Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020

Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng và xác định các yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 1

Trang 1

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 2

Trang 2

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 3

Trang 3

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 4

Trang 4

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 5

Trang 5

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 6

Trang 6

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 7

Trang 7

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020

Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020
73
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON 6-24 THÁNG ĐIỀU TRỊ 
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Nguyễn Thị Lý1b, Trần Văn Long1, Đinh Thị Thu Huyền1,
 Hoàng Thị Thu Hà1, Đỗ Thị Hoà1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Lý
Email: nguyenlydd@gmail.com
Ngày phản biện: 03/6/2020
Ngày duyệt bài: 15/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc 
dinh dưỡng và xác định các yếu tố liên quan 
đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có 
con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp 
cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bà mẹ có 
con từ 6-24 tháng tuổi điều trị nhiễm khuẩn 
hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam 
Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 
bà mẹ. Kết quả: Điểm trung bình kiến thức 
nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ 6-24 tháng 
là 0,5 ± 0,7, điểm trung bình kiến thức cho 
trẻ 6-24 tháng ăn bổ sung là 6,5 ± 1,8, điểm 
trung bình kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ 
cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 1,1 
± 0,5, điểm trung bình kiến thức cho trẻ 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ăn bổ sung là 
0,4 ± 0,6, điểm trung bình kiến thức của bà 
mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 
3,5 ± 1,1, điểm trung bình chung kiến thức 
của bà mẹ là 13,0 ± 4,7. Vẫn còn 42,7% 
bà mẹ có kiến thức chưa đạt. Có mối liên 
quan giữa kiến thức của bà mẹ với trình độ 
học vấn và số con của bà mẹ. Nghiên cứu 
bước đầu cho thấy kiến thức chăm sóc dinh 
dưỡng của bà mẹ chưa tốt, cần có những 
can thiệp giáo dục sức khoẻ cải thiện kiến 
thức chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ để 
trẻ được chăm sóc tốt hơn, nhất là khi trẻ 
bị bệnh. Kết luận: Kiến thức chăm sóc 
dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng 
tương đối thấp. Các yếu tố như trình độ học 
vấn,số con của bà mẹ có ảnh hưởng đến 
kiến thức của bà mẹ.
Từ khóa: Dinh dưỡng, nhiễm khuẩn hô 
hấp cấp tính.
FACTORS RELATED TO NUTRITIONAL KNOWLEDGE AMONG MOTHERS 
OF 6-24 MONTH BABIES WITH ACUTE RESPIRATORY
 AT NAM DINH CHILDREN’S HOSPITAL IN 2020
ABSTRACT
Objective: To describe the real situation 
of nutritional caring and to identify factors 
related to nutritional caring of women who 
have 6-24 months children treated acute 
respiratory infections (ARI) at Children’s 
Hospital in Nam Dinh. Method: The study 
subjects include 75 women who have 
children aged 6-24 months of treatment 
for ARIs at Nam Dinh Children’s Hospital. 
A descriptive study is conducted on 75 
women. Results: The research showed 
that the average score of breastfeeding 
knowledge for children 6-24 months is 0,5 
± 0,7, this score for children 6-24 months 
with complementary feeding is 6,5 ± 
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
1,8, the medium score of breastfeeding 
