Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite

Nitơ và photpho là một trong những nguyên tố cơ bản của sự sống và liên quan đến phần lớn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Amoni và photpho là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ.

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 1

Trang 1

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 2

Trang 2

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 3

Trang 3

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 4

Trang 4

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 5

Trang 5

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 6

Trang 6

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 7

Trang 7

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 8

Trang 8

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 9

Trang 9

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Danh Thịnh 09/01/2024 4140
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite

Tổng quan thu hồi và tái sử dụng các hợp chất dinh dưỡng (Amoni, Photphat) có trong nước thải bằng công nghệ kết tủa Struvite
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. V. T. Huy, L. A. Kiên, T. M. Chí, “Tổng quan thu hồi  công nghệ kết tủa struvite.” 94 
TỔNG QUAN THU HỒI VÀ TÁI SỬ DỤNG CÁC HỢP CHẤT 
DINH DƯỠNG (AMONI, PHOTPHAT) CÓ TRONG NƯỚC THẢI 
BẰNG CÔNG NGHỆ KẾT TỦA STRUVITE 
Ngô Văn Thanh Huy*, Lê anh Kiên, Trần Minh Chí 
Tóm tắt: Nitơ và photpho là một trong những nguyên tố cơ bản của sự sống và 
liên quan đến phần lớn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Amoni và 
photpho là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học 
các hợp chất hữu cơ. Hợp chất hoá học chứa nitơ, photpho được gọi là thành phần 
dinh dưỡng trong phạm trù nước thải nhưng việc phát thải các hợp chất của nitơ và 
photpho vào các nguồn nước đem đến nhiều hậu quả xấu đến môi trường và sức 
khỏe con người.Nguồn phát thải hợp chất nitơ, photpho vào môi trường chủ yếu là: 
từ các chất thải rắn, khí thải, nước thải nhưng nhiều nhất là từ nguồn phân và chất 
bài tiết trong nước thải sinh hoạt. Thu hồi, tái sử dụng các chất dinh dưỡng có 
trong nước thải vừa đáp ứng được mục tiêu bảo vệ nguồn nước vừa tiết kiệm được 
nguồn tài nguyên. Việc nghiên cứu công nghệ xử lý kết hợp thu hồi các thành phần 
dinh dưỡng có trong nước thải làm phân bón là xu hướng nghiên cứu mới. 
Từ khóa: Nước thải giàu dinh dưỡng, Thu hồi amoni và photphat, Phân bón, Struvite. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thu hồi, tái sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nước thải, đáp ứng được mục 
tiêu bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Nitơ, photpho và kali 
là các dưỡng chất giá trị có trong nước thải. Đáng tiếc, các dưỡng chất thiết yếu 
này bị bỏ phí trong các nhà máy xử lý nước thải truyền thống. 
Để loại bỏ nitơ và photpho trong nước thải, nhiều quá trình sinh học, hóa học đã 
được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và áp dụng thành công như Clo 
