò quan trọng 
trong nguyên nhân gây UTCTC. Nhằm giảm 
thiểu gánh nặng bệnh tật do UTCTC gây ra, 
nhiều chương trình khám sàng lọc, phát hiện 
sớm UTCTC đã được triển khai, thông qua 
các xét nghiệm tế bào học được lấy ra từ cổ tử 
cung, kiểm tra bằng mắt thường lớp bề mặt cổ 
tử cung hoặc phát hiện DNA HPV. 
Phụ nữ bán dâm (PNBD) là nhóm có nguy 
cơ cao nhiễm HPV do họ có quan hệ tình dục 
(QHTD) với nhiều bạn tình, hiểu biết về HPV 
chưa đầy đủ, tuy nhiên các nghiên cứu về 
HPV trên đối tượng này còn hạn chế. Theo 
các nghiên cứu tại Trung Quốc và Bỉ, tỷ lệ 
nhiễm HPV ở PNBD lần lượt là là 61,9%; 
41,7%.2,3 Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV ở nữ 
giới trong cộng đồng tại một số thành phố lớn 
dao động từ 5,13-12%; trong khi tỷ lệ nhiễm 
HPV ở PNBD là 51,5%.4–6 Trong các phương 
pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung, xét 
nghiệm ThinPrep Pap là phương pháp hiện 
đại, có độ chính xác cao trong việc phát hiện 
các tế bào tiền UTCTC, giảm tỷ lệ âm tính giả 
so với phương pháp pap truyền thống.7–9 Tuy 
nhiên xét nghiệm này chưa được phổ biến 
rộng rãi và hầu hết các trường hợp ung thư 
chưa được phát hiện ngày nay là ở những 
phụ nữ chưa từng được xét nghiệm sàng 
lọc.10 Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 
sàng lọc UTCTC, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu này với mục tiêu mô tả tỷ lệ nhiễm HPV, 
kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap ở phụ nữ 
bán dâm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 
(TPHCM) năm 2018.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
79TCNCYH 142 (6) - 2021
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Là PNBD, với các tiêu chuẩn lựa chọn sau: 
có QHTD đổi lấy tiền hoặc đồ ít nhất một lần 
trong tháng qua; bao gồm PNBD đường phố 
(gặp khách chủ yếu trên đường phố) và PNBD 
nhà hàng (gặp khách hàng chủ yếu ở các địa 
điểm vui chơi giải trí, nhà hàng, tiệm massage 
hoặc khách sạn); từ 18-50 tuổi; tự nguyện tham 
gia nghiên cứu, đồng ý cho khám và lấy mẫu 
xét nghiệm HPV.
Những người khi tham gia nảy sinh bất kỳ 
tình huống vi phạm thỏa thuận tham gia, gây 
mất an toàn, khó khăn cho việc diễn giải kết 
quả hoặc trở ngại cho việc thực hiện các mục 
tiêu được loại khỏi nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
N =
Z21-α/2 x p x (1-p) x D
d2
Trong đó, Z: hệ số tin cậy, alpha = 0,05, Z(1 
- a/2) = 1,96 cho kiểm định 2 phía; d: độ chính 
xác tuyệt đối, d = 5%; p: tỷ lệ nhiễm HPV ước 
tính trong nhóm PNBD: 50%-85%;11,12 95% CI 
0.42 – 0.93 D: hệ số thiết kế, D = 2.
Dựa theo công thức trên, cỡ mẫu của nghiên 
cứu gồm 668 PNBD. Dự phòng 5% đối với lỗi 
xảy ra khi thu thập mẫu hoặc không trả lời câu 
hỏi phỏng vấn nên nghiên cứu đã tuyển chọn 
700 PNBD.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn 
mẫu hai giai đoạn. Đầu tiên, dựa trên kết quả 
lập bản đồ, lựa chọn có chủ đích 4 trong số 30 
quận/huyện ở Hà Nội và 5 trong số 24 quận/
huyện ở TPHCM có số PNBD ước tính cao 
nhất. Sau đó, cỡ mẫu mục tiêu cho từng quận 
được xác định dựa trên tỷ lệ thuận với kích cỡ 
quần thể PNBD ước tính. Địa điểm và cỡ mẫu 
cụ thể tại các quận là Đống Đa (93), Hai Bà 
Trưng (85), Tây Hồ (100), Hoàng Mai (72) ở Hà 
Nội và quận 1 (121), quận 4 (36), quận 5 (90), 
Bình Thạnh (43), Bình Chánh (60) ở TPHCM.