knowledge for children with ARIs is 1,1 ± 
0,5, this score for children with ARIs with 
complementary feeding is 0,4 ± 0,6, the 
average of women knowledge about ARIs 
is 3,5 ± 1,1, the average of the general 
knowledge of women is 13,0 ± 4,7. There 
are still 42,7% of mothers who have not 
enough knowledge. There is a correlation 
between mother’s knowledge and 
education and the number of children in the 
mother.The research reveals that women’s 
nutritional knowledge is not good, therefore 
requires health education interventions to 
improve nutritional caring knowledge for 
women, especially when the children are 
ill. Conclusion: nutritional knowledge of 
women who have children 6-24 months 
is relatively low. Factors such as mother’s 
education and number of children influence 
on their knowledge.
Keywords: Nutrition, acute respiratory 
infections.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) 
là một bệnh phổ biến ở trẻ em, chiếm vị 
trí hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 
trên thế giới [15]. Tại Việt Nam mỗi năm 
có khoảng 20 đến 30 nghìn trẻ chết vì 
NKHHCT, chủ yếu là do bệnh viêm phổi 
[13]. Đối với trẻ NKHHCT việc hướng dẫn 
cho bà mẹ cách chăm sóc trẻ rất quan trọng 
đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng. Theo tác 
giả Lê Văn An: có mối liên quan giữa nhiễm 
khuẩn hô hấp cấp tính và suy dinh dưỡng: 
Suy dinh dưỡng làm cho tình trạng nhiễm 
khuẩn nặng hơn, dễ gây tử vong hơn và 
ngược lại khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp 
tính dễ bị suy dinh dưỡng hơn [1]. Việc nuôi 
dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ bệnh sẽ giúp 
trẻ chóng khỏi bệnh, giảm mức độ nặng 
của bệnh và trẻ phục hồi nhanh hơn, phòng 
nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Góp phần 
giảm các chi phí cho gia đình và ngành y tế. 
Đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 6 – 24 tháng 
vì giai đoạn này trẻ bị suy dinh dưỡng cao 
nhất [1] và cũng giai đoạn này có tỷ lệ mắc 
NKHHCT cao nhất [7], [14].
Kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ 
đóng vai trò quan trọng trong việc phòng 
bệnh cũng như chóng khỏi bệnh, giảm mức 
độ nặng của bệnh và trẻ phục hồi nhanh 
hơn [11]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho 
thấy kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng 
cho trẻ NKHHCT còn thấp [2], [5].
Để có số liệu phục vụ cho công tác chăm 
sóc bệnh nhi và có đề xuất phù hợp với công 
tác tư vấn GDSK, đề tài: “Thực trạng kiến 
thức của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng 
cho trẻ 6-24 tháng mắc NKHHCT điều trị 
tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020” 
được tiến hành với mục tiêu: Mô tả thực 
trạng chăm sóc dinh dưỡng và xác định các 
yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng 
của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị tại 
Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bà mẹ có con từ 6-24 tháng 
đang điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam 
Định.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: khoa hô hấp, 
bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 
12/2019 đến tháng 3/2020
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên c ...  được đánh số từ B1 
đến B14. Bao gồm 3 nội dung: kiến thức của 
bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng từ 
câu B1 đến câu B7, kiến thức của bà mẹ về 
bệnh NKHHCT từ câu B8 đến câu B10, kiến 
thức chăm sóc trẻ mắc NKHHCT từ câu B11 
đến câu B14. Bà mẹ tham gia trả lời phỏng 
vấn với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả 
