Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về công bằng của Người được thể hiện như một trong những mục tiêu, khát vọng của mỗi người dân trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng
78 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng Đỗ Thị Kim Hoa1 1 Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: hoatuanphuc@gmail.com Nhận ngày 23 tháng 9 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2019. Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về công bằng của Người được thể hiện như một trong những mục tiêu, khát vọng của mỗi người dân trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, công bằng là mục tiêu quan trọng của sự phát triển xã hội. Để thực hiện công bằng xã hội thì phải phân phối theo lao động, đồng thời, phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ, giữa công và tư, phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam. Từ khóa: Công bằng, Hồ Chí Minh, phân phối. Phân loại ngành: Triết học Abstract: Ho Chi Minh Thought is a comprehensive and profound system of views on the fundamental issues of the Vietnamese revolution. In particular, his idea of equity is expressed as one of the goals and aspirations of every citizen in the cause of struggle and building socialism in Vietnam. According to Ho Chi Minh, equity is an important goal of social development. To achieve social equity, it is a must to conduct distribution in line with labour, and, at the same time, to handle harmoniously the relationships of interests between employers and workers, between the public and the private, and to distribute via the systems of social security and welfare. Ho Chi Minh Thought on equity is in line with the state-regulated market economy in Vietnam. Keywords: Equity, Ho Chi Minh, distribution. Subject classification: Philosophy 1. Mở đầu Từ buổi bình minh của văn minh nhân loại, các triết gia và học giả đã đề cập đến công bằng. Công bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho xã hội tiến bộ. Aristotle cho rằng, một nhà nước lý tưởng thì phải có công bằng. Theo ông, cả Đỗ Thị Kim Hoa 79 chế độ dân chủ và chế độ quả đầu đều có những khiếm khuyết về công bằng. Ông viết: “Cả quả đầu và dân chủ đều cho rằng công bằng là bình đẳng về phương diện tham gia chính quyền, nhưng theo người dân chủ, đó là sự bình đẳng giữa những người đồng đẳng, chứ không phải bình đẳng cho tất cả mọi người. Trong chế độ quả đầu, sự bất bình đẳng về phương diện tham gia chính quyền, lại được xem là công bằng, nhưng đó là sự công bằng giữa những người không đồng đẳng. Cả hai phe đều không để ý đến một yếu tố quan trọng, đó là khi áp dụng nguyên tắc bình đẳng, họ vừa là đối tượng, vừa là người phán xét. Và người ta, khi dính dáng đến quyền lợi của chính mình, đều không thể nào phán xét cho công minh được”; “trong khái niệm về sự công bằng chứa đựng một mối quan hệ đến con người cũng như vật chất, và một sự phân phối công bằng” [1, tr.170]; “Những ai đóng góp nhiều nhất cho quốc gia phải được thưởng nhiều hơn những người bình đẳng hoặc trội hơn về gốc gác quý tộc hay tự do, hoặc bình đẳng hay trội hơn về tài sản nhưng đức hạnh chính trị kém hơn” [1, tr.174]. Nhiều triết gia khác sau này cũng mong muốn xây dựng một xã hội công bằng. Việc tìm kiếm con đường đạt tới mục tiêu công bằng xuất phát từ những bất công trong thực tiễn. Theo C.Mác, xã hội tư bản chủ nghĩa là bất công vì có tình trạng nhà tư bản bóc lột người lao động làm thuê để xóa bỏ bất công thì phải xóa bỏ chế độ tư hữu và phân phối theo lao động. Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong tư tưởng của Người có tư tưởng về công bằng. Hồ Chí Minh mong muốn cho nước nhà được độc lập, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Người phấn đấu không ngừng nghỉ để đem lại công bằng cho đất nước và cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã kế thừa những tư tưởng về công bằng trong văn hóa Phương Tây và văn hóa Phương Đông, tạo nên tư tưởng về công bằng có giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bài viết này phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của công bằng; về công bằng trong phân phối; về công bằng giữa “chủ và thợ”, giữa “công và tư”, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể; về đối xử công bằng giữa nam và nữ. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của công bằng Theo Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng là mục tiêu quan trọng của sự phát triển xã hội. Mượn lời của cố nhân, Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm của mình trước Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966 về công bằng như sau: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” [4, t.15, tr.224]. “Quần chúng rất thông cảm với hoàn cảnh thiếu hàng, quần chúng chỉ phàn nàn việc phân phối không công bằng” [4, t.15, tr.681]. Nhẽ ra túng thiếu luôn làm cho người ta phải lo lắng, tuy nhiên, thiếu thốn không đáng sợ bằng không công bằng. Nếu không thực hiện được sự công bằng thì lòng dân sẽ không yên. Vì chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân, dân là gốc, nên dân không thuận thì xã hội cũng không phát triển. Câu nói trên không phải là chấp nhận sự nghèo đói và thiếu thốn, mà là khẳng định rằng, công bằng là mục tiêu và động Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 -2019 80 lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Người dân có thể chấp nhận tình cảnh nghèo đói và thiếu thốn khi đất nước bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, nhưng nếu phân phối không công bằng người dân sẽ không chấp nhận. Công bằng bao gồm công bằng về kinh tế, công bằng về chính trị, công bằng về văn hóa - xã hội. Thực hiện công bằng về kinh tế có vai trò hết sức quan trọng. Nó sẽ xóa bỏ được hình thức đặc quyền, đặc lợi đối với cá nhân hay tập thể. Có công bằng về kinh tế thì mới xóa bỏ được sự phân biệt về địa vị xã hội, người dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Có thực hiện công bằng về kinh tế th ... ự công bằng giữa công và tư thì kinh tế mới phát triển tốt. Người cho rằng: “Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị; Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân” [4, t.8, tr.267]. Người hiểu rất rõ kinh tế tư bản tư nhân có thể dẫn đến tình trạng bóc lột, Người viết: “Kinh tế tư bản của tư nhân. Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế” [4, t.8, tr.266]. Người làm kinh tế tư bản tư nhân thường có xu hướng bóc lột công nhân, người làm thuê chứ không phải người làm kinh tế tư bản tư nhân nào cũng bóc lột công nhân. Rõ ràng, Người nhận thấy sự đóng góp của họ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Luận điểm này của Người là một sự vận dụng rất sáng tạo lý luận mácxít vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Hồ Chí Minh chủ trương đối xử công bằng với tất cả các thành phần kinh tế. Tất cả các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh và hưởng lợi một cách công bằng. Đó cũng chính là một yếu tố dân chủ trong kinh tế để đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế. Sự đối xử bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế còn được luật hóa trong Hiến pháp Việt Nam năm 1959. Trong bản sửa đổi Hiến pháp 1959, với tư cách là Trưởng ban sửa đổi Hiến pháp, Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau: sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản” [4, t.12, tr.372]. Luận điểm này cho thấy, Hồ Chí Minh không phủ nhận tự do kinh doanh. Sự thừa nhận thành phần kinh tế tư bản tư nhân bằng Hiến pháp cho thấy rằng, người dân không bị tước mất quyền tự do kinh doanh, tự do làm kinh tế, hoạt dộng kinh doanh của họ được pháp luật bảo vệ. Quyền sở hữu tư liệu Đỗ Thị Kim Hoa 83 sản xuất được đảm bảo công bằng và được tôn trọng bằng Hiến pháp. 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Lợi ích vật chất là yếu tố quan trọng nhất trong việc kích thích tính tích cực của con người (con người ở đây có thể là một người riêng lẻ, một tổ chức xã hội hay cả một cộng đồng dân tộc). Lợi ích cá nhân thì kích thích tính tích cực của cá nhân, lợi ích tập thể thì kích thích tính tích cực của tập thể. Mỗi cá nhân là một thành viên của tập thể, mọi hoạt động của cá nhân đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của một tập thể. Ngược lại, những hoạt động của cá nhân cũng bị quy định bởi sự tồn tại và phát triển của tập thể ấy. Do vậy, để những hoạt động của cá nhân phù hợp với sự phát triển của tập thể thì lợi ích riêng cũng phải phù hợp với lợi ích của tập thể và ngược lại. Chính vì vậy, Người chủ trương: kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Người luôn tôn trọng lợi ích cá nhân, coi đó là một yếu tố không thể thiếu trong việc động viên mỗi người không ngừng phấn đấu, cống hiến cho xã hội. Đồng thời, Người cũng đề cao lợi ích tập thể, lợi ích của toàn xã hội. Trong mối quan hệ này, Hồ Chí Minh nhận định: “Mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn” [4, t.11, tr.610]. Trong mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung thì vai trò quyết định là ở lợi ích chung. Lợi ích của cá nhân luôn gắn liền với lợi ích của tập thể. Trong trường hợp lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, đi ngược lại với lợi ích tập thể thì sớm muộn gì lợi ích riêng của cá nhân cũng phải phục tùng lợi ích chung của tập thể. Đây là một quy tắc dân chủ, thiểu số phải phục tùng đa số. Hơn nữa, nếu lợi ích cá nhân mà cứ cố tình đi ngược lại với lợi ích tập thể thì cá nhân đó sẽ bị rơi vào chủ nghĩa cá nhân, nó sẽ thành trở lực đối với sự phát triển của tập thể, của xã hội. Cá nhân ấy cũng bị loại ra khỏi tập thể ấy, cộng đồng ấy, xã hội ấy, mà sống thì không thể không có tập thể, cộng đồng, xã hội được. Khi tất cả phấn đấu cho mục tiêu chung của tập thể, của dân tộc, thì sẽ có lúc phải hy sinh một phần lợi ích riêng. Song về lâu dài, nếu lợi ích của tập thể, của dân tộc được đảm bảo thì lợi ích cá nhân cũng sẽ được quan tâm, củng cố. Vì thế, Người viết: “Mọi người nhận rõ lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc. Đó là một tiến bộ” [4, t.8, tr.143]. Trong bài “Đạo đức cách mạng” viết năm 1958, Hồ Chí Minh đã phân tích một cách sâu sắc rằng, mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng không thể sống, lao động, học tập và đấu tranh với thiên nhiên, với dịch họa một cách đơn lẻ được. Từng cá nhân nhất định phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội, phải hoà mình vào trong tập thể, vào trong xã hội. Do đó, phải cương Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 -2019 84 quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu” [4, t.11, tr.610]. Nhận thấy vai trò to lớn của việc đảm bảo công bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, Người đã rất chú trọng đến chế độ làm khoán. Chế độ khoán kích thích mạnh mẽ vào tính tích cực, hăng say làm việc của mỗi người. Cái làm cho lợi ích chung được đảm bảo mà lợi ích riêng cũng được quan tâm đúng mức, người lao động không bị thiệt thòi. Chế độ làm khoán là một sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Sau này, chế độ làm khoán không được quan tâm, nhưng Hồ Chí Minh cho rằng, chế độ khoán là cần thiết. Người nói: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng. Công nhân sản xuất nhiều vải, cố gắng nhiều, hưởng được nhiều; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay” [4, t.10, tr.537-538]. Trong khi thực hiện chế độ làm khoán, Người cũng lường trước được những nhược điểm của chế độ làm khoán hay nảy sinh, đó là việc chạy theo số lượng. Chính vì vậy, Người nhắc nhở rằng: “Làm khoán phải nâng cao số lượng, nhưng luôn luôn phải giữ chất lượng” [4, t.10, tr.538]. Làm khoán chính là một sự phân phối công bằng dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Thực hiện chế độ làm khoán là một sự đảm bảo công bằng khá chặt chẽ, thu hút được nhiều sức lực đóng góp của người dân. Đây là một tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh về công bằng. Để đảm bảo công bằng được thực thi một cách hiệu quả, nhất thiết phải chú ý đến việc tham gia góp ý kiến của nhân dân, phải công khai thu chi tài chính và đặc biệt phải có sự kiểm soát của nhân dân tránh các bệnh. Người viết: “Muốn quản lý tốt hợp tác xã, cán bộ quản trị phải dân chủ, tránh quan liêu mệnh lệnh, làm việc gì cũng cần bàn bạc kỹ với xã viên. Làm việc theo lối mệnh lệnh, quan liêu, không dân chủ thì chắc chắn thất bại” [4, t.12, tr.317]; “Làm cho mọi người thật thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể, cùng nhau bàn bạc cách làm ăn, thực hiện quản lý dân chủ và tài chính công khai, chống tham ô, lãng phí” [4, t.14, tr.107]. 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối xử công bằng giữa nam và nữ Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Vậy, đúng ra, Người sẽ chấp nhận sự cam chịu của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng không, với những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người được tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây (nam nữ bình quyền, bình đẳng), Hồ Chí Minh đã thực sự muốn loại bỏ những hủ tục lạc hậu đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ Việt Nam. Người thực sự mong muốn sự công bằng và bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là giữa người chồng và người vợ trong gia đình. Phụ nữ phải được tôn trọng và có quyền như đàn Đỗ Thị Kim Hoa 85 ông. Người viết: “Phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau... Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ thì phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là một điều đáng xấu hổ... Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man” [4, t.15, tr.260]. Hồ Chí Minh nhận thấy, một sự thật đau lòng là người chồng trong gia đình Việt Nam vẫn mang nặng tư duy tiểu tư sản, tư duy gia trưởng phong kiến mà không cấp tiến. Họ tự cho mình cái quyền phán xét người vợ. Không chỉ có thế, người phụ nữ Việt Nam một lòng một dạ thương chồng thương con, đó là một đức tính tốt. Tuy nhiên, đôi khi người phụ nữ lại phục tùng người chồng một cách mù quáng mà không chịu đấu tranh, cả xã hội cũng có cái nhìn lệch lạc về việc đối xử bất công đối với người phụ nữ. Do vậy, Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến việc phụ nữ phải được đối xử công bằng với đàn ông, Người đã viết nhiều bài viết trên Báo Nhân dân nhằm kêu gọi nhân dân bảo vệ quyền của người phụ nữ, tránh cho phụ nữ bị đối xử bất công và pháp luật phải bảo vệ quyền của người phụ nữ. Người viết: “Những cử chỉ tàn nhẫn, dã man như vậy vừa là sự vi phạm pháp luật của nhà nước, vừa trái với tình nghĩa vợ chồng” [4, t.12, tr.706]; rằng, “Điều đáng trách nữa là, trước những hành động xấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ!” [4, t.13, tr.524]. Để có thể chấn chỉnh và thay đổi được quan niệm cũng như khắc phục được tình trạng đó, Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp chính quyền và đoàn thể phải thực hiện một số công việc rất cụ thể như: “Ra sức tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình” [4, t.13, tr.524]. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng là những tư tưởng có giá trị. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta lại càng thấy giá trị to lớn của tư tưởng đó. 7. Kết luận Tóm lại, trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển xã hội nhanh, mạnh như hiện nay, nhận thức của con người càng ngày càng được mở rộng, khát vọng về một xã hội công bằng, bình đẳng sẽ càng được quan tâm hơn, nhu cầu được đối xử công bằng tăng lên rất nhiều so với trước đây. Những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng, dân chủ trong quan hệ và chuẩn mực kinh tế, thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và quyền sở hữu hàng hóa tương ứng, nhấn mạnh sự cần thiết phải phân phối công bằng, bình đằng giữa các đối tượng hoạt động kinh tế, công khai tài chính, giám sát và minh bạch trong quản lý kinh tế, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa nam và nữ... sẽ đáp ứng được phần nào những nhu cầu về công bằng của người dân Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 -2019 86 Việt Nam. Ngay từ những năm đầu đổi mới, trong con mắt của một số nhà quan sát nước ngoài, họ đã nhận thấy, tình cảm và sự kính trọng của người dân Việt Nam dành cho Hồ Chí Minh khác hẳn với các lãnh tụ cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa khác. Họ nhận xét: “Sức mạnh của ông ta không dựa trên nỗi sợ hãi như Joseph Stalin, và ông ta không bao giờ bị đối xử trớ trêu như Leonid Brezhnev. Tôi nghĩ ở đây có sự tôn trọng thực sự đối với Hồ Chí Minh. Họ đang cố gắng tìm kiếm trong các tác phẩm của ông một cái gì đó tương ứng với các chính sách cải cách hiện tại” [6]. Những di sản mà Hồ Chí Minh để lại luôn có tác dụng cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hơn 30 năm qua. Về mặt thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, Việt Nam cần áp dụng tư tưởng ấy một cách tốt hơn nữa. Để thực hiện công bằng xã hội được tốt hơn, hiệu quả hơn, ngoài việc nỗ lực của Đảng và Nhà nước tăng cường củng cố bằng Hiến pháp và pháp luật, thì mỗi người dân cũng cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước, để có được một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tài liệu tham khảo [1] Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội. [2] Nguyễn Minh Hoàn (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học, số 10. [3] C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.8,11,12,15 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Lê Hữu Tầng (2008), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1. [6]https://www.washingtonpost.com/archive/politi cs/1990/05/09/ho-chi-minh-still-a-hero-in- vietnam/9180bc11-e5a0-411a-9f06- ce663c011987/?utm_term=.67499a5795f2
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_cong_bang.pdf