Biến số/chỉ số
Biến phụ thuộc gồm kết quả tế bào cổ tử 
cung (TBCTC) bình thường và bất thường. 
Biến độc lập gồm nhóm tuổi, trình độ học 
vấn, tiền sử phụ khoa, thực trạng nhiễm HPV.
Quy trình tiến hành nghiên cứu
Mỗi đối tượng nghiên cứu đã được khám 
lâm sàng phần phụ để lấy mẫu quệt âm đạo. 
Với mỗi mẫu, tiến hành tách chiết thành 2 phần, 
1 phần để xét nghiệm ThinPrep Pap, 1 phần để 
xét nghiệm định týp HPV. Mẫu bệnh phẩm xét 
nghiệm ThinPrep Pap được chuyển Bệnh viện 
Phụ sản Trung ương thực hiện và đọc kết quả. 
3. Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập theo ứng dụng 
Kobotoolbox và phân tích bằng phần mềm 
Stata 14.0. Các thống kê mô tả được sử dụng 
như tần suất, tỷ lệ phần trăm, số trung bình, độ 
lệch chuẩn. Kiểm định Fisher’s exact test và mô 
hình hồi quy đơn biến được lựa chọn để kiểm 
định các mối liên quan.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2017 
đến tháng 4/2018 tại Hà Nội và TPHCM, là 2 
thành phố lớn có số lượng PNBD ước tính lớn 
nhất nước.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ các quy trình bảo 
mật thông tin như sử dụng mã số, không thu 
thập thông tin cá nhân, đối tượng tự nguyện 
đồng ý tham gia nghiên cứu. Đề cương, quy 
trình nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong 
nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh dịch 
tễ Trung ương xem xét và phê duyệt (số IRB-
VN01057-01/2016 ngày 25/01/2016).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
80 TCNCYH 142 (6) - 2021
III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Hà Nội (n, %) TPHCM (n, %) Chung (n, %)
Tuổi (trung bình ± ĐLC) 34,7 ± 7,0 38,2 ± 8,4 36,5 ± 7,9
Nhóm tuổi (%) n = 350 n = 350 n = 700
≤ 20 tuổi 11 (3,1) 4 (1,1) 15 (2,1)
21 - 29 tuổi 73 (20,9) 58 (16,6) 131 (18,7)
30 – 39 tuổi 172 (49,1) 125 (35,7) 297 (42,4)
40 - 49 tuổi 94 (26,9) 130 (37,1) 224 (32,0)
50 - 59 tuổi 0 (0) 33 (9,4) 33 (4,7)
Trình độ học vấn (%) n = 350 n = 350 n = 700
Không đi học 5 (1,4) 22 (6,3) 27 (3,9)
Tiểu học 51 (14,6) 147 (42,0) 198 (28,3)
THCS 159 (45,4) 123 (35,1) 282 (40,3)
THPT/Trung cấp nghề 114 (32,6) 54 (15,4) 168 (24,0)
Cao đẳng/đại học/sau đại học 21 (6,0) 4 (1,2) 25 (3,6)
Có tiền sử phụ khoa (%) n = 347 n = 287 n = 634
Có 119 (34,3) 61 (21,3) 180 (28,4)
Không 228 (65,7) 226 (78,8) 454 (71,6)
ĐLC: độ lệch chuẩn; THCS: trung học cơ sở; THPT: trung học phổ thông
Tuổi trung bình của PNBD là 36,5 tuổi. Tại Hà Nội, PNBD trong nhóm 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao 
nhất với 49,1%, tuy nhiên tại TPHCM nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 40 - 49 tuổi với 37,1%. 
Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất của PNBD tại Hà Nội là THCS với 45,4%, tuy nhiên tiểu học 
chiếm tỷ lệ cao nhất tại TPHCM với 42,0%. Tỷ lệ PNBD có tiền sử phụ khoa ở Hà Nội cao hơn 
TPHCM với tỷ lệ lần lượt là 34,3% và 21,3%.
