Tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
Xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020 Website: yhoccongdong.vn 35 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 học sinh Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu định lượng được thu thập bằng bộ câu hỏi, phiếu thông tin và bảng kiểm được xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức. Kết quả: Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở mắc cận thị 29,4%. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố học lực, tiền sử mắc bệnh về mắt, bàn ngồi học, đọc truyện trong giờ giải lao, tư thế ngồi viết bài, ánh sáng chỗ ngồi học ở nhà, thói quen vừa nằm vừa học, xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử có liên quan quan đến cận thị ở học sinh trung học cơ sở. Từ khóa: Cận thị, học sinh, trung học cơ sở. ABTRACT: PROTECTIVE RATIO AND SOME RELATED FACTORS IN STUDENTS OF TRAN HUNG DAO SECONDARY SCHOOL, THANH HANH WARD, DISTRICT 12, HO CHI MINH CITY, YEAR 2019 Objectives: Identify myopia rate and analyze some factors related to myopia in Tran Hung Dao Secondary School’s students, Thanh Loc Ward, District 12, Ho Chi Minh City in 2019 Methods: Cross-sectional descriptive study on 384 students at Tran Hung Dao Secondary School, Thanh Loc Ward, District 12, Ho Chi Minh City. Quantitative data was collected using questionnaires, information sheets and checklists built, tested and completed before being included in the official study. Results: The percentage of secondary school students with myopia is 29.4%. The study found academic factors, a history of eye disease, a study desk, reading stories at recess, sitting posture, lighting at home, a habit of lying down to study, and watching. television, play video games related to myopia in junior high school students. Keywords: Myopia, student, secondary school. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cận thị đang là một vấn đề xã hội ngày càng phổ biến, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2015, trên thế giới có trên 253 triệu người mù và suy giảm thị lực, trong đó có 36 triệu người mù, 217 triệu người suy giảm thị lực ở mức trung bình hoặc nặng (khoảng 19 triệu trẻ em) [7]. Cận thị là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực, dễ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể sớm và tăng nhãn áp. Giảm thị lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng khó khăn trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thị giác [8]. Cận thị thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em thuộc độ tuổi đi học và tiến triển theo phát triển của mắt. Cận thị diễn tiến từ từ và khó phát hiện nếu người lớn không để ý tuy nhiên cận thị là một tật khúc xạ hoàn toàn có thể phòng ngừa [1], do đó, xác định tỷ lệ cận thị ở học sinh có vai trò quan trọng trong chương trình can thiệp giảm tỷ lệ cận thị học đường là vô cùng cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Ngày nhận bài: 01/10/2019 Ngày phản biện: 06/10/2019 Ngày duyệt đăng: 02/11/2019 TỶ LỆ CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN HƯNG ĐẠO, PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 Nguyễn Bá Chúc1, Võ Thị Kim Anh2 1. Bệnh viện Đa khoa Nam Anh, Bình Dương SĐT: 0908771147, nguyenbachuccnp@gmail.com 2. Trường Đại học Thăng Long SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020 Website: yhoccongdong.vn36 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: n = Z 2 1-α /2 p(1-p) d 2 Trong đó: n là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý; Z 1-α/2 =1,96 trị số phân phối chuẩn, α = 0,05 sai lầm loại I; d: =0,05 với độ chính xác mong muốn 95%; p=0,615 là tỷ lệ học sinh trung học cơ sở mắc cận thị ước lượng theo nghiên cứu trước đó [3]. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n=364 học sinh. Thực tế chúng tôi chọn 384 học sinh. Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng theo tỷ lệ với đơn vị tầng là khối lớp, sau đó chọn lớp ngẫu nhiên trong mỗi khối. Học sinh mỗi lớp được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Đối tượng nghiên cứu được chọn bao gồm 170 học sinh lớp 6, 52 học sinh lớp 7, 83 học sinh lớp 8 và 79 học sinh lớp 9. Công cụ thu thập thông tin: Phiếu khám mắt để ghi thông tin sau khi khám mắt bằng bảng đo thị lực nhìn xa Snellen và máy đo khúc xạ. Bảng kiểm quan sát tư thế viết bài và bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo, hiệu chỉnh và hoàn thiện sau khi tiến hành phỏng vấn thử. Thu thập thông tin: Bác sĩ tiến hành khám mắt và đo thị lực bằng bảng đo thị lực nhìn xa Snellen, ghi kết quả vào phiếu thông tin, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn sau khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Tiến hành quan sát, đánh giá tư thế viết bài của đối tượng nghiên cứu theo bảng kiểm do nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện. Chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá: Thực trạng cận thị ở học sinh trung học cơ sở được đánh giá qua các chỉ số: tỷ lệ mắc cận thị, tỷ lệ mắc cận thị mắt phải, tỷ lệ mắc cận thị mắt trái, tỷ lệ mắc cận thị cả 2 mắt và tỷ lệ các mức độ cận thị ở học sinh. Các nhóm yếu tố được đưa vào nhằm xác định mối liên quan đến tật cận thị bao gồm tiền sử gia đình, thói quen học tập ở trường của học sinh, thói quen sinh hoạt ở nhà, điều kiện vệ sinh học đường. Xử lý và
File đính kèm:
- ty_le_can_thi_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_hoc_sinh_truong_t.pdf