Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993) cho rằng “FDI là một khoản đầu tư dài hạn, theo đó, nhà đầu tư trực tiếp thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 1

Trang 1

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 2

Trang 2

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 3

Trang 3

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 4

Trang 4

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 5

Trang 5

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 6

Trang 6

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 7

Trang 7

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 8

Trang 8

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 11/01/2024 2000
Bạn đang xem tài liệu "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên - Bài học cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
1. Khung lý thuyết về hoạt động thu hút 
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một đơn 
vị cấp tỉnh 
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993) cho rằng “FDI là 
một khoản đầu tư dài hạn, theo đó, nhà đầu tư trực 
tiếp thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt 
tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư là 
muốn có nhiều ảnh hưởng trong quản lý doanh 
nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”. OECD (1999) 
cho rằng, “FDI phản ánh lợi ích lâu dài mà một thực 
thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đạt 
được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh 
tế khác với nền kinh tế thuộc nước của nhà đầu tư 
(doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)”. Đầu tư trực tiếp 
bao hàm các giao dịch đầu tiên, tiếp đến là các giao 
dịch về vốn giữa hai thực thể được liên kết chặt chẽ. 
Để thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài, các địa phương cần có những hoạt 
động cụ thể, từ việc đề ra các chính sách, cải thiện 
hạ tầng, thực hiện giải phóng mặt bằng cho đến đào 
tạo và phát triển nguồn nhân lực và thực hiện xúc 
tiến đầu tư hiệu quả. Trong đó, các chủ trương, 
đường lối, chính sách có ảnh hưởng rất mạnh tới sự 
phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương. 
Một địa phương tạo dựng được môi trường thể chế 
phù hợp sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên, lôi 
kéo nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, yếu 
tố về kết cấu hạ tầng cũng là một trong những điều 
kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư 
trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, trong điều kiện mở 
cửa hội nhập hiện nay, việc có một nguồn nhân lực 
có chất lượng, số lượng lao động đông, giá rẻ đóng 
vai trò quyết định đến sự thu hút nguồn vốn FDI. 
Ngoài ra, việc thực hiện tốt chương trình xúc tiến 
đầu tư, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư 
đối với các tập đoàn lớn, thực hiện xây dựng thông 
tin chi tiết về dự án cũng là một trong những nội 
dung cần thiết trong công tác xúc tiến đầu tư nhằm 
huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trực tiếp 
nước ngoài. 
57

