Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả được thực hiện với 300 sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy khóa 11, 12, 13 - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định từ tháng 01/2019 đến

tháng 12/2019.

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 1

Trang 1

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 2

Trang 2

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 3

Trang 3

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 4

Trang 4

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 5

Trang 5

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 6

Trang 6

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 7

Trang 7

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN 
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Nguyễn Hải Lâm1 ,Nguyễn Phương Anh1a, Phạm Thị Thu1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, 
Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội. 
4. Trần Thị Quỳnh Anh, Phan Kim Huỳnh 
(2016). Thực trạng kiểm soát huyết áp ở 
bệnh nhân tăng huyết áp tại thành phố Mỹ 
Tho, Tiền Giang. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí 
Minh, 20 (5), tr. 154-158. 
5. Trần Văn Long (2012). Tình hình 
sức khỏe người cao tuổi và thử 3 nghiệm 
can thiệp nâng cao kiến thức – thực hành 
phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã 
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 
2011 - 2012, luận án tiến sĩ y tế công cộng, 
Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội. 
6. Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên 
(2007). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh tăng 
huyết áp ở người lớn tại cộng đồng dân cư 
TP. HCM năm 2005. Tạp chí Y học TP. Hồ 
Chí Minh. 11(1), tr. 136.
7. Laatikainen T, Nissinen A, Kastarinen 
M, Jula A, Tuomilehto J. Blood Pressure, 
Sodium Intake, and Hypertension Control: 
Lessons From the North Karelia Project. 
Global Heart. 2016;11(2):191–199. 
8. Mills, K.T. Stefanescu, A. & He, 
J. (2020). The global epidemiology of 
hypertension. Nat Rev Nephrol 16, 223–
237.
9. PT Son, Quang NN, Viet NL, Khai PG, 
Wall S, Weinehall L, Bonita R and Byass P 
(2012), “Prevalence, awareness, treatment 
and control of hypertension in Vietnam-
results from a national survey”, J Hum 
Hypertens, Volume 26(4), p.268-280. 
10. Uzun S. & et al. (2009). The 
assessment of adherence of hypertension 
individuals to treatment and lifestyle change 
recommendations, Anadolu Kardiyol Derg, 
p. 102-109. 
11. Wan He, Mark N. Muenchrath and 
Paul Kowal (2012). Shades of Gray: A 
Cross-Country Study of Health and Well-
Being of the Older Populations in SAGE 
Countries, 2007–2010, International 
Population Reports, U.S. Census Bureau, 
Washington.
12. World Health Organization 
(2013),”World Health Day: A global brief 
on hypertension. Silent killer, global public 
health crisis”, World Health Organization, p. 
1-36.
TÓM TẮT: 
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu 
này là đánh giá kiến thức dự phòng và 
tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Thiết kế nghiên cứu mô tả được thực hiện 
với 300 sinh viên Đại học Điều dưỡng chính 
quy khóa 11, 12, 13 - Trường Đại học Điều 
dưỡng Nam Định từ tháng 01/2019 đến 
tháng 12/2019. Kết quả: Kết quả nghiên 
cứu cho thấy chỉ có 11% sinh viên điều 
dưỡng biết đến cả 6 nguyên nhân dẫn đến 
tổn thương do vật sắc nhọn; 33% sinh viên 
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Phương Anh
Email: panhndun97@gmail.com
Ngày phản biện: 12/6/2020
