Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có khá nhiều điều gọi là “bí mật” mà bản

thân không muốn cho ai biết. Chính những điều bí mật này, ngày nay đã được pháp luật

tôn trọng và bảo vệ cũng như đã quy định nó thành một trong những quyền bất khả

xâm phạm của con người.

Nhưng thực tế vấn đề này hiện nay ở nước ta chưa được xem trọng và quan tâm

thích đáng. Bằng chứng là trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại

chúng có đề cập rất nhiều đến bí mật đời tư mà đặc biệt là các hành vi xâm phạm bí

mật đời tư của người khác. Thậm chí những hành vi này còn được pháp luật can thiệp

với những vụ kiện liên tiếp được diễn ra gây xôn sao giới báo chí và các phương tiện

truyền thông khác.

Từ thực trạng trên, đề tài “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người

khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập như

một yêu cầu cần thiết đặt ra trong tình hình hiện nay.

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 7820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh
Năm học 2012 - 2013 
 3 
THỰC TRẠNG HÀNH VI XÂM PHẠM 
BÍ MẬT ĐỜI TƯ NGƯỜI KHÁC CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI 
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 Võ Nguyên Anh, 
 Đinh Quang Ngọc 
 (Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí - Giáo dục) 
 GVHD: TS Nguyễn Thị Tứ 
1. Lí do chọn đề tài 
Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có khá nhiều điều gọi là “bí mật” mà bản 
thân không muốn cho ai biết. Chính những điều bí mật này, ngày nay đã được pháp luật 
tôn trọng và bảo vệ cũng như đã quy định nó thành một trong những quyền bất khả 
xâm phạm của con người. 
Nhưng thực tế vấn đề này hiện nay ở nước ta chưa được xem trọng và quan tâm 
thích đáng. Bằng chứng là trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại 
chúng có đề cập rất nhiều đến bí mật đời tư mà đặc biệt là các hành vi xâm phạm bí 
mật đời tư của người khác. Thậm chí những hành vi này còn được pháp luật can thiệp 
với những vụ kiện liên tiếp được diễn ra gây xôn sao giới báo chí và các phương tiện 
truyền thông khác. 
Từ thực trạng trên, đề tài “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người 
khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập như 
một yêu cầu cần thiết đặt ra trong tình hình hiện nay. 
2. Mục đích, khách thể, đối tượng, và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng 
thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phòng 
chống những loại hành vi này. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
của người trưởng thành trẻ tuổi. 
 Khảo sát thực trạng một số hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của 
người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu nguyên nhân của hành 
vi xâm phạm bí mật đời tư người khác. 
 Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng chống hành vi xâm phạm bí mật đời 
tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh. 
2.3. Giả thuyết nghiên cứu 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 4 
 Giả thuyết 1: Đa số người trưởng thành trẻ tuổi đều có hành vi xâm phạm bí 
mật đời tư người khác nhưng ở mức độ thấp và tính chất hành vi cũng rất đa dạng từ 
che giấu đến công khai. 
 Giả thuyết 2: Nguyên nhân chủ yếu của các hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
này là do các nguyên nhân thuộc về bên trong chủ thể. 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp điều tra 
bằng bảng hỏi và phương pháp thống kê toán học. Trong đó, phương pháp điều tra 
bằng bảng hỏi là phương pháp chính. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Một vài khái niệm cơ bản 