Sè 129/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÁI NGUYÊN 
- BÀI HỌC CHO CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 
Nguyễn Thị Hằng 
Trường Đại học CNTT và TT Thái Nguyên 
Email: nthang@ictu.edu.vn 
Ngày nhận: 02/04/2019 Ngày nhận lại: 15/04/2019 Ngày duyệt đăng: 23/04/2019 
B
 ối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra các cơ hội thuận lợi và sân chơi 
rộng mở cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong việc thu hút vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại từ các công ty, các 
tập đoàn. Vì vậy, để khai thác được các hiệu ứng tích cực từ quá trình hội nhập, tỉnh Thái Nguyên đã chú 
trọng vào việc đổi mới cơ chế, chính sách nhằm ưu tiên thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tận 
dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới nhằm phát triển các lĩnh vực 
kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Tỉnh chủ trương ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ để 
thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tạo động lực để tăng cường sự phát triển nền kinh tế nói chung, đặc biệt 
là ngành công nghiệp. Thực tế cho thấy, trong mấy năm trở lại đây, Thái Nguyên là một trong những địa 
phương điển hình của cả nước về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển 
toàn diện nền kinh tế, tạo ra sự chuyển biến tích cực và trở thành tấm gương điển hình cho các địa phương 
khác, đặc biệt là các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 
Từ khóa: Thu hút vốn đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, huy động vốn, Samsung Thái Nguyên, khu 
công nghiệp Thái Nguyên.
2. Các hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên 
2.1. Ban hành hệ thống chính sách huy động 
vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên 
Do nhận thức được các chính sách ưu đãi có vai 
trò to lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư vào 
ngành công nghiệp. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ giảm 
được chi phí sản xuất, tăng lãi suất kinh doanh. Vì 
thế, nhiều chính sách ưu đãi tạo sức hấp dẫn của 
tỉnh đã khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tại 
Thái Nguyên. 
Thứ nhất, đối với chính sách phát triển hạ tầng. 
Tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết 
định và các văn bản chỉ đạo, điều hành tập trung ưu 
tiên đầu tư phát triển hạ tầng như: hạ tầng giao 
thông, hạ tầng KCN, hạ tầng khoa học và công nghệ, 
giáo dục và đào tạo. Riêng đối với hạ tầng KCN, 
tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác bồi 
thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ 
tầng đồng bộ trong hàng rào KCN với mục tiêu bảo 
đảm duy trì thường xuyên từ 30-50 ha đất sạch gắn 
với hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư). Hỗ trợ giải 
quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc 
đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực 
cạnh tranh cấp tỉnh để gia tăng thu hút đầu tư góp 
phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Thứ hai, ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu: Doanh 
nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt 
hàng là nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu 
và máy móc, thiết bị trong dây chuyền đồng bộ nhập 
khẩu để tạo tài sản cố định. Thủ tục nhập khẩu được 
thực hiện theo cơ chế một cửa. 
Thứ ba, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: 
Đối với các dự án sản xuất kinh doanh: Thuế suất 
thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% trong 12 năm kể 
từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 
thứ 13 trở đi, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 
là 28%; được miễn ba năm kể từ khi có thu nhập 
chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm 
tiếp theo. 
Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 
khu công nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh 
nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt 
động sản xuất kinh doanh. Từ năm thứ 16 trở đi, 
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, được 
miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 
50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo. 
Ban quản lý các khu công nghiệp cũng đã ...  3.478,1 8.575,8 13.204,3 15.568,3 20.362,9 19,8 9,02 3,4 10,3 
Ngoaøi nhaø nöôùc 743,2 2.400,4 9.525,7 14.950,6 23.227,1 26,4 31,7 9,4 99,1 
FDI 897,6 1.164,9 2.172,2 335.110 527.410 5,4 13,3 173,9 42,5 
phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 743,2 tỷ đồng 
đồng (năm 2000) lên 23.227,1 tỷ đồng (năm 2017). 
Mức tăng cao nhất là khu vực FDI, tăng từ 897,6 tỷ 
đồng (năm 2000) lên 527.410 tỷ đồng (năm 2017), 
tăng gấp gần 600 lần trong vòng 17 năm. Tốc độ 
tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong các 
giai đoạn của các thành phần kinh tế cũng đạt mức 
cao, đặc biệt là khu vực FDI. Bình quân giai đoạn 