Ngày duyệt bài: 19/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
kể tên được 3 loại bệnh truyền nhiễm phổ 
biến; 29% sinh viên điều dưỡng có kiến thức 
đúng về phương pháp xử lý kim an toàn; 
67,3% sinh viên biết các bước xử lý sau khi 
bị tổn thương và 85,3% sinh viên hiểu rằng 
báo cáo sau khi bị tổn thương do vật sắc 
nhọn là cần thiết. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên 
có kiến thức chung đúng về dự phòng tổn 
thương do vật sắc nhọn là 59,7%.
Từ khóa: Sinh viên, kiến thức dự phòng 
và tổn thương, vật sắc nhọn
AN INVESTIGATION OF STUDENTS' PREVENTIVE KNOWLEDGE 
OF SHARP OBJECT INJURIES IN NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING
ABSTRACT
Objective: The purpose of this study 
is to assess knowledge preventive y and 
injure by sharp objects from students of 
Nam Dinh University of Nursing in 2019. 
Method: Descriptive research design 
was conducted with 300 nursing college 
students, regular courses 11, 12, 13 - Nam 
Dinh University of Nursing from January 
2019 to December 2019. Results: research 
shows that only 11% of nursing students 
are aware of all 6 causes of sharp object 
injuries; 33% of students named 3 common 
infectious diseases; 29% of nursing 
students have the right knowledge about 
safe needle handling; 67,3% of students 
know the steps to be taken after injury and 
85,3% of students understand that a post-
injury report is necessary. Conclusion: 
Prevention of damage caused by sharp 
objects is 59,7%.
Keywords: Students, prevention and 
injury knowledge, sharp objects
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương do vật sắc nhọn (TT do 
VSN) là vết đâm xuyên thấu từ kim tiêm, 
dao mổ hoặc vật sắc nhọn khác có thể dẫn 
đến tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể 
khác. Tổn thương do vật sắc nhọn thường 
là kết quả của việc sử dụng thiết bị nguy 
hiểm trong môi trường có nhịp độ nhanh, 
căng thẳng và không được bảo vệ [11].
Tổn thương do vật sắc nhọn có thể gây 
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe 
người. E. A. Bolyard và các cộng sự đã chỉ 
ra rằng có khoảng 20 mầm bệnh truyền qua 
máu khác nhau được truyền qua vết thương 
do kim tiêm và phổ biến nhất là viêm gan 
B, viêm gan C và HIV [7]. NVYT có thể gặp 
các ảnh hưởng nghiêm trọng về cảm xúc và 
rối loạn sức khỏe tâm thần sau khi gặp TT 
do VSN, dẫn đến mất việc và rối loạn căng 
thẳng. Trong năm 2015, chi phí trung bình 
(cả trực tiếp và gián tiếp) để xử lý cho một 
ca tổn thương do vật sắc nhọn là $ 747 [8].
Trong quá trình thực hành nghề nghiệp, 
sinh viên ngành y và sinh viên điều dưỡng 
cũng là những nhóm người có nguy cơ bị 
tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn. 
Một nghiên cứu tại Palestine cho thấy có 
hơn 40% sinh viên y khoa đã trải qua ít nhất 
một tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc 
nhọn khi thực hành. Tại Trung Quốc, năm 
2018, có 60,3% sinh viên điều dưỡng bị tổn 
thương do vật sắc nhọn, trong đó có 59,9% 
bị thương do kim tiêm, 21,9% do bẻ ống 
thuốc và 3,4% do kéo [18]. Một số báo cáo 
tại Việt Nam cũng cho thấy tình trạng tương 
tự: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng bị tổn thương 
do vật sắc nhọn tại Trường Đại học Y khoa 
Vinh năm 2012 v ... p để gửi phiếu 
cho đối tượng nghiên cứu và hướng dẫn 
đối tượng nghiên cứu tự điền phiếu theo 
hiểu biết của họ trong khoảng thời gian 30 
phút sau đó thu phiếu luôn.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng:
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng (n=300)
