Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội

Thế giới đương đại đang tồn tại những chuyển biến lớn lao mang đến cho con người những thời cơ,

vận hội và thắp sáng những hi vọng tương lai lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và

những lo lắng bất an. Đó là những vấn đề nóng bỏng từ giải trừ vũ khí hạt nhân đến biến đổi khí

hậu, sự cạn kiệt nguồn lực, những dịch bệnh, đói nghèo dai dẳng hàng tỷ người sống dưới đáy đến

những cuộc khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang lan rộng cùng với nạn buôn

người, tội phạm xuyên biên giới, không khí thù hận cùng với tiếng bom rơi, đạn nổ vẫn đang gây ra

chết chóc ở nhiều nơi. Vậy mà số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam cao hơn cả số người

chết trong các cuộc xung đột đẫm máu ở Ukraine và số người chết do đại dịch thế giới Ebola.

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 1

Trang 1

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 2

Trang 2

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 3

Trang 3

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 4

Trang 4

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 5

Trang 5

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 6

Trang 6

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10280
Bạn đang xem tài liệu "Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội

Tai nạn giao thông - những nỗi đau và mất mát cho xã hội
2259 
TAI NẠN GIAO THÔNG NHỮNG NỖI ĐAU 
VÀ MẤT MÁT CHO XÃ HỘI 
Mai Phương Linh 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Mạnh Ngọc Hùng 
TÓM TẮT 
Thế giới đương đại đang tồn tại những chuyển biến lớn lao mang đến cho con người những thời cơ, 
vận hội và thắp sáng những hi vọng tương lai lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và 
những lo lắng bất an. Đó là những vấn đề nóng bỏng từ giải trừ vũ khí hạt nhân đến biến đổi khí 
hậu, sự cạn kiệt nguồn lực, những dịch bệnh, đói nghèo dai dẳng hàng tỷ người sống dưới đáy đến 
những cuộc khủng hoảng kinh tế, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang lan rộng cùng với nạn buôn 
người, tội phạm xuyên biên giới, không khí thù hận cùng với tiếng bom rơi, đạn nổ vẫn đang gây ra 
chết chóc ở nhiều nơi. Vậy mà số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam cao hơn cả số người 
chết trong các cuộc xung đột đẫm máu ở Ukraine và số người chết do đại dịch thế giới Ebola. 
Từ khóa: Chết chóc, đa dạng, ô tô, thiệt hại, va chạm. 
1 GIỚI THIỆU CHUNG 
Tai nạn giao thông, còn được gọi là va chạm giao thông xảy ra khi một phương tiện va chạm với 
một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như cây, cột điện 
hoặc tòa nhà thường dẫn đến thương tích, tử vong và thiệt hại tài sản.Tai nạn giao thông đã có từ 
rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa 
chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Về cơ bản, nó có những đặc tính sau: 
– Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể. 
– Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe con người, vật, tài sản 
– Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối 
tượng đang tham gia hoạt động giao thông. 
– Xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. 
Năm 1896, tại Anh chiếc ô tô chạy thử sau khi xuất xưởng đã cán chết 2 người. Và 3 năm sau, 
ở Mỹ mới lại có một người chết do ô tô gây nên, từ đó những cái chết do phương tiện giao thông 
gây nên ngày một nhiều. Và ngày nay, tai nạn giao thông đã trở nên phức tạp, đa dạng hơn rất 
nhiều, có thể là tai nạn ô tô, xe 2 bánh, tàu hỏa hay máy bay... Nó đang là một hiểm họa không chỉ 
cho riêng một quốc gia nào mà là của cả thế giới. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế 
giới khi số liệu các cuộc tai nạn giao thông xảy ra hàng năm tăng với tốc độ chóng mặt. Từ lâu, tai 
nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Ông Khuất 
2260 
Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu: ‛Mỗi ngày ở 
Việt Nam có 25 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở lại, cùng với đó là hàng chục gia 
đ nh tan nát vì tai nạn giao thông, hàng trăm người đau xé lòng vì mất đi người thân yêu‛. Điều này 
đã đặt ra những trọng trách cho chính phủ bao gồm cả ý thức của người tham gia giao thông. 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng 