2000 - 2017 đạt 42,5%/năm. 
4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thu hút 
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên 
trong thời kỳ hội nhập 
- Kinh nghiệm từ việc ban hành đúng đắn các 
chủ trương, chính sách huy động vốn FDI 
Có thể nói rằng, có nhiều yếu tố tạo nên thành 
công của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút vốn 
đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 
5 năm trở lại đây. Trong đó, một yếu tố đóng vai trò 
vô cùng quan trọng là chủ trương của tỉnh trong việc 
thực hiện có hiệu quả công tác cải các hành chính. 
Tại bộ phận “một cửa”, các thủ tục hành chính được 
tiến hành công khai, minh bạch, đảm bảo thực hiện 
đơn giản, thuận tiện cho người dân ở tất cả các khâu. 
Quy trình giải quyết công việc cũng được thực hiện 
liên thông giữa các công chức tại bộ phận. Tỉnh đã 
tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với 
chính quyền các cấp, doanh nghiệp với ngân hàng 
để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, về thuế và tạo điều 
kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận với 
vốn vay ưu đãi của các ngân hàng, chính sách giãn, 
giảm, gia hạn thuế cho các doanh nghiệp theo quy 
định. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc 
xúc tiến thị trường, giải quyết hàng tồn kho, thúc 
đẩy thị trường bất động sản, dự án khu đô thị, khu 
dân cư; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn 
với tiết kiệm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành 
chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh 
tế, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng quy 
trình và các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp 
và nhà đầu tư. 
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt coi trọng công 
tác cán bộ, đặc biệt là việc phân cấp trách nhiệm, 
quyền hạn quản lý, bổ nhiệm, sử dụng, kỷ luật, khen 
thưởng cán bộ, công chức, viên chức; người đứng 
đầu cơ quan hành chính, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp 
dịch vụ công tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tuyển 
dụng cán bộ. Ban hành các quy định thống nhất về 
tuyển dụng cũng như sử dụng và đào tạo công chức, 
viên chức. Nhờ đó đã tạo dựng được lòng tin và uy 
tín đối với các nhà đầu tư, góp phần giữ chân các 
nhà đầu tư để họ yên tâm và gắn bó lâu dài với tỉnh. 
Các chủ thể đầu tư là một bộ phận quan trọng 
trong quá trình luân chuyển vốn của mỗi quốc gia. 
Do vậy, tỉnh đã ban hành và tạo cơ chế chính sách 
thu hút các nhà đầu tư hướng đến đối tượng tư nhân 
trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính 
sách ưu đãi đầu tư luôn được rà soát, điều chỉnh, xây 
dựng mới phù hợp với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể 
và có sức hấp dẫn cao. Tỉnh đã ban hành nhiều chính 
sách ưu đãi có lợi cho nhà đầu tư nhằm thu hút, mời 
gọi các các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn vào 
Thái Nguyên như: Các chính sách về thu hồi đất, 
tiến độ giao đất, giao mặt bằng, cho thuê đất để thực 
hiện đầu tư; Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài 
hàng rào dự án; Hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính 
liên quan đến hoạt động đầu tư; Hỗ trợ xúc tiến 
thương mại; Các chính sách ưu đãi về giá thuê đất 
và miễn tiền thuê đất; Ưu đãi về thuế thu nhập 
doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng; 
Hỗ trợ đào tạo nghề đối với các dự án thuộc danh 
mục khuyến khích đầu tư của tỉnh; Hỗ trợ về chuyển 
giao, ứng dụng công nghệ... Điều này đã tạo ra một 
động lực mới trong thu hút đầu tư. 
Ngoài ra, tỉnh còn ban hành thêm nhiều cơ chế, 
chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, đặc 
biệt là các tập đoàn nước ngoài như công bố công 
khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 
ban hành danh mục các dự án kêu gọi thu hút vốn 
đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể. Từ đó đã giúp các 
nhà đầu tư có thể lựa chọn được các dự án đầu tư. 
- Bài học rút ra từ việc thực hiện tốt công tác cải 
thiện kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng 
Nhờ xác định đúng đắn việc hoàn thiện kết cấu 
hạ tầng là vấn đề then chốt và mang tính nền tảng 
cho sự phát triển bền vững, tỉnh đã có những chỉ đạo 
quyết liệt vào việc tập trung ưu tiên đầu tư phát triển 
hạ tầng của tất cả các lĩnh vực. Chú trọng việc đầu 
tư xây dựng đô thị thông minh, trong đó có sự kết 
hợp giữa không gian đô thị và mạng lưới công nghệ 
thông tin, áp dụng vào mọi hoạt động ở tất cả các 
khâu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, thương 
mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, xã hội và 
đời sống cộng đồng. Riêng đối với hạ tầng KCN, 
tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác bồi 
thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ 
tầng đồng bộ trong hàng rào KCN để bảo đảm duy 
63