lời không đúng hoặc không biết là 0 điểm. 
Sau đó tính tổng điểm kiến thức của bà mẹ 
đạt được và lấy điểm cut off 50% để phân 
loại kiến thức của bà mẹ. Tổng số điểm 26 
điểm. Bà mẹ có điểm kiến thức ≥ 50% tổng 
số điểm thì được xếp vào nhóm có kiến thức 
mức độ đạt và ngược lại các bà mẹ có điểm 
kiến thức < 50 tổng số điểm thì được đánh 
giá là kiến thức mức độ chưa đạt.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin SL TL %
Nhóm tuổi
≤ 25 26 34,7
26 – 35 41 54,7
>35 tuổi 8 10,7
Nơi cư trú
Thành thị 37 49,3
Nông thôn 38 50,7
Số con của bà mẹ
1 con 27 36,0
≥ 2 con 48 64,0
Trình độ học vấn
Tiểu học trở xuống 6 8,0
Trung học cơ sở 27 36,0
Trung học phổ thông 23 30,7
Trung cấp trở lên 19 25,3
Tổng 75 100
Từ kết quả trên cho thấy đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 26 
đến 35 tuổi (54,7%). Số bà mẹ có từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn (64%) so với bà mẹ 
có 1 con (36%). Phần lớn các bà mẹ có trình độ học vấn là trung học cơ sở và trung học 
phổ thông. 
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
3.2. Thực trạng kiến thức của mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng mắc NKHHCT
Bảng 3.2. Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng
Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng
cho trẻ 6-24 tháng
Trả lời của bà mẹ
(n = 75)
Trả lời đúng Trả lời sai
SL TL % SL TL %
Kiến thức nuôi 
con bằng sữa mẹ
Thời gian mẹ nên cho trẻ bú 15 20,0 60 80,0
Thời điểm cai sữa cho trẻ 25 33,3 50 66,7
Kiến thức cho trẻ 
ăn bổ sung
Thời điểm trẻ cần ăn bổ sung 21 28,0 54 72,0
Lí do trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung 18 24,0 57 76,0
Nguyên tắc cho ăn bổ sung 31 41,3 44 58,7
Những thực phẩm cần dùng cho trẻ 5 6,7 70 93,3
Hoạt động cần tránh khi cho trẻ ăn 6 8,0 69 92,0
Bảng 3.2 cho thấy kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ còn thấp, trong 
đó kiến thức về thời gian cho trẻ bú nên kéo dài đến 24 tháng chỉ có 20% bà mẹ trả lời 
đúng. Chỉ có 6,7% bà mẹ trả lời đúng hết những thực phẩm cần dùng cho trẻ và có tới 
92% bà mẹ không biết những hoạt động cần tránh khi cho trẻ ăn.
3.3. Thực trạng kiến thức của mẹ về bệnh NKHHCT
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT
Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT ở trẻ
Trả lời của bà mẹ (n=75)
Trả lời đúng Trả lời sai
SL TL % SL TL %
Khái niệm NKHHCT 10 13,3 65 86,7
Yếu tố nguy cơ NKHHCT 13 17,3 62 82,7
Dấu hiệu bệnh NKHHCT 37 49,3 38 50,7
Kết quả: Kiến thức của bà mẹ về bệnh NKHHCT còn nhiều hạn chế, trong đó chỉ có 
13,3% bà mẹ trả lời đúng về khái niệm bệnh, 17,3% bà mẹ biết chính xác các yếu tố nguy 
cơ của bệnh.
77
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
3.4. Thực trạng kiến thức của mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng mắc NKHHCT
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng mắc NKHHCT
Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng
cho trẻ NKHHCT
Trả lời của bà mẹ
(n = 75)
Trả lời đúng Trả lời sai
SL TL % SL TL %
Kiến thức nuôi 
con bằng sữa mẹ
Trẻ NKHHCT cần tiếp tục được bú 
mẹ 66 88,0 9 12,0
Trẻ NKHHCT nên được bú nhiều 
hơn bình thường 14 18,7 61 81,3
Kiến thức cho trẻ 
ăn bổ sung
Thức ăn hợp lý cho trẻ NKHHCT 16 21,3 59 78,7
Dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh 15 20,0 60 80,0
Chỉ có 18,7% bà mẹ biết khi trẻ bị bệnh trẻ cần được bú nhiều hơn bình thường và có 
số ít bà mẹ (20%) trả lời đúng khi cho rằng giai đoạn hồi phục trẻ cần được ăn đa dạng, 
thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng.
3. 5. Điểm kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ mắc NKHHCT