hóa với nồng độ cao; trao đổi ion; nitrat hóa, khử nitrat; công nghệ Anammox, 
Sharon-Anammox; công nghệ kết tủa struvite. Mỗi phương pháp đều có những ưu 
điểm và nhược điểm riêng của nó, nhưng hầu hết các phương pháp xử lý N, P hiện 
nay đều phải tiêu hao nhiều năng lượng và hóa chất nhằm loại bỏ N, P ra khỏi môi 
trường mà chưa quan tâm đến việc thu hồi các loại dưỡng chất này có trong nước 
thải. Hơn nữa, với nước thải nồng độ dinh dưỡng cao không phù hợp cho việc áp 
dụng các biện pháp sinh học bởi vì chúng sẽ gây ức chế cho các hoạt động của vi 
sinh vật, và việc xử lý đó sản sinh ra một lượng lớn bùn dư. 
Struvite là một muối hình thành từ Mg2+, NH4
+ và PO4
3-, nó kết tinh ở dạng 
MgNH4PO4.6H2O. Hiện nay, việc kết tinh struvite được xem như một kỹ thuật để 
loại bỏ Photphat và Amoni trong nước thải. Struvite (MAP) có độ hòa tan thấp, 
pKs= 10,26 (Ander Ezquerro, 2010). Quá trình kết tinh struvite ảnh hưởng bởi pH, 
nhiệt độ, tính bền vững của ion trong dung dịch và tỷ lệ mol Mg2+:NH4+:PO4
3-.Nó 
được giới thiệu vào năm 2015 để tạo ra loại phân bón nhả chậm mới (Ramesh 
Kumar và cộng sự, 2015) và được tạo bởi các thành phần: 
Mg2+ + NH4
+ + HPO4
2- + OH- + 5H2O → MgNH4PO4.6H2O 
Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu cũng như thực nghiệm để chứng minh hiệu 
quả của quá trình này. Mặc dù vậy, phương pháp thu hồi Photphat và Amoni dưới 
dạng struvite vẫn chưa được ứng dụng nhiều do chi phí hóa chất nguyên liệu đầu 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 95
vào cao (sử dụng NaOH để kiểm soát pH và một vài muối Magie để bổ sung nguồn 
Mg2+). Tuy nhiên, với khả năng hòa tan sinh học, struvite có thể được bón trực tiếp 
như phân bón nhả chậm giúp giảm chi phí và làm cho quá trình này trở nên khả thi. 
Bên cạnh đó, các thành phần kim loại nặng trong sản phẩm struvite thấp hơn trong 
đất, vì vậy chúng không gây nguy hại cho đất trồng(Pastor, 2006). 
Do đó, thu hồi amoni, photphat có trong nước thải để làm phân bón dưới dạng 
chất kết tủa struvite (MAP – Magnesium Ammonium Phosphate) một dạng phân 
bón nhả chậm được sử dụng trong nông nhiệp trồng trọt tỏ ra hấp dẫn về nhiều 
phương diện. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật Liệu 
Các nguồn ô nhiễm do nitơ và photpho có nguồn gốc từ nước thải như: Nước rỉ 
ở bãi rác các thành phố, nước thải cống rãnh, nước thải từ quá trình sản xuất chất 
bán dẫn, nước thải từ chăn nuôi gia súc. Một số nguồn nước thải công nghiệp như: 
nhà máy than, nhà máy chế biến sữa, công nghiệp giấy và bột giấy, các ngành công 
nghiệp thuộc da, sản xuất phân bón hay trong một số ngành nghề đặc biệt như chế 
biến mủ cao su, chế biến tơ tằm, thuộc da cũng thải ra một lượng nước thải đáng kể 
chứa hợp chất nitơ và phốt pho[8, 9]. 
2.1.1. Nước rỉ rác 
Nước rỉ từ bãi chôn lấp (còn gọi là nước rỉ rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác 
của các ô chôn lấp, được coi là một loại nước thải có tác động đến môi trường lớn 