Khái niệm bí mật đời tư: Bí mật đời tư được hiểu là: “Những thông tin về đời 
sống tinh thần, vật chất và các mối quan hệ xã hội khác liên quan đến cá nhân trong 
quá khứ hay hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó phải hợp pháp và 
được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận nếu như những thông tin 
đó chưa từng công khai ở nơi công cộng cho mọi người được biết.” 
Khái niệm hành vi xâm phạm bí mật đời tư: “Hành vi xâm phạm bí mật đời tư là 
toàn bộ những hành động, phản ứng biểu hiện ra bên ngoài khi chưa được người khác 
đồng ý và nó có gây hại đến lợi ích về vật chất, tinh thần và các mối quan hệ của cá 
nhân bị xâm phạm trong hiện tại hay tương lai.” 
Một số nhóm hành vi xâm phạm bí mật đời tư: 
+ Nhóm các hành vi tư ý bóc, mở, đọc, nghe trộm các thông tin bí mật đời tư của 
người khác. 
+ Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử để quay phim, chụp ảnh, ghi âm 
nhằm khai thác thông tin cá nhân của người khác. 
+ Các hành vi tiết lộ thông tin của người khác trên các phương tiện thông tin đại 
chúng. 
+ Các hành vi tự ý lưu giữ, sao chép các thông tin bí đời tư của người khác. 
+ Các hành vi mua bán, trao đổi những thông tin, tư liệu đời tư của người khác. 
+ Xâm nhập và lấy cắp những thông tin cá nhân của người khác. 
Các tiêu chí xác định hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác: 
- Có hành vi làm lộ bí mật đời tư trái với ý chí của người có bí mật đời tư (hành 
vi xâm phạm đó không được người có bí mật đời tư đồng ý). 
- Có hậu quả làm giảm sút về uy tín, danh dự, nhân phẩm của người có đời tư và 
làm cho người khác hình dung sai về nhân phẩm, danh dự của người đó. 
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý làm lộ bí mật đời tư của một 
người với những sự tổn hại về uy tín, nhân phẩm của người có đời tư. 
Năm học 2012 - 2013 
 5 
- Người làm lộ bí mật đời tư của người khác có lỗi cố ý đối với hành vi làm lộ. 
Lưu ý: 
 Các thông tin về bí mật đời tư đều phải hợp pháp 
 Chưa từng công khai nơi công cộng cho người khác biết. 
3.2. Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng 
thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh 
3.2.1. Cách tính điểm mức độ biểu hiện các hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
người khác 
Mỗi nội dung đều có 5 mức điểm từ 1 đến 5. Tương ứng với từng mức độ thì có 
điểm số như sau: 1 = không bao giờ; 2 = ít khi; 3 = thỉnh thoảng; 4 = thường xuyên; 5 = 
rất thường xuyên 
Theo cách cho điểm nêu trên, ta có bảng điểm tính theo từng phần như sau: 
Bảng 1. Cách tính điểm mức độ biểu hiện của từng hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
người khác 
Điểm trung bình Mức độ (số lần có hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
người khác) 
1 – 1.5 Không bao giờ (0 lần) 
1.51 – 2.5 Ít khi (1 đến 2 lần) 
2.51 – 3.5 Thỉnh thoảng (3 lần) 
3.51 – 4.5 Thường xuyên (4 đến 5 lần) 
4.51 – 5 Rất thường xuyên (5 lần trở lên) 
3.2.2. Cách tính điểm cách thức biểu hiện các hành vi xâm phạm bí mật đời 
tư người khác 
Mỗi nội dung đều có 3 cách thức thực hiện, tương ứng với từng cách thức thực 
hiện thì có điểm số như sau: 
1 = công khai; 2 = vừa công khai vừa che giấu; 3 = che giấu 
Theo cách cho điểm nêu trên, ta có bảng điểm tính theo từng phần như sau: 
Bảng 2. Cách tính điểm cách thức biểu hiện các hành vi xâm phạm bí mật 
đời tư người khác 
Điểm trung bình Cách thức thực hiện 
1 – 1.5 Công khai 
1 ... hông để ý 
 1.42 6 0.817 
5 
Tiết lộ bí mật của 
một người trên 
internet mà người ấy 
không đồng ý 