Bảng 3.5. Điểm kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ mắc NKHHCT
 Thông số
Kiến thức
Min Max Median Mode
Nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ 6-24 tháng 0 2 0 0
Ăn bổ sung cho trẻ 6-24 tháng 2 10 7 7
Nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ NKHHCT 0 2 1 1
Ăn bổ sung cho trẻ NKHHCT 0 2 0 0
Bệnh NKHHCT 2 6 3 3
Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn 13,0 ± 4,7
Kết quả bảng 3.5 cho thấy điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho trẻ 
mắc NKHHCT tương đối thấp với điểm trung bình kiến thức đạt được là 13,0 ± 4,7. Trong 
đó, điểm trung bình kiến thức về ăn bổ sung cho trẻ 6-24 tháng và trẻ NKHHCT là thấp nhất.
3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và trình độ văn hoá của bà mẹ
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và trình độ văn hoá của bà mẹ
Biến Mean ± std F p
Trình độ học vấn 2,73 ± 0,94
4,69 0,034
Điểm kiến thức 12 ± 3,3
78
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Trình 
độ học 
vấn (I)
Trình độ học 
vấn (J)
Khác biệt 
giá trị 
trung bình 
(I-J)
p
Tiểu 
học trở 
xuống
Trung học cơ 
sở -2,148 0,4
Trung học
Phổ Thông
-3,913* 0,04
Trung cấp trở 
lên -4,053
* 0,03
Trung 
học cơ 
sở
Trung học
Phổ thông
-1,765 0,8
Trung cấp trở 
lên -1, 904 0,9
Trung 
học phổ 
thông
Trung cấp trở 
lên -140 0,9
* ANOVA
Có sự khác biệt về kiến thức giữa các 
nhóm bà mẹ có trình độ học vấn khác nhau, 
trong đó bà mẹ có trình độ học vấn từ trung 
học phổ thông trở lên có điểm kiến thức cao 
hơn các bà mẹ có trình độ học vấn từ tiểu 
học trở xuống (p <0,05).
3.7. Mối liên quan giữa kiến thức và 
số con của bà mẹ
Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức 
và số con của bà mẹ
 Điểm kiến 
thức
Số con 
của bà mẹ
Đạt Chưa đạt
OR p
SL TL % SL
TL 
%
1 con 7 9,3 20 26,7
8,5 0,00
Từ 2 con trở 
lên 36 48,0 12 16,0
* Test 
Bà mẹ có từ 2 con trở lên có điểm kiến 
thức cao hơn những bà mẹ chỉ có 1 con, 
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 
< 0,01.
4. BÀN LUẬN
Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng cho 
trẻ 6-24 tháng tuổi bao gồm kiến thức nuôi 
con bằng sữa mẹ và kiến thức cho trẻ ăn 
bổ sung. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ 
và ăn bổ sung của bà mẹ rất quan trọng 
trong việc chăm sóc trẻ của bà mẹ, vấn đề 
có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất 
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đặc 
biệt là nhóm tuổi 6 - 24 tháng. Tuy nhiên tỷ 
lệ bà mẹ biết đúng về thời gian cần cho trẻ 
bú từ 18-24 tháng chỉ chiếm 20,0%, tức là 
có tới 80,0% bà mẹ cai sữa quá sớm hoặc 
quá muộn. Kết quả này cao hơn kết quả 
của tác giả Huỳnh Văn Dũng với tỷ lệ bà 
mẹ biết đúng về thời gian cho trẻ bú kéo dài 
đến 2 tuổi là 12,3% [4]. Tuy nhiên tỷ lệ này 
lại tương ứng so với những phát hiện trong 
cuộc khảo sát của A&T tại 11 tỉnh thành 
trong cả nước (18,2%) [12] và trong nghiên 
cứu của MICS5 (21,8%) [16]. 
Việc chăm sóc và điều trị bệnh NKHHCT 
bắt đầu bằng việc nhận biết các dấu hiệu 
bệnh của trẻ. Việc nhận biết các dấu hiệu 
sớm của bệnh có thể làm giảm tỷ lệ tử vong 
ở trẻ mắc NKHHCT. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi có 49,3% bà mẹ nhân biết đúng 
dấu hiệu sớm của bệnh như ho, sốt, chảy 
nước mũi. Kết quả này tương đồng với 
nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà (49,4%) [6]. 
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sơn 
năm 2013, tỷ lệ bà mẹ nhận biết được dấu 
hiệu sốt là 93,3%, ho là 84,4% [10], nghiên 
cứu của Chu Thị Thuỳ Linh cũng cho thấy 
dấu hiệu ho và sốt được các bà mẹ biết đến 
