Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017

Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 618 mẫu cấy vi khuẩn dương tính của Khoa Hóa sinh - Vi sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ 01/01/2017 đến 30/9/2017.

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 1

Trang 1

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 2

Trang 2

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 3

Trang 3

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 4

Trang 4

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 5

Trang 5

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 6

Trang 6

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 12/01/2024 3300
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017

Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
40 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC 
DÒNG VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH 
VIỆN NINH THUẬN NĂM 2017 
Nguyễn Vĩnh Nghi* Trương Văn Hội, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Đông, 
Nguyễn Thị Thu Thảo 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Kháng kháng sinh của các dòng vi 
khuẩn thường gặp là một thách thức lớn cho công tác 
điều trị. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại vi khuẩn thường 
gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận; Xác định tỷ lệ kháng 
kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp. 
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 
618 mẫu cấy vi khuẩn dương tính của Khoa Hóa sinh -
Vi sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ 
01/01/2017 đến 30/9/2017. 
Kết quả: Số vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm phân 
lập được chiếm tỷ lệ 60,9%. Tổng số chủng 
Escherichia coli phân lập chiếm tỷ lệ cao nhất là 22,1%. 
Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường 
gặp: Escherichia coli đề kháng 100% với Ampcilin; 
Staphylococcus aureus đề kháng 100% với Penicillin; 
Acinetobacter spp. đề kháng với Bactrim (81,8%); 
Klebsiella spp. đề kháng 100% với Ampicillin; 
Streptococcus spp. đề kháng Erythromycin (81,8%); 
Staphylococcus epidermidis đề kháng Bactrim (100%); 
Proteus spp. đề kháng Ampicillin (100%); 
Stenotrophomonas maltophilia đề kháng Ampicillin 
(100%); Pseudomonas spp. đề kháng Cefotaxime, 
Ceftriaxone là 90,9%. 
Kết luận: Vi khuẩn Gram âm là tác nhân thường gặp 
nhất trong bệnh viện. Chỉ còn một số ít loại kháng sinh 
hiệu quả cho điều trị. 
Từ khóa: các dòng vi khuẩn thường gặp, kháng 
kháng sinh. 
SUMMARY 
ANTI-INFUSAL SITUATION OF NORMAL 
ALTERNATIVES AT NINH THUAN HOSPITAL IN 
2017 
Background: Antimicrobial resistance of common 
bacterial strains is a major challenge for treatment. 
Objective: To determine the rate of common 
bacteria at Ninh Thuan Hospital and the rate of 
antibiotic resistance of common bacteria. 
Methods: Cross sectional studies. 618 positive 
bacterial culture samples of Department of 
Biochemistry-Biological Ninh Thuan Hospital from 
01/01/2017 to 30/9/2017. 
* ThS BS Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Đa khoa tỉnh Ninh 
