Tìm hiểu lời kêu gọi nhân kỷ niệm toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 19 - 12 - 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chính thức bùng nổ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của quần chúng nhân dân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu lời kêu gọi nhân kỷ niệm toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu lời kêu gọi nhân kỷ niệm toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 33 - 41 33 TÌM HIỂU LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Đào Văn Trƣởng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Ngày 19 - 12 - 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chính thức bùng nổ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng nhân dân. Do đó, bài viết này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Toàn tập” nhằm làm sáng tỏ công lao và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự kiện Toàn quốc kháng chiến nói riêng và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung. Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi, Toàn quốc kháng chiến. 1. Đặt vấn đề Trong suốt thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến (1947 - 1954) nhằm phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong kháng chiến. Những bài viết của Người đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến. Trải qua 70 năm (1946 - 2016), những bài học kinh nghiệm sâu sắc và ý nghĩa lịch sử quan trọng trong những trang viết của Người vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự kiện Toàn quốc kháng chiến Sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành công (1945) đã mở ra một trang sử mới trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó đã chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân, phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á và cũng là mô hình Nhà nước tiến bộ nhất lịch sử Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, mất nước lên địa vị người làm chủ nước nhà. Trong khi, nhân dân Việt Nam hân hoan chào mừng đất nước độc lập thì thực dân Pháp lại ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chúng không chịu bằng lòng với thất bại cay đắng và nhục nhã trước dân tộc Việt Nam anh hùng. Nhờ sự thỏa hiệp của thực dân Anh, thực dân Pháp đã theo chân quân đội Anh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Được sự giúp sức của quân Anh, chúng đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (ngày 23 - 9 - 1945) mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Với mong muốn vãn hồi một nền hòa bình mong manh, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm Ngày nhận bài: 25/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 Liên lạc: Đào Văn Trưởng, e - mail: daovantruong.tp@gmail.com 34 ước (14 - 9 - 1946) song những cố gắng và nỗ lực của ta đã không đạt được kết quả vì bản tính ngang ngược và hiếu chiến của thực dân Pháp. Chúng đã liên tiếp thực hiện những hành động khiêu khích một cách trắng trợn như: “Ngày 20 - 11 - 1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Ngày 17 và 18 - 12 - 1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô” [1]. Song âm mưu hèn hạ, thâm độc đó của chúng đã hoàn toàn thất bại trước dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Như một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử, đúng 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chính thức diễn ra ở khắp các chiến trường trên cả nước. Nhằm phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra đời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 - 12 - 1946 (Đây được đánh giá là một trong những áng thiên cổ hùng văn cùng với “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn độc lập” của Người). Ngoài ra, trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm sự kiện Toàn quốc kháng chiến nhằm động viên quần chúng nhân dân anh dũng chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. 2.2. Nội dung Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến (1946 - 1954) * Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19 - 12 - 1946) Trong không khí hào hùng, sôi động của những ngày toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với những nội dung hết sức cô đọng, súc tích và mang tính thời sự lúc đó. Trước hết, Người giải thích nguyên nhân vì sao ta phải tiến hành kháng chiến “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” [3]. Theo Người, chúng ta không có con đường nào khác là đứng lên chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Trước âm mưu thâm độc, hèn hạ của kẻ thù, Người đã thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước tuyên bố trước nhân dân Pháp và nhân dân thế giới rằng: Dù có phải hy sinh đến