Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng quản lí và sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa (đất NTD) của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu

đã thực hiện tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương về thực trạng quản lý và sử dụng đất NTD ở

huyện Minh Hóa; phỏng vấn 160 hộ dân người dân tộc Kinh, Chứt và Bru-Vân Kiều theo phương pháp lựa

chọn ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng chôn cất trái quy định vẫn còn xảy ra; việc cắm

mốc đất NTD chưa được thực hiện trên địa bàn nhiều xã; việc quản lý và di dời giải tỏa mồ mả xen lẫn trong

các loại đất khác còn nhiều bất cập. Việc lựa chọn kiến trúc xây dựng, diện tích lăng mộ, lựa chọn địa điểm

chôn cất và phong tục táng gần giống nhau giữa người Kinh với người Chứt, nhưng lại rất khác với cộng

đồng người Bru-Vân Kiều. Từ thực trạng quản lý đất NTD của các xã, nghiên cứu này đã đề xuất được một

số giải pháp quản lý và sử dung đất NTD phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện Minh Hóa.

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 5

Trang 5

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 6

Trang 6

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 7

Trang 7

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 8

Trang 8

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 9

Trang 9

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang viethung 7800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Thực trạng quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 
Tập 130, Số 3A, 2021, Tr. 99–112; DOI: 10.26459/hueunijard.v130i3A.5929 
* Liên hệ: tranthiphuong@huaf.edu.vn 
Nhận bài: 17–7–2020; Hoàn thành phản biện: 10–9–2020; Ngày nhận đăng: 11–9–2020 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, 
NGHĨA ĐỊA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TRÊN 
ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 
Trần Thị Phượng*, Đặng Thị Minh Chinh, Châu Võ Trung Thông, 
Nguyễn Bích Ngọc, Hồ Việt Hoàng 
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng quản lí và sử dụng đất nghĩa trang, 
nghĩa địa (đất NTD) của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu 
đã thực hiện tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương về thực trạng quản lý và sử dụng đất NTD ở 
huyện Minh Hóa; phỏng vấn 160 hộ dân người dân tộc Kinh, Chứt và Bru-Vân Kiều theo phương pháp lựa 
chọn ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng chôn cất trái quy định vẫn còn xảy ra; việc cắm 
mốc đất NTD chưa được thực hiện trên địa bàn nhiều xã; việc quản lý và di dời giải tỏa mồ mả xen lẫn trong 
các loại đất khác còn nhiều bất cập. Việc lựa chọn kiến trúc xây dựng, diện tích lăng mộ, lựa chọn địa điểm 
chôn cất và phong tục táng gần giống nhau giữa người Kinh với người Chứt, nhưng lại rất khác với cộng 
đồng người Bru-Vân Kiều. Từ thực trạng quản lý đất NTD của các xã, nghiên cứu này đã đề xuất được một 
số giải pháp quản lý và sử dung đất NTD phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện Minh Hóa. 
Từ khóa: đất nghĩa trang, đất nghĩa địa, cộng đồng dân tộc, sử dụng đất, Quảng Bình 
The current management and use of cemetery and graveyard land 
of ethnic communities in Minh Hoa district, Quang Binh province 
Tran Thi Phuong*, Dang Thi Minh Chinh, Chau Vo Trung Thong, 
Nguyen Bich Ngoc, Ho Viet Hoang 
University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Viet Nam 
Abstract: This research was conducted to assess the current management and use of cemetery and graveyard 
land of ethnic communities in Minh Hoa district, Quang Binh province. The study carried out consultation 