khá cao [9] . Việc nhận biết đúng các dấu 
hiệu sớm của bệnh giúp bà mẹ có những 
biện pháp can thiệp giúp trẻ không bị bệnh 
tiến triển nặng hơn, trong đó tăng cường 
dinh dưỡng là biện pháp hiệu quả và quan 
trọng nhất trong việc hồi phục sức khoẻ cho 
trẻ cũng như tránh được nguy cơ suy dinh 
dưỡng nếu trẻ mắc nặng hơn. Do đó can 
thiệp dinh dưỡng có ý nghĩa thiết thực trong 
cả phòng suy dinh dưỡng và phòng bệnh 
tiến triển cho trẻ.
79
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Khi trẻ mắc bệnh, dinh dưỡng đóng vai 
trò quan trọng giúp trẻ nâng cao thể trạng, 
tăng cường sức đề kháng và sớm hồi phục. 
Trong nghiên cứu có tới 88% bà mẹ cho 
rằng khi trẻ mắc bệnh trẻ cần được tiếp tục 
bú mẹ tuy nhiên chỉ có 78,7% bà mẹ cho 
bú và thực hành về số lần cần cho trẻ bú 
cũng như thời gian bú 1 lần đúng lần lượt 
là 34,7% và 32,0%. Chỉ có 18,7% bà mẹ 
biết khi trẻ ốm trẻ cần bú nhiều hơn bình 
thường. Kết quả này tương tự như kết 
quả trong nghiên cứu của Đỗ Trần Hùng 
với kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của 
các bà mẹ cho trẻ ăn và bú nhiều hơn là 
18% [8]. Điều này có thể giải thích là do đối 
tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ 
học vấn tương tự như trong nghiên cứu của 
Đỗ Trần Hùng, mà nghiên cứu cũng chỉ ra 
rằng kiến thức của bà mẹ có mối liên quan 
với trình độ học vấn.
Có mối liên quan giữa kiến thức của bà 
mẹ với trình độ học vấn và số con của bà 
mẹ. Những bà mẹ có trình độ học vấn từ 
trung học phổ thông trở lên có điểm kiến 
thức cao hơn các bà mẹ có trình độ học 
vấn từ tiểu học trở xuống, bà mẹ có 2 con 
trở lên có điểm kiến thức cao hơn so với bà 
mẹ chỉ có 1 con. Điều này có thể giải thích 
là do bà mẹ có từ 2 con trở lên có nhiều 
kinh nghiệm chăm sóc con hơn do đó họ có 
nhiều kiến thức đúng hơn.
5. KẾT LUẬN
 Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà 
mẹ có con 6-24 tháng mắc NKHHCT tương 
đối thấp. Bà mẹ có điểm trung bình về kiến 
thức là 13 ± 4,7 và chỉ có 57,3% bà mẹ có 
kiến thức đạt. Có mối liên quan giữa kiến 
thức của bà mẹ với trình độ học vấn và số 
con của bà mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn An (2008), Chăm sóc trẻ 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Điều dưỡng 
Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, 166-174.
2. Thái Lan Anh (2015), Thực trạng về 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhiễm khuẩn hô 
hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 
5 tuổi tại xã Nghĩa Đoan - Kiến Thụy - Hải 
Phòng, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 
11, tr. 45-52.
3. Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn xử trí lồng 
ghép chăm sóc trẻ bệnh, Nhà xuất bản y 
học, Hà Nội.
4. Huỳnh Văn Dũng (2019). Hiệu quả 
của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử 
dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có từ địa 
phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 
6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía 
bắc,Luận án tiến sĩ dinh dưỡng, Viện dinh 
dưỡng Quốc gia.
5. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012). Đánh 
giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực 
hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở 
trẻ dưới 5 tuổi huyện Đan Phượng - Ba Vì _ 
Hà Nội, Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện 
vệ sinh dịch tễ Trung ương.
6. Đỗ Thị Hoà (2017). Thay đổi kiến thức 
và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
sau giáo dục sức khỏe của các bà mẹ có 
con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh 
Nam Định, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, 