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm HPV của đối tượng nghiên cứu (n = 698)
Tình trạng nhiễm Hà Nội (n = 349) TPHCM (n = 349) Chung (n = 698)
Không (n, %) 252 (72,2) 262 (75,1) 514 (73,6)
Có (n, %) 97 (27,8) 87 (24,9) 184 (26,4)
Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HPV của PNBD tại Hà Nội và TPHCM chiếm xấp xỉ 1/4 tổng đối 
tượng nghiên cứu. Trong đó, PNBD tại Hà Nội (27,8%) có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn TPHCM (24,9%).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
81TCNCYH 142 (6) - 2021
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm tế bào bằng phương pháp ThinPrep Pap (n = 700)
Kết quả xét nghiệm
Hà Nội
(n = 350)
TPHCM
(n = 350)
Chung
(n = 700)
Phiến đồ bình thường 298 (85,1) 307 (87,7) 605 (86,4)
Tế bào vảy không điển hình (ASC) 36 (10,3) 16 (4,6) 52 (7,4)
Tổn thương nội biểu mô vảy độ thấp 
(LSIL)
7 (2,0) 12 (3,4) 19 (2,7)
Tổn thương tế bào gai không điển hình-
không loại trừ HSIL (ASC-H)
0 (0) 4 (1,1) 4 (0,6)
Tổn thương nội biểu mô vảy độ cao 
(HSIL)
5 (1,4) 10 (2,9) 15 (2,1)
Ung thư biểu mô vảy 1 (0,3) 0 (0) 1 (0,1)
Không xác định 3 (0,9) 1 (0,3) 4 (0,6)
Kết quả bảng 3 chỉ ra, tỷ lệ PNBD có kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap test bất thường là 14,9% 
tại Hà Nội và 12,3% tại TPHCM. Tỷ lệ PNBD có chẩn đoán ASC tại Hà Nội cao gấp đôi so với 
TPHCM và có 1 PNBD tại Hà Nội được chẩn đoán ung thư biểu mô vảy.
Bảng 4. Mối liên quan giữa thực trạng nhiễm HPV và kết quả ThinPrep Pap
Đặc điểm
TBCTC bình 
thường (n, %)
TBCTC bất 
thường (n, %)
OR (95% CI)
Nhiễm bất kỳ týp HPV nào n = 604 n = 94
3,8 (2,4 – 5,9)Không 469 (91,3) 45 (8,8)
Có 135 (73,4) 49 (26,6)
Nhiễm bất kỳ týp HPV nguy cơ cao n = 604 n = 93
4,2 (2,6 - 6,8)Không 519 (90,4) 55 (9,6)
Có 85 (69,1) 38 (30,9)
Nhiễm bất kỳ týp HPV nguy cơ thấp n = 604 n = 94
1,7 (0,99 - 2,9)Không 516 (87,6) 73 (12,4)
Có 88 (80,7) 21 (19,3)
TBCTC: tế bào cổ tử cung; OR: tỷ số chênh; 95% CI: khoảng tin cậy 95%
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
82 TCNCYH 142 (6) - 2021
Bảng 4 chỉ ra rằng những PNBD nhiễm bất kỳ type HPV nào sẽ có kết quả xét nghiệm kết quả 
tế bào CTC bất thường cao gấp 3,8 lần so với người không nhiễm. PNBD nhiễm bất kỳ type HPV 
nguy cơ cao nào sẽ có kết quả xét nghiệm kết quả tế bào CTC bất thường cao gấp 4,2 lần so với 
người không nhiễm.
