Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019
76 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN BỔ SUNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019 Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Trần Thị Thanh Mai1, Vũ Thị Minh Phượng1, Nguyễn Thị Khánh1,Phạm Thị Hoàng Yến1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Thanh Huyền Email: huyennguyenthanh86@yahoo.com.vn Ngày phản biện: 24/02/2020 Ngày duyệt bài: 02/3/2020 Ngày xuất bản: 16/3/2020 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2018 - 11/2019 trên tất cả các bà mẹ (54 bà mẹ) có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát thiết kế sẵn về các nội dung liên quan đến kiến thức về chế độ ăn bổ sung cho trẻ. Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo khuyến cáo của WHO là 33.3%. Tỷ lệ bà mẹ biết hậu quả ăn bổ sung sớm là trẻ giảm bú mẹ là 11.1%.Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn cơm là 20.4%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung là 35.2%. Kết luận: Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi là chưa tốt. Từ khóa: kiến thức, ăn bổ sung, bệnh viện Nhi Tỉnh Nam Định. CURRENT SITUATION OF KNOWLEDGE OF COMPLEMENTARY DIETS OF MOTHERS WITH CHILDREN FROM 6 TO 24 MONTHS OF AGE TREATED AT NAM DINH PEDIATRIC HOSPITAL IN 2019 ABSTRACT Objective: To describe knowledge about complementary diets of mothers with children from 6 to 24 months of age treated at Nam Dinh Pediatric Hospital in 2019. Method: cross-sectional descriptive studies Currently, from November 2018 to November 2019, all mothers (54 mothers) with children from 6 to 24 months of age treated at Nam Dinh Paediatric Hospital. Participants were interviewed directly by means of pre-designed questionnaires with related knowledge about complementary diets for children. Results: 33.3% of mothers have the right knowledge about the time for children to have supplementfollowing WHO recommendations. 11.1%of mothers knew the consequence of early complementary feeding which lead to decrease in children’s breast-feeding. The proportion of mothers who had correct knowledge about the time of feeding children was 20.4%. The proportion of mothers who had a good knowledge of choosing foods for complementary feeding was 35.2%. Conclusion: The curent situation of the mothers’ knowledge about complementary diets for children from 6 to 24 months of age is not good. Keywords: knowledge, complementary feeding, Nam Dinh Paediatric Hospital 77 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ “ăn ngoan ngủ tốt” là những yếu tố căn bản giúp trẻ hoàn thiện sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí não, trong đó “ăn bổ sung” là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn bổ sung cha mẹ có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường như trẻ thường xuyên mắc bệnh vì sức đề kháng quá yếu kém, suy dinh dưỡng dẫn đến còi cọc vì cơ thể thiếu hụt những chất dinh dưỡng thiết yếu. Và sự kém phát triển thể chất lẫn trí não sẽ khiến trẻ rất khó bắt kịp tốc độ tăng trưởng với các bạn đồng trang [1]. Tạp chí The Lancet, 2013 cho thấy: tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến 3,1 triệu/6,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong và 165 triệu trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi. Trên 2/3 trong số trẻ bị tử vong dưới 5 tuổi là số trẻ < 1 tuổi và thường liên quan đến thực hành dinh dưỡng trẻ không hợp lý [4]. Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ được nuôi dưỡng không đúng cách. Nhiều bà mẹ dù bắt đầu cho trẻ bú tốt nhưng cho trẻ ăn bổ sung sớm, hoặc chỉ cho bú vài tuần sau đẻ, hoặc cho trẻ bú mẹ không đúng cách. Một số trường hợp, trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu được nuôi bằng sữa mẹ nhưng lại cho trẻ ăn bổ sung quá muộn, hoặc cho trẻ ăn bổ sung không hợp lý. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ, một vấn đề đang gia tăng ở nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng trẻ em không phải do thiếu thức ăn mà do thiếu kiến thức cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung [7]. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn bổ sung nhằm đưa ra các chương trình can thiệp dinh dưỡng góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát kiến thức về chế độ ăn bổ sung cho các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019” với mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung cho các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2019. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) - Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bà mẹ bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định; đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Các bà mẹ không thể tiếp nhận và trả lời được các câu hỏi. 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2018 - tháng 11/2019 tại bệnh viện Nhi Tỉnh Nam Định. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện Cỡ mẫu:Thu thập từ tháng 4/2019 đến ... 5.6%, công nhân 24.1%, viên chức 5.6% và bà mẹ làm các công việc khác: Nội trợ, tự do, buôn bán là 64.8%. 3.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của bà mẹ Bảng 3.1: Kiến thức về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý nhất Nội dung SL TL % Trẻ tròn 4 tháng 14 25,9 Trẻ tròn 5 tháng 20 37,0 Trẻ tròn 6 tháng 18 33,3 Trẻ tròn 7 tháng 2 3,8 Tổng số 54 100 Nhận xét: Qua bảng 3.1 cho thấy: bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý nhất theo khuyến cáo của WHO là khi trẻ tròn 6 tháng chỉ có 33.3% và bà mẹ có kiến thức chưa đúng là 66.7%. Bảng 3.2: Kiến thức đúng về dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung Nội dung SL TL % Trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn 18 33,3 Trẻ thích đưa thứ gì đó vào miệng 29 53,7 Trẻ có thể điều chỉnh được lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng 10 18,5 Trẻ băt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống 12 22,2 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung mà bà mẹ biết nhiều nhất là “ trẻ thích đưa cái gì đó vào miệng” và “trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn” chiếm tỷ lệ lần lượt là 53.7% và 33.3%. Bảng 3.3: Kiến thức đúng về hậu quả cho trẻ ăn bổ sung sớm Nội dung SL TL % Trẻ giảm bú mẹ 6 11,1 Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh: tiêu chảy, suy dinh dưỡng 19 35,2 Tăng nguy cơ mang thai cho bà mẹ 8 14,8 Nhận xét: Với kết quả ở bảng 3.3, kiến thức đúng về hậu quả cho trẻ ăn bổ sung sớm vẫn còn thấp: tỷ lệ bà mẹ biết hậu quả là trẻ giảm bú mẹ 11.1%, trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh là 35.2% và tăng nguy cơ mang thai cho bà mẹ 14.8%. 79 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Bảng 3.4: Kiến thức đúng về nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung Nội dung SL TL % Ăn đúng độ tuổi 11 20,4 Ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiều, tập quen dần với thức ăn mới 26 48,1 Số lượng bữa ăn và thức ăn tăng dần theo tuổi 20 37,0 Sử dụng các thức ăn có sẵn tại địa phương và thay đổi thức ăn hàng ngày 30 55,6 Nhận xét: Với kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, kiến thức đúng của bà mẹ về nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sug như sau: Ăn đúng độ tuổi là 20.4%, Ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiềulà 48.1%, số lượng bữa ăn và thức ăn tăng dần theo tuổi là 37.0% và sử dụng thức ăn có sẵn tại địa phương là 55.6%. Bảng 3.5: Kiến thức đúng về các nhóm thức ăn cơ bản cho trẻ ăn bổ sung Nội dung SL TL % Nhóm thức ăn cung cấp chất bột 42 77,8 Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm 38 70,4 Nhóm thức ăn cung cấp chất béo 40 74,1 Nhóm thức ăn cung cấp Vitanmin và chất khoáng 28 51,9 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức của bà mẹ về các nhóm thức ăn cơ bản cho trẻ ăn bổ sung tương đối tốt cụ thể: kiến thức đúng về nhóm thức ăn cung cấp chất bột là 77.8%, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm là 70.4 %, nhóm thức ăn cung cấp chất béo là 74.1% và nhóm thức ăn cung cấp Vitamin và chất khoáng là 51.9%. Bảng 3.6: Kiến thức về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn cháo và ăn cơm Nội dung SL TL % Thời điểm cho trẻ ăn cháo < 6 tháng 1 1,9 6 – 9 tháng 12 22,2 > 9 tháng - < 18 tháng 35 64,8 18 – 24 tháng 4 7,4 Không biết 2 3,7 Thời điểm cho trẻ ăn cơm > 9 tháng - < 18 tháng 43 79,6 18 – 24 tháng 11 20,4 Tổng số 54 100 Nhận xét: Kiến thức đúng của bà mẹ về thời điểm bắt đầu ăn cháo và ăn cơm lần lượt là 64.8% và 20.4%. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít bà mẹ cho trẻ ăn cơm sớm chiếm tỷ lệ là 79.6%. Bảng 3.7: Kiến thức đúng về nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi cho trẻ ăn bổ sung Nội dung SL TL % Giữ vệ sinh bàn tay và dụng cụ nhà bếp 31 57,4 Bảo đảm an toàn thức ăn và thực phẩm 30 55,6 Nấu chin thức ăn 39 72,2 Dùng nước sạch và thực phẩm tươi 41 75,9 Nhận xét:Theo kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.7, kiến thức đúng của bà mẹ về nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi cho trẻ ăn bổ sung tương đối tốt: nguyên tắc giữ vệ sinh bàn tay và dụng cụ nhà bếp 57.4%, bảo đảm an toàn thức ăn và thực phẩm là 55.6%, Nấu chin thức ăn là 72.2% và dùng nước sạch và thực phẩm sạch là 75.9%. 