Thuận 
Results: Gram-negative bacteria were 60.9%. The 
isolates of Escherichia coli was 22.1%. Antimicrobial 
resistance of common bacteria: 100% Escherichia coli 
with Ampcilin; Staphylococcus aureus is 100% 
resistant to Penicillin; Acinetobacter spp. resistant to 
Bactrim (81.8%); Klebsiella spp. is 100% resistant to 
Ampicillin; Streptococcus spp. resistant to 
Erythromycin (81.8%); Staphylococcus epidermidis is 
resistant to Bactrim (100%); Proteus spp. (100%); 
Stenotrophomonas maltophilia resistant to Ampicillin 
(100%); Pseudomonas spp. resistant to cefotaxime, 
Ceftriaxone 90.9%. 
Conclusion: Gram negative bacteria is the most 
common agent in the hospital. There are only a few 
types of antibiotics that are effective for treatment. 
Keywords: Common bacterial strains 
Key words: common bacterial strains, antibiotic 
resistance. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các bệnh gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) 
có mức độ đề kháng kháng sinh cao hơn với các 
bệnh gây nhiễm khuẩn cộng đồng. Đồng thời các 
NKBV có thời gian trung bình nằm viện dài hơn, 
từ 7-14 ngày. Do đó, chi phí cho NKBV thường 
tăng gấp 2-4 lần so với các trường hợp không 
NKBV. Tại Anh Quốc, chi phí phát sinh do NKBV 
là khoảng 1 tỷ đô la1 còn tại Mỹ là 28-45 tỷ đô la.2 
Mặc dù trong thời gian qua, Bệnh viện đa khoa 
tỉnh Ninh Thuận đã có nghiên cứu về tình hình vi 
khuẩn (VK) kháng thuốc của các tác nhân thường 
phân lập được tại bệnh viện nhưng trước tình hình 
VK kháng kháng sinh ngày càng phổ biến, thì việc 
nghiên cứu lại tình hình kháng kháng sinh là việc 
làm cần thiết qua đó góp phần giúp các bác sỹ làm 
việc trong bệnh viện dễ dàng lựa chọn được thuốc 
kháng sinh còn có tác dụng cho các bệnh nhân bị 
nhiễm khuẩn. 
Mục tiêu nghiên cứu 
- Xác định tỷ lệ các loại VK thường gặp tại 
Bệnh viện Ninh Thuận. 
- Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của các VK 
thường gặp. 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 12/2016 41 
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các chủng VK 
phân lập được từ các loại bệnh phẩm của bệnh 
nhân khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 
Ninh Thuận từ 01/1/2017 đến 30/9/2017. 
Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp 
cắt ngang mô tả có phân tích. 
Cỡ mẫu: Lấy trọn. 
Phương pháp chọn mẫu: Tất cả các kết quả VK 
được phân lập dương tính từ các bệnh phẩm được 
lấy từ bệnh nhân được chỉ định của Bệnh viện đa 
khoa tỉnh thời gian từ 01/01/2017 - 30/9/2017. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chỉ chọn các VK được 
phân lập từ các bệnh phẩm có giá trị (ví dụ bệnh 
phẩm đàm: có bạch cầu > 25, tế bào biểu mô < 10 
trên vi trường x 100; bệnh phẩm nước tiểu khi có 
lượng VK> 105 CFU/mlCác VK được thực hiện 
kháng sinh đồ với các thuốc hiện có trong điều kiện 
của Bệnh viện Ninh Thuận. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối với các bệnh phẩm tạp 
nhiễm, và các trường hợp không có kết quả kháng 
sinh đồ. 
Xử lý và phân tích kết quả: 
- Thu thập số liệu: số liệu được nhập bằng phần 
mềm Epidata 3.1 
- Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Stata 
10.0 và phương pháp thống kê mô tả. 
KẾT LUẬN 
 Bảng 1:Tổng số VK phân lập được 
Vi khuẩn Số chủng Tỷ lệ % 
Vi khuẩn Gram (-) 398 60,9 
Vi khuẩn Gram (+) 255 39,1 
Tổng cộng 653 100 
 Bảng 2: Tỷ lệ các loại VK phân lập được từ tất cả các 
loại bệnh phẩm 
Tên vi khuẩn Số vi 
khuẩn 
Tỷ lệ 
% 
Escherichia coli 144 22,1 
Staphylococcus aureus 136 20,8 
Acinetobacter spp. 80 12,3 
Klebsiella spp. 67 10,3 
Enterococcus spp. 47 7,2 
Streptococcus spp. 34 5,2 
Staphylococcus 
epidermidis 
26 4,0 
Proteus spp. 24 3,7 
Pseudomonas 
aeruginosa 
21 3,2 
Stenotrophomonas 
maltophilia 
20 3,1 
Tên vi khuẩn Số Vi 
khuẩn 
Tỷ lệ 
% 
Pseudomonas spp. 16 2,5 
Serratia spp. 11 1,7 
Enterobacter spp. 07 1,1 
Streptococcus 
pneumoniae 06 0,9 
Coagulase-negative 
staphylococci (CoNS) 04 0,6 
Burkholderia ...  43 
Bảng 11: Tỷ lệ kháng kháng sinh của 
Stenotrophomonas maltophilia 
Kháng sinh N R Tỷ lệ % 
Ampicillin 19 19 100 
Cefuroxime 15 13 86,7 
Bactrim 18 14 77,8 
Tetracycline 14 11 78,6 
Cefotaxim 19 14 73,7 
Ceftriaxone 20 15 75,0 
Imipenem 20 14 70,0 
Ceftazidime 19 11 57,9 
Tobramycin 16 07 43,8 
Nalidixic acid 27 08 47,1 
Ampicillin-Sulbactam 15 05 33,3 
Gentamicin 20 07 35,0 
Cefepime 16 05 31,3 
Amikacin 20 04 20,0 
Levofloxacin 17 01 5,9 
Ciprofloxacin 20 02 10,0 
Netilmicin 11 01 9,1 
Piperacillin-
tazobactam 16 01 6,3 
Bảng 12: Tỷ lệ kháng kháng sinh của Proteus spp. 
(n=24) 
Kháng sinh N R Tỷ lệ % 
Ampicillin 22 22 100 
Nalidixic acid 22 20 90,9 
Bactrim 21 20 95,2 
Tetracycline 21 19 90,5 
Tobramycin 24 17 70,8 
Gentamicin 24 16 66,7 
Ciprofloxacin 24 12 50,0 
Netilmicin 14 07 50,0 
Levofloxacin 20 07 35,0 
Cefotaxim 24 05 20,8 
Ampicillin-Sulbactam 23 05 21,7 
Cefuroxime 23 06 26,1 
Ceftriaxone 24 04 16,7 
Ceftazidime 24 03 12,5 
Cefepime 23 02 8,7 
Imipenem 23 03 13,0 
Piperacillin-tazobactam 23 00 0,0 
Amikacin 24 00 0,0 
BÀN LUẬN 
Tổng số vi khuẩn phân lập được 
Số VK thuộc nhóm Gram âm phân lập được 
chiếm tỷ lệ 60,9%. Số VK thuộc nhóm Gram 
dương phân lập được chiếm tỷ lệ 39,1%. 
Theo khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của VK 
phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương của 
Chu Thị Hải Yến năm 2014 thì VK Gram âm gấp 
Bảng 13: Kháng kháng sinh của Pseudomonas spp. 
(n=16) 
Kháng sinh N R Tỉ lệ % 
Cefotaxime 11 10 90,9 
Ceftriaxone 11 10 90,9 
Bactrim 10 09 90,0 
Gentamicin 16 09 56,3 
Ceftazidime 15 08 53,3 
Ampicillin-Sulbactam 11 5 45,5 
Imipenem 16 06 37,5 
Cefepime 15 06 40,0 
Ciprofloxacin 16 03 18,8 
Amikacin 16 03 18,8 
Levofloxacin 14 03 21,4 
Piperacillin-tazobactam 15 00 0,0 
3,3 lần VK Gram dương.3 
Như vậy, số VK Gram âm chiếm đa số trong 
các loại bệnh phẩm. 
Tỷ lệ các loại VK phân lập được từ tất cả các 
loại bệnh phẩm: 
Tổng số chủng Escherichia coli phân lập được 
là 144 chủng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 22.1%. 
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Yến 
tại Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội từ tháng 11/2014 
đến 10/2016 thì tỷ lệ các loại VK phân lập được từ 