Bảng 5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap ở PNBD
Đặc điểm
TBCTC bình thường 
n (%)
TBCTC bất thường 
n (%)
OR (95% CI)
Nhóm tuổi
≤ 20 tuổi 13 (86,7) 2 (13,3) -
21 - 29 tuổi 106 (80,9) 25 (19,1) 1,5 (0,3-7,2)
30 - 39 tuổi 255 (85,9) 42 (14,1) 1,1 (0,2-4,9)
40 - 49 tuổi 199 (88,8) 25 (11,2) 0,8 (0,2-3,8)
50 - 59 tuổi 32 (97,0) 1 (3,0) 0,2 (0,0-2,4)
Trình độ học vấn
Dưới THPT 449 (88,7) 58 (11,4)
1,8 (1,2 – 2,9)
Từ THPT trở lên 156 (82,1) 37 (17,9)
Có tiền sử phụ khoa
Không 405 (89,6) 49 (10,8)
33 (18,3)
Có 147 (82,1) 33 (18,3)
TBCTC: tế bào cổ tử cung; OR: tỷ số chênh; 95% CI: khoảng tin cậy 95%
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap với trình độ học vấn 
và tiền sử phụ khoa. Cụ thể, đối tượng PNBD có trình độ học vấn từ THPT trở lên có kết quả xét 
nghiệm tế bào CTC bất thường cao hơn 1,8 lần so với đối tượng dưới THPT và đối tượng PNBD có 
tiền sử phụ khoa có kết quả xét nghiệm tế bào CTC bất thường cao hơn 1,9 lần so với đối tượng 
không có tiền sử phụ khoa. Không tìm thấy mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê giữa kết quả xét 
nghiệm ThinPrsep Pap với nhóm tuổi.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng 
có 26,4% PNBD nhiễm HPV và 13,6% PNBD có 
kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap bất thường. 
PNBD nhiễm bất kỳ type HPV nào có kết quả 
xét nghiệm tế bào CTC bất thường cao gấp 3,8 
lần so với người không nhiễm. Trình độ học vấn 
và tiền sử phụ khoa là hai yếu tố có ảnh hưởng 
đến kết quả xét nghiệm ThinPrep Pap.
Tuổi trung bình của PNBD là 36,5 tuổi. Nhóm 
tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu từ 30-39 tại Hà Nội và 
40-49 tại TPHCM. Đây là lứa tuổi có nhiều biến 
đổi về tế bào làm tăng nguy cơ tiền ung thư và 
ung thư CTC nên cần chiến lược sàng lọc và 
điều trị kịp thời. Kết quả này có sự tương đồng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
83TCNCYH 142 (6) - 2021
với nghiên cứu của tác giả Sebastian Wardak 
năm 2016 khi chỉ ra nhóm tuổi PNBD chiếm 
tỷ lệ cao nhất là 31-40 tuổi, xếp sau là nhóm 
41-50 tuổi.2 Trình độ học vấn chủ yếu là trung 
học cơ sở (THCS) tại Hà Nội và tiểu học tại 
TPHCM. Với kết quả này, việc PNBD tìm hiểu 
và tiếp cận kiến thức về UTCTC khi nhân viên y 
tế phỏng vấn trao đổi và tư vấn có thể còn hạn 
chế. Tỷ lệ PNBD có tiền sử phụ khoa ở Hà Nội 
cao hơn TPHCM (34,3%; 21,3%). Điều này cho 
thấy nên tập trung truyền thông về kiến thức 
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng, 
đặc biệt là ở Hà Nội.
Với kết quả 26,4% PNBD nhiễm HPV, tỷ lệ 
này có sự khác biệt với các nghiên cứu trong 
quá khứ, cụ thể thấp hơn với kết quả của các 
nghiên cứu ở PNBD ở tỉnh Hải Phòng năm 2011 
là 51,5%, Trung Quốc năm 2015 là 61,09%, Bỉ 
năm 2016 là 41,7%.2,3,6 Sự khác biệt này có 
thể được lý giải rằng thời gian nghiên cứu thực 
hiện của chúng tôi vào năm 2018, khi thông tin 
về HPV được tuyên truyền phổ biến hơn tại 
Việt Nam. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của 
chúng tôi ở 2 thành phố lớn nhất của Việt Nam 
nên điều kiện tiếp nhận thông tin và dịch vụ y 
tế tốt hơn so với những thành phố khác. Tỷ lệ 
xét nghiệm tế bào bằng phương pháp ThinPrep 
Pap test có kết quả bất thường chiếm 13,6%, 
trong đó Hà Nội có tỷ lệ cao hơn so với TPHCM. 