Theo thông tin từ Bộ Công an, từ năm 2009 đến tháng 5/2019, toàn quốc xảy ra 326.299 vụ tai nạn 
giao thông đường bộ, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm 2018 xảy ra 
18.499 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người. Cũng trong thời gian trên, lực lượng chức 
năng xử lý 53.561.721 trường hợp vi phạm giao thông, nộp kho bạc Nhà nước 23.393 tỉ đồng, tước 
giấy phép lái xa 3,4 triệu trường hợp, tạm giữ hơn 15,2 triệu xe các loại. Đặc biệt trong năm 2019 
trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông 
từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người bị 
thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm 5,1% so với năm 
trước (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 4%, số vụ va chạm giao thông giảm 
6,1%); số người chết giảm 7,1%, số người bị thương giảm 6,4% và số người bị thương nhẹ giảm 
8,4%. Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên có 9.021 vụ (chiếm 97,7%) 
xảy ra trên đường bộ, làm 7.458 người chết và 5.054 người bị thương. Bình quân 1 ngày trong năm 
2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông (giảm 2 vụ so với năm 2018), gồm 25 vụ 
tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21 người chết, 37 
người bị thương và 23 người bị thương nhẹ. Đó là những con số khổng lồ của một quốc gia hòa 
bình chỉ riêng trong mảng tai nạn giao thông đường bộ góp phần thể hiện thực trạng khốc liệt của 
giao thông tại Việt Nam. 
Hình 1: Thống kê tai nạn giao thông trong hai năm 2016 và 2017 
2261 
2.2 Nguyên nhân 
Đầu tiên phải kể đến công tác quản lý Nhà nước trong chỉ đạo và điều hành thực hiện các giải 
pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ. Cụ thể là: năng 
lực, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh vận tải, quản lý kỹ thuật 
phương tiện, bảo vệ kết cấu hạ tầng cũng như công tác thanh tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm 
còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung tại một số địa bàn, một số nhóm đối tượng, trên các tuyến 
trọng điểm, trong thời gian cao điểm, chưa bảo đảm thường xuyên, liên tục trên địa bàn. Công tác 
quản lý về hoạt động vận tải, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện vẫn 
còn một số hạn chế; tình trạng phương tiện chở quá tải trọng vẫn xảy ra, hiện tượng tiêu cực trong 
thực thi công vụ vẫn còn, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ thanh tra, 
tuần tra, kiểm soát còn có biểu hiện né tránh, thiếu trách nhiệm, tiêu cực, làm trái quy định. 
Nguyên nhân chính không thể không kể đến đó là ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an 
toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Các hành vi vi 
phạm: đi không đúng phần đường, làn đường; điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ quá tốc độ 
cho phép; lái xe ôtô sử dụng rượu, bia; người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt 
quá quy định. Thống kê cho thấy phần lớn các vụ tử vong do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ 
rượu bia. Những ngày nghỉ, ngày lễ tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông luôn cao hơn những ngày 
bình thường. Người tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; học 
sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe môtô, xe gắn máy. Mặc 
dù đã được siết chặt nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính 
hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông 
đường bộ lẫn kỹ năng lái xe. Những hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, 
đường sắt, mở đường ngang trái phép còn xảy ra thường xuyên, phổ biến. Ý thức xã hội nói 
chung và ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam thấp hơn so với xã hội văn minh. Điều 
này đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán đặc biệt đây cũng là vấn đề nóng 
đối với khách du lịch nước ngoài khi chứng kiến đường xá tại Việt Nam. 
Ngoài ra cũng phải kể đến các yếu tố khách quan như chất lượng các công trình hạ tầng giao 
thông xuống cấp nghiêm trọng. Một phần do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng, sự 
chấp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp. Tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt mặt đường thường 
xuyên xảy ra trên các tuyến đường có số lượng phương tiện giao thông lớn. Bên cạnh đó, việc người 
dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến 
lòng đường trở nên chất hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông. 
Trong các loại hình di chuyển như máy bay, tàu hỏa, tàu điện, ô tô, xe máyth xe máy được người 
tiêu dùng yêu thích vì chúng tiện lợi, gọn nhẹ, dễ sử dụng nhưng chính loại hình này lại là kém an 
toàn nhất. Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn trong khi đường xá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp 
với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Đặc biệt trong thời gian gần đây mật độ xe tăng 
nhanh là nguyên nhân gây rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông. 
2262 
2.3 Hậu quả 
Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo 
sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nỗi đau về 
thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về 
tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất,... "mà chúng ta phải kể đến từ hai phía". 
2.3.1 Đối với người “bị tai nạn” 
Những người may mắn sống sót chỉ bị thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh 
hưởng không những tới một cá nhân mà là cả một tập thể. Những người bị thương nặng phải đối 
mặt với những thương tật phải mang trong mình suốt đời mà không thể chữa lành được. Đáng nói 
hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người trụ cột trong gia đ nh. Như vậy, 
không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải 
lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu 
cảnh mồ côi cha hoặc mẹ, những người vợ mất chồng và những người đàn ông phải gà trống nuôi 
con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không thể kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến 
toàn xã hội và gia đ nh người bị nạn.Tai nạn giao thông luôn là hiểm họa, cướp đi sinh mạng nhiều 
người, để lại bao xót xa, hối tiếc cho người thân; nhiều trường hợp may mắn thoát khỏi ‚lưỡi hái tử 
thần‛ nhưng lại trở thành gánh nặng của gia đ nh và xã hội. 
Hình 2: Hậu quả tai nạn giao thông ở Đắk Lắk 
2.3.2 Đối với người “gây tai nạn” 
Kể cả khi người bị tai nạn chị bị thương nhẹ thì người gây tai nạn cũng phải chịu sự bồi thường về 
vật chất mà thêm vào đó là sự thiệt hại về tinh thần. Một số trường hợp phải chịu án tù vì gây tai 
nạn thảm khốc để lại ảnh hưởng không tốt cho xã hội về hành vi của mình. Phải chịu bản án của 
lương tâm vì đã cướp đi sự sống của một ai đó đã và sẽ có một gia đ nh hạnh phúc, mang nỗi đau 
vĩnh viễn cho một thế hệ. Đem lại gánh nặng cho xã hội và trách nhiệm cho cộng đồng, gây ảnh 
hưởng không tốt cho người thân và gia đ nh. 
2263 
Hình 3: Tài xế gây tai nạn khiến 3 người tử vong lĩnh án tù 
2.4 Phương hướng, nhiệm vụ 
Yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự 
đô thị, kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp 
nhân dân. Theo đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, tiếp 
tục tổ chức vận động cán bộ, đảng viên, công chức nêu gương cùng toàn dân thực hiện:‛ Đã uống 
rượu, bia không lái xe‛, yêu cầu sự tham gia của cả những đơn vị sản xuất, kinh doanh rượu, bia. 
Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền đến thực hiện những quy định, chế độ xử phạt mới 
được Chính phủ quy định. Ngoài ra, người dân cần đề nghị nâng cao chất lượng, hiểu quả quản lý 
nhà nước về đảm bảo an toàn và chống ùn tắc giao thông, trong đó chú trọng nâng cao năng lực 
chất lượng, chống tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ hành 
nghề, đăng kiểm chất lượng, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Cần 
đẩy nhanh tiến độ và năng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, năng cấp hạ tầng giao 
thông, nâng cao hiểu quả chất lượng trùng tu, bảo trì kết cấu hạ tầng hiện hữu. Bộ Giao thông Vận 
Tải xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ. Các bộ, ngành, địa phương đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải. Nâng 
cấp phầm mềm quản lý, chia sẻ, liên thông sử dụng dữ liệu từ giám sát hành trình xe ô tô, dữ liệu 
phương tiện, giấy phép lái xe, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông Hạn chế sử dụng phương 
tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện cơ giới, các 
thành phố lớn đẩy mạnh triển khai kiểm tra khí thải mô tô, xe máy, loại bỏ những xe cũ kĩ không đủ 