with local authorities on cemetery and graveyard land management and use of ethnic communities; there 
are 160 households from Kinh, Chut and Bru-Van Kieu ethnic communities were interviewed based on a 
random selection method. The research results show that illegal burial is still happening; land landmark for 
graveyard areas has not been implemented in almost communes; management and relocation of tombs and 
Trần Thị Phượng và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
100 
graves mixed in other land use types are still happens. The choice of construction model, tomb area, burial 
site selection and burial customs are almost similar between the Kinh and the Chut community, but very 
different from the Bru-Van Kieu community. From the current situation of land management in the district, 
this study has proposed a number of solutions for managing and using cemetery and graveyard land in 
accordance with the practical situation of ethnic community in Minh Hoa district. 
Key words: cemetery land, graveyard, land use, ethnic community, Quang Binh 
1 Đặt vấn đề 
Đất nghĩa trang, nghĩa địa (đất NTD) đang trở thành vấn đề lớn và cần quan tâm của đô 
thị Việt Nam [3]. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân tăng cao thì vấn đề lễ nghĩa 
càng được xem trọng. Chính vì thế, một bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập cao đòi hỏi 
đất sử dụng cho mục đích chôn cất người thân của mình cũng phải xứng tầm, đây cũng chính là 
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xây dựng tự phát những ngôi mộ xa hoa, giá trị hàng tỷ đồng 
ở nhiều địa phương hay trong các công viên nghĩa trang mới hình thành [3]. Trong khi đó, những 
người có thu nhập thấp, những người nghèo lại chôn thân nhân của mình tại những nghĩa trang, 
nghĩa địa không phù hợp quy hoạch vì chi phí phù hợp với khả năng chi trả của họ [4]. Từ đó, 
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất NTD gặp nhiều khó khăn. Theo nghiên cứu 
của tác giả Trần Thiện Phong, năm 2010 cả nước có 101.064 ha đất NTD chiếm 0,3% diện tích đất 
toàn quốc, tăng 4.013 ha so với kỳ kiểm kê năm 2005. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 951 ha 
đất NTD, thành phố Hà Nội có 2.893 ha đất NTD vào năm 2010 [8]. Năm 2010, Sở Tài nguyên và 
Môi trường tỉnh Hải Dương đã thực hiện nghiên cứu làm rõ hiện trạng và xây dựng quy hoạch 
sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh Hải Dương đến năm 2010. Qua đó, đưa ra các giải 
pháp nhằm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, đồng thời sử dụng tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh 
môi trường [2]. Tác giả Vũ Thị Ngọc Hiền đã thực hiện nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả 
quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đề xuất các giải 
pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả, tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn 
hóa truyền thống và phù hợp với văn minh thời đại [3]. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện 
ở địa bàn chủ yếu là người Kinh sinh sống, hiện vẫn còn rất thiếu những nghiên cứu ở những địa 
bàn có cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống. 
Huyện Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. 
Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số thì đây là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống 
(hiện có 2.741 hộ, chiếm 20,3% số hộ toàn huyện) [5]. Ở đây, người dân tộc thiểu số chủ yếu là các 
dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Chứt. Chính vì vậy, phong tục tập quán trong sử dụng đất 
NTD của họ cũng có nhiều khác biệt. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì rừng đóng vai trò rất 