80 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Bảng 3.8: Kiến thức về cách lựa chọn thực phẩm và cách cho trẻ ăn bổ sung Nội dung SL TL % Cách lựa chọn thực phẩm Theo mẹ nghĩ là tốt 28 51,9 Theo sở thích của trẻ 19 35,2 Vì mọi người nói tốt 7 13,0 Cách cho trẻ ăn bổ sung Ép buộc trẻ ăn 20 37,0 Để trẻ tự ăn 15 27,8 Cho trẻ ăn dựa trên đáp ứng của trẻ 19 35,2 Tổng số 54 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức đúng về cách lựa chọ thực phẩm và cách cho trẻ ăn bổ sung theo khuyến cáo của WHO của bà mẹ lần lượt là 35.2% và 35.2%. Bảng 3.9: Xếp loại kiến thức về trẻ ăn bổ sung của bà mẹ Xếp loại kiến thức SL TL % Tốt ( ≥75%) 0 0 Chưa tốt (< 75%) 54 100 4. BÀN LUẬN Trong năm đầu cơ thể trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng không thể thoả mãn được nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ lớn hơn. Để đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng trẻ phải có một chế độ ăn mới, chế độ ăn bổ sung, hay còn được gọi là ăn sam, ăn dặm, ăn thêm. Ăn bổ sung là chế độ ăn dành cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi, ăn bổ sung các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc. Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung hợp lý nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi (180 ngày) để giúp trẻ phát triển tốt. Vì vậy khi trẻ được 5 tháng tuổi nên tư vấn cho bà mẹ biết cách chọn thức ăn và cách cho trẻ ăn bữa ăn bổ sung đầu tiên, giúp bà mẹ có đủ kiến thức và kỹ năng cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo khuyến cáo của WHO không cao, chiếm tỷ lệ là 33.3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu Đinh Đạo (2014), tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung là 33.2% [5], nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh Anh (2017), chiếm tỷ lệ 30.5% [3] và nghiên cứu của Rajesh Kumar Sethi et al (2017), là 30.9% [9]. Với kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.2, kiến thức đúng của bà mẹ về những dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn bổ sung chưa cao như chỉ có 22.2% bà mẹ biết đến dấu hiệu “trẻ bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống” và 18.5% bà mẹ biết dấu hiệu “trẻ có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng”. Điều này có thể lý giải có lẽ do khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung bà mẹ chỉ chú ý nhiều về độ tuổi của trẻ hoặc theo kinh nghiệm của bản thân. Theo khuyến cáo của WHO, khi bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như trẻ giảm bú mẹ, trẻ có nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn hay gặp như tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng nguy cơ mang thai cho bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức của bà mẹ về vấn đề 81 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 này chưa tốt, cụ thể chỉ có 11.1% bà mẹ biết hậu quả của ăn bổ sung sớm là giảm bú mẹ, 35.2% bà mẹ biết hậu quả là trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, và 14.8% bà mẹ biết hậu quả tăng nguy cơ mang thai cho mẹ. Ngoài vấn đề kiến thức đúng về thời điểm và các dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung thì một vấn đề quan trọng là bà mẹ cần biết được nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung thế nào cho đúng, cho hiệu quả để trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, kiến thức của bà mẹ về các nguyên tắc này chưa đầy đủ, hai nguyên tắc bà mẹ biết nhiều là ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiềuvà nguyên tắc sử dụng các thức ăn có sẵn tại địa phương và thay đổi thức ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ là 48.1% và 55.6%, hai nguyên tắc bà mẹ biết ít hơn là ăn đúng độ tuổi và nguyên tắc số lượng bữa ăn và thức ăn tăng dần theo tuổi lần lượt là 20.4% và 37.0%. Điều này, có thể được lý giải là do bà mẹ có tâm lý lo lắng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng cho trẻ nên cho trẻ ăn bổ sung sớm, không đúng độ tuổi và tâm lý muốn con ăn được càng nhiều càng tốt. WHO nghiên cứu về dinh dưỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị theo ô vuông thức ăn, mà trung tâm của ô vuông thức ăn là sữa mẹ hay các thức ăn thay thế sữa mẹ như sữa công thức, sữa bòTrong ô vuông thức ăn gồm 4 nhóm thức ăn là nhóm thức ăn cung cấp chất bột, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chất béo và nhóm thức ăn cung cấp Vitamin và chất khoáng. Nhìn chung, kiến thức của bà mẹ về 4 nhóm thức ăn cho trẻ ăn bổ sung tương đối tốt đều chiếm tỷ lệ trên 70%, duy nhất có nhóm thức ăn cung cấp Vitamin và muối khoáng là bà mẹ biết ít nhất, chiếm tỷ lệ là 51.9%. Khi trẻ đến thời điểm ăn bổ sung, bà mẹ cần biết lựa chọn