tất cả các loại bệnh phẩm: Escherichia coli phân 
lập được chiếm tỷ lệ 33%.4 
Tình hình kháng kháng sinh của các VK 
thường gặp. 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Escherichia coli 
(n=144) 
Escherichia coli đề kháng 100% với Ampcilin, 
Bactrim (92,7), Nalidixic acid (91,5%), 
Tetracycline (84,6%), Cefuroxime (75,0%), 
Ceftazidime (68,3%), Ceftriaxone (72,0%), 
Cefotaxim (72,0%), Levofloxacin (73,2%), 
Ciprofloxacin (72,7%), Tobramycin (57,7%), 
Gentamicin (51,7%), Cefepime (48,2%), 
Ampicillin-Sulbactam (33,3%), Amikacin (1,4%) 
và Imipenem (0,7%). 
Theo khảo sát về đề kháng kháng sinh của 
Escherichia coli của tác giả Văn Bích và cộng sự 
năm 2008 thì tổng cộng có 106 chủng E. coli được 
nghiên cứu, bao gồm 75 chủng từ phân và 31 
chủng từ các bệnh phẩm khác như nước tiểu, dịch 
mật ,máu. Kết quả đa số Escherichia coli có tỉ lệ 
đề kháng cao với các kháng sinh thường dùng, chỉ 
còn nhạy cảm với Amikacine, Netilmicin, 
Imipenem và Piperacillin-tazobactam.5 
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
44 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus 
aureus (n=136) 
Staphylococcus aureus đề kháng 100% với 
Penicillin, Erythromycin (93,4%), Clindamycin 
(92,6%), Azithromycin (91,9%), Bactrim (87,3%), 
Cefoxitin (80,6%), Oxacillin (73,5%), 
Tetracycline (64,5%), Tobramycin (52,0%), 
Gentamicin (47,0%), Doxycycline (44,0%), 
Ciprofloxacin (37,4%), Levofloxacin (32,4%) và 
Netilmicin (6,0%), Đề kháng 0,9% với các kháng 
sinh Teicoplanin và Linezolid (0,7%). 
Từ tháng 8/2012- tháng 8/2013, một nghiên cứu 
với chủng S. aureus về tỷ lệ đề kháng kháng sinh 
của S. aureus được phân lập tại Viện Pasteur 
Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Hữu An, kết 
quả cho thấy tỷ lệ đề kháng của S. aureus với các 
kháng sinh là 93,7% với Penicilline G, 65,0% với 
Erythromycine, 60,8% với Kanamycine, 58% với 
Clindamycine, Tỷ lệ MRSA là 39,2% và MSSA là 
60,8%.7 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Acinetobacter 
spp. (n=80) 
Acinetobacter spp. đề kháng với Bactrim 
(81.8%), Cefotaxime (78.8%), Ceftriaxone 
(81.3%), Ceftazidime (79.0%), Imipenem 
(70.9%), Ciprofloxacin (72.6%), Gentamicin 
(75.0%), Levofloxacin (67.8%), Cefepime 
(74.0%), Tetracycline (70.0%), Ampicillin-
Sulbactam (53.8%), Piperacillin-tazobactam 
(52.6%), Amikacin (51.3%) và Doxycycline 
(18.2%). 
Theo khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của VK 
phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương của 
Chu Thị Hải Yến năm 2014 thì Acinetobacter 
baumannii có mức độ đề kháng kháng sinh cao 
nhất và với đa số kháng sinh thường dùng. 
Imipenem có tỷ lệ đề kháng 78%, duy nhất có 
Cefoperazone/Sulbactam có mức đề kháng thấp 
16%.3 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Klebsiella spp. 
(n=67) 
Klebsiella spp. đề kháng 100% với Ampicillin, 
đề kháng Bactrim (90,3%), Tetracycline (86,4%), 
Cefuroxime (71,6%), Ceftriaxone (68,9%), 
Cefotaxim (65,2%), Ceftazidime (64,2%), 
Nalidixic acid (63,8%), Levofloxacin (49,1%), 
Ciprofloxacin (46,2%), Tobramycin (44,8%), 
Ampicillin-Sulbactam (44,4%), Gentamicin 