Ngoài ra, tỷ lệ PNBD có chẩn đoán ASC tại Hà 
Nội cao gấp đôi so với TPHCM và có 1 PNBD 
tại Hà Nội được chẩn đoán ung thư biểu mô 
vảy. Sự khác biệt này được giải thích là do tỷ 
lệ nhiễm các type HPV khác nhau của hai địa 
điểm. Nghiên cứu của Vũ Hoàng Lan phát hiện 
được 18 loại, trong đó 5 loại HPV có tỉ lệ hiện 
mắc cao nhất ở Hà Nội là HPV 16, 18, 58, 81 và 
45 và 5 loại có tỉ lệ hiện mắc cao nhất ở TPHCM 
là HPV 18, 11, 16, 58 và 70.13 Dễ thấy ở Hà Nội, 
tất cả các type HPV đều thuộc nhóm nguy cơ 
cao và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này.
Khi xem xét mối liên quan giữa thực trạng 
nhiễm HPV và kết quả ThinPrep Pap, PNBD 
nhiễm bất kỳ týp HPV nào có kết quả xét 
nghiệm kết quả tế bào CTC bất thường cao 
gấp 3,8 lần so với người không nhiễm. Điều 
này có thể thấy rằng việc nhiễm HPV và kết 
quả xét nghiệm ThinPrep Pap dường như có 
mối liên quan rõ rệt. Các nghiên cứu trước 
đây cũng đã chỉ ra rằng nhiễm HPV gây nên 
biến đổi tế bào dẫn tới nguy cơ UTCTC.14,15 
Mặt khác, phương pháp ThinPrep Pap có 
độ nhạy, độ đặc hiệu cao vì vậy cho kết quả 
chính xác. Việc kết hợp cả hai xét nghiệm là 
cần thiết khi muốn phát hiện các thay đổi tiền 
ung thư, ung thư và viêm tử cung một cách rõ 
ràng nhất. Ngoài ra, khi xem xét giữa kết quả 
ThinPrep Pap và các yếu tố liên quan, chúng 
tôi thấy rằng PNBD có trình độ học vấn từ 
trung học phổ thông (THPT) trở lên có kết quả 
xét nghiệm tế bào CTC bất thường cao hơn 
1,8 lần so với đối tượng dưới THPT. Điều này 
có thể lý giải do nhóm phụ nữ có trình độ học 
vấn cao có ý thức chăm sóc sức khỏe hơn, 
họ có xu hướng đến khám sức khỏe nhiều 
hơn do đó tỷ lệ phát hiện bất thường cao hơn. 
Đối với những phụ nữ có tiền sử phụ khoa 
thì khả năng các yếu tố nguy cơ xâm nhập, 
làm tổn thương sẽ nhanh và mạnh hơn so với 
những người bình thường, nên tỷ lệ kết quả 
xét nghiệm ThinPrep Pap bất thường ở đối 
tượng này cao hơn 1,9 lần. Kết quả khi xem 
xét giữa xét nghiệm ThinPrep Pap và các yếu 
tố liên quan ở nghiên cứu của chúng tôi có 
sự khác biệt với nghiên cứu ở Bỉ khi họ chỉ 
ra rằng là tuổi của đối tượng và việc thường 
xuyên quan hệ với bạn tình là những yếu tố 
tác động đến kết quả của xét nghiệm ThinPrep 
Pap.3 Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn 
chế, đối tượng nghiên cứu là người dễ bị tổn 
thương, quá trình chọn mẫu thuận tiện dẫn 
đến khả năng đại diện chưa cao.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
84 TCNCYH 142 (6) - 2021
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm HPV và tỷ lệ kết quả ThinPrep 
Pap bất thường ở PNBD tại Hà Nội và thành 
phố Hồ Chí Minh đang ở mức cao lần lượt 
chiếm 26,4%; 13,6%. PNBD nhiễm bất kỳ type 
HPV nào có kết quả xét nghiệm kết quả TBCTC 
bất thường cao gấp 3,8 lần so với người không 
nhiễm. Trình độ học vấn và tiền sử phụ khoa 
là hai yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả xét 
nghiệm ThinPrep Pap. Không tìm thấy mối liên 
quan nào có ý nghĩa thống kê giữa kết quả xét 
nghiệm thinprsep pap với nhóm tuổi. Công tác 
truyền thông về HPV, ứng dụng xét nghiệm 
ThinPrep Pap cần được xây dựng phù hợp cho 
từng nhóm đối tượng, đặc biệt là những PNBD 
có tiền sử phụ khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO. Human papillomavirus (HPV) and 
cervical cancer, https://www.who.int/news-
room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-
(hpv)-and-cervical-cancer, accessed March 16, 
2020.
