Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi trung ương
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi trung ương
TCNCYH 112 (3) - 2018 101 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG THỰC HÀNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Thị Hoài Thu Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát trên tổng số 146 điều dưỡng tại 08 khoa lâm sàng và quan sát trực tiếp 292 mũi tiêm do điều dưỡng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 39,0% điều dưỡng có thực hành đạt về tiêm tĩnh mạch an toàn. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, tham gia tập huấn tại bệnh viện, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên (p < 0,05). Từ khóa: Tiêm tĩnh mạch an toàn, quy trình tiêm an toàn, điều dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thu, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: nguyenhoaithu@hmu.edu.vn Ngày nhận: 21/3/2018 Ngày được chấp thuận: 5/6/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia...). Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organi- zation – WHO) cho thấy tiêm không an toàn gây nên khoảng 250 ngàn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm HIV mới [1]. Tại các nước phát triển, tiêm không an toàn gây nên khoảng 1/3 những trường hợp nhiễm mới virus viêm gan B và là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm virus viêm gan C, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm chiếm trên 40% những trường hợp nhiễm virus viêm gan C [2]. Đối với nhân viên y tế, mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là những bệnh lây qua đường máu như: viêm gan B, C^một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 - 72%) [3; 4]. Dolan và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng các nhân viên phải có kiến thức, đào tạo và thiết bị dễ thực hiện các thủ thuật tiêm truyền một cách an toàn [5]. Tiêm là kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn và được thực hiện nhiều nhất trong công việc của người điều dưỡng, vì vậy việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn là bắt buộc đối với điều dưỡng viên nhằm đảm bảo an toàn người bệnh. Trong thông tư 07/2011/TT-BYT năm 2011 của Bộ Y tế cũng bao gồm các nội dung liên quan đến tiêm an toàn trong công tác chăm sóc người bệnh [6]. Thực hành tiêm an toàn đã được hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” nhằm nâng cao việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn của 102 TCNCYH 112 (3) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC điều dưỡng, cũng như đạt được các Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam [7; 8]. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm “mô tả thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Điều dưỡng chăm sóc người bệnh trực tiếp hiện đang làm việc tại 08 khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi Trung ương (Khoa Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại; Tự nguyện A; Tự nguyện B; Tự nguyện C; Hô hấp A20; Tiêu hóa A7; Chấn thương chỉnh hình). 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 30 tháng 6 năm 2017 tại bệnh viện Nhi Trung ương. 3. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng. 4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ 146 điều dưỡng tại 08 khoa lâm sáng đáp ứng các. Tiêu chuẩn lựa chọn: điều dưỡng đang công tác tại 8 khoa lâm sàng, có thời gian công tác từ 03 năm trở lên, có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và đồng ý tham gia nghiên cứu; Tiêu chuẩn loại trừ: điều dưỡng đi học, nghỉ dài hạn, nghỉ thai sản. Đồng thời, tiến hành quan sát 02 mũi tiêm tĩnh mạch/ 1 điều dưỡng. Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là 146 điều dưỡng, với 292 mũi tiêm tĩnh mạch được quan sát. 5. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bảng kiểm quan sát 02 lần thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của mỗi điều dưỡng tại 08 khoa lựa chọn vào nghiên cứu. Sau đó, sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tìm hiểu phương tiện, dụng cụ sử dụng trong tiêm an toàn của điều dưỡng. Các công cụ nghiên cứu được thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu. Người quan sát là các điều dưỡng trưởng của các khoa, được tập huấn về quy trình tiêm an toàn, kỹ năng quan sát và sử dụng bảng kiểm. 6. Bộ công cụ và các biến số nghiên cứu Các biến số về tuân thủ quy trình tiêm an toàn được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế về thực hiện mũi tiêm an toàn, gồm 20 tiêu chuẩn bao gồm các nội dung về chuẩn bị phương tiện dụng cụ tiêm; kiểm soát nhiễm khuẩn; kỹ thuật tiêm; giao tiếp với người bệnh; đảm bảo an toàn. Tài liệu hướng dẫn được ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐ- BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012. Trong đó, thực hành quy trình tiêm an toàn bao gồm chuẩn bị người bệnh, chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc và xử lý chất thải sau tiêm. Tuy nhiên hiện tại bệnh viện đã xây dựng quy trình gồm 22 tiêu chí nên nghiên cứu này sử dụng bảng kiểm thực hành tiêm an toàn 22 tiêu chí. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch an toàn - Đánh giá thực hiện tiêm, tru ... 30 tuổi 76 52,1 104 TCNCYH 112 (3) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Đặc điểm n Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn Trung cấp 83 56,8 Cao đẳng và đại học 63 43,2 Thời gian công tác < 5 năm 50 34,2 5 - 10 năm 50 34,2 > 10 năm 46 31,6 Đã từng tham gia tập huấn tiêm an toàn Đã từng 109 74,7 Chưa từng 37 25,3 Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 146 điều dưỡng, trong đó điều dưỡng nữ chiếm đa số (84,9%) so với điều dưỡng nam (15,1%). Tuổi trung bình của điều dưỡng trong nghiên cứu là 32,2 ± 6,2, cao nhất là 55 tuổi và thấp nhất là 23 tuổi. Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở xuống chiếm 56,8%, nhóm từ cao đẳng và đại học trở lên chiếm 43,2%. Thời gian công tác trung bình của các điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 8,7 ± 6,1 năm. Tỷ lệ điều dưỡng đã từng tham gia các lớp tập huấn về tiêm an toàn trong vòng 12 tháng qua chiếm 74,7%. 2. Thực trạng tuân thủ tiêm an toàn của điều dưỡng 2.1 Thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch Bảng 2. Thực hành các bước chuẩn bị tiêm của điều dưỡng (n = 146) Các bước tiến hành Đạt n % Chuẩn bị người bệnh Thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện 140 95,9 Sử dụng phương tiện phòng hộ 135 92,5 Điều dưỡng viên rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh 108 74,0 Chuẩn bị dụng cụ Hộp chống sốc, cơ số và còn hạn sử dụng 144 98,6 Thùng đựng VSN và thùng đựng chất thải 143 97,9 Bông gạc tẩm cồn đúng quy định 134 91,8 Chai đựng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có sẵn trên xe tiêm 140 95,9 TCNCYH 112 (3) - 2018 105 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Các bước tiến hành Đạt n % Chuẩn bị thuốc tiêm Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc 61 41,8 Xé bỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc 140 95,9 Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn 53 36,3 Kim lấy thuốc và kim tiêm không chạm vào vùng không vô khuẩn 116 79,5 Tại bước chuẩn bị người bệnh, 95,9% điều dưỡng thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện. Có khoảng 74,0% điều dưỡng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh khi chuẩn bị tiêm. Thực hiện chuẩn bị dụng cụ tiêm của điều dưỡng khá tốt, 98,6% điều dưỡng chuẩn bị hộp chống sốc, cơ sổ thuốc tiêm và còn hạn sử dụng; 97,9% điều dưỡng chuẩn bị thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải. Qua đó cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt trong bước chuẩn bị dụng cụ tiêm là tương đối tốt, chỉ có một số ít điều dưỡng có thực hành chưa đạt ở bước này. Về thực hành chuẩn bị thuốc tiêm của điều dưỡng, chỉ có khoảng 41,8% điều dưỡng thực hiện kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ thuốc. 95,9% điều dưỡng thực hiện xé bỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc. 2.2. Thực hiện kỹ thuật tiêm và xử lý chất thải sau tiêm Bảng 3. Thực hành các kỹ thuật tiêm thuốc và xử lý chất thải sau tiêm của điều dưỡng (n = 146) Các bước tiến hành Đạt n % Kỹ thuật tiêm thuốc Xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay và thắt dây garo đúng quy định (dây garo trên vị trí tiêm 10 - 15 cm) 119 81,5 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi sạch (tối thiểu 2 lần) 68 46,6 Sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng qui định 47 32,2 Căng da theo đúng quy định: kim tiêm chếch 30° so với mặt và đảm bảo mũi vát của kim đã nằm trong lòng ven 136 93,2 Bơm thuốc chậm: vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh 135 92,5 Hết thuốc, căng da rút kim nhanh, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn 55 37,7 106 TCNCYH 112 (3) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Các bước tiến hành Đạt n % Kỹ thuật tiêm thuốc Sát khuẩn lại vị trí tiêm, dùng bông khô đặt lên vị trí tiêm phòng chảy máu 71 48,6 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh trở lại tư thế thích 137 93,8 Xử lý chất thải sau tiêm Không dùng hai tay để đậy nắp kim tiêm hoặc tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm 65 44,5 Phân loại rác thải sau tiêm đúng quy định 120 82,2 Rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình 106 72,6 Về thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, có 81,5% điều dưỡng thực hành đạt xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay và thắt dây garo đúng quy định (dây garo trên vị trí tiêm 10 - 15 cm). 