nhất có sự hiện diện của NH4
+-N, PO4
3-, muối và các chất hữu cơ (Kurniawan và 
cộng sự 2006, Wang và cộng sự 2013). Nước rỉ rác nếu xả thải chưa qua xử lý 
sẽgây ra nhiều vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Khi nước rỉ rác trở nên nhiều hơn, 
hàm lượng chất hữu cơ giảm và các hợp chất bất thường hoặc các hợp chất vô cơ 
như NH4
+, PO4
3- trở nên chiếm ưu thế làm khó khăn trong việc xử lý sinh học. Xử 
lý sinh học thường sẽkhôngđạt hiệu quả caodo độc tính của NH4
+ đến vi sinh vật 
trong hệ thống xử lý nước thải (Bittsánszky và cộng sự 2015). Do đó nước rỉ rác là 
một nguồn để thu hồiNH4
+, PO4
3- bằng cách thêm ion Mg2+ở giá trị pH thích hợp 
để tạo thành sản phẩm kết tủa struvite. 
2.1.2. Nước tiểu 
Nước tiểu có nồng độ chất dinh dưỡng cao như nitơ, photpho, kali. Urê là hình 
thái chính của nitơ trong nước tiểu tươi (Hotta và Funamizu 2008) [5, 7]. Tái chế 
chất dinh dưỡng từ nước thải được sử dụng tách nguồn nước tiểu để tối đa hóa việc 
thu hồi các chất dinh dưỡng và giảm hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn tiếp 
nhận. Theo các nghiên cứu của các tác giả (Fittschen và Hahn 1998, Larsen và 
Gujer 1996; Larsen và cộng sự 2001; Ot ... p kiểm soát giá trị pH cần thiết cho quá trình 
kết tủastruvite, tuy nhiên cần sử dụng hóa chất (xút hoặc axit) để kiểm soát quá 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 97
trình tốt hơn. Trong bể phản ứng tầng sôi (FBR) vận tốc thay đổi theo hướng giảm 
dần từ vùng phản ứng đến vùng trên của bể phản ứng cho phép nước sau xử lý 
được thu trên cùng của bể phản ứng. 
Thời gian lưu cặn (SRT – Solid Retention Time) thường được tính theo ngày (từ 
3-14 ngày) để đạt được kích cỡ khoáng từ 0.41-1.43 mM hoặc 17 ngày để đạt kích 
thước lớn hơn 3.5mm. 
2.2.2. Mô hình khuấy trộn cơ khí 
Trong quá trình này, khoáng Struvite được hình thành bằng cách thêm MgCl2 để 
đạt tỷ lệ Mg:P tối thiểu là 1:1. pH được điều chỉnh ở mức 9 bằng cách châm thêm 
NaOH, quá trình khuấy trộn cho phản ứng sử dụng cánh khuấy. Bể phản ứng có 
cấu tạo như bể FBR với phần trên mở rộng cho quá trình lắng tách tinh thể và thu 
nước sau xử lý. 
Hình 2. Thu hồi khoáng Struvite bằng thiết bị khuấy trộn cơ khí. 
2.2.3. Mô hình nghiên cứu của Kazuyoshi Suzuki 
Hình 3. Mô hình thu hồi khoáng Struvite của Kazuyoshi Suzuki. 
Mô hình thí nghiệm được thực hiện để nghiên cứu thu hồi struvite trong nước 
thải chăn nuôi. Mô hình gồm 2 phần: phần phản ứng (dung tích 0,6 m3) và phần 
lắng (3,12 m3). Nước thải được đưa vào bể phản ứng và sục khí liên tục, thời gian 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. V. T. Huy, L. A. Kiên, T. M. Chí, “Tổng quan thu hồi  công nghệ kết tủa struvite.” 98 
lưu nước trong bể phản ứng từ 2,7 – 3,6h. Bùn lắng được xả tự động khỏi đáy phần 
lắng 4-8 lần/ngày. Nước thải đầu vào và đầu ra được được lấy và phân tích các chỉ 
tiêu PO4-P , NH4-N, Mg. 
2.2.4. Mô hình nghiên cứu của YingHao Liu 
Mô hình được thực hiện để nghiên cứu thu hồi khoáng struvite trong nước thải 