 1.43 5 0.853 
6 
Tiết lộ bí mật của 
người khác trong 
cuộc trò chuyện mà 
họ không đồng ý 
1.2 5.3 14.6 23.4 55.5 1.73 3 0.975 
7 
Lưu giữ một số tài 
liệu bí mật của người 
khác mà họ không 
biết hay không đồng ý 
 1.43 5 0.809 
8 
Sao chép bí mật đời 
tư của người khác ra 
thành nhiều bản khi 
họ không cho phép 
 1.14 9 0.567 
9 
Thuê người tìm hiểu 
thông tin của người 
khác như: mối quan 
hệ, nghề nghiệp, tên 
tuổi, nơi ở, số điện 
thoại, 
 1.21 8 0.634 
Năm học 2012 - 2013 
 7 
10 
Trao đổi hoặc mua 
bán những thông tin 
bí mật của người 
khác 
 1.09 11 0.432 
11 
Tự ý vào mail của 
người khác mà 
không xin phép 
 1.49 4 0.877 
12 
Tự ý vào phòng 
riêng của người khác 
để lấy cắp một số 
thông tin cá nhân của 
người đó 
 1.12 10 0.511 
Qua bảng số liệu, ta thấy hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác biểu hiện ở 
các mức độ khác nhau, tuy nhiên đa số đều ở mức độ thấp. Cụ thể các hành vi có nhiều 
lựa chọn nhiều nhất thuộc mức độ “ít khi” là: 
Hành vi “Chụp ảnh người khác khi không được sự đồng ý của họ” với điểm trung 
bình bằng 2.16 xếp hạng 1. 
Hành vi “Đọc trộm tin nhắn điện thoại của người khác” với điểm trung bình bằng 
1.88 xếp hạng 2. 
Hành vi “Tiết lộ bí mật của người khác trong cuộc trò chuyện mà họ không đồng 
ý” với điểm trung bình bằng 1.73 xếp hạng 3. 
Lí giải điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng hành vi “chụp ảnh người khác khi 
không được sự đồng ý của họ” một mặt là do tính chất dễ thực hiện ở những nơi công 
cộng và tính phổ biến của phương tiện dùng để chụp ảnh, mặt khác là do nhu cầu được 
người khác chụp ảnh nhằm lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm. Cho nên hành vi chụp 
ảnh người khác trở nên phổ biến, chúng được thực hiện một cách tùy tiện đôi lúc người 
khác không đồng ý thì nó trở thành hành vi xâm phạm bí mật đời tư của người đó. 
3.2.4. Thực trạng tính chất biểu hiện của từng hành vi xâm phạm bí mật đời 
tư người khác ở người trưởng thành trẻ tuổi 
Bảng 4. Thực trạng tính chất biểu hiện của từng hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
người khác ở người trưởng thành trẻ tuổi 
STT Các hành vi xâm phạm ĐTB Thứ hạng 
Độ 
lệch 
chuẩn 
1 Đọc trộm tin nhắn điện thoại của người khác. 1.88 9 0.795 
2 Xem trộm nhật ký của người khác. 2.42 2 0.747 
3 Chụp ảnh người khác khi không được sự đồng ý của họ 1.65 10 0.767 
4 Ghi âm lại cuộc nói chuyện trong lúc mọi người không để ý 2.15 6 0.816 
5 Tiết lộ bí mật của một người trên internet mà người ấy 2.02 7 0.891 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 8 
không đồng ý 
6 Tiết lộ bí mật của người khác trong cuộc trò chuyện mà họ không đồng ý 2.01 8 0.814 
7 Lưu giữ một số tài liệu bí mật của người khác mà họ không biết hay không đồng ý 2.32 4 0.800 
8 Sao chép bí mật đời tư của người khác ra thành nhiều bản khi họ không cho phép 2.38 3 0.768 
9 Thuê người tìm hiểu thông tin của người khác như: mối quan hệ, nghề nghiệp, tên tuổi, nơi ở, số điện thoại, 2.32 4 0.820 
10 Trao đổi hoặc mua bán những thông tin bí mật của người 
khác 
2.44 1 0.882 
11 Tự ý vào mail của người khác mà không xin phép 2.02 7 0.961 
12 Tự ý vào phòng riêng của người khác để lấy cắp một số thông tin cá nhân của người đó 2.17 5 0.835 
 Điểm trung bình chung = 2.14 
Về phần này, số liệu thống kê về thứ hạng, điểm trung bình, độ lệch chuẩn chỉ 
được tính trên những người có biểu hiện hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
còn những người không có biểu hiện hành xâm phạm sẽ không được tính. 
Kết quả cho thấy đa số các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác được thực 
