Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019

Mục tiêu: Khảo sát về thực trạng sự cô đơn của người bệnh lao đang điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính, 153 người

bệnh lao đã tham gia điền câu trả lời phiếu khảo sát, trong đó 10 người bệnh đã được chọn để tham gia phỏng vấn sâu.

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 1

Trang 1

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 2

Trang 2

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 3

Trang 3

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 4

Trang 4

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 5

Trang 5

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 6

Trang 6

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2140
Bạn đang xem tài liệu "Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019

Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao tại Bệnh viện phổi Nam Định năm 2019
41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
TRẢI NGHIỆM SỰ CÔ ĐƠN CỦA NGƯỜI BỆNH LAO 
TẠI BỆNH VIỆN PHỔI NAM ĐỊNH NĂM 2019
Nguyễn Thị Khánh1, Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Vũ Thị Minh Phượng1, 
Trần Thị Hồng Hạnh1, Trần Thị Thanh Mai1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Khánh
Email: ntkhanh@ndun.edu.vn
Ngày phản biện: 09/6/2020
Ngày duyệt bài: 16/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát về thực trạng sự cô 
đơn của người bệnh lao đang điều trị nội trú 
tại bệnh viện Phổi Nam Định. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
định lượng kết hợp định tính, 153 người 
bệnh lao đã tham gia điền câu trả lời phiếu 
khảo sát, trong đó 10 người bệnh đã được 
chọn để tham gia phỏng vấn sâu. Kết quả: 
Mức độ cô đơn thấp (20-34 điểm) chiếm 
cao nhất 60,1%, cô đơn vừa (35-49 điểm) 
chiếm 19,0% và cô đơn cao (≥ 50 điểm) có 
tỷ lệ 20,9%. Điểm cô đơn trung bình của 
người bệnh là 36,31%, điểm cô đơn thấp 
nhất là 20 và cao nhất là 72. Buổi tối là thời 
điểm người bệnh dễ cô đơn nhất. Khi cô 
đơn người bệnh thường tìm kiếm người 
nói chuyện hoặc tham gia các hoạt động 
mang tính giải trí. Kết luận: Mức độ cô đơn 
ở bệnh nhân điều trị lao nội trú tại bệnh viện 
Phổi Nam Định khá cao. 
Từ khóa: Sự cô đơn, người bệnh 
lao 
AN INVESTIGATION OF THE TUBERCULOSIS INPATIENTS
IN NAM DINH LUNG HOSPITAL IN 2019 
ABSTRACT
Objective: To survey on current status 
of loneliness of tuberculosis inpatients 
in Nam Dinh Lung hospital. Method: A 
quantitative and qualitative research, 153 
TB patients participated the survey, of 
which 10 patients were selected for in-
depth interviews. Results: The low level of 
loneliness (20-34 score) accounts for the 
highest propotion with 60,1%, moderate 
level loneliness (35-49 score) is 19 % and 
high level loneliness (≥ 50 score) amounts 
to 20,9%. The average lonelinessscoreis 
36,31%, the lowest lonelinessscore is 20 
and the highest is 72. The evening is the 
time when the patient is most lonely. When 
experiencing loneliness, the patients tend 
to look for others to talk to or engage in 
recreational activities. Conclusion: The 
level of loneliness in tuberculosis inpatients 
in Nam Dinh Lung Hospital is modarate-
high. 
Keywords: lonliness, TB patients
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao vẫn đang là gánh nặng ở nhiều 
nước đặc biệt là những nước nghèo và 
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo 
báo cáo của WHO năm 2018, Việt Nam 
đứng thứ 16 trong 30 nước có số người 
bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời 
đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh 
nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế 
42
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
giới. Tính riêng tỉnh Nam Định năm 2018, 
tổng số người bệnh lao đã phát hiện trên 
địa bàn toàn tỉnh là 1.722 người; trong đó 
lao/HIV 20 trường hợp, lao kháng đa thuốc 
51 trường hợp, lao trẻ em 44 trường hợp 
[1]. 
Bệnh lao có thể gây nên cảm giác mất tự 
tin cả về mặt thể chất và tình cảm trong môi 
trường xã hội. Mặt khác, bởi vì sự lây lan 
trong cộng đồng và sự nguy hiểm của bệnh 
lao nên người bệnh dễ bị sự kỳ thị, cô lập 
trong xã hội. Quá trình điều trị bệnh thường 
điều trị kéo dài, đặc biệt là thời gian đầu 
điều trị tấn công tại bệnh viện, sự lây nhiễm 
của bệnh buộc phải có sự hạn chế tiếp xúc 
cần thiết với cộng đồng. Điều này có nguy 
cơ gây ra sự cô đơn cho người bệnh. 
Sự cô đơn thường là cảm giác có thể 
làm phát sinh cảm xúc tức giận, buồn bã, 
trầm cảm, oán giận, trống rỗng, dễ bị tổn 
thương và bi quan. Những người cô đơn 
thường cảm thấy rằng họ thường tự ám ảnh 
và thiếu sự đồng cảm với người khác. Họ lo 
sợ bị từ chối, giữ mình ở một khoảng cách, 
và nuôi dưỡng sự cô đơn. Theo nhiều 
nghiên cứu, những người cô đơn dễ mắc 
bệnh tăng huyết áp và tăng cholesterol, 
kích thích phản ứng căng thẳng, cả thể 
chất lẫn tinh thần, rút ngắn tuổi thọ giống 
như người hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày. 
Cảm giác cô đơn có thể ảnh hưởng đến 
mối liên kết xã hội, cộng đồng, sức khỏe và 
hạnh phúc. Đây là vấn đề quan trọng cần 
sự quan tâm của nhân viên y tế để tránh 
hậu quả tâm lý xã hội và các tác động tâm 
lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hiệu quả 
điều trị của người bệnh. 
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: 
“Trải nghiệm sự cô đơn của người bệnh lao 
tại bệnh viện Phổi Nam Định năm 2019” 
với mục tiêu: Khảo sát về thực trạng sự cô 
đơn của người bệnh lao đang điều trị nội trú 
tại bệnh viện Phổi Nam Định.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng 
Người bệnh mắc bệnh lao đang điều trị 
nội trú đang điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh 
Nam Định. 
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Người bệnh biết đọc, biết viết 
+ Người bệnh đồng ý tham gia nghiên 
cứu
Nghiên cứu định tính
Một số người bệnh sau khi hoàn thành 
phiếu trả lời đã được tham gia phỏng vấn 
sâu.
- Tiêu chuẩn chọn người bệnh tham gia 
phỏng vấn sâu:
+ Kết quả phân tích định lượng cho thấy 
người bệnh có trải qua sự cô đơn mức độ 
cao tại thời gian nằm viện điều trị.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Người bệnh lao không có khả năng 
giao tiếp.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 
1/06/2019 đến 31/08/2019.
- Địa điểm: Bệnh viện phổi tỉnh Nam 
Định
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp 
định lượng và định tính.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn 
mẫu
Định lượng:
Toàn bộ người bệnh được chẩn đoán 
mắc lao ở tất cả các thể đang được điều 
trị nội trú tại bệnh viện. Trong khoảng thời 
gian nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được 
153 người bệnh.
Định tính:
- Đã chọn chủ đích 10 người bệnh có 
mức độ cô đơn cao để tham gia phỏng vấn 
sâu
43
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và 
các bước thực hiện nghiên cứu
Những người bệnh có đủ tiêu chuẩn 
và đồng ý tham gia nghiên cứu được phát 
phiếu khảo sát tự điền vào ngày 

File đính kèm:

  • pdftrai_nghiem_su_co_don_cua_nguoi_benh_lao_tai_benh_vien_phoi.pdf