chăn nuôi. Mô hình gồm các thiết bị chính: bể phản ứng, bơm nước thải vào, bơm 
định lượng Mg, máy thổi khí và lưu lượng khí. 
Bể phản ứng được chia làm 2 vùng: vùng phản ứng (A) và vùng lắng (B). Tổng 
dung tích bể là 2,72L. Đáy bể được vác góc 300 để thu hồi khoáng, khí được cấp 
liên tục và kiểm soát lưu lượng thông qua bộ van và đo lưu lượng khí tại đáy bể 
vùng phản ứng. Thời gian lưu nước của mô hình được lựa chọn là 4h. 
Hình 4. Mô hình thu hồi khoáng Struvite của YingHao Liu. 
2.2.5. Công nghệ AirPrex 
Hình 5. Thu hồi Struvite bằng công nghệ AirPrex. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 99
Công nghệ AirPrexđược ứng dụng để thu hồi MAP trong các hệ thống xử lý 
nước thải với dòng vào là bùn đã qua giai đoạn phân hủy. Trong công nghệ này, 
bùn đã phân hủy được đưa qua thiết bị gọi là “phản ứng khí nâng” với dòng khí 
được cấp vào cho mục đích tuần hoàn nội bộ. 
Amoni và photphat tồn tại như một thành phần có sẵn trong bùn nén, MgCl2 
được thêm vào thiết bị phản ứng. Không khí được cấp vào với 2 mục đích: thứ 
nhất, tăng pH bằng cách đuổi khí CO2 ra bùn phân hủy, vì khi pH tăng độ tan của 
khoáng struvite giảm, tạo điều kiện cho quá trình hình thành kết tủa. Thứ hai, việc 
cấp khí sẽ làm hình thành dòng hồi lưu nội bộ, tạo điều kiện cho các tinh thể 
struvite kết dính lại với nhau thành các hạt có kích thước lớn hơn, dễ lắng hơn. Tại 
bể số 2 sử dụng làm bể lắng nhằm mục đích để lắng các tinh thể struvite và việc 
thu hồi được thực hiện tại bể này. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu tổng hợp MAP từ các nguồn nước thải 
giàu chất dinh dưỡng N, P khác nhau: như nước thải chăn nuôi heo, nước thải tại 
các lò giết mổ ... và bổ sung magie clorua hoặc magie sulfate hoặc magie từ nước 
ót (một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất muối ăn) với các điều kiện pH, và tỷ 
lệ mol khác nhau. Nghiên cứu loại bỏ amoni và photphat trong nước thải đồng thời 
tổng hợp khoáng Struvite-MAP thông qua tạo kết tủa với magiesulfate của nhóm 
nghiên cứu thuộc khoa hóa học công nghiệp và kỹ thuật môi trường, Đại học 
Timisoara, Romania. Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm trên bốn 
loại nước thải với nồng độ amoni ban đầu (0,08 - 1,6g/L) và photphat (0,4-8g/L), 
có tỷ lệ mol Mg2+:NH4+:PO4
3- = (1:1:1 và 2:1:1) với các giá trị pH khác nhau từ 6-
11. Kết quả thu được là sản phẩm rắn MAP được tận dụng làm phân bón [3, 12]. 
Kết tủaMAP ứng dụng trong việc thu hồi amoni và có kết quả hiệu suất xử lí 
cao có thể tận thu được 90% - 95% amoni trong nước thải [4, 6]. Các nhà hóa học, 
nhà sinh học, và kỹ sư xây dựng (Abbona và cộng sự 1982; Loosdrecht 2006; 
Ohlingeretal 1998; Ronteltap và cộng sự 2007; Talor và cộng sự 1963; Wilsenach 
và cộng sự) đã thu hồi amoni từ thí nghiệm struvite [1]. 
Theo nghiên cứu của Ipek Celen và Mustafa Turker nghiên cứu về điều kiện thu 
hồi amoni bằng phương pháp struvite cho thấy tỉ lệ mol thu hồi cao khi Mg:N:P là 
1,2:1:1,2 ở pH 8,5–9, hiệu suất loại amoni là 90%. Nhiệt độ không ảnh hưởng đáng 