hiện dưới cách thức vừa công khai vừa che giấu với điểm trung bình chung là 2.14 
(thuộc khoảng điểm trung bình từ 1.6 đến 2.5). 
3.2.5. Thực trạng biểu hiện hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
thông qua một số tình huống cụ thể 
Bảng 5. Thực trạng biểu hiện hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác thông qua 
một số tình huống cụ thể 
Tóm tắt 
nội dung tình huống (TH) 
Đáp ứng được chọn 
nhiều nhất 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
TH1: Chuyển giúp thư đến người bạn quen, 
được yêu cầu không xem nội dung. 
Đáp ứng 1: Chuyển ngay, 
không quan tâm nội dung bên 
trong bức thư. 
103 60,2 
TH2: Xin số điện thoại người bạn đang 
muốn tạo mối quan hệ, nhưng bị từ chối. 
Đáp ứng 1: Không xin nữa. 101 59.1 
TH3: Chồng nghi vợ ngoại tình, yêu cầu vợ 
đưa điện thoại để kiểm tra, nhưng vợ không 
đưa, giải thích là không có chuyện gì. 
Đáp ứng 1: Tin tưởng cô ấy và 
xem như chưa có chuyện gì xảy 
ra. 
57 33.3 
TH4: Có người cho bạn một số tiền khá lớn 
và yêu cầu bạn điều tra một số thông tin của 
một người nà bạn từng quen biết về nhà ở, 
số điện thoại, tình trạng hôn nhân, bạn sẽ 
giải quyết như thế nào trong khi bạn đang 
Đáp ứng 1: Không nhận lời và 
nói như vậy là xâm phạm bí 
mật đời tư của người khác. 64 37.4 
Năm học 2012 - 2013 
 9 
thất nghiệp? 
TH5: Khi biết được một bí mật quan trọng 
của một người nào đó. 
Đáp ứng 1: Không tiết lộ cho 
ai biết về bí mật đó. 134 78.4 
TH6: Khi bạn bị người khác xâm phạm bí 
mật đời tư. 
Đáp ứng 2: Chấm dứt mối 
quan hệ hiện tại không thân 
thiết như trước nữa và có suy 
nghĩ sẽ tiết lộ bí mật của người 
đó. 
87 50.9 
TH7: Nếu có người ép buộc bạn tìm hiểu bí 
mật đời tư của người khác. 
Đáp ứng 1: Tuyệt đối không 
đồng ý. 85 49.7 
TH8: Nếu trong cuộc nói chuyện, bạn của 
bạn có đề cập đến thông tin bí mật của một 
người nào đó cho bạn biết. 
Đáp ứng 2: Không đồng ý lắm 
nhưng vẫn nghe bạn nói cho 
đến hết. 
92 53.8 
Nhìn chung, trong 8 tình huống được đưa ra thì chỉ có 2 tình huống có nhiều 
người trả lời ứng xử theo cách “xâm phạm bí mật đời tư người khác” là tình huống 6 và 
8. Những tình huống còn lại thì đa phần không có biểu hiện xâm phạm bí mật đời tư 
người khác, nếu có thì chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. 
3.2.6. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
3.2.6.1. Nguyên nhân chủ quan 
Bảng 6. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
STT Nội dung 
Số 
người 
trả lời 
Tỉ lệ Thứ hạng 
Độ 
lệch 
chuẩn 
1 Do nhận thức của tôi còn hạn chế 22 12.9 3 
2 Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là bí mật đời tư 11 6.4 5 
3 Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là hành vi xâm phạm bí mật đời tư 7 4.1 7 
4 Do tôi không lường hết được các hậu quả của việc xâm phạm bí mật đời tư 20 11.7 4 
5 Do tôi nghĩ rằng có xâm phạm cũng không bị xử phạt 10 5.8 6 
6 Cho rằng mình không xâm phạm 4 2.3 8 
7 Do tôi thích thú và tò mò muốn biết 69 35.1 1 
8 Do tôi có nhu cầu tìm hiểu 38 22.2 2 
1.946 
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác phần 
lớn là do nhận thức, thái độ và nhu cầu cá nhân đòi hỏi, trong đó những nguyên nhân 
về nhu cầu và thái độ chiếm tỉ lệ khá cao. Nhu cầu muốn tìm hiểu chiếm tỉ lệ 22.2 % và 
thái độ thích thú, tò mò chiếm 35.1%”. Các nguyên nhân thuộc về nhận thức, thái độ, 
nhu cầu được biểu hiện một cách chi tiết và cụ thể như sau: 
+ Về nhận thức: 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 10 
Có 49.1% người trưởng thành trẻ tuổi hiểu sai như thế nào là bí mật đời tư. 