loại thức ăn phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ có thể hấp thu được một cách tốt nhất các chất dinh dưỡng. Các trẻ trên 9 tháng tuổi đã có sự phát triển về vận động và ngôn ngữ nhiều hơn nên nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn. Hơn nữa, trẻ đã có mọc răng và có thể ăn được một vài thức ăn lơn cợn khác ngoài bột để tập nhai, giúp không biếng ăn về sau. Đây là thời điểm có thể tập cho trẻ ăn cháo. Thời điểm ăn cháo của trẻ cũng đóng một vai trò không nhỏ đối với tình trạng dinh dưỡng. Nếu ăn cháo quá sớm cũng có thể chậm lên cân do đậm độ năng lượng thấp hơn trong bột. Đối với trẻ ở lứa tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cơm là khi trẻ đã có răng hàm và có khả năng nhai cơm. Nếu ăn cơm quá sớm sẽ gây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Còn nếu ăn cơm trễ trẻ sẽ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy kiến thức của bà mẹ chưa tốt: 64.8% bà mẹ biết đúng thời điểm cho trẻ ăn cháo là > 9 tháng - < 18 tháng và 20.4% bà mẹ biết đúng về thời điểm cho trẻ ăn cơm là từ 18 – 24 tháng và 79.6% bà mẹ cho trẻ ăn cơm sớm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hậu và cộng sự (2010), tỷ lệ bà mẹ biết đúng về thời điểm cho trẻ ăn cơm theo khuyến nghị là 19.4% [6]. Cho trẻ ăn bổ sung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm nguyên nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ. Kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy, kiến thức đúng của bà mẹ về nguyên tắc giữ vệ sinh bà tay, dụng cụ nhà bếp, nguyên tắc đảm bảo an toàn thức ăn, nguyên tắc nấu chín thức ăn và nguyên tắc dùng nước sạch chiếm tỷ lệ lần 82 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 lượt là 57.4%, 55.6%, 72.2% và 75.9%. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Fazal Dad, Ijaz Habib (2017), nguyên tắc vệ sinh bàn tay chiếm 45%. [8]. Theo khuyến cáo của WHO, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung, các bà mẹ nên lựa chọn theo sở thích của trẻ để kích thích sự ngon miệng giúp trẻ ăn được tốt hơn. Tại thời điểm nghiên cứu, chỉ có 35.2% bà mẹ lựa chọn thực phẩm theo sở thích của trẻ. Tương tự về cách cho trẻ ăn bổ sung, chỉ có 35.2% bà mẹ có kiến thức đúng về cách cho trẻ ăn bổ sung là cho trẻ ăn dựa trên đáp ứng của trẻ. 5. KẾT LUẬN Thực trạng kiến thức về chế độ ăn bổ sung của các bà mẹ có con từ 6 đến 24 tháng tuổi là chưa tốt: - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo khuyến cáo của WHO là 33.3%. - Tỷ lệ bà mẹ biết hậu quả ăn bổ sung sớm là trẻ giảm bú mẹ là 11.1%. - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm cho trẻ ăn cơm là 20.4% - Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung là 35.2% Với kết quả nghiên cứu trên,chúng tôi khuyến nghị cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ ăn về chế độ ăn bổ sung theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tập trung vào một số nội dung như thời điểm cho trẻ ăn, cách lựa chọn thực phẩm, dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn bổ sung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alive & Thrive (2012), Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2. Trần Thị Quỳnh Anh, Cao thị Thu Hương và Bùi Thị Nhung (2017), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 12 tháng tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27 số 3. 3. Trần Thị Quỳnh Anh, Cao thị Thu Hương và Bùi Thị Nhung (2017), Thực trạng thiếu máu ở trẻ 6-23 tháng tuổi và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ tại xã Thục Luyện và Định Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27 số 3 4. Bộ Y tế (2015), Tài liệu nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 5. Đinh Đạo (2014), Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 6. Nguyễn Thị Thu Hậu và cộng sự (2010), Khảo sát chất lượng bữa ăn dặm cho trẻ từ 6 -24 tháng tuổi đến khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 14, số 4. 7. Viện Dinh dưỡng -UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009- 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 6-7, 15-25. 8. Fazal Dad, Ijaz Habib (2017), Mother’s Knowledge, Attitude and Practices (KAP) Regarding Complementary Feeding for Children Age 06-24 Months in Kurrum Agency of FATA Pakistan, Public Health and Preventive Medicine, Vol. 3, No. 6, 2017, pp. 33-42. 9. Rajesh Kumar Sethi et al (2017), Knowledge, attitude and practices regarding complementary feeding among mothers of children 6 to 24 months of age in Konaseema region, International journal of contemporary pediatrics, vol 4, issue 2, 394-398.
File đính kèm:
- thuc_trang_kien_thuc_ve_che_do_an_bo_sung_cua_cac_ba_me_co_c.pdf