kể [2]. Vào năm 2011 K J Suthar, N P Chokshi cũng đã nghiên cứu khả năng thu 
hồi của MAP với tỉ lệ Mg:N:P tối ưu là 0,06:1:0,07 [13]. Với kết tủa Struvite đã 
được chứng minh là hàm lượng kim loại nặng tương đối thấp, phù hợp với việc tái 
sử dụng làm phân bón hữu cơ [8]. Năm 2012, Zaixing Li, Xnguang Ren cùng các 
cộng sự của mình đánh giá khả năng thu hồi amoni bằng kết tủa struvite trong 
nước thải axit 7-Aminocephalosporanic cho thấy pH tối ưu là 9 và tỉ lệ mol là 
1:1:1,1 (Mg:N:P). 85% H3PO4 + MgCl2.6H2O là hợp chất thu hồi amoni hiệu quả 
nhất trong các hợp chất được nghiên cứu. Hơn nữa nồng độ photphat dư thấp nhất 
đạt được giống với hợp chất. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. V. T. Huy, L. A. Kiên, T. M. Chí, “Tổng quan thu hồi  công nghệ kết tủa struvite.” 100 
Bảng 1. Các loại hình nước thải và ứng dụng việc thu hồi chất dinh dưỡng bằng 
công nghệ struvite. 
TT Loại nước thải 
Loại 
bỏ 
Tỉ lệ mol 
Hiệu quả xử 
lý 
pH Tài liệu 
1 Nước tiểu P, 
K 
2:1:2(Mg:K:P) 77% P, 
98%K 
- Xu và cộng sự 
(2011) 
2 Nước thải nuôi 
heo 
P, 
K 
1.79 (Mg:P) 85% P, 
90%K 
- Song và cộng sự 
(2011) 
3 Nước thải nuôi 
heo 
N, 
P 
1:1:1,2(P:Mg:N) 96% P, 
87%N 
10 Zhang và cộng 
sự 
4 UASB (nước 
thải gia cầm) 
N 
1:1:1(Mg:N:P) 85,4%N 9 Yetilmezsoy và 
Sapci Zengin 
(2009) 
5 Nước thải nuôi 
heo 
N, 
P 
0,8:1 (Mg:P) 65% (P), 
67% (N) 
- Liu và cộng sự 
(2011) 
6 Nước thải nuôi 
heo 
N, 
P 
Thoáng khí - - Suzuki và cộng 
sự (2005) 
7 Nước thải nuôi 
heo 
P 1:1 (Mg:P) 93% P - Rahman và cộng 
sự (2011) 
8 
Nước thải nuôi 
heo 
N, 
P 
Hòa tan 2 M 
struvite 
79% (P) và 
53% (N) 
- Liu và cộng sự 
(2011) 
9 Nước thải nuôi 
heo 
P - - - Suzuki và cộng 
sự (2007) 
10 Nước thải nuôi 
heo 
P - 82% P - Ichihas và 
Hirooka (2012) 
11 Nước thải công 
nghiệp 
N 1:1:1(Mg:N:P) 96% N 9,6 EI Diwani và 
cộng sự (2007) 
12 Nước thải công 
nghiệp 
N, 
P 
1,5:1:1(Mg:N:P) 95% (N) 
and 89% 
(N) 
9 Uysal và cộng sự 
(2010) 
13 Nước thải công 
nghiệp 
P - 80% P 9,5 Pastor và cộng 
sự (2008) 
14 Nước thải công 
nghiệp 
P - 79% P 9 Le Corre và cộng 
sự (2007) 
15 Nước thải công 
nghiệp muối 
P - 75% 8,4 Crutehik và 
Garido (2011) 
16 ADPP nổi trên 
mặt 
P - 86% P 8,6 Pastor và cộng 
sự (2010) 
17 Nước thải phân N 1:1:1(Mg:N:P) 95% N 8,5 Uludag-Demirer 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 101
Nguồn: Ramesh Kumar và Parimal Pal (2015)[15] 
Ngoài ra có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện thí 
nghiệm thu hồi amoni, photphat bằng công nghệ kết tủa struvite ở các điều kiện tối 
ưu khác nhau được mô tảcụ thể ở bảng 1. 
4. KẾT LUẬN 
MAP đã đước chứng minh là một loại phân bón nhả chậm có tác dụng sau khi 
vào đất sẽ không tan ngay mà sau 4-6 tuần mới có thể tan ra. Do dinh dưỡng trong 
phân được phóng thích ra môi trường đất một cách từ từ và liên tục nên cây trồng 
sử dụng được lâu dài, hiệu quả sử dụng phân cao hơn, không có giai đoạn nào cây 
bị thiếu hụt dinh dưỡng nên cây trồng khoẻ mạnh và màu xanh được giữ bền lâu 