quan trọng, họ có những khu rừng thiêng phục vụ về mục đích tâm linh, tín ngưỡng, cũng như 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
101 
người Kinh có đền thờ, nhà thờ dòng họ. Chính vì điều này, tình hình quản lý và sử dụng đất 
nghĩa trang, ng ... h tại Quyết định số 25/2014/QĐ- UBND 
ngày 14/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Quy định hạn mức giao đất NTD trên địa 
bàn tỉnh [5]. Theo đó, diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ chôn cất 1 lần hoặc mộ hung táng là 5 
m2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng là 3 m2. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người dân 
vẫn chưa quan tâm và thực hiện theo đúng quy định này. Tùy vào quỹ đất và điều kiện kinh 
tế gia đình mà người dân xây dựng lăng mộ có diện tích lớn hoặc nhỏ. Kết quả phỏng vấn hộ 
cho thấy: có 88,75 % hộ dân (tương ứng 142 hộ vượt diện tích; 18 hộ chưa chạm ngưỡng diện 
tích thực hiện việc chôn cất) tại các địa điểm tự phát, các nghĩa địa dòng họ hay nghĩa địa chung 
mà không có quy hoạch cụ thể, diện tích lăng mộ, xây cất một cách tự do; chỉ có 11,25% hộ dân 
là tuân thủ quy định về định mức diện tích lăng, mộ, lý do các hộ này thành phần chủ yếu là 
cán bộ, người am hiểu về các quy định của pháp luật trong việc sử dụng quỹ đất NTD ở địa 
phương. 
 Hình 1. Ý kiến người dân về kiến trúc xây dựng lăng, mộ 
0%
26%
74%
0%0
10
20
30
40
50
60
70
80
Theo quy định 
chung
Theo tập quán 
địa phương
Theo điều kiện, ý 
muốn hộ gia đình
Ý kiến khác
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
107 
Hình 2. Ý kiến người dân về tuân thủ định mức diện tích xây dựng lăng, mộ 
Về địa điểm chôn cất 
 Số liệu ở hình 3 cho thấy, đa số người dân đều lựa chọn địa điểm chôn cất theo kiểu tự phát 
(66%), không có hộ dân nào lựa chọn chôn cất tại nghĩa trang, nghĩa địa chung của UBND. Số còn 
lại lựa chọn chôn cất tại nghĩa địa của dòng họ với 29% và có 5% hộ dân lựa chọn chôn cất ở tại 
đất nằm trong khuôn viên của gia đình. Nguyên nhân của thực trạng này là do chính quyền địa 
phương ở một số xã vẫn chưa tiến hành cắm mốc quy định cấm chôn cất, các nghĩa trang chung 
của UBND nằm ở vị trí khá xa, điều kiện đi lại khó khăn, thủ tục xin phép còn rườm rà, không 
đủ kinh phí để nộp cho khoản tiền xin đất NTD; người dân muốn lựa chọn vị trí gần nhà hoặc 
nương rẫy của họ để thuận tiện cho việc đi lại hương khói, thăm viếng. Đây chính là những 
nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa manh mún và phức tạp như 
bây giờ. 
Hình 3. Ý kiến của người dân về lựa chọn địa điểm chôn cất 
Về thực trạng đất nghĩa trang, nghĩa địa xen lẫn các loại hình sử dụng đất khá 
 Đất nghĩa trang, nghĩa địa xen lẫn với loại hình sử dụng đất khác, phổ biến là đất lâm 
nghiệp, với 49% ý kiến. Có 32,5% ý kiến thể hiện đất NTD có xen lẫn đất nông nghiệp và có 7,5% 
ý kiến người dân cho rằng cạnh gia đình họ sinh sống, đất NTD có xen lẫn đất ở. Còn lại 11% ý 
11.25%
88.75%
Theo quy định
Không theo quy định
0%
29%
66%
5%
0
10
20
30
40
50
60
70
NTD chung 
của UBND
Nghĩa địa 
dòng họ
Đất chọn tự 
phát
Địa điểm khác
Trần Thị Phượng và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
108 
kiến người dân cho rằng, lân cận gia đình họ không có xen lẫn đất NTD hoặc các khu nghĩa địa 
nằm tập trung theo từng cụm, không xen lẫn các loại đất khác. 
Hình 4. Ý kiến của người dân về đất nghĩa trang, nghĩa địa xen lẫn các loại hình sử dụng đất 
3.3 Phong tục tập quán an táng và xu thế an táng mới trên địa bàn huyện Minh Hóa 
Phong tục tập quán an táng và xu thế sử dụng những hình thức táng mới của dân tộc Kinh 
 Về phong tục tổ chức tang lễ: Đối với người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết ở 