Sè 129/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
trì thường xuyên từ 30-50 ha đất sạch gắn với hạ 
tầng đồng bộ để thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh 
luôn nắm sát và kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó 
khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh 
doanh, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số 
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để gia tăng thu hút đầu 
tư góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 
- Bài học từ hoạt động đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực 
So với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, 
Thái Nguyên hiện nay đang có một lực lượng lao 
động dồi dào, đông đảo, ngày càng được đào tạo để 
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đang dần 
được tiếp cận kịp thời với nguồn khoa học, kỹ thuật 
hiện đại, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh 
tế, đặc biệt là các ngành kinh tế hiện đại. Tỉnh đã 
thực hiện chủ trương liên kết, hợp tác giữa các 
trường đại học, cao đẳng với các doanh nghiệp trong 
việc đào tạo và chuyển giao công nghệ để thu hút 
nguồn nhân lực có chất lượng cao về làm việc tại 
các khu công nghiệp. Bằng các biện pháp cụ thể 
như: tặng các suất học bổng cho các sinh viên xuất 
sắc, chuyển giao máy móc, thiết bị để sinh viên có 
công cụ thực hành, thí nghiệm, tiếp nhận sinh viên 
thực tập, thực tế ngắn hạn tại các cơ sở Điều này 
đã giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lao động 
có chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng trong 
tỉnh, lại tiết kiệm chi phí đào tạo cho các doanh 
nghiệp, góp phần phát triển theo hướng gắn kết giữa 
hoạt động đào tạo với thực tiễn trong việc sử dụng 
có hiệu quả nguồn nhân lực. 
- Kinh nghiệm từ việc làm tốt công tác xúc tiến 
đầu tư 
Trong quá trình phát triển, tỉnh luôn xác định rõ 
doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt cần quan tâm, 
hỗ trợ phát triển. Do vậy, tỉnh đã ban hành nhiều 
chủ trương, chính sách hỗ trợ họ và đồng hành cùng 
doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình nâng cao 
năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, tăng cường 
quảng bá giới thiệu sản phẩm và xây dựng thương 
hiệu cho từng loại sản phẩm. Thông qua việc tổ 
chức các chương trình hội thảo, xúc tiến đầu tư đã 
góp phần giúp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 
kết nối với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài 
nước đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm 
hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa 
bàn tỉnh. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ 
chức như “Hội thảo Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho 
sản phẩm địa phương, định hướng đến chuẩn chất 
lượng sản phẩm. Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày 
càng được quan tâm chú trọng, tỉnh đã tổ chức các 
sự kiện liên quan đến thu hút đầu tư bình quân trên 
15 sự kiện mỗi năm. Hoạt động tiếp xúc, vận động 
dự án đầu tư không chỉ ở trong nước mà còn tổ chức 
ở nước ngoài. Đã có hàng nghìn nhà đầu tư nước 
ngoài thuộc các quốc gia Mỹ, Hàn Quốc, Trung 
Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, 
Đức, Séc... tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh để tìm hiểu cơ 
hội hợp tác đầu tư. Tỉnh cũng đã tổ chức các đoàn 
gồm lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp đi xúc tiến 
đầu tư tại Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trùng 
Khánh (Trung Quốc). 
5. Kết luận và kiến nghị 
Có thể nói, từ một tỉnh có mức tăng trưởng và 
phát triển kinh tế được xếp vào loại trung bình của 
cả nước, nhưng nhờ việc thu hút và sử dụng có hiệu 
quả nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp 
nước ngoài mà bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Thái 
Nguyên đã có sự thay đổi toàn diện. Vì vậy, để tăng 
cường hơn nữa việc thu hút các nhà đầu tư trong và 
ngoài nước, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 
trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế 
giới, tỉnh cần chú trọng đến các giải pháp. Trong đó, 
nhà đầu tư thường quan tâm đến các yếu tố nền tảng, 
tạo ra sức hút đối với họ. Đó là các yếu tố về nguồn 
lực tạo ra giá trị tăng trưởng cũng như tạo động lưc 
để thu hút các nhà đầu tư như hạ tầng, nguồn nhân 
lực, thể chế chính sách. 
Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây 
dựng và hoàn thiện về kết cấu hạ tầng, trong đó giao 
thông là yếu tố cần được ưu tiên. Cần đẩy mạnh việc 
cải tạo và hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh, 
kết nối với các tuyến quốc lộ, kết nối khu vực phía 
Bắc và thủ đô Hà Nội. Ưu tiên kinh phí khuyến công 
cho công tác hỗ trợ đầu tư và phát triển các sản 
phẩm công nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công 
nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn. 