hơn so với cây bón phân tan nhanh. 
Nghiên cứu thu hồi amonia và photphat có trong nước thải dưới dạng kết tủa 
MAP (MgNH4PO4.6H2O) đang ngày càng nhận được sự chú ý của toàn cầu, nhằm 
mục đích thu hồi dưỡng chất có trong nước thải. MAP được thu hồi và xem như là 
một loại phân bón có giá trị. 
bò sữa và cộng sự 
(2005) 
18 Nước thải gia 
súc 
N 1:1:1(Mg:N:P) 82% N 9 Tunay và cộng 
sự (1997) 
19 Công trình xử lý 
nước thải bằng 
biện pháp sinh 
học 
P Không thêm hóa 
chất 
80% P 8,78 Battistoni và 
cộng sự (2011) 
20 Nước thải từ 
thuốc phiện 
ancaloit được sử 
lý sinh học 
N 1:1:1(Mg:N:P) 65% N 9,2 Altinbas và cộng 
sự (2002) 
21 Nước thải sinh 
hoạt và nước rỉ 
rác 
N 1:1:1(Mg:N:P) 77% N 9,2 Altinbas và cộng 
sự (2002) 
22 Xử lý sâu bọ 
Trung Quốc 
P, 
N 
MgO 24 g/L 100% P và 
98%N 
9 Chimenos và 
cộng sự (2003) 
23 Nước rỉ rác đô 
thị 
N - - - Dilaconi và cộng 
sự (2011) 
24 Nước thải từ 
than cốc 
N 1:1:1(Mg:N:P) 98% N 9 Kumar và cộng 
sự (2012) 
25 Nước thải tư đồ 
uống 
P 1:1:1(Mg:N:P) 97% P 9,5 Folettto và cộng 
sự (2013) 
26 Ảnh hưởng của 
việc phân hủy 
phân gia cầm 
N, 
P 
1,5:1:1(Mg:N:P) 97.4% (N) 
and 99.6% 
(P) 
9 Yilmazel and 
Demirer 
(2010) 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. V. T. Huy, L. A. Kiên, T. M. Chí, “Tổng quan thu hồi  công nghệ kết tủa struvite.” 102 
Ứng dụng công nghệ kết tủa MAP để thu hồi dưỡng chất có trong nước thải làm 
phân bón cho lĩnh vực nông nghiệp cần được đầu tư nghiên cứu, với 1 kg MAP thu 
được có thể đủ để bón cho 2,6 ha đất canh tác bằng cách áp dụng photphat ở mức 
40 kg / ha (Ueno và Fujii 2001). Hơn nữa, ứng dụng MAP là một loại phân bón 
thân thiện môi trường và kích thích tăng trưởng. 
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn Viện Khoa học Công nghệ quân sự đã cung cấp 
kinh phí cho nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Abbona F, Boistelle R, Lundager H (1982) “Crystallization of two 
magnesium phosphates, struvite and newberyite: effect of pH and 
concentration”. J Cryst Growth 57:6–14 
[2]. Altinbas M, Ozturk I, Aydin AF (2002a) “Ammonia recovery from high 
strength agro-industry effluents”. Water Sci Technol 45:189–196 Altinbas 
M, Yangin C, Ozturk I (2002b) Struvite precipitation from anaerobically 
treated municipal and landfill wastewaters. Water SciTechnol 46:271–278. 
[3]. Andrade A, Schuiling R (2001) “The chemistry of struvite crystallization”. 
Mineral J 23(5/6):37–46. 
[4]. Battistoni P, De Angelis A, Pavan P, Prisciandaro M, Cecchi F (2001) 
“Phosphorus removal from a real anaerobic supernatant by struvite 
crystallization”. Water Res 35:2167–2178. 
[5]. Bhuiyan MIH (2007) “Investigation into struvite solubility, growth and 
dissolution kinetics in the context of phosphorus recovery from wastewater”. 
Ph.D. thesis, The University of British Columbia, Vancouver, Canada. 
[6]. Bhuiyan MIH, Mavinic DS, Beckie RD (2007) “A solubility and 
thermodynamic study of struvite”. Environ Technol 28:1015–1026. 