nhà thường được tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian 24–36 giờ thì gia đình đưa tiễn người 
chết về nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương. Đối 
với người chết tại bệnh viện hoặc do tai nạn, thường được tổ chức tang lễ tại nhà chờ, ngoài sân 
nhà hoặc khu đất trống của khu vực chôn cất. Vì theo quan niệm của người dân, những người 
chết ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp những điều không may mắn. Tuy nhiên, thời 
gian gần đây, nhiều nơi đã đưa về gia đình để tổ chức tang lễ và tưởng niệm cho người chết. Đối 
với những người chết trẻ hoặc chết do mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức tang lễ cũng 
thường được tổ chức tại gia đình nhưng thời gian tổ chức thường trong vòng 24 giờ sau khi chết, 
thậm chí có những nơi nếu trẻ em chết ở bệnh viện thì đưa thẳng về nghĩa trang, nghĩa địa chôn 
cất luôn, không đưa về gia đình kể cả ban đêm. 
 Về phong tục táng người chết: Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, người chết được đưa 
đi chôn cất tại khu vực nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với một số 
người có quê quán ở vùng khác hoặc theo mong muốn của người chết hoặc thân nhân người chết 
mà việc chôn cất người thường được đưa về nghĩa trang, nghĩa địa quê nhà, nhiều người được 
đưa về quê để chôn cất với ý niệm được về với ông bà tổ tiên. Người Kinh ở Minh Hóa có tập 
quán táng người chết chủ yếu theo hai hình thức: chôn 1 lần vĩnh viễn, không cải táng và chôn 
32,5%
7,5%
0%
49%
0%
11%
0
10
20
30
40
50
60
Đất nông 
nghiệp
Đất ở Đất đô thị Đất lâm 
nghiệp
Loại hình 
khác
Không xen 
lẫn
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
109 
bằng quan tài gỗ, sau một thời gian thì cải táng đến vị trí mới. Theo lời kể của các cụ cao tuổi, 
trước kia việc lựa chọn địa điểm chôn cất người chết rất quan trọng, phải nhờ các “Thầy địa lý” 
xem và chọn giúp, tùy từng người mà lựa chọn vị trí và hướng đặt mộ cho “hợp”, có người hợp 
với việc táng gò cao, có người hợp với táng ở chỗ trũng, có người hợp với hướng Bắc, có người 
lại hợp với hướng Nam Khi “Thầy” đã chọn thì không cần biết đất đó hiện đang sử dụng vào 
mục đích gì, con cháu phải có trách nhiệm thỏa thuận hoặc làm cách nào đó để có được đất, trừ 
trường hợp bất khả kháng thì “Thầy” xem và chọn chỗ khác. Đa số được chọn ở các vùng đất sản 
xuất nông nghiệp như: Đất trồng lúa, trồng màu và đất lâm nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng 
các ngôi mộ được chôn rải rác rất nhiều nhưng không cất bốc được, thậm chí có một số trường 
hợp những gia đình do đi làm ăn xa không chăm sóc phần mộ dẫn đến mất dấu vết, không tìm 
thấy mộ để cải táng. Thời gian gần đây, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, người dân tộc 
Kinh lựa chọn vị trí táng người chết theo xu hướng tập trung, cách xa khu dân cư, thuận tiện đi 
lại và chăm sóc mộ. Vì thế, việc lựa chọn nơi chôn cất cũng đã tập trung hơn so với trước. Xu 
hướng xây dựng lăng mộ to, rộng và lộng lẫy ngày càng tăng trên địa bàn huyện, người dân coi 
đây là một phương thức báo hiếu với ông bà, tổ tiên. 
 Xu thế sử dụng những hình thức an táng mới: Mặc dù hiện nay người dân tộc Kinh trên 
địa bàn huyện vẫn sử dụng hình thức địa táng. Tuy nhiên, qua kết quả phỏng vấn cho thấy họ có 
thể chuyển sang hình thức hỏa táng trong tương lai, khi mà quỹ đất NTD hạn hẹp. Xu thế này 
không những giúp tiết kiệm quỹ đất NTD mà còn góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn 
huyện. 
Đánh giá về phong tục tập quán an táng của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện 
Minh Hóa 
Về phong tục tổ chức tang lễ 
 Đối với dân tộc Chứt, việc tổ chức tang lễ thường rất đơn giản. Theo tục lệ chung, đám 
