Thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2019 – 6/2020 trên 248 người bệnh là người cao tuổi bị đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020
106 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu 122 người bệnh COPD cho thấy sau điều trị đợt cấp, người bệnh vẫn còn các biểu hiện đáng kể về hô hấp với 73% người bệnh khạc đờm nhiều và 80,3% người bệnh ho nhiều; 72,5% có tăng áp lực động mạch phổi. Do đó, cần có chương trình quản lý người bệnh tại nhà, khám định kỳ để ngăn ngừa đợt cấp và các biến chứng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burge PS. (2000). Randomised, double blind, placebo controlled study. tr 320. 2. Nguyễn Mạnh Thắng (2017).Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ , trường Đại học Y Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thảo (2018). Đánh giá mức độ nặng và căn nguyên vi sinh của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Phan Thị Hạnh (2012), Nghiên cứu mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Chính (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 6. Sakao S, Voelkel NF, Tatsumi K (2014). The vascular bed in COPD: Pulmonary hypertension and pulmonary vascular alterations. Eur Respir Rev; 23; 350-355 7. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013). Nghiên cứu một số bệnh lý tim mạch ở người bệnhbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch mai. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội. 8. Bùi Văn Tâm (2008). Nghiên cứu rối loạn chức năng thất trái ở người bệnhcao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 Đỗ Thị Thu Hiền1b, Trương Tuấn Anh1, Hoàng Thị Vân Lan1b, Đỗ Thị Tuyết Mai1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Người chịu trách nhiệm: Đỗ Thị Thu Hiền Email: thuhien80@gmail.com Ngày phản biện: 22/6/2020 Ngày duyệt bài: 24/6/2020 Ngày xuất bản: 29/6/2020 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2019 – 6/2020 trên 248 người bệnh là người cao tuổi bị đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng não là cơ quan tổn thương của đột quỵ não là 89,1 %. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh đột quỵ tương đối tốt: đau đầu đột ngột 107 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02 và dữ dội là 76,2%; đột ngột yếu một bên người là 99,6%; đột ngột khó nói là 98,8 %; chỉ có 25,4% câu trả lời đúng về dấu hiệu đột ngột mất trí nhớ là dấu hiệu của đột quỵ não. Kiến thức về hành động đúng của đối tượng nghiên cứu khi gặp một trường hợp nghi ngờ đột quỵ não là tốt, cụ thể: có 96 % trả lời đúng phải tránh té ngã cho người bệnh khi đột quỵ não xảy ra; có 96,4 % cho rằng người đột quỵ não cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt; chỉ có 0,4% người bệnh trả lời để người đột quỵ não ở nhà theo dõi. Kết luận: Kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương tương đối tốt. Từ khóa: Đột quỵ não, kiến thức, người cao tuổi, đái tháo đường. AN INVESTIGATION OF PREVENTIVE KNOWLEDGE OF BRAIN STROKE AMONG ELDERLY PATIENTS WITH TYPE II DISEASES IN NATIONAL HOSPITAL OF ENDOCRINOLOGY IN 2020 ABSTRACT Objective: To describe the current status of knowledge about the prevention of brain stroke of elderly people with type II diabetes at Central Endocrinology Hospital. Method: A cross-sectional study conducted from November 2019 - June 2020 on 248 elderly patients with diabetes at the National Hospital of Endocrinology in 2020. Results: The ratio of right-brain knowledge is the organ lesion of brain stroke was 89,1%. The percentage of study subjects with good knowledge of signs of stroke is relatively good: sudden and intense headache is 76,2%; Suddenly weak on one side of the person is 99,6%; Suddenly difficult to say is 98,8%; only 25,4% of the correct answers to the sudden onset of dementia were signs of a brain stroke. Knowledge of the subject’s right actions when encountering a suspected case of brain stroke is good, namely: 96% of the correct answers must avoid falling for patients when a brain stroke occurs; 96,4% said that stroke patients should be taken to hospital as soon as possible; only 0,4% of the respondents responded to the stroke at home. Conclusion: Knowledge about the prevention of brain stroke of elderly people with type II diabetes at Central Endocrinology Hospital is relatively good. Keywords: brain stroke, knowledge, elderly, diabetes 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đột quỵ não là một vấn đề lớn của Y học các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đột quỵ não là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Theo báo cáo thống kê năm 2013 của Hiệp hội Tim mạch học Hoa Kỳ, mỗi năm ở Mĩ có 795.000 người bị đột quỵ não, 610.000 bị đột quỵ não lần đầu, 185.000 bị đột quỵ não tái phát, 87% là nhồi máu não [17]. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ não ở khu vực Đông Á cho thấy tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não là 1428/100.000 người, tỷ lệ này ở những người tr ... số nghiên cứu khác như Ana Hickey 2009 là 75% [11]. Một nghiên nghiên cứu cộng đồng ở Hải Dương cũng cho thấy tỷ lệ trả lời đúng tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của đột quỵ là (85,1%) [5]; nghiên cứu của Đặng Thị Kim Nhung 2015 (84,2%) [2]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về câu hỏi đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não là 69,8%, điều này cho thấy người bệnh cũng đã phần nào có nhận thức đúng về bệnh đái tháo đường và các nguy cơ của nó. Kết quả này tương đồng so với kết quả một số nước trên thế giới như của Ana Sofia Duque với tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn đái tháo đường là nguy cơ chiếm 69% [10]; cao hơn nghiên cứu của Monaliza và cộng sự 43,68% [20] trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn nhiều như kết quả nghiên cứu của A Hickey 2012 là 4% [12]; năm 2009 là 11%; Đặng Thị Kim Nhung (18,42%) [2]. Qua đây cho thấy kiến thức của người cao tuổi đái tháo đường về mối nguy cơ của các bệnh tim mạch với đột quỵ não còn thấp trong khi tỷ lệ bệnh này ngày càng tăng vì vậy cần tiếp tục tập trung tuyên truyền giáo dục hơn nữa cho người cao tuổi về các yếu tố nguy cơ đột quỵ não nói chung đặc biệt là yếu tố nguy cơ còn ít người biết đến như bệnh tim mạch. Yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ não khác nữa là thừa cân, béo phì trong nghiên cứu này tỷ lệ trả lời đúng là 85,5% cho rằng đó là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Đặng Thị Kim Nhung và cộng sự (21,05%) [2]. Sự kết hợp giữa thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp sẽ làm cho tất cả các bệnh này nặng thêm và những biến chứng về tim mạch cũng nhiều hơn và nặng nề hơn, trong đó nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố nguy cơ khác được người cao tuổi trả lời đúng như như hút thuốc lá(97,2%); tiền sử đột quỵ cũ (100%); uống nhiều rượu (98,8%). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Monaliza với kết quả lần lượt là 48,39%; 42,61%; 48,82% [20] ; tương tự một số kết quả khác như của Ana Sofia Duque với các kết quả lần lượt là 95,6%; 97,4%; 70,2% [10] nhưng cao hơn một số kết quả khác như Anne Hickey 2009 với người tham gia lựa chọn các yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá chỉ có (30%); sử dụng rượu chỉ có (10%) [11]. Qua kết quả nghiên cứu về kiến thức nhận biết những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não của người cao tuổi đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các dấu hiệu cảnh báo được đối tượng biết với tỷ lệ trên 50%. Tuy nhiên so sánh với kết quả nghiên cứu của Ana Sofia Duque khi sử dụng câu hỏi mở thì kết quả lại thấp hơn rất nhiều so với kết quả đề tài của chúng tôi [10]. Điều này có thể lý giải rằng khi sử dụng bộ câu hỏi mở để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu phải tự nghĩ ra câu trả lời hoặc tự nhớ lại để trả lời, còn khi sử dụng bộ câu hỏi đóng đối tượng nghiên cứu đã được gợi ý bằng cách người phỏng vấn đọc một loạt các dấu hiệu cảnh báo và người tham gia chỉ cần xác định các dấu hiệu mà mình cho rằng đúng, vì thế kết quả kiến thức khi sử dụng bộ câu hỏi đóng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi mở. Tương tự kết quả của chúng tôi cũng cao hơn so với kết quả kiến thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ qua nghiên cứu của A Hickey năm 2015 khi sử dụng bộ câu hỏi mở thì kết quả là: Nói lắp 21,4%; chóng mặt 18%; tê yếu trên một mặt của cơ thể 13,6%; đau đầu nặng 14,9% [12]. Năm 2009 cũng theo Anna Hickey khi sử 112 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02 dụng bộ câu hỏi đóng phỏng vấn về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thì kết quả là: Nói lắp 54%; chóng mặt 44%; tê yếu 44%; đau đầu 29% [11]. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Hồng Nhung năm 2014 các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ được đối tượng xác định với tỷ lệ dưới 40% [3], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự cho kết quả kiến thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cũng thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cụ thể là: Tê yếu 9,7%; nói khó 1,9%; giảm thị lực đột ngột 7,5%; chóng mặt mất thăng bằng 23,4%; đột ngột đau đầu 14,2%; không biết 9,7% [4]. Bệnh đột quỵ não có thể dự phòng được khi người bệnh chủ động thay đổi lối sống ít vận động bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, người bệnh bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế và khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất tránh việc làm không đúng cho rằng bệnh này là cảm mạo, dùng các biện pháp không đúng không những gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh, dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều di chứng, làm kéo dài thời gian vàng có thể can thiệp điều trị, hạn chế để lại di chứng nặng nề tổn hại kinh tế, sức khoẻ của người bệnh.Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển người bệnh cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dự phòng đột quỵ não còn nhiều hạn chế chẳng hạn như kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường có 97,6 % trả lời đúng, chỉ có 44,8% người bệnh trả lời đúng theo dõi trọng lượng cơ thể thường xuyên. Có 100% người bệnh hiểu biết rất tốt về tái khám định kỳ theo lịch hẹn, điều này rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường nói chung và biến chứng đột quỵ não nói riêng để có thể dự phòng đột quỵ não. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức của đối tượng nghiên cứu trả lời câu hỏi trong trường hợp nghi ngờ đột quỵ não có 96,4 % lựa chọn cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt; kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Jan Nakibuuka và cộng sự (86,1%). Chỉ có 0,4 % người bệnh cho rằng người có dấu hiệu đột quỵ não cần nằm tại nhà theo dõi, điều này rất có giá trị vì đại đa số người cao tuổi bị đái tháo đường có kiến thức đúng về cấp cứu khi đột quỵ xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh có những kiến thức đúng về câu hỏi chọn phương án tự mua thuốc chỉ có 75,8%, tuy tỷ lệ này là đạt yêu cầu nhưng như vậy vẫn còn khoảng ¼ số người bệnh còn nhận thức chưa tốt về cách xử trí khi có đột quỵ não xảy ra. Có 65,7 % cho rằng người đó cần được cạo gió; Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người cao tuổi bị đái tháo đường có xu hướng theo phật là rất nhiều gần 50%, theo đạo thiên chúa là 20,2% trước câu hỏi về điều trị theo hướng tâm linh có 98,4 % trả lời đúng về kiến thức này, điều này cho thấy mặc dù người cao tuổi rất chăm đi chùa, nhà thờ nhưng khi có bệnh xảy ra đại đa số có sự lựa chọn cần đưa đến cơ sở y tế cấp cứu và điều trị; tuy vậy điều đáng lưu tâm là có tới 96,0% mong muốn cần đưa đến nhà thờ hoặc nhà chùa trước khi đưa đến bệnh viện. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Thị Kim Nhung có 14,5% chọn phương án cạo gió và chờ người bệnh tỉnh lại [2] Có thể lý giải điều này do đối tượng nghiên cứu đa phần có trình độ dân trí thấp, ít được tiếp cận với thông tin y tế; chưa hiểu được sự nguy hiểm của đột quỵ não và tầm quan trọng của việc xử lý đúng là nếu người có dấu hiệu được đưa đến bệnh viện sớm sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ não và có thể những kiến thức chưa thực sự đầy đủ này có thể vô tình sẽ cản trở việc đưa người bệnh tiếp cận sớm với dịch vụ y tế để điều trị sớm. 113 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về đột quỵ não tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương là tốt. Tỷ lệ kiến thức đúng não là cơ quan tổn thương của đột quỵ não là 89,1 %. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh đột quỵ não tương đối tốt: đau đầu đột ngột và dữ dội là 76,2%; đột ngột yếu một bên người là 99,6%; đột ngột khó nói là 98,8 %; chỉ có 25,4% câu trả lời đúng về dấu hiệu đột ngột mất trí nhớ là dấu hiệu của đột quỵ não. Kiến thức về hành động đúng của đối tượng nghiên cứu khi gặp một trường hợp nghi ngờ đột quỵ não là tốt, cụ thể: có 96% trả lời đúng phải tránh té ngã cho người bệnh khi đột quỵ não xảy ra; có 96,4% cho rằng người đột quỵ não cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt; chỉ có 0,4% người bệnh trả lời để người đột quỵ não ở nhà theo dõi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Anh Nhị và các cộng sự. (2003), “Nghiên cứu sự hiểu biết về tai biến mạch máu não trên thân nhân và bệnh nhân tai biến mạch máu não”, Tạp chí Y học TP HCM. 7(1), tr 8-13. 2. Đặng Thị Kim Nhung (2015), Hiểu biết về tai biến mạch máu não và nhu cầu tìm kiếm thông tin của người nhà bệnh nhân tâm thần kinh bệnh viện lão khoa 2015, Đề tài cấp trường - Trường Đại học Thăng Long. 3. Trần Hồng Nhung (2014), Kiến thức thực hành phòng tai biến mạch máu não và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Đức Giang quận Long Biên Hà Nội, Đại học y tế công cộng. 4. Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự. (2011), “Thay đổi hiểu biết và thực hành về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi tại hai xã Trường yên và Lam Điền huyện Chương Mỹ, Hà Nội”, Y học thực hành. 767(6), tr 73-78. 5. Nguyễn Văn Triệu và các cộng sự. (2009), “Đánh giá tình trạng của người dân về đột quỵ”, Tạp chí Y học Thực hành. 679(10), tr 9-12. 6. Y tế Bộ (2015), “Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025”. 7. Lê Thị Hương Hương và cộng sự (2016), “Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái việt nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí nghiên cứu Y học. 104(6), tr. 1-6. 8. Tổng Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và đầu tư (2015), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: Các kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản thống kê 9. Đinh Thị Yến Yến (2017), Thay đổi nhận thức về đột quỵ não của người cao tuổi tại xã Giao Lạc – Giao Thủy Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 10. Ana Sofia Duque et al. (2015), “Awareness Of Stroke Risk Factors And Warning Signs And Attitude To Acute Stroke”, International Archives of Medicine. 8(195), page 1-15. 11. Anne HickeyEmail author et al. (2009), “Stroke awareness in the general population: knowledge of stroke risk factors and warning signs in older adults”, BMC Geriatric, page 1-8. 12. D.Holly A.Hickey (2012), “Knowledge of stroke risk factors and warning signs in Ireland: Development and application of the stroke Awareness Questionare(SAQ)”, Int J Stroke. 7(4), page 298-306. 13. Department of Economic and Social Affairs (2015), World Population Ageing 2015, United Nations, . 14. Badar S.R. et al. (2016), Prediction of Outcome in Diabetic Acute Ischemic Stroke Patients: A Hospital-Based Pilot Study Report, Ann Neurosci. 23(4): 199–208. 15. Béjot Y. and Giroud M. (2010), Stroke in diabetic patients. Diabetes & Metabolism. 36 Suppl 3:S84-7 114 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02 16. Cooper M.E., Jandeleit-Dahm K.A. and Candido R. (2010), The Pathogenesis of Macrovascular Complications Including Atherosclerosis in Diabetes, Text book of Diabetes, Fourth Edition. Wiley Blackwell. 17. Mozaffarian D. et al. (2014), Heart disease and stroke statistics, a report from the American Heart Association. 18. Diabetes Translation and National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion ( Division (2015), National Diabetes Statistics Report, Centers for Disease Control and Prevention. 19. International Diabetes Federation (2015), “Diabetes Atlas, Seventh edition, International Diabetes Federation”. 20. Monaliza (2012), “Awareness of risk factors and warning symptoms of stroke in general population”, Nursing and Midwifery Research Journal. 8(2). 149-161. 21. Sarafadeen Adeniyi Arisegi and et al (2018), “Knowledge and practices related to stroke prevention among hypertensive and diabetic patients attending Specialist Hospital, Sokoto, Nigeria”, PanFrican Medical Journalist. 29. 63-80. NHU CẦU TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2017 Trần Thị Thanh Mai1, Mai Thị Yến1, Vũ Thị Minh Phượng1, Nguyễn Thị Khánh1, Nguyễn Thị Thanh Huyền1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Thanh Mai Email: greengagetran@gmail.com Ngày phản biện: 09/6/2020 Ngày duyệt bài: 15/6/2020 Ngày xuất bản: 29/6/2020 TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm thông tin về bệnh Đột quỵ não của người nhà người bệnh tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 02/2017 - 07/2017 trên 96 người nhà chăm sóc chính người bệnh Đột quỵ não đang được điều trị tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng chủ động tìm hiểu kiến thức bệnh đột quỵ não chiếm 87,5%. Nguồn cung cấp thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,2%, thấp nhất là nguồn thông tin từ internet chiếm 21,8%. Nội dung kiến thức mong muốn được truyền đạt là vận động phục hồi chức năng cho người bệnh chiếm 63,5%, các nội dung kiến thức về dinh dưỡng và nguyên nhân, cách phòng tránh đột quỵ não chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 45,8% và 60,4%. Có 12,5% đối tượng nghiên cứu chưa từng chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh đột quỵ não. Kết luận: Có 97,9% đối tượng nghiên cứu rất muốn được cung cấp thông tin và chỉ có 2,1% muốn được cung cấp thông tin. Từ khóa: Đột quỵ não, kiến thức, nhu cầu tìm kiếm thông tin, người nhà,...
File đính kèm:
- thuc_trang_kien_thuc_ve_du_phong_dot_quy_nao_cua_nguoi_cao_t.pdf