[7]. Bhuiyan MIH, Mavinic DS, Koch FA (2008) “Thermal decomposition of 
struvite and its phase transition”. Chemosphere 70:1347–1356. 
[8]. Bittsánszky A, Pilinszky K, Gyulai G, Komives T (2015) “Overcoming 
ammonium toxicity”. Plant Sci 231:184–190. 
[9]. Bouropoulos N, Koutsoukos PG (2000) “Spontaneous precipitation of 
struvite from aqueous solutions”. J Cryst Growth 213:381–388. 
[10]. Bowers KE, Westerman PW (2005a) “Design of cone-shaped fluidized bed 
struvite crystallizers for phosphorus removal from wastewater”.Trans ASAE 
48(3):1217–1226. 
[11]. Bowers KE, Westerman PW (2005b) “Performance of cone-shaped fluidized 
bed struvite crystallizers in removing phosphorus from wastewater”. Trans 
ASAE 48(3):1227–1234. 
[12]. Burns RT, Moody LB, Walker FR, Raman DR (2001) “Laboratory and in 
situ reductions of soluble phosphorus in swine waste slurries”. Environ 
Technol 22:1273–1278. 
[13]. Chimenos JM, Fernandez AI, Villalba G et al (2003) “Removal of ammonium 
and phosphates from wastewater resulting from the process of cochineal 
extraction using MgO containing by-product”. Water Res 37:1601–1607. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 103
[14]. Crutchik D, Garrido JM (2011) “Struvite crystallization versus amorphous 
magnesium and calcium phosphate precipitation during the treatment of a 
saline industrial Wastewater”. Water Sci Technol 64(12): 2011 
[15]. Ramesh Kumar and Parimal Pal. “Assessing the feasibility of N and P recovery 
by struvite precipitation from nutrient-rich wastewater: a review”. 
Environmental Science and Pollution Research, 2015. 22(22): p. 17453-17464. 
ABSTRACT 
REVIEW ON RECOVERY AND REUSE OF NUTRIENTS 
BY STRUVITE PRECIPITATION FROM WASTEWATER 
Nitrogen and phosphorus are one of the essential elements of life and 
concerning to human’s activity and production. Ammonium and phosphorus 
are one of the end-products of the biodegradation process of organic 
compounds. Nitrogen and phosphorus are called nutrients in the wastewater 
category. Discharging of nitrogen and phosphorus compounds to water 
sources that causenegative effects on environment and human health. 
Nitrogen and phosphorus were discharged to environment from various 
sources, including: solid wastes, waste gases, wastewater, and excreta 
sources in domestic wastewater. Recovery and reuse of nutrients in 
wastewateris the promissing method for protecting water sources and 
simultaneous saving resources. Treatment technologies combined with 
recovery of nutrients in wastewater for fertilizer production is a new 
research trend. 
Keywords: MAP, Struvite, Amoni, Phophate, Fertilizer. 
Nhận bài ngày 07 tháng 08 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 24 tháng 08 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 
Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường/ Viện KH-CN quân sự. 
 * Email: tuan140482@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_thu_hoi_va_tai_su_dung_cac_hop_chat_dinh_duong_amo.pdf