tang thường tổ chức trong 3 ngày sau đó đưa đi chôn cất, người chết được quấn bằng lá tro (lá 
cọ) hoặc bằng phên nứa. Mộ được đặt không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ 
gọi hồn người chết về ngụ trên bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không ai lai 
vãng chăm sóc phần mộ của người đã khuất. 
Đối với người dân tộc Bru - Vân Kiều, người chết được đặt nằm ngang sàn nhà, chân hướng 
về cửa sổ, ở các nhóm tộc người Khùa và Ma Coong thì người chết được đặt dọc sàn, chân hướng 
về cửa chính. Sau 2 đến 3 ngày mới đưa ma, chôn người chết vào bãi mồ chung của làng. Quan 
tài gỗ đẽo độc mộc, gồm hòm và nắp, trước đây có nơi người chết được bó trong vỏ cây hoặc tấm 
đan bằng giang. Chọn đất đào huyệt theo cách dùng trứng gà thả rơi, vỡ trứng là được. Đối với 
tộc người Khùa thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều thì người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết 
Trần Thị Phượng và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
110 
ở nhà thường được tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian 24 - 36 giờ thì đưa tiễn người chết 
về nơi an nghỉ cuối cùng. Còn đối với người chết do tai nạn, thường được tổ chức tang lễ ngay 
tại nơi đã mất trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Vì theo quan niệm của người dân, những 
người chết ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp những điều không may mắn. 
Về phong tục táng người chết 
Đối với tộc người Khùa thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều, theo kết quả phỏng vấn sâu đối với 
các già làng, người Khùa không có tục thăm mộ người thân, vì vậy những khu rừng chôn người 
chết được gọi là “Rừng ma”, chỉ khi nào trong làng có người chết thì những người đưa tang mới 
tới đây, còn bình thường thì không ai dám đặt chân tới. Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, việc 
lựa chọn địa điểm chôn cất người chết rất quan trọng, phải nhờ các “Thầy địa lý” xem và chọn 
giúp. Khác với phong tục táng người chết của cộng đồng dân tộc khác, tộc người Khùa họ chọn 
vị trí và hướng đặt mộ bằng nghi thức “Ném trứng” để xin mộ chôn người chết. Với họ đây là 
hình thức quan trọng nhất, bởi người Khùa quan niệm rằng vị trí để người chết nằm yên nghỉ 
phải dựa theo ý nguyện của họ. Bất kì người chết nào, dù già hay trẻ, dù trai hay gái đều phải 
thực hiện nghi thức này. Trong mỗi đám tang, sau khi đưa thi thể người chết đến khu “ Rừng 
ma”, “Thầy” cúng làm lễ ném trứng xin mồ. “’Thầy” khấn, nếu linh hồn người chết đồng ý chôn 
chỗ nào thì quả trứng vỡ chỗ đó. Nếu quả trứng không vỡ, tức là người chết không thích chôn ở 
chỗ đó, phải nhặt trứng lên và ném vào chỗ khác cho tới khi trứng vỡ mới thôi. Vì đây là nghi 
thức rất quan trọng của người Khùa nên không cần biết đất ở khu rừng đó hiện đang sử dụng 
vào mục đích gì, con cháu đều lựa chọn vị trí đó để đặt mộ chôn cất. Theo như phong tục tập 
quán của họ thì người chết chỉ tiến hành chôn cất một lần, họ không thực hiện các nghi thức thờ 
cúng, di dời, cất bốc mồ mã đến nơi khác. Đối với họ, khi đã tổ chức xong các thủ tục nghi lễ chôn 
cất người chết là đã xong và từ đó họ không còn bận tâm đến các vấn đề liên quan đến mồ mã về 
sau nữa. Chính tập tục này dẫn đến tình trạng các ngôi mộ được chôn rải rác rất nhiều nơi. Trải 
qua hàng trăm năm định cư tại các xã Trọng Hóa và Dân Hóa người Khùa vẫn lưu giữ trọn vẹn 
nghi thức ném trứng xin mồ chôn người. Vì thế, việc quản lý đất nghĩa địa ở địa bàn của cộng 
đồng dân tộc đây gặp nhiều khó khăn, khó xác định. 
Đối với dân tộc Chứt, do họ sống xen kẽ với dân tộc Kinh nên về cơ bản thì phong tục táng 
người chết của họ giống hoàn toàn với phong tục tập quán an táng của dân tộc Kinh trên địa bàn 
huyện Minh Hóa. 
Xu thế sử dụng những hình thức an táng mới 
 Qua điều kết quả phỏng vấn hộ dân cho thấy, gần như 100% người dân tộc thiểu số trên 
địa bàn huyện không đồng ý với các hình thức an táng mới và cũng không có xu thế mong muốn 
chuyển sang hình thức hỏa táng. Do phong tục tập quán chôn cất đã ăn sâu vào tiềm thức của họ 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
111 
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến lối suy nghĩ về việc an táng người chết của người dân ở đây nên 
rất khó để làm thay đổi được thực trạng sử dụng đất NTD đối với cộng đồng người dân tộc thiểu 
số, đặc biệt là cộng đồng người dân tộc thiểu số Bru – Vân Kiều. 
4 Kết luận 
 Đất nghĩa trang, nghĩa địa ở huyện Minh Hóa phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trên toàn 
huyện, trừ 1 xã không có diện tích đất này đó là xã Trọng Hóa. Huyện Minh Hóa chỉ thực hiện giao 
đất nghĩa trang, nghĩa địa cho đúng một tổ chức và không có thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá 
nhân. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa mang tính tự phát, dựa trên điều kiện kinh 
tế, ý muốn cũng như phong tục tập quán của người dân. Với đặc thù là huyện miền núi, nhiều xã biên 
giới, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số thì đây là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số Chứt, Bru – Vân Kiều 
sinh sống nên việc sử dụng đất NTD có sự khác biệt về phong tục táng rõ rệt giữa các cộng đồng dân 
tộc trên địa bàn huyện Minh Hóa. Vấn đề nổi cộm, đáng quan tâm về đất nghĩa trang, nghĩa địa 
trên địa bàn huyện là thực trạng chôn cất trái quy định; khoanh vùng cắm mốc; việc di dời giải 
tỏa mồ mả xen lẫn trong đất canh tác, khu dân cư; Di dời giải tỏa nghĩa trang, nghĩa địa. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chính phủ, (2016), Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày gày 05 tháng 04 năm 2016 của chính phủ 
về về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng. 
2. Nguyễn Tá Dước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Những giải pháp quy hoạch 
đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng tiết kiệm đất đảm bảo vệ sinh 
môi trường. 
Wesite:
6:lvmt&id=737:quy-hoch-t-ngha-trang-ngha-a-tren-a-ban-tnh-hi-dgn. 
Truy cập ngày 01/4/2020. 
3. Vũ Thị Ngọc Hiền, (2010), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa 
trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa 
học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 
4. Phan Phạm Chi Mai, (2012), Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà 
Nội với sự trợ giúp của GIS và Viễn thám, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Đại học Quốc gia, Hà 
Nội. 
5. UBND tỉnh Quảng Bình, (2014), Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của 
UBND tỉnh Ban hành Quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở; 
Trần Thị Phượng và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
112 
diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức đất nghĩ trang, nghĩa địa trên địa bàn 
tỉnh Quảng Bình. 
6. UBND huyện Minh Hóa, (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch đến 
năm 2020. 
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Minh Hóa, (2019), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai huyện 
Minh Hóa năm 2019. 
8. Trần Thiện Phong, (2012), Thực trạng và giải pháp quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa 
trang nghĩa địa ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí lý luận, khoa học và nghiệp vụ, Bộ Tài Nguyên 
và Môi trường, 22, 64–66. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_va_su_dung_dat_nghia_trang_nghia_dia_cua.pdf