đâu nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm bảo vệ và giữ gìn nền độc lập, tự do “Không, Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [3]. Để bảo vệ và giữ gìn nền độc lập, tự do ấy, Người kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước phát huy cao độ truyền thống đoàn kết sáng tạo, tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên trận tuyến chống quân thù “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đ ... lấy thất bại cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, theo Người với những thắng lợi đạt được sau 4 năm kháng chiến toàn quốc, cuộc chiến của ta đã có bước chuyển biến quan trọng về chất “Ta đã từ bị động chuyển dần sang chủ động, từ thế yếu chuyển dần sang thế mạnh, từ thế thủ chuyển dần sang thế công” [5]. Có thể khẳng định, những liên hệ, so sánh, đối chiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho đồng bào và chiến sĩ cả nước vững tin và quyết tâm hơn nữa trên trận tuyến chống quân thù. * Lời kêu gọi nhân kỷ niệm lần thứ năm ngày Toàn quốc kháng chiến (12 - 1951) Sau khi phân tích tình hình quốc tế và trong nước, đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với cách mạng, tiến hành tổng kết những thắng lợi đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên nhắn nhủ tới nhân dân cả nước phải luôn đề cao cảnh giác, không được chủ quan khinh địch, đặc biệt là trong những thời khắc quyết định của cuộc chiến “Quân và dân ta phải luôn ghi nhớ rằng: Lũ giặc cướp nước, chết thì chết, nết không chừa. Càng gần thất bại thì chúng càng hung ác. Do đó, càng gần thắng lợi thì ta càng gặp nhiều khó khăn. Quân và dân ta phải luôn ghi nhớ: Kháng chiến nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ và gian khổ” [5]. Mặt khác, Người đề ra nhiệm vụ cho đồng bào và chiến sĩ trong những năm tới: Phải tăng cường hơn nữa đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ mới; đối với các chiến sĩ vệ quốc quân, bộ đội địa phương, dân quân du kích phải thi đua giết giặc lập công; đồng bào sĩ, nông công thương thi đua tăng gia sản xuất; cán bộ, chính quyền và các đoàn thể thi đua thực hành cần, kiệm, liêm, chính 38 Như vậy, thông điệp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ tới đồng bào và chiến sĩ cả nước là không được chủ quan khinh địch, quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Chính phủ đề ra trong thời gian tới. * Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 6 năm Toàn quốc kháng chiến (12 - 1952) Nhân dịp này, Người đi sâu lý giải nguyên nhân dẫn đến những thất bại liên tiếp của thực dân Pháp trên chiến trường “Địch thua to vì nhiều nguyên nhân. Không những chúng bị nhân dân ta kiên quyết chống lại, mà còn bị nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phản đối; tinh thần quân đội chúng ngày càng sút kém; mâu thuẫn nội bộ của phe chúng, phe đế quốc, ngày càng sâu sắc.” [5]. Những lập luận của Người không chỉ giúp đồng bào và chiến sĩ cả nước vui mừng mà còn giúp cho nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ thế giới hiểu được kết cục tất yếu của kẻ xâm lược. Cùng với những thành tích đạt được, Người cũng thẳng thắn chỉ rõ một trong những khuyết điểm mà chúng ta mắc phải trong giai đoạn này là chưa thi hành đúng chính sách ruộng đất, theo Người “Giảm tô, giảm tức là một quyền lợi chính đáng của nông dân cũng chưa thực hiện được đến nơi đến chốn. Đó là một tình trạng rất không công bằng. Vì vậy, sang năm, Chính phủ, Đảng và Mặt trận sẽ kiên quyết phát động nông dân thực hiện triệt để chính sách giảm tô, giảm tức để đảm bảo quyền lợi chính đáng của nông dân” [5]. Có thể nói, những chính sách của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng sức dân, khuyến khích và vận động được sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là giai cấp nông dân cho cuộc chiến. * Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 7 năm Toàn quốc kháng chiến (12 - 1953) Trải qua 7 năm tiến hành kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những thắng lợi của ta trên chiến trường nhằm động viên và khích lệ tinh thần chiến đấu của đồng bào và chiến sĩ cả nước trong giai đoạn quyết định của cuộc chiến “7 năm qua, chúng ta đã tiêu diệt hơn 32 vạn quân địch, đã làm cho địch thiếu hụt binh sĩ:”. Để cứu vớt thất bại ấy, địch ra sức thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, gấp rút mở rộng ngụy quân; song như thế thì khác nào uống thuốc độc cho đỡ khát” [6]. Cùng với đó là sự tổn thất của địch và sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến hao người tốn của này đã được Hồ Chí Minh luận giải một cách thấu đáo “7 năm qua, địch đã hao tổn 3 triệu bạc Pháp. Vì vậy, mà kinh tế tài chính của địch đã kiệt quệ, chúng phải quỵ lụy, xin xỏ Mỹ, ngày càng phụ thuộc vào Mỹ, đế quốc Mỹ thì nhân đó mà nô dịch nhân dân Pháp và trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Việt - Miên - Lào, hòng thay thế địa vị của Pháp ở Đông Dương” [6]. Trong lời kêu gọi lần này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 2 nhiệm vụ trọng tâm cho toàn Đảng, toàn dân thực hiện trong thời gian tới là: “Đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất” [6]. Theo Người, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau “Phải cải cách ruộng đất để bồi dưỡng lực lượng nhân dân, đảm bảo kháng chiến thắng lợi. Phải đẩy mạnh kháng chiến để bảo đảm cải cách ruộng đất thành công” [6]. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, cải cách ruộng đất đã thúc đẩy cuộc kháng chiến của chúng ta thành công nhanh chóng. Trong lời kêu gọi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những thắng lợi mà quân và dân ta đã đạt được sau 7 năm chiến đấu anh dũng; đồng thời, Người cũng nêu ra 2 nhiệm vụ trọng tâm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện nhằm giành thắng lợi quyết định, sớm kết thúc chiến tranh. 39 * Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 8 năm Toàn quốc kháng chiến (12 - 1954) Trải qua chín năm chiến đấu lâu dài và gian khổ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam anh hùng đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ở Giơnevơ (Thụy Sỹ) thi hành hiệp định về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong dịp kỷ niệm sự kiện 8 năm Toàn quốc kháng chiến (12/1946 - 12/1954) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ tuyên bố trước toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước, cùng nhân dân tiến bộ thế giới, trong đó có nhân dân Pháp rằng: cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã toàn thắng “Sau 8, 9 năm kháng chiến cực kỳ gian khổ và anh dũng, chúng ta đã thu được thắng lợi vẻ vang; chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã trở lại, chúng ta có cơ hội để xây dựng nước nhà” [6]. Đặc biệt với sự mẫn cảm thiên tài của một chính khách tầm cỡ quốc tế, Người cũng không quên gửi lời nhắn nhủ tới đồng bào và chiến sĩ cả nước phải hết sức đề cao, cảnh giác trong thời điểm đất nước mới hòa bình “Nhưng chúng ta phải biết rằng: So với đấu tranh vũ trang trong kháng chiến, thì đấu tranh chính trị trong hòa bình cũng phải trường kỳ và gian khổ, và còn gay go, phức tạp hơn. Vì vậy, nhân dân, quân đội và cán bộ ta chớ có chủ quan, tự mãn, mà phải giữ vững chí khí đấu tranh, tinh thần anh dũng” [6]. Trải qua thực tiễn lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền thành công trong cách mạng tháng Tám (năm 1945) và kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cùng với những am hiểu sâu sắc về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, Hồ Chí Minh cho rằng một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm lên những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam là truyền thống đoàn kết - sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam “Chúng ta đã đoàn kết, đấu tranh, cảnh giác và tin tưởng, cho nên chúng ta đã thắng lợi trong kháng chiến” [6]. Và theo Người, truyền thống tốt đẹp này cần được phát huy hơn nữa trong thời bình “Nay chúng ta phải đoàn kết rộng rãi đồng bào cả nước và đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn cùng nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới, nâng cao chí khí đấu tranh và tinh thần cảnh giác hơn nữa, tin tưởng hơn nữa vào lực lượng mạnh mẽ và tiền đồ vẻ vang của dân tộc ta” [6]. Và Người đưa ra kết luận quan trọng là: “Như vậy, chúng ta nhất định thắng lợi trong công cuộc củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta.” [6]. Một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân Pháp và nhân dân thế giới rằng: cuộc kháng chiến toàn quốc của dân tộc Việt Nam anh hùng đã kết thúc thắng lợi vẻ vang; đồng thời, Người cũng kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước không được chủ quan và phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.3. Ý nghĩa lịch sử từ Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Như vậy, sau chín năm trường kỳ kháng chiến với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, cùng tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường, thành quả của cách mạng đã đơm hoa thơm, kết trái ngọt, cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi hoàn 40 toàn về ta. Góp phần vào thắng lợi chung đó, không thể không nhắc tới vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Người là tác giả của áng thiên cổ hùng văn Lời kêu Toàn quốc kháng chiến (1946) và Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến (1947 - 1954) đã cổ vũ, hiệu triệu và thức tỉnh được toàn thể quốc gia, dân tộc đứng lên chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước. Những tư tưởng của Người trong Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến có ý nghĩa to lớn quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến. Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến. Đồng thời giải thích, lập luận một cách khoa học về tính chất chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của địch trong cuộc chiến này. Những bài viết của Người không chỉ giúp nhân dân Việt Nam mà còn giúp cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu và nhận thức đúng bản chất cuộc kháng chiến toàn quốc cũng như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam. Thứ hai, Người đã khơi dậy và phát huy được truyền thống đoàn kết, sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết của toàn thể quốc gia, dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Với một ý chí kiên định và quyết tâm sắt đá là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” dù cho phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng cũng phải quyết giành cho được độc lập. Thứ ba, Người đã trở thành biểu tượng mẫu mực cho tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi tất yếu của cách mạng. Thứ tư, ngôn từ mà Người sử dụng hết sức khoa học, cô đọng, súc tích, nhưng cũng rất gần gũi, dễ hiểu và chân thành. Do đó, những tư tưởng và thông điệp mà Người truyền tải dễ dàng đi vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam. Đó cũng chính là phong cách Hồ Chí Minh giản dị, chân thành, mềm dẻo, linh họat trong mọi hoàn cảnh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Thứ năm, Hồ Chí Minh đã thể hiện được tài năng và nghệ thuật lãnh đạo của một chính khách tầm cỡ quốc tế trong việc định hướng, dẫn dắt, điều phối, tổ chức cuộc kháng chiến toàn quốc của dân tộc Việt Nam đi đúng hướng và đến đích nhanh chóng. Thứ sáu, thực chất toàn bộ Lời kêu gọi nhân kỷ niệm sự kiện Toàn quốc kháng chiến (từ 6 tháng cho đến 8 năm) của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết những việc đã làm được và chưa làm được của ta trong cuộc kháng chiến. Từ đó, giúp Trung ương Đảng và Chính phủ có sự điều chỉnh đường lối kháng chiến hợp lý nhằm đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. 3. Kết luận Như vậy, qua nghiên cứu, tìm hiểu Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồ Chí Minh Toàn tập” chúng ta có thể thấy Bác rất quan tâm đến sự kiện lịch sử trọng đại này. Và năm nào cũng vậy, vào đúng ngày 19 - 12 Bác đều đặn nghiên cứu viết lời kêu gọi nhằm động viên và khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân, củng cố niềm tin vững chắc vào tương lai của cách mạng. Những Lời kêu gọi thể hiện được sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường đồng hành cùng dân tộc trong suốt cuộc kháng chiến toàn quốc, trở thành nguồn sức 41 mạnh tinh thần to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Bảy mươi năm đã trôi qua, nhưng những giá trị tư tưởng của Bác trong những bài viết Lời kêu gọi nhân kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2006). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng cho các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Trường Chinh (1976). Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 (1995). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 (1995. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6 (1995). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7 (1996). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Trần Thị Vui (Học viện CTQG Hồ Chí Minh), Những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Truy cập tại: - hieu - truyen - thong - quan - su/nhung - sang - tao - ve - duong - loi - cua - dang - ta - trong - thoi - ky - khang - chien - chong - thuc - dan - phap - 19451954/6934.html, ngày truy cập: 26/01/2015 A STUDY ON THE APPEAL ON THE ANNIVERSARY OF NATIONAL STRUGGLING DAY BY PRESIDENT HO CHI MINH Dao Van Truong Tay Bac University Abstract: On December 19 th 1946, the national struggle against the invaders officially broke out. During this hard and long - lasting struggle, President Ho Chi Minh frequently wrote the call for solidarity, innovative spirit and revolutionary heroism. This article focuses on the content of the call for national struggle by President Ho Chi Minh in “Ho Chi Minh Full Episode”. With the purpose to clarify and affirm the merits and great contributions of President Ho Chi Minh to the event in particular and the revolution of Vietnam in general. Keywords: National resistance, President Ho Chi Minh, the appeal.
File đính kèm:
- tim_hieu_loi_keu_goi_nhan_ky_niem_toan_quoc_khang_chien_cua.pdf