ĐH Điều dưỡng Nam Định.
7. Thanh Minh Hùng (2016), Đặc điểm 
NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại 
khoa Nhi bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc 
Hồi, Đề tài cấp tỉnh, UBND tỉnh KonTum.
8. Trần Đỗ Hùng (2013). Khảo sát kiến 
thức về chăm sóc của bà mẹ có con bị viêm 
phổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Y học 
thực hành. 872(6), tr. 16-21.
9. Chu Thị Thuỳ Linh (2016). Kiến thức, 
thái độ và thực hành chăm sóc trẻ Nhiễm 
khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các 
bà mẹ tại bệnh viện đa khoa trung ương 
Thái Nguyên năm 2016, Luận văn thạc sĩ 
điều dưỡng, ĐH Điều dưỡng Nam Định.
10. Nguyễn Thị Kim Sơn (2013). Tìm 
hiểu kiến thức và thái độ xử trí chăm sóc 
của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp 
tính ở trẻ 5 tuổi tại khoa nhi hô hấp bệnh 
80
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU
 CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Đinh Thị Thu Huyền1, Đỗ Thị Hòa1, Hoàng Thị Thu Hà1,
 Phạm Thị Hoàng Yến1, Nguyễn Thị Lý1 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
viện trung ương Huế, Luận văn thạc sĩ điều 
dưỡng, ĐH Y dược Huế.
11. Trương Thị Tân (2015). Nuôi dưỡng 
trẻ nhỏ - Tài liệu dùng cho Cán bộ Y tế công 
tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà 
mẹ trẻ em tại các tuyến, Bộ Y tế, Hà Nội.
12. Alive & Thrive (2012). Báo cáo điều 
tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều tra 11 
tỉnh năm 2012.
13. Đàm Thị Tuyết (2010). Một số đặc 
điểm về dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối 
với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 
huyện Chợ Mới - Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ y 
học, ĐH Thái Nguyên.
14. Gebretsadik A. et al (2015). Factors 
associated with acute respiratory infection in 
children under the age of 5 years: evidence 
from the 2011 Ethiopia demographic and 
health survey, Neuropsychiatr Dis Treat. 11, 
pp. 2159-2175.
15. Regamey N et al (2008). Viral Etiology 
of Acute Respiratory Infections With Cough 
in Infancy: A Community-Based Birth Cohort 
Study. Pediatric Infectious Disease Journal. 
27(2), pp. 100-105.
16. UNICEF (2014), MICS 5 Việt Nam - 
Key Finding.
Người chịu trách nhiệm: Đinh Thị Thu Huyền
Email: dinhhuyendd@gmai.com
Ngày phản biện: 09/6/2020
Ngày duyệt bài: 15/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng bình 
hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt 
ngang trên 60 người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính đang điều trị ngoại trú tại Bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Nam Định về việc sử 
dụng bình hít định liều từ tháng 1/2020 đến 
5/2020. Sử dụng phương pháp phỏng vấn 
bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin 
cá nhân, quan sát và đánh giá thực hành 
bình hít định liều của người bệnh bằng 
bảng kiểm quy trình sử dụng bình hít định 
liều. Kết quả: Người bệnh sử dụng bình hít 
định liều mức độ không đạt chiếm 86,7%, 
chỉ có 13,3% người bệnh sử dụng bình hít 
mức độ đạt. Trong đó, bước 3: thở ra chậm 
thật hết có 60% người bệnh thực hiện 
đúng, bước 6: nín thở trong vòng 10 giây, 
sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi chỉ có 
15% người bệnh thực hiện đúng, bước 9: 
lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc có 51,7% 
người bệnh thực hiện đúng. Kết luận: Đa 
số người bệnh sử dụng bình hít định liều ở 
mức độ không đạt.
Từ khoá: Bình hít định liều, bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_kien_thuc_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_cham_soc.pdf