(41,8%), Cefepime (39,4%), Piperacillin-
tazobactam (18,8%), Amikacin (9,0%) và 
Imipenem (6,0%). 
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hoài An 
năm 2014 về khảo sát sự kháng kháng sinh của 
Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập 
được tại Viện Pasteur Tp.Hồ Chí Minh thì 
Klebsiella pneumoniae có mức đề kháng với hầu 
hết các kháng sinh đặc biệt là các loại kháng sinh 
thuộc nhóm penicillin (AM: 94,29%), 
cephalosporins (CN: 62,86%, CAZ: 51,43%), 
Carbapenem (IMP: 2,86%; MEM: 2,86%).8 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Enterococcus 
spp. (n=47) 
Enterococcus spp. đề kháng Tetracycline 
(71,0%), Ciprofloxacin (46,7%), Levofloxacin 
(38,1%), Penicillin G (13,3%), Ampicillin (9,5%), 
Vancomycin (6,4%), đề kháng 0,0% với Linezolid 
và Teicoplanin. 
Theo kết quả khảo sát kháng kháng sinh của các 
dòng VK gây bệnh tại bệnh viện đa khoa thống 
nhất Đồng Nai từ tháng 6/2011 đến 4/2012 thì có 
72,23% các chủng Enterococcus spp. kháng PEF 
và Gentamicin 120 ug. Xuất hiện 16,67% chủng 
Enterococcus spp. kháng Vancomycin.9 
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Streptococcus 
spp. (n=34) 
Streptococcus spp. đề kháng Erythromycin 
(81,8%), Clindamycin (68,8%), Ceftriaxone 
(28,0%), Cefotaxim (17,9%), Cefepime (11,1%), 
Vancomycin (3,0%). 
Theo nghiên cứu của tác giả Mai Nguyễn Ngọc 
Trác năm 2013 về Khảo sát tình hình đề kháng 
kháng sinh của VK gây bệnh thường gặp tại bệnh 
viện Bình An – Kiên Giang năm thì tỉ lệ đề kháng 
của các chủng Streptococcus spp. như sau: 
Oxacillin (100%), Gentamicin (77%), Amikacin 
(77%), Trimethoprim/Sulfamethoxazol (62%). 
Streptococcus spp. còn nhạy cảm với Vancomycin 
(100%), Imipenem (100%), Piperacillin và 
Cefoperazone/Sulbactam (100%).10 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus 
epidermidis (n=26) 
Staphylococcus epidermidis đề kháng Bactrim 
(100%), Penicillin (96,2%), Erythromycin 
(80,8%), Azithromycin (80,0%), Gentamicin 
(66,7%), Tobramycin (63,6%), Clindamycin 
(53,8%), Tetracycline (54,2%), Oxacillin (42,3%), 
Doxycycline (30,8%), Ciprofloxacin (35,3%), 
Levofloxacin (30,8%), Cefoxitin (31,6%), 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 12/2016 45 
Netilmicin (4,5%), đề kháng 0% với các kháng 
sinh Teicoplanin, Linezolid và Vancomycin. 
Theo nghiên cứu y học của Cao Minh Nga và 
cộng sự về sự đề kháng kháng sinh của VK 
Staphylococci tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
năm 2011 thì Staphylococcus epidermidis kháng 
cao trên 50% với một số loại kháng sinh như: 
oxacillin, cefoperazone, erythromycin, 
ofloxacin.12 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Proteus spp. 
(n=24) 
Proteus spp. đề kháng Ampicillin (100%), 
Nalidixic acid (90,9%), Bactrim (95,2%), 
Tetracycline (90,5%), Tobramycin (70,8%), 
Gentamicin (66,7%), Ciprofloxacin và Netilmicin 
(50,0%), Levofloxacin (35,0%), Cefotaxim 
(20,8%), Ceftriaxone (16,7%), Ceftazidime 
(12,5%), Cefepime (8,7%), Imipenem (13,0%). 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas 
aeruginosa (n=21) 
Pseudomonas aeruginosa đề kháng 