điểu kiện tham gia giao thông, hạn chế các phương tiện các hoạt động sinh khí thải độc và bụi mịn 
gây ô nhiểm môi trường. Việc quản lý hoạt động xây dựng đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ 
tầng giao thông và vận tải công cộng. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quy hoạch 
xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt kiểm tra, xử lý vi phạm về xây dựng 
và quản lý xây dựng dọc hành lang các tuyến quốc lộ trọng điểm. 
Để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc 
tham gia giao thông. Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao Thông. Đồng thời 
cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về đảm bảo trật tự an toàn 
2264 
giao thông. Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, 
vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ 
không đúng làn đường,... Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh, buôn 
bán. Mọi người không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Cần mạnh dạn đấu tranh với những 
hành vi vi phạm Luật Giao Thông, cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao Thông để làm gương cho con 
quản lý con em mình không cho con em nhỏ tự đi học một mình, các em học sinh chưa đủ tuổi 
chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được chạy xa gắn máy. Sẵn sàng tố giác khi phát hiện ra 
những trường hợp đua xe trái phép, ‚đinh tặc‛,... Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật 
Giao Thông đường bộ và có hành vi ngăn ngừa học sinh vi phạm. Cần thể hiện lòng nhân ái khi 
tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn , đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp 
thời. Quan trọng hơn hết mọi người cần có thái độ ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông để 
không xảy ra những sự việc đáng tiếc. 
Ước đoán một nửa số vụ TNGT xảy ra vào ban đêm, trong khi đó lượng tham gia giao thông khi trời 
tối giảm chỉ còn ¼. Các hạ tầng giao thông chi phí thấp như biển báo phản quang và sơn đường 
phản quang giúp các quốc gia giảm thiểu các điểm đen, giảm số vụ tai nạn giao thông đường bộ. 
Tăng cường tầm nhìn ban đêm thông qua công nghệ mới như biển báo phản quang cường độ cao 
và phản quang cho phương tiện cũng mang lại nhiều tiềm năng tăng cường an toàn giao thông và 
giảm tai nạn ở Việt Nam. Cần có biện pháp răn đe đối với tài xế lái xe khi vi phạm Luật an toàn 
giao thông như say sỉn hay sử sụng chất kích thích, chạy quá tốc độ quy định, sử dụng điện thoại di 
động, lấn tuyến hoặc lái xe gây chết người. Dựa vào mức độ vi phạm có thể xử lý bằng nhiều hình 
thức như phạt tiền, giam bằng, tước bằng lái một phần hoặc vĩnh viễn. Thiếp lập nhiều trạm dừng 
chân cho tài xế đường dài để kiểm tra sức khỏe và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông vẫn 
an toàn. Tăng cường lập biển báo cảnh báo nguy hiểm đối với những tuyến đường thường xảy ra 
tai nạn giao thông, nêu cao khẩu hiệu an toàn giao thông đường bộ. Rà soát các cuộc đua xe 
trong đêm đặc biệt là ở những thành phố lớn, lắp đặt camera quan sát ở những ngã ba, ngã tư, 
các tuyến đường lớn. Tăng cường trang bị đèn đường thấp sáng và thường xuyên kiểm tra tình 
trạng hỏng hóc, mất cắp. Nâng cao, mở rộng chất lượng cầu đường phù hợp với mật độ giao 
thông từng nơi. Đối với những con đường ở thành phố lớn ngoài xây dựng thêm cầu vượt cần áp 
dụng đèn giao thông cho người qua đường để hạn chế các vụ va quẹt giao thông. Đối với cộng 
đồng cần năng cao ý thức tự giác chấp hành và tuyên truyền rộng rãi đảm bảo giao thông tới tất cả 
mọi người. Để làm được những điều đó những trường học nên mở những cuộc thi khuyến khích học 
sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về Luật an toàn giao thông. Chia sẻ, tìm hiểu những cải cách, đổi 
mới trong giao thông của Chính phủ để cùng nhau chấp hành tốt. Lập trang web để mọi người có 
thể góp ý kiến, đưa ra suy nghĩ của mình đối với tình trạng giao thông đang diễn ra để có cái nhìn 
bao quát hơn trong việc quản lý, điều hành công việc. 
3 KẾT LUẬN 
Hiện nay tuy số vụ tai nạn giao thông đã giảm tuy nhiên chỉ số còn thấp và vẫn còn đó những cảnh 
mất mát, đau thương cho gia đ nh người thân và xã hội. Khi đất nước đang còn chiến tranh, mỗi 
ngày có 20 người hay nhiều hơn nữa hy sinh nhưng rất có ý nghĩa