Đa số người trưởng thành chưa xác định rõ những thông tin nào là bí mật đời tư, 
có thông tin với tỉ lệ trả lời sai lên tới 73.7% (các mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp của 
cá nhân) 
Có 62.5% người trưởng thành trẻ tuổi trả lời sai khi được hỏi như thế nào là hành 
vi xâm phạm bí mật đời tư người khác. 
Chỉ có hai nhóm hành vi được nhiều người trả lời đúng nhất đó là: nhóm hành vi 
tự ý bóc, mở, đọc, nghe trộm các thông tin bí mật đời tư của người khác chiếm tỉ lệ 
78.4% và nhóm hành vi xâm nhập và lấy cắp những thông tin cá nhân của người khác 
chiếm tỉ lệ 66.7%. 
Có 15.8% người trưởng thành trẻ tuổi nhận thức sai về tác hại của hành vi xâm 
phạm bí mật đời tư người khác. 
+ Về thái độ: 
Có 27.5% người trưởng thành trẻ tuổi cảm thấy rất bình thường vì ai cũng có bí 
mật của riêng mình. Và có 11.7% người trưởng thành cảm thấy vui vì vừa biết được 
một thông tin thú vị. Tuy nhiên, có tới 43.9% người trưởng thành trẻ tuổi cảm thấy hối 
hận sau khi có hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác. 
+ Về nhu cầu: Có 69% người trưởng thành trẻ tuổi có nhu cầu tìm hiểu thông tin 
bí mật đời tư người khác. 
3.2.6.2. Nguyên nhân khách quan 
Bảng 7. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
STT Nội dung Tần số Tỉ lệ 
Thứ 
hạng 
Độ 
lệch 
chuẩn 
1 Vì có người ép buộc tôi 13 7.6 5 
2 Vì có người thuê tôi 3 1.8 7 
3 Vì người đó đã tiết lộ bí mật của tôi 16 9.4 4 
4 Vì bạn bè hoặc người thân nhờ vả 17 9.9 3 
5 Vì pháp luật hướng dẫn xử phạt hành vi này 
chưa cụ thể 
16 9.4 4 
6 Vì những lí do khác 23 13.5 2 
7 Không vì lí do khách quan nào 79 46.2 1 
1.956 
Kết quả cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
của người khác không vì lí do khách quan (46.2%) mà do các yếu tố chủ quan là chính. 
Tuy nhiên, cũng có một số lí do khách quan với tỉ lệ đáng lưu ý là: 
Vì bạn bè hoặc người thân nhờ vả: 9.9% 
Vì người khác tiết lộ bí mật của tôi: 9.4% 
Vì pháp luật hướng dẫn xử phạt hành vi này chưa cụ thể: 9.4% 
Năm học 2012 - 2013 
 11 
4. Một số biện pháp phòng chống hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác 
4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 
Từ việc nghiên cứu lí luận, thực trạng và nguyên nhân của một số hành vi xâm 
phạm bí mật đời tư người khác, nhóm tác giả có đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn 
chặn các hành vi trên. 
4.2. Một số biện pháp 
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về các hành vi xâm phạm bí mật đời tư và hậu 
quả của việc xâm phạm bí mật đời tư người khác bằng các hình thức như: các cuộc thi, 
báo cáo chuyên đề, , tuyên truyền, tiểu phẩm kịch, băng rôn, khẩu hiệu 
Biện pháp 2: Tư giáo dục nhu cầu, động cơ, tình cảm phù hợp với những chuẩn 
mực chung của xã hội. 
Biện pháp 3: Rèn luyện thói quen không xâm phạm bí mật đời tư của người khác 
và sử dụng các biện pháp phòng chống nguy cơ bị xâm phạm bí mật đời tư. 
- Trong việc sử dụng các thiết bị điện tử, trong việc sử dụng các trạng mạng xã 
hội như: Yahoo, Gmail, Facebook: 
+ Hạn chế đăng tải thông tin, hình ảnh đời tư của mình trên internet. 
+ Luôn thoát khỏi tài khoản cá nhân sau khi sử dụng chung thiết bị điện tử với 
người khác. 
+ Cài mật mã bảo vệ cho điện thoại di động, máy tính 
- Trong giao tiếp với người thân bạn bè: 
+ Thay đổi chủ đề nói chuyện khi người khác đề cập đến bí mật đời tư của người 
khác. 
+ Cho người khác biết “tôi không thích nhữngchuyện bí mật đời tư của người 
khác” bằng cách không tập trung lắng nghe, không đáp lại, lơ đễnh chỗ khác 
- Trong việc lựa chọn các kênh giải trí trên mạng internet: Trước khi vào mạng 