Ampicillin-Sulbactam (76,9%), Cefotaxime 
(46,7%), Ceftriaxone (46,2%), Levofloxacin 
(33,3%), Ciprofloxacin (28,6%), Imipenem và 
Cefepime (20,0%), Gentamicin (19,0%), 
Ceftazidime (5,9%), Amikacin (4,8%). 
Theo kết quả từ nghiên cứu lâm sàng trên bệnh 
nhân viêm phổi thở máy năm 2016 của tác giả Trần 
Minh Giang thì tỷ lệ Pseudomonas aeruginosa đa 
kháng là 60%. Tỷ lệ Pseudomonas aeruginosa 
kháng Amikacin: 65,5%, Ceftazidime: 72,4%, 
Cefepime: 61,9%, Ciprofloxacin: 80%, 
Levofloxacin: 78,6%, Piperacillin and tazobactam: 
32,1%, Imipenem: 79,3%, Meropenem: 86,2%, 
Cefoperazone – Sulbactam: 60%,11 
Tỷ lệ kháng kháng sinh của 
Stenotrophomonas maltophilia 
Stenotrophomonas maltophilia đề kháng 
Ampicillin (100%), Cefuroxime (86,7%), Bactrim 
(77,8%), Tetracycline (78,6%), Cefotaxim 
(73,7%), Ceftriaxone (75,0%), Imipenem (70,0%), 
Ceftazidime (57,9%), Tobramycin (43,8%), 
Nalidixic acid (47,1%), Ampicillin-Sulbactam 
(33,3%), Gentamicin (35,0%), Cefepime (31,3%), 
Amikacin (20,0%), Levofloxacin (5,9%), 
Ciprofloxacin (10,0%), Netilmicin (9,1%) và 
Piperacillin-tazobactam (6,3%). 
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát tình hình VK 
gây nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện đa khoa Kiên 
Giang của tác giả Trần Văn Sĩ và cộng sự thì 
Stenotrophomonas maltophilia kháng với 
Cefoxitin, Cefotaxime, Ertapenem 100% trường 
hợp, kháng với Ampicillin/Sulbactam, 
Ceftriaxone, Trimethoprim/Sulfamethox tỷ lệ 
85.71%.13 
Kháng kháng sinh của Pseudomonas spp. 
(n=16) 
Pseudomonas spp. đề kháng Cefotaxime, 
Ceftriaxone lần lượt là 90,9%, Bactrim(90%), 
Gentamicin (56,3%), Ceftazidime (53,3%), 
Ampicillin-Sulbactam (45,5%), Imipenem 
(37,5%), Cefepime (40%). 
 Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Hương 
về VK Gram âm đa kháng kháng sinh gây nhiễm 
khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện TW quân đội 108 
năm 2015 thì Pseudomonas spp. đa kháng gây 
nhiễm khuẩn tiết niệu đề kháng với các kháng sinh 
nhóm Fluroquinonol khá cao: kháng Ciprofloxacin 
92,9%, kháng Levofloxacin 100%; kháng với các 
kháng sinh nhóm Carbapenem như Imipenem là 
50%, kháng Meropenem 42,9%; kháng Ticarcilin/ 
Acid clavulanic là 100%.14 
KẾT LUẬN 
- Tỷ lệ các loại VK thường gặp tại bệnh viện: 
số VK thuộc nhóm Gram âm phân lập được chiếm 
tỷ lệ nhiều nhất (60,9%). Tổng số chủng 
Escherichia coli phân lập chiếm tỷ lệ cao nhất là 
22,1%. 
- Tỷ lệ kháng kháng sinh của các VK thường 
gặp: Escherichia coli đề kháng 100% với 
Ampcilin, Bactrim (92,7), Nalidixic acid (91,5%), 
Staphylococcus aureus đề kháng 100% với 
Penicillin, Erythromycin (93,4%), Clindamycin 
(92,6%), Azithromycin (91,9%), Acinetobacter 
spp. đề kháng với Bactrim (81,8%), Ceftriaxone 
(81,3%), Klebsiella spp. đề kháng 100% với 
Ampicillin, đề kháng Bactrim (90,3%), 
Enterococcus spp. đề kháng Tetracycline (71,0%), 
Streptococcus spp. đề kháng Erythromycin 
(81,8%), Staphylococcus epidermidis đề kháng 
Bactrim (100%), Penicillin (96,2%), Proteus spp. 
đề kháng Ampicillin (100%), Nalidixic acid 
(90,9%), Bactrim (95,2%), Tetracycline (90,5%), 
Pseudomonas aeruginosa đề kháng Ampicillin-
