Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh hai trường trung học cơ sở tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
Vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) học sinh hiện tại đang được quan tâm, kết quả các nghiên cứu về vấn đề
này đang cho thấy tình trạng đang ở mức đáng lo ngại. Nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh Trường trung học cơ sở Tô Hiệu và Hội Hợp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh hai trường trung học cơ sở tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh hai trường trung học cơ sở tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019 Website: yhoccongdong.vn80 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2019 Bùi Văn Hồng1, Vũ Đức Anh2, Nguyễn Quỳnh Hoa2, Chu Văn Thăng3 TÓM TẮT Vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) học sinh hiện tại đang được quan tâm, kết quả các nghiên cứu về vấn đề này đang cho thấy tình trạng đang ở mức đáng lo ngại. Nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh Trường trung học cơ sở Tô Hiệu và Hội Hợp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 635 học sinh tại 2 trường THCS tại thành phố Vĩnh Yên. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT của 02 trường THCS là: 17.6%, trong đó trường THCS Tô Hiệu cao hơn (20,6%) so với trường THCS Hội Hợp (14,9%). Tỷ lệ vấn đề SKTT ở nội thành cao hơn ngoại thành, ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, nhóm học sinh có mức độ sử dụng facebook thường xuyên có tỷ lệ có vấn đề SKTT cao hơn so với nhóm sử dụng không facebook thường xuyên, nhóm không bị bắt nạt nguy cơ có vấn đề SKTT thấp hơn nhóm bị bắt nạt, nhóm gia đình có người say rượu thì tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT cao hơn so với nhóm không có người say rượu. Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, trung học cơ sở, Vĩnh Phúc. ABSTRACT: SITUATION OF MENTAL HEALTH OF STUDENTS IN 2 SECONDARY SCHOOLS IN VINH YEN CITY, VINH PHUC PROVINCE IN 2019 Mental health of students currently are concerned, the results of studies on this issue was showing a worrying situation. Objectives: Describe the current mental health situation of To Hieu and Hoi Hop secondary schools in Vinh Yen city, Vinh Phuc province in 2019. Method: A cross – sectional study on 635 students at 2 secondary schools in Vinh Yen city. Results: The percentage of students with mental health problems of 02 secondary schools was 17.6%, in which the proportion of mental health problems at To Hieu School was higher (20.6%) than Hop Hop School. The proportion of mental health problems in the urban was higher than in the suburban, male was higher than female, Students who use Facebook regularly has a higher proportion of mental health problems than those who do not use Facebook regularly. The non- bullied group has a lower risk of having health problems than the bullied group. In families with drunk people, the proportion of students with mental health problems was higher than those without alcoho Keywords: Mental health, secondary school, Vinh Phuc. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần: “Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [1]. Vậy SKTT tốt không chỉ là không có các rối loạn tâm thần hoặc khuyết tật mà SKTT mà còn là một trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân, trạng thái Ngày nhận bài: 18/09/2019 Ngày phản biện: 30/09/2019 Ngày duyệt đăng: 07/10/2019 1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc. 2. Trường Đại học Y dược Thái Bình. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019 Website: yhoccongdong.vn 81 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC hạnh phúc, trong đó một cá nhân tự nhận ra khả năng của chính mình, có thể ứng phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình[2],[3]. Sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên hiện đã và đang được quan tâm rất lớn, do nhận thức về các hậu quả đáng tiếc về sức khỏe tâm thần kém trong thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên đã được nâng cao và có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị những vấn đề về sức khỏe tâm thần [4]. Theo các điều tra dịch tễ học thì có tới trên 20% trẻ em và thanh thiếu niên gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần rối loạn tâm thần. [5] Hiện nay ở nước ta đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu về rối nhiễu tâm thần ở tuổi vị thành niên. Các nghiên cứu học đường cho thấy khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các rối loạn thường gặp như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động, rối loạn liên quan đến học tập, rối loạn ứng xử, gây gổ đánh nhau, nghiện chất, nghiện điện tử và game online [6]. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em có các vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 15,9%, khảo sát dọc thời gian trong 1 năm học có tới 1,6% các em có RLTT trong tổng số học sinh ở các cấp học [7]. Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,46 % [8]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các rối loạn sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên tại Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng là không nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh Trường trung học cơ sở Tô Hiệu và Hội Hợp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thời gian và địa điểm: Từ tháng 4/2019 đến tháng 10/2019, địa điểm 2 trường THCS Tô Hiệu, THCS Hội Hợp của thành phố Vĩnh Yên. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh đang học 02 các trường THCS trên. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang Cỡ mẫu và chọn mẫu: Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ tính được cỡ mẫu tối thiểu n=262, thực tế tổng số mẫu điều tra là 635 học
File đính kèm:
- thuc_trang_suc_khoe_tam_than_cua_hoc_sinh_hai_truong_trung_h.pdf