internet hãy nhớ rằng mình không nên truy cập vào các trang web cá nhân của người 
khác bằng cách viết ghi chú vào máy tính (khi khởi động máy sẽ hiện lên và nhắc nhở). 
5. Kết luận và kiến nghị 
5.1. Kết luận 
Thực trạng biểu hiện hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác ở mức độ thấp. 
Đa số các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác được thực hiện dưới cách thức 
vừa công khai vừa che giấu. 
Các hành vi này được biểu hiện bởi các nguyên nhân chủ quan là chủ yếu như: 
nhu cầu muốn tìm hiểu chiếm tỉ lệ 22.2 %; thái độ thích thú, tò mò chiếm tỉ lệ 35.1%”. 
Kết quả khảo sát thực trạng đúng với giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đặt ra. Như 
vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành và giả thuyết cũng đã được chứng minh. 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
 12 
5.2. Kiến nghị 
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị một số ý kiến như sau: 
5.2.1. Đối với luật dân sự Việt Nam 
Quy định cụ thể và rõ ràng các hành vi nào là hành vi xâm phạm bí mật đời tư 
người khác. 
Đề ra các mức xử phạt thích đáng đối với các hành vi xem nhẹ vấn đề này. 
5.2.2. Đối với toàn xã hội 
Treo băng rôn, khẩu hiệu ở những nơi công cộng, nơi đông người tụ tập với nội 
dung ngăn cấm các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác; in các hình ảnh biếm 
họa có nội dung nói về hậu quả của hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác trên 
các trang báo, viết, tập học sinh 
5.2.3. Đối với nhà trường 
Tăng cường giáo dục pháp luật và định hướng giá trị đạo đức trong nhà trường 
thông qua các buổi báo cáo, các cuộc thi mà chủ đề chính là các hành vi xâm phạm 
bí mật đời tư người khác. 
5.2.4. Đối với gia đình 
Thỏa thuận và trao đổi với nhau về các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người 
khác. Nói rõ cũng như quy định cho mọi người trong gia đình được biết rằng có những 
thông tin của mình mà người khác không được biết ngay cả người thân cũng vậy. 
Cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những thói quen không nên tự ý vào phòng riêng của 
người khác hay đọc trộm thư từ, tin nhắn, nghe trộm điện thoại, cuộc nói chuyện của 
người khác ngay từ nhỏ. 
5.2.5. Đối với cá nhân 
Tích cực hơn trong việc tìm hiểu nâng cao nhận thức về luật nói chung và các 
hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác nói riêng bằng cách đọc sách báo, tham gia 
các buổi báo cáo chuyên đề về luật 
Xác định lại nhu cầu, động cơ, sở thích và thói quen của bản thân từ đó có sự thay 
đổi, điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội. 
Tuy nhiên, cốt lõi trong việc giáo dục nhận thức, định hướng giá trị hay sửa đổi 
hành vi đó là sự kết hợp của ba lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội). 
đồng thời khích thích tính tích cực, chủ động của từng cá nhân. Chỉ có như vậy thì hiệu 
quả của việc giáo dục các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác mới được nâng 
cao. 
Ngoài ra cần có sự kết hợp đồng bộ từ nhiều cơ quan chức năng khác nhau để 
đảm bảo kết quả cao nhất. 
Năm học 2012 - 2013 
 13 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Minh Hạc (1999), Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục. 
2. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lí học, Nxb Giáo dục. 
3. Trần Hiệp (chủ biên, 1996), Tâm lí học xã hội – Những vấn đề lí luận, Nxb Khoa 
học Xã hội Hà Nội. 
4. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Dân sự. 
5. 
khai-xam-phaim.html. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hanh_vi_xam_pham_bi_mat_doi_tu_nguoi_khac_cua_ngu.pdf