Sulbactam (76,9%), Stenotrophomonas 
maltophilia đề kháng Ampicillin (100%), 
Cefuroxime (86,7%), Pseudomonas spp. đề kháng 
CHUYÊN ĐỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
46 THỜI SỰ Y HỌC 12/2017 
Cefotaxime, Ceftriaxone lần lượt là 90,9%, 
Bactrim (90%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ayesha Mirza, Haidee T Custodio;. Hospital-Acquired Infection. 
Available at  
Accessed 20/6/2010 
2. WHO. World Alliance for Patient Safety Challenge ProGram 2005-2006. 
Geneva Switzerland. 
3. Chu Thị Hải Yến, Phạm Thị Huỳnh Giao, Nguyễn Thị Hiếu Hòa, Trần 
Ngọc Thảo, Hồ Thị Hòa (2014), Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh của 
vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. 
4. Phạm Hoàng Yến, Ngô Thị Thi, Đỗ Thị Minh Huyền, tập thể phòng xét 
nghiệm Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội (2016), Tình hình kháng kháng 
sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh, thường gặp, phân lập từ bệnh 
nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội từ 11/2014 
đến 10/2016. 
5. Nguyễn Sĩ Tuấn, Lưu Trần Linh Đa, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Thúy 
Hương(2012), Nghiên cứu mô hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây 
bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. 
6. Văn Bích, Nguyễn Sử Minh Tuyết, Võ Thị Trà An, Nguyễn Thanh Tùng 
(2008), Khảo sát về đề kháng kháng sinh của Escherichia Coli ở Bệnh 
viện nhân dân Gia Định. 
7. Nguyễn Hữu An, Trần Thị Tuyết Nga, Cao Hữu Nghĩa, Vũ Lê Ngọc Lan 
(2013), Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus trong các 
mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. 
8. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Minh, Phan 
Ngọc Thảo, Cao Hữu Nghĩa (2014), Khảo sát sự kháng kháng sinh của 
Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập được tại Viện Pasteur, 
Tp.Hồ Chí Minh. 
9. Phạm Văn Dũng, Nguyễn Sĩ Tuấn, Hứa Mỹ Ngọc (2012), Khảo sát 
kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện đa 
khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 6/2011 đến 4/2012. 
10. Mai Nguyễn Ngọc Trác, Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của 
vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Bình An – Kiên Giang năm 
2010. 
11.Trần Minh Giang, Trần Văn Ngọc(2015), Xác định tỉ lệ đề kháng kháng 
sinh của Pseudomonas aeruginosa gây viêm phổi thở máy và các yếu 
tố nguy cơ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
12. Cao Minh Nga, Trần Thị Quyên, Nguyễn Sử Minh Tuyết (2011), Sự 
đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococci tại Bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định. 
13. Trần Văn Sĩ, Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Ngọc Mai (2012), khảo sát tình 
hình vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang. 
14. Phạm Thu Hương, Khảo sát về vi khuẩn Gram âm đa kháng kháng 
sinh gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện TW quân đội 108 (2015). 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_khang_khang_sinh_cua_cac_dong_vi_khuan_thuong_gap.pdf