Đặc điểm SL TL %
Giới
Nam 22 7,3
Nữ 278 92,7
Năm học
Sinh viên năm 2 100 33,3
Sinh viên năm 3 100 33,3
Sinh viên năm 4 100 33,3
Thời gian gần nhất học/đọc tài 
liệu tổn thương do vật sắc nhọn
≤ 3 tháng 128 42,7
6 tháng 90 30
>1 năm 51 17
Chưa bao giờ học/đọc 31 10,3
Nội dung phòng chống phơi 
nhiễm nghề nghiệp được hướng 
dẫn trong
Bài học trong chương trình đào tạo 247 82,3
Phòng thực hành kỹ năng 79 26,3
Khi thực hành lâm sàng 101 33,7
Chưa được hướng dẫn 10 3,3
3.2. Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn
Bảng 3.2: Kiến thức về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương do 
vật sắc nhọn (n=300)
Nội dung SL TL %
Đóng nắp kim trước và sau khi sử dụng 181 60,3
Chuyển dụng cụ từ tay này sang tay khác trong quá 
trình thực hiện 147 49
Phản ứng bất ngờ của bệnh nhân 177 59
Tính khẩn cấp của thao tác 88 29,3
Thiếu chú ý khi thao tác 175 58,3
Không tuân thủ đúng quy trình 151 50,3
Trả lời đúng tất cả 6 ý 33 11
2.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Trước khi tiến hành phân tích, người 
nghiên cứu kiểm tra thông tin ghi nhận sau 
khi sinh viên trả lời bộ câu hỏi để đảm bảo 
tính chính xác của những số liệu thu thập. 
Số liệu sau khi kiểm tra được nhập liệu và 
xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
97
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Bảng 3.3: Kiến thức đúng về hậu quả của tổn thương do vật sắc nhọn (n=300)
Nội dung SL TL %
Những bệnh phổ biến nào có thể lây qua 
tổn thương do vật sắc nhọn
Viêm gan B 273 91
Viêm gan C 112 37,3
HIV 231 77
Trả lời được cả 3 bệnh phổ biến 99 33
Nguy cơ lây truyền viêm gan B, C nhiều hơn so với HIV 88 29,3
Bảng 3.4: Kiến thức đúng về các biện pháp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn (n=300)
Nội dung SL TL %
Tổn thương do vật sắc nhọn có thể ngăn ngừa được hoàn toàn 32 10,7
Phương pháp để bẻ ống thuốc bằng thủy tinh là dùng bông/ gạc quấn 
xung quanh rồi mới bẻ 207 69
Phương pháp an toàn khi trao vật sắc nhọn cho người khác là:
Đặt trong khay và sau đó người nhận cầm khay lên
277 92,3
Khi chuyển đến nơi khác với kim tiêm, kim khâu trong tay thì cần phải đặt 
vật sắc nhọn trong khay sau đó mới cầm khay theo 272 90,7
Để không xảy ra tổn thương 
do vật sắc nhọn, trong quá 
trình thao tác với kimtiêm 
trên cơ thể người bệnh:
Tập trung vào quá trình thao tác 224 74,7
Không đưa tay trước mũi kim 139 46,3
Đảm bảo tư thế người bênh tránh giãy 
dụa, cử động đột ngột 233 77,7
Phương pháp an toàn nhất xử lý vật sắc nhọn sau khi tiêm là không đóng 
nắp kim, không tháo rời kim, cô lập ngay vào thùng đựng vật sắc nhọn 87 29
Phương pháp đóng nắp kim an toàn được Bộ Y tế khuyến cáo là xúc nắp 
bằng một tay 151 50,3
Mức chứa tối đa của hộp/ thùng đựng vật sắc nhọn được khuyên dung là 
3/4 hộp 156 52
Bảng 3.5: Kiến thức đúng về xử lý khi bị tổn thương do vật sắc nhọn (n=300)
Nội dung SL TL %
Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn biện pháp xử lý đầu tiên được khuyến 
nghị là rửa tổn thương với xà phòng dưới vòi nước chảy 231 77
Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn có cần thiết phải báo cáo 256 85,3
Các bước xử lý sau khi bị tổn thương do vật sắc nhọn là xử lý vết thương 
→ Báo cáo người phụ trách → Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm → Đánh giá 
nguồn phơi nhiễm → Điều trị dự phòng (nếu cần)
202 67,3
Thời gian tốt nhất được khuyến cáo dự phòng nghi ngờ phơi nhiễm HIV là 
24 giờ 105 35
98
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Biểu đồ 3.1: Phân loại mức độ kiến 
thức của sinh viên về tổn thương 
do vật sắc nhọn