46,6% điều dưỡng thực hành đạt sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi sạch (tối thiểu 2 lần). Tỷ lệ điều dưỡng đạt về sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng qui định là 32,2%. Có 93,2% điều dưỡng thực hành đạt về căng da theo đúng quy định (kim tiêm chếch 30° so với mặt và đảm bảo mũi vát của kim đã nằm trong lòng ven), 92,5% điều dưỡng thực hành đạt về bơm thuốc khi tiêm cho người bệnh (bơm thuốc chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh). Về xử lý chất thải sau tiêm, 82,2% điều dưỡng thực hành đạt về phân loại rác thải sau tiêm đúng quy định, 72,6% điều dưỡng thực hiện rửa tay/sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình tiêm. Đánh giá chung về thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng trong nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt về tiêm an toàn chỉ là 39,0% và không đạt là 61,0%. Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng đạt cao nhất tại khoa Hồi sức tích cực (100%), tiếp đến là khoa Hồi sức ngoại (51,2%), các khoa còn lại có tỷ lệ thực hành đạt về tiêm an toàn còn khá thấp hoặc thậm chí chưa đạt về thực hành tiêm an toàn dựa theo các tiêu chí đánh giá thực hành tiêm an toàn. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ tiêm an toàn của điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tuân thủ quy trình tiêm an toàn đạt ở điều dưỡng nam là 63,6% cao hơn so với điều dưỡng nữ là 34,7%, có thể thấy rằng nguy cơ thực hiện quy trình tiêm an toàn không đạt ở nhóm điều dưỡng nữ cao hơn 3,297 lần so với nhóm điều dưỡng nam (OR = 3,297; CI 95%: 1,282 - 8,474). Tỷ lệ tuân thủ tiêm an toàn đạt của nhóm điều dưỡng đã từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn cao hơn 7,808 lần so với nhóm điều dưỡng chưa từng tham gia tập huấn về tiêm an toàn (OR = 7,808; CI 95%: 2,590 - 23,540) (bảng 4). TCNCYH 112 (3) - 2018 107 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Yếu tố Thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn OR CI 95% p Không đạt (%) Đạt (%) Nhóm tuổi ≤ 30 39 (55,7) 31 (44,3) 1,529 0,783 - 2,983 0,213 >30 50 (65,8) 26 (34,2) 1 Giới Nữ 81 (65,3) 43 (34,7) 1 1,282 - 8,474 Nam 8 (36,4) 14 (63,6) 3,297 Trình độ chuyên môn Trung cấp 46 (55,4) 37 (44,6) 1,729 0,872 - 3,429 0,115 Đại học và cao đẳng 43 (68,3) 20 (31,7) 1 Thời gian công tác ≤ 10 năm 59 (59,0) 41 (41,0) 1,303 0,630 - 2,693 0,474 > 10 năm 30 (65,2) 16 (34,8) 1 Đã tham gia tập huấn tiêm an toàn Đã từng 53 (48,6) 56 (51,4) 1 2,590 - 23,540 < 0,001* Chưa từng 4 (10,8) 33 (89,2) 7,808 Kiến thức về tiêm an toàn Đạt 38 (42,7) 51 (57,3) 1 0.336-1,341 0,081 Không đạt 19 (33,3) 38 (66,7) 0,671 0,010* IV. BÀN LUẬN Thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Đánh giá chung của nghiên cứu về thực hành tiêm an toàn đạt tỷ lệ 39%, cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng 22,2% [10]. Lý giải việc này có thể là do điều dưỡng Bảng 4. Mối liên quan giữa thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng với các yếu tố nhân khẩu/nghề nghiệp (n = 146) trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 30 tuổi trở nên, có thời gian công tác chủ yếu từ trên 5 năm, làm việc theo thói quen. Do vậy, những nội dung trước về tiêm an toàn đa số điều dưỡng thực hiện được, chỉ có một số hoạt động mới cập nhật trong Hướng dẫn tiêm an toàn thì điều dưỡng 108 TCNCYH 112 (3) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tại bệnh viện hiện nay vẫn làm chưa tốt. Chính vì vậy, tại các khoa cần có công tác đào tạo trực tiếp cho điều dưỡng dưới hình thức cầm tay chỉ việc, cập nhật cho điều dưỡng cũ, đào tạo cho điều dưỡng mới. Tại bệnh viện cũng cần mở thêm những lớp tiêm an toàn bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành cho toàn bộ điều dưỡng trong bệnh viện. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng Kết quả nghiên cứu chỉ ra, giới tính có mối liên quan có ý nghĩa thống kế với thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng (p < 0,05). Kết quả này không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng (2012) và tương đồng với kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2010) [10; 11]. Tại bệnh viện các khoa này cũng đòi hỏi người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn cao nên kiến thức về chăm sóc bệnh nhân cũng như tiêm an toàn luôn được cập nhật. Nam giới có ưu thế hơn nữ về thời gian, ít bị phân tâm về việc chăm sóc con cái, chính vì thế có thể giải thích được kết quả nghiên cứu như trên tại bệnh viện Nhi Trung ương. Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, kênh cung cấp thông tin tiêm an toàn và kiến thức về tiêm an toàn của điều dưỡng, nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng với (p > 0,05). Kết quả này có thể được lý giải do tại Bệnh viện Nhi Trung ương trước khi được làm việc chính thức tại bệnh viện tất cả các điều dưỡng đều phải học qua lớp chuyên khoa Nhi 06 tháng với nội dung chính là cập nhật kiến thức và thực hành về các chăm sóc điều dưỡng Nhi khoa với những quy trình được xây dựng riêng cho bệnh viện và tất cả các điều dưỡng đều chăm sóc bệnh nhân theo quy trình chung này. Kết quả khảo sát cho thấy, 74,7% điều dưỡng đã từng tham gia lớp tập huấn về tiêm an toàn. Việc tham gia tập huấn tại bệnh viện của đối tượng nghiên cứu cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đào Thành [12]. Như vậy có thể nói việc được tham gia các lớp tập huấn về tiêm an toàn tại bệnh viện sẽ giúp cho điều dưỡng thực hiện tốt hơn khi thực hành quy trình tiêm an toàn. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay, việc đào tạo thực hành tiêm an toàn chủ yếu được làm tại các khoa lâm sàng, kết quả này cũng phản ánh một thực tế là tỷ lệ điều dưỡng được hướng dẫn thực hành cụ thể theo quy trình chuẩn tại các khoa vẫn chưa được làm thường xuyên dẫn đến những thiếu sót về chuyên môn và làm tăng nguy cơ rủi ro cho điều dưỡng khi thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn là không thể tránh khỏi, trong cả thực hành lẫn trong khâu kiểm tra, giám sát. V. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, tỷ lệ điều dưỡng thực hành tiêm an toàn đạt là 39,0%. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, có tham gia tập huấn về tiêm an toàn tại bệnh viện có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng viên tại bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hauri AM, Armstrong GL and Hutin YJ (2004). The global burden of diease attribut- able to contaminated injections given in health care settings. Int J STD AIDS, 15(1), 7 - 16. TCNCYH 112 (3) - 2018 109 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. WHO (2010). Strategy for the safe and appropriate use of injection worldwide. Ge- neva. 3. WHO và Bộ Y tế (2005). Không gây hại: Tiêm an toàn trong mối quan hệ với phòng, chống nhiễm khuẩn, Hà Nội. 4. CDC (2007). Injection Safety: Guidelines from the Centre for Disease Control and Pre- vention”, Guideline for isolation precautions: preventing transmission of infectious agents in health care settings 2007, Department of Health and Human Services, Atlanta. 5. Susan A. Dolan (2010). APIC position paper: Safe injection, infusion, and medication vial practices in health care. American Journal of Infection Control, 38, 167 – 172. 6. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 07/2011/TT - BYT ngày 26/1/2011 về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 7. Bộ Y tế (2012). Chuẩn Năng lực của điều dưỡng Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 1352/QĐ- BYT ngày 21/4/2012 về việc chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. 8. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn Tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm Quyết định số 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/ 2012 về việc hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 9. Phòng Điều dưỡng – Bộ Y tế (2008). Kết quả nghiên cứu tiêm an toàn tại bệnh viện điểm – Tài liệu tiêm an toàn, Hà Nội. 10. Trần Thị Minh Phượng, Phan Văn Tường và Bùi Thị Mỹ Anh (2012). Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội, năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 30(3), 25 - 32. 11. Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2010). Hiện trạng về tiêm an toàn, Bệnh viện Đa khoa An Giang. Tạp chí Y học thực hành, 857(1), 61 - 63. 12. Đào Thành (2005). Đánh giá thực hiện Tiêm an toàn tại 8 tỉnh đại diện năm 2005. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II năm 2005. Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, 217 - 223. Summary SAFETY INJECTION AND ASSOCIATED FACTORS AMONG NURSES IN NATIONAL HOSPITAL OF PEDIACTRICS A cross sectional study was conducted in 2017, for the purpose to describe the proportion of safety injection and its associated factors among nurses at the National Hospital of Pediatrics, Vietnam. The study design employing with the quatitative method that surveyed on a total of 146 nurses and 292 observed-injections. The study tools including the self-administered questionnaire and checklists were tested and revised before officially being used for data collection. The find- ings show the proportions of properly knowledge and practice of safety injection among nurses were 61.0% and 39.0%, respectively. The study has explored the statistically association between safety injection with those factors as gender, participating in safety injection training (p < 0.05). Keywords: Safety injection, nurse, health care, National Hospital of Pediatrics, Vietnam
File đính kèm:
- thuc_trang_thuc_hanh_tiem_tinh_mach_an_toan_cua_dieu_duong_t.pdf