2. Jia H, Wang X, Long Z, et al. Human 
papillomavirus infection and cervical dysplasia 
in female sex workers in Northeast China: 
an observational study. BMC Public Health. 
2015;15(1):695.
3. Vorsters A, Cornelissen T, Leuridan 
E, et al. Prevalence of high-risk human 
papillomavirus and abnormal pap smears in 
female sex workers compared to the general 
population in Antwerp, Belgium. BMC Public 
Health. 2016;16:477.
4. Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp. Nghiên cứu 
tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng phụ nữ Hà Nội, 
tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học 
TP Hồ Chí Minh. 2009;13(1):185-189.
5. Vũ Thị Nhung. Khảo sát tình hình nhiễm 
các typ HPV ở phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh 
bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Báo cáo tại Hội 
thảo đánh giá nhu cầu xây dựng chương trình 
phòng chống ung thư cổ tử cung tại Việt Nam. 
Published online 2007.
6. Hoàng Thị Thanh Huyền, Tạ Thành Văn, 
Phạm Văn Thức. Human Papillomavirus và các 
bệnh lây truyền qua đường tình dục trên gái 
mại dâm tại miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Y học 
Việt Nam. 2011;1:40-44.
7. Linder J, Zahniser D. The ThinPrep Pap 
test. A review of clinical studies. Acta Cytol. 
1997;41(1):30-38. doi:10.1159/000332302
8. Guidos B, Selvaggi S. Use of the Thin Prep 
Pap Test in clinical practice. Diagn Cytopathol. 
1999;20(2):70-73.
9. Duggan M, Khalil M, Brasher P, et al. 
Comparative study of the ThinPrep Pap test 
and conventional cytology results in a Canadian 
cohort. Cytopathology. 2006;17(2):73-81.
10. The National Institutes of Health 
(NIH) Consensus Development Program: 
Cervical Cancer, https://consensus.nih.
gov/1996/1996cervicalcancer102html.htm, 
accessed May 10, 2021.
11. Hernandez B, Vu N. Cervical human 
papillomavirus infection among female sex 
workers in southern Vietnam. Infect Agent 
Cancer. 2008;3:7.
12. Hoang T, Ishizaki A, Nguyen C, et al. 
Infection with high-risk HPV types among 
female sex workers in northern Vietnam. J Med 
Virol. 2013;85(2):288-294.
13. Vũ Hoàng Lan. Điều tra dịch tễ học tình 
hình nhiễm HPV của phụ nữ tại hai quận thuộc 
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Published 
online 2010.
14. Hu Z, Ma D. The precision prevention 
and therapy of HPV - related cervical cancer: 
new concepts and clinical implications. Cancer 
Med. 2018;7(10):5217-5236.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
85TCNCYH 142 (6) - 2021
15. Wardak S. Human Papillomavirus (HPV) 
and cervical cancer. Med Dosw Mikrobiol. 
2016;68(1):73-84.
Summary
HPV PREVALENCE AND THINPREP PAP TEST RESULTS AMONG 
FEMALE SEX WORKERS IN HANOI AND HO CHI MINH CITY IN 2018
A cross-sectional study was conducted in Hanoi and Ho Chi Minh city in 2018 to describe the 
HPV prevalence and ThinPrep Pap test results among 700 female sex workers. The results showed 
that 26.4% of female sex workers infected with HPV and 13.6% of them had abnormal ThinPrep 
Pap test results. Female sex workers who had a history of gynecology abnormality had 1.8 times 
higher abnormal ThinPrep Pap test results than those without the history. HPV prevalence and 
abnormal ThinPrep Pap test results among female sex workers were at high level. Education about 
HPV and ThinPrep Pap test application should be tailored for each target group, especially those 
with a history of gynecology.
Keywords: HPV, female sex workers, ThinPrep Pap test, Vietnam.

File đính kèm:

  • pdfty_le_nhiem_hpv_va_ket_qua_xet_nghiem_thinprep_pap_cua_phu_n.pdf