4. BÀN LUẬN 
4.1. Kiến thức của sinh viên điều 
dưỡng về tổn thương do vật sắc nhọn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy số sinh viên 
điều dưỡng biết đến cả 6 nguyên nhân dẫn 
đến tổn thương do vật sắc nhọn là rất thấp 
chiếm 11%. Trong đó, nguyên nhân gây ra 
tổn thương do vật sắc nhọn phần lớn là do 
đóng nắp kim trước và sau khi sử dụng và 
thiếu chú ý với tỷ lệ lần lượt là 60,3% và 
58,3%, không tuân thủ đúng quy trình cũng 
là một trong những nguyên nhân quan trọng 
gây ra chấn thương chiếm 50,3%. Ngoài ra, 
việc phản ứng bất ngờ của bệnh nhân và 
tính khẩn cấp của thao tác cũng chiếm tỷ lệ 
đáng lưu ý gây ra các tổn thương. Nghiên 
cứu của Mỵ Thị Hải (2016) [2] cũng cho kết 
quả tương tự: 88,9% thiếu chú ý khi thực 
hiện công việc, 77,8% không tuân thủ đúng 
quy trình và 59,3% do tính khẩn cấp của 
thao tác.
Khác với kiến thức về nguyên nhân và 
yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương do 
vật sắc nhọn, kiến thức của sinh viên điều 
dưỡng về các bệnh có thể lây truyền do vật 
sắc nhọn là cao hơn nhiều. Các bệnh lây 
truyền được liệt kê bao gồm HBV (91%), 
HCV (37,3%) và HIV (77%). Kết quả này 
cũng đã được chứng minh trong nhiều 
nghiên cứu trước đây [10], [16]. Tuy nhiên 
chỉ có 37,3% biết về HCV và tỷ lệ sinh viên 
điều dưỡng biết về cả 3 bệnh còn ở mức 
thấp là 33%, chỉ có 29,3% sinh viên điều 
dưỡng biết rằng HBV, HCV có khả năng lây 
truyền cao hơn HIV.
Kiến thức đúng của sinh viên điều dưỡng 
về các biện pháp dự phòng tổn thương 
do vật sắc nhọn còn ở mức thấp: Chỉ có 
10,7% sinh viên điều dưỡng cho rằng tổn 
thương do vật sắc nhọn có thể ngăn ngừa 
hoàn toàn. Kết quả này cho thấy sinh viên 
điều dưỡng còn nhận thức chưa đúng về 
khả năng ngăn chặn tổn thương do vật sắc 
nhọn là hoàn toàn ngăn ngừa được, điều 
này có thể do chưa nhận thức đầy đủ về 
các biện pháp phòng ngừa tổn thương do 
vật sắc nhọn. Có 29% sinh viên điều dưỡng 
có kiến thức đúng rằng phương pháp xử lý 
kim an toàn là không đóng nắp kim, không 
tháo rời kim, cô lập ngay vào thùng đựng 
vật sắc nhọn. Tỷ lệ kiến thức đúng về vấn 
đề này cao hơn nghiên cứu của Mỵ Thị 
Hải (2016) [2] khi có 28,9% sinh viên điều 
dưỡng cho rằng đóng nắp kim sau khi tiêm 
là cần thiết. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế 
về tiêm an toàn, phương pháp xử lý an toàn 
nhất được khuyến cáo là không đậy nắp và 
không tháo rời kim tiêm mà cô lập ngay 
vào thùng đựng vật sắc nhọn, trong trường 
hợp thiếu thiết bị hủy và chứa bơm tiêm 
an toàn thì có thể dùng Panh hoặc nút nắp 
bằng một tay để đóng nắp. Trong thực tế, 
do thiếu dụng cụ nên sinh viên điều dưỡng 
thường áp dụng biện pháp đóng nắp bằng 
một tay, vì vậy họ cho rằng đây là phương 
pháp an toàn nhất. Có 52% điều dưỡng cho 
rằng mức chứa tối đa của hộp đựng vật sắc 
nhọn là 3/4. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu 
của Mỵ Thị Hải (2016) tỷ lệ là 22,2% [2]. 
Theo hướng dẫn tiêm an toàn (2012), mức 
chứa tối đa cho phép của Hộp đựng vật 
sắc nhọn là ¾ thay vì mức chứa 2/3 trước 
đây. Một phần sinh viên điều dưỡng chọn 
mức 2/3. Điều này cho thấy kiến thức của 
sinh viên điều dưỡng còn thiếu sự cập nhật 
hoặc còn nhầm lẫn.
Để dự phòng được tổn thương do vật 
59.7%
40.3%
Kiến thức đạt
Kiến thức chưa đạt
99
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
sắc nhọn không chỉ cần có các kiến thức 
về biện pháp phòng ngừa mà còn phải có 
những hiểu biết đúng về cách xử lý khi sự 
kiện xảy ra. Việc xử lý đúng quy trình và 
kịp thời có thể giúp ngăn ngừa đáng kể sự 