Cần tăng cường công tác phát triển nguồn nhân 
lực, đặc biệt là công nhân lành nghề và nguồn nhân 
lực chất lượng cao. Tăng cường và mở rộng mô hình 
gắn kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục tại các 
trường đại học, Viện nghiên cứu với doanh nghiệp 
công nghiệp để đào tạo và tuyển dụng lao động phù 
hợp với nhu cầu của sự phát triển. 
Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều 
kiện cho các công ty, tập đoàn quốc tế có cơ hội tiếp 
Sè 129/201964
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
cận và hiểu biết về tiềm năng, nguồn lực của địa 
phương cũng như các doanh nghiệp đóng trên địa 
bàn. Thực hiện kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến 
thương mại để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của 
tỉnh đến các nhà đầu tư. 
Tăng cường hơn các hoạt động hỗ trợ tư vấn đầu 
tư để cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, 
quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành; về danh mục 
các dự án vận động khuyến khích đầu tư của tỉnh. 
Tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính theo đề nghị 
của nhà đầu tư về các lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây 
dựng, môi trường, thuế, lao động, chính sách ưu đãi, 
hỗ trợ đầu tư. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu 
tư tiến hành khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm, vị 
trí dự kiến thực hiện dự án đầu tư... nhằm đảm bảo 
quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho nhà đầu tư để 
hoạt động thu hút đầu tư được hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Altomonte, C. (2000), Economic determinants 
and institutional frameworks: FDI in economies in 
transition, Transnational Corporations. 
2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực 
tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
3. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến (2014), 
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng 
suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, 
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
4. Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự (2006), Tác động 
của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh 
tế ở Việt Nam. 
5. Bộ Công thương (2013), Đầu tư nước ngoài 
trong phát triển ngành CNHT tại Việt Nam, Kỷ yếu 
hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt 
Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
6. Cục thống kê Thái Nguyên (2006), Niên giám 
thống kê Thái Nguyên năm 2005, NXB Thống kê, 
Hà Nội. 
7. Cục thống kê Thái Nguyên (2011), Niên giám 
thống kê Thái Nguyên năm 2010, NXB Thống kê, 
Hà Nội. 
8. Cục thống kê Thái Nguyên (2018), Niên giám 
thống kê Thái Nguyên năm 2017, NXB Thống kê, 
Hà Nội. 
9. Hoàng Văn Châu (2011).Chính sách phát 
triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020. 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Mã số: 
KX.01.22/06-10. 
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, Văn kiện Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. 
11. Nguyễn Xuân Thắng (2005), Tác động của 
toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đến 
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, 
Đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ chương 
trình khoa học cấp nhà nước. 
12. Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công 
nghiệp (2007), Kỷ yếu hội thảo Chính sách công 
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Bộ Công 
nghiệp, Hà Nội. 
Summary 
The context of globalization and international 
economic integration has created favorable opportu-
nities and level playing fields for countries, espe-
cially developing ones in attracting foreign direct 
investment, acquiring advanced technology, modern 
management skills from companies and corpora-
tions. Therefore, in order to exploit the positive 
effects from the integration process, Thai Nguyen 
province has focused on renewing mechanisms and 
policies to prioritize the attraction and effective use 
of FDI capital, making use of modern technology, 
acquiring advanced management experience to 
develop economic fields, especially industry. The 
province's policy is to prioritize the application of 
high technology and supporting industries to 
restructure the economy, create a driving force to 
enhance the development of the economy in gener-
al, especially the industry. In fact, in recent years, 
Thai Nguyen is one of the typical localities of the 
country in attracting investment capital, especially 
foreign direct investment to comprehensively devel-
op the economy, creating positive changes and 
becoming a particular model for other localities, 
especially the Northern midlands and mountainous 
provinces. 
65Sè 129/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfthu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tai_thai_nguyen_bai_hoc.pdf