Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật với các biến chứng sớm sau phẫu thuật.

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 6

Trang 6

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 12/01/2024 4480
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 83
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
 Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh 
nhân trước và sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa. Xác 
định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trước phẫu 
thuật với các biến chứng sớm sau phẫu thuật. Thiết kế: 
Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trước phẫu thuật có 80.8% 
bệnh nhân có sụt cân, 27,2% bệnh nhân có thiếu máu và 
13,6% bệnh nhân SDD theo Albumin. Tỷ lệ SDD theo 
BMI trước phẫu thuật là 24%, theo PG-SGA là 56,8%. 
Sau phẫu thuật, tỉ lệ SDD theo BMI và PG-SGA đều tăng, 
lần lượt là 37,6% và 85,6%. Có 16% bệnh nhân gặp biến 
chứng sau phẫu thuật, trong đó hay gặp là biến chứng 
nhiễm trùng tiết niệu (30%) và chướng bụng (25%). 
Nghiên cứu cho kết quả những bệnh nhân có SDD trước 
phẫu thuật có tỉ lệ biến chứng cao hơn so với nhóm không 
SDD. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê với p>0,05
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, phẫu thuật, ung 
thư, đường tiêu hóa, biến chứng sau phẫu thuật.
Danh mục từ viết tắt: 
BMI: Body mass index
TTDD: Tình trạng dinh dưỡng
PT: Phẫu thuật
PG-SGA: Patient - Generated Subjective Global 
Assessment
SDD: Suy dinh dưỡng
TTDD: Tình trạng dinh dưỡng
SUMMARY:
NUTRITION STATUS AND COMPLICATION 
OF GASTROINTESTINAL CANCER SUGERY 
PATIENTS IN VIET DUC UNIVERSITY HOSPITAL
Objectives: To evaluate the nutritional status of 
patients before and after gastrointestinal cancer surgery. 
Determine the relationship between nutritional status 
before surgery and early complications after surgery. 
Design: cross-sectional study. Results: Before surgery, 
80,8% of patients had weight loss, 27,2% of patients had 
anemia and 13,6% of malnutrition patients were assessed 
by Albumin. Prevalence of malnutrition by BMI before 
surgery is 24%, according to PG-SGA is 56,8%. After 
surgery, the malnutrition rates according to BMI and PG-
SGA increased, respectively 37,6% and 85,6%. Our study 
found 16% patients had complications after surgery. The 
popular complications were urinary tract infection (30%) 
and abdominal distention (25%). The complication rate 
of malnutrition group was higher than the group of no 
malnutrition. However, this difference is not statistically 
significant with p> 0.05.
Keywords: Nutritional status, surgery, cancer, 
gastrointestinal tract, postoperative complications.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) là vấn đề thường gặp ở những 
bệnh nhân nhập viện. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng 
châu Âu ESPEN (2006) thì tỷ lệ SDD chiếm 20-60% bệnh 
nhân nằm viện và có đến 30-90% bệnh nhân bị mất cân 
trong thời gian điều trị [1]the key aspects of perioperative 
care include: Enteral nutrition (EN.
Với các bệnh nhân ngoại khoa, SDD có thể gặp trước 
khi phẫu thuật là do giảm lượng thức ăn bằng miệng hoặc 
từ trước có các bệnh mạn tính, các khối u, suy giảm hấp 
thu do tắc nghẽn đường ruột hoặc cắt bỏ ruột trước đó. 
Tình trạng SDD thường nặng thêm do các rối loạn hậu 
Ngày nhận bài: 21/05/2020 Ngày phản biện: 28/05/2020 Ngày duyệt đăng: 08/06/2020
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH 
NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN HỮU 
NGHỊ VIỆT ĐỨC
Ngô Thị Linh1, Phạm Văn Phú2, Đỗ Tất Thành1, Trịnh Thị Thanh Bình1
1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Hà Nội
Tác giả chính: Ngô Thị Linh; Điện thoại: 0353228798; Email: linhlinh.hmu.vgh.nut@gmail.com
2. Viện đào tạo YHDP và YTCC ĐHY Hà Nội
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn84
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
phẫu, stress liên quan đến phẫu thuật hay sự lo ngại về tắc 
ruột sau phẫu thuật và tính an toàn của miệng nối sau phẫu 
thuật dẫn đến tình trạng bệnh nhân không được cung cấp 
đầy đủ chất dinh dưỡng [2].
Đối với những bệnh nhân ung thư, sụt cân và suy 
dinh dưỡng là những biểu hiện rất hay gặp. Một số lượng 
lớn các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao 
tới 31 đến 97% ở những bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, với 
những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, tỉ lệ này thường 
cao hơn do có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tiêu hóa 
thức ăn, làm giảm việc hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn 
đến tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh. Những 
bệnh nhân ung thư bị SDD có chỉ định phẫu thuật sẽ có 
nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, tăng tỷ lệ biến chứng, tử 
vong và thời gian nằm viện kéo dài [3], [4], [5], [6], [7].
Nghiên cứu: Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng 
của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện HN 
Việt Đức được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 
ung thư đường tiêu hóa trước và sau phẫu thuật tại Bệnh 
viện HN Việt Đức năm 2019.
2. Tìm mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng 
trước phẫu thuật với biến chứng sớm sau phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đường 
tiêu hóa bằng kết quả giải phẫu bệnh bao gồm 4 loại chính: 
ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và 
ung thư trực tràng.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật có chuẩn bị.
- Bệnh nhân có thời gian nằm viện sau phẫu thuật lớn 
hơn 7 ngày.
- Bệnh nhân tình nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân bị các rối loạn tâm thần, bị câm/ điếc.
- Bệnh nhân bị các khiếm khuyết ảnh hưởng đến nhân 
trắc: gù vẹo cột sống, không đứng được,... 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
•	Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
•	Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2019 đến 
12/2019
•	Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, 
Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng- tầng sinh môn, khoa 
Phẫu thuật ung bướu tại Bệnh viện HN Việt Đức.
•	Cỡ mẫu: Được tính theo công thức
n = Z2
(1-α/2)
p x (1- p)
(Ԑ.p)2
Trong đó: 
n: Tổng số đối tượng cần điều tra.
Z = 1,96 Khoảng tin cậy 95%.
Ԑ= 0,05 là độ chính xác tương đối
p = 0,93 là tỷ lệ SDD trước phẫu thuật của người 
bệnh ung thư đường tiêu hóa lấy từ nghiên c

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_va_bien_chung_cua_benh_nhan_ung_thu_du.pdf