xuất hiện các hậu quả xấu [13]. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy có 85,3% sinh viên 
điều dưỡng biết rằng việc khai báo là cần 
thiết. Con số này cao hơn so với nghiên 
cứu khác tại Việt Nam, khi mà tỷ lệ tương 
ứng chỉ là 21,5% [3]. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh 
viên điều dưỡng biết cách xử lý ban đầu 
sau khi bị tổn thương do vật sắc nhọn là 
77%, tỷ lệ sinh viên biết các bước xử lý sau 
khi bị tổn thương do vật sắc nhọn là 67,3% 
và chỉ có 35% sinh viên biết đến thời gian 
tốt nhất để bắt đầu điều trị dự phòng HIV 
sau phơi nhiễm.
4.2. Kiến thức chung đúng về các 
biện pháp dự phòng tổn thương do vật 
sắc nhọn:
Qua khảo sát 300 sinh viên điều dưỡng 
trong nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh 
giá kiến thức của sinh viên về dự phòng tổn 
thương do vật sắc nhọn cho thấy tỷ lệ sinh 
viên có kiến thức chung đúng về dự phòng 
tổn thương do vật sắc nhọn là 59,7%. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so 
với nghiên cứu của Hồ Văn Luyến (2014) 
là 57,8% [5].
Theo nghiên cứu của Kulkarni và cộng 
sự năm 2013 [14] tại Ấn Độ thực hiện trên 
268 sinh viên y khoa ghi nhận kiến thức của 
sinh viên về dự phòng tổn thương do kim 
và vật sắc nhọn khi tham gia thực hành lâm 
sàng là 56%. 
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chúng tôi 
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Mai Thơ (2015) [6] với tỷ lệ 81% sinh 
viên điều dưỡng có kiến thức đúng về dự 
phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong 
thực tập lâm sàng và nghiên cứu của Mỵ 
Thị Hải (2016) [2] với tỷ lệ sinh viên có kiến 
thức chung đúng về dự phòng tổn thương 
do vật sắc nhọn là 71,9%. 
Như vậy, phần lớn sinh viên có kiến thức 
đúng về dự phòng tổn thương do vật sắc 
nhọn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho 
thấy sinh viên đã biết tự bảo vệ sức khỏe 
bản thân trong quá trình học tập. Tuy nhiên 
để đảm bảo kiến thức đúng về phòng ngừa 
tổn thương do vật sắc nhọn gây ra cần tiếp 
tục tăng cường trang bị kiến thức về các 
nguy cơ lây nhiễm trước khi sinh viên tham 
gia thực hành lâm sàng và nhắc lại liên 
tục trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt 
là tiêm an toàn nhằm nâng cao nhận thức, 
kiến thức và kỹ thuật cho sinh viên về nguy 
cơ tổn thương do vật sắc nhọn trong các 
cơ sở y tế; đảm bảo an toàn cho sinh viên 
và hạn chế tối đa những tổn thương có thể 
gây ra do vật sắc nhọn trong quá trình thực 
tập lâm sàng.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng 
về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn là 
59,7%. Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng biết đến 
cả 6 nguyên nhân dẫn đến tổn thương do 
vật sắc nhọn là 11% ; 33% sinh viên kể tên 
được 3 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến; 
29% sinh viên điều dưỡng có kiến thức 
đúng về phương pháp xử lý kim an toàn; 
67,3% sinh viên biết các bước xử lý sau khi 
bị tổn thương và 85,3% sinh viên hiểu rằng 
báo cáo sau khi bị tổn thương do vật sắc 
nhọn là cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an 
toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa 
bệnh Ban hành kèm theo Quyết định số: 
3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 
của Bộ Y tế, chủ biên.
2. Mỵ THị Hải (2016), Khảo sát vết 
thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra 
cho sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y 
dược Thái Bình thực tập tại bệnh viện Luận 
văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Y 
dược TP HCM.
100
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
3. Hoàng Văn Khuê (2015), Thực trạng 
và một số yếu tố liên quan đến tổn thương 
do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại bệnh viện 
Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ 
tháng 9/2014 đến tháng 2/2015, Luận văn 
Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y 
tế công cộng, Việt Nam.
4. Lương Ngoc Khuê và Phạm Đức Mục 
(2012), Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm 
khuẩn, Ministry of Health Viet Nam, Hà Nội, 
Việt Nam, 107-109.
5. Hồ Văn Luyến (2014), Tỷ lệ sang 
chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực 
hành phòng ngừa xử lý của sinh viên khoa 
y Trường Cao đẳng Y tế Kiến Giang, Luận 
văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học 
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Mai Thơ và Cao Thị Phi 
Nga (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và 
kiến thức thực hành của học sinh sinh viên 
Trường đại học Y khoa Vinh phòng chống 
bệnh viêm gan virus B”, Tạp chí Y học thực 
hành. 818+819, tr. 15-19.
7. E. A. Bolyard et al. (1998), “Guideline 
for infection control in healthcare personnel, 
1998. Hospital Infection Control Practices 
Advisory Committee”, Infect Control Hosp 
Epidemiol. 19(6), page. 407-63.
8. Catherine E. Cooke and Jennifer M. 
Stephens (2017), “Clinical, economic, and 
humanistic burden of needlestick injuries 
in healthcare workers”, Medical devices 
(Auckland, N.Z.). 10, page. 225-235.
9. Farahnaz Joukar et al. (2018), 
“Needlestick Injuries among Healthcare 
Workers: Why They Do Not Report their 
Incidence?”, Iranian journal of nursing and 
midwifery research. 23(5), page. 382-387.
10. Gawad Alwabr (2018), “Knowledge 
and practice of needlestick injury preventive 
measures among nurses of Sana’a city 
hospitals in Yemen”, Indian Journal of 
Health Sciences and Biomedical Research 
(KLEU). 11.
11. Centers for Disease Control and 
Prevention (2019), Stop sticks campaign, 
https://www.cdc.gov/nora/councils/hcsa/
stopsticks/default.html, truy cập ngày 
12/8/2019, tại trang.
12. Jurimoni Gogoi et al. (2017), “A 
study on knowledge, attitude, practice and 
prevalence of needle stick injuries among 
health care workers in a tertiary care 
hospital of Assam”, International Journal 
Of Community Medicine And Public Health. 
4(6), page. 2031-2035.
13. Heiko Himmelreich et al. (2013), 
“The management of needlestick injuries”, 
Deutsches Arzteblatt international. 110(5), 
page. 61-67.
14. V. Kulkarni et al. (2013), “Awareness 
of medical students in a medical college in 
Mangalore, Karnataka, India concerning 
infection prevention practices”, J Infect 
Public Health. 6(4), page. 261-8.
15. Annette Prüss-Üstün, Elisabetta 
Rapiti and Yvan Hutin (2003), Global burden 
of disease from sharps injuries to health-
care workers, World Health Organization, 
Geneva.
16. Asgad Suliman et al. (2016), 
“Knowledge, Attitude and Practice Towards 
Needle Stick Injury Among Health Care 
Workers in a Tertiary Sudanese Hospital”, 
South American Journal of Clinical 
Research. 1.
17. World Health Organization (2004), 
Practical Guidelines for Infection Control in 
Health Care Facilities, Regional Office for 
Western Pacific, Manila and Regional Office 
for South-East Asia, New Delhi, India.
18. Xujun Zhang et al. (2017), 
“Needlestick and Sharps Injuries Among 
Nursing Students in Nanjing, China”, 
Workplace Health & Safety. 66, page. 
216507991773279.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_kien_thuc_du_phong_ton_thuong_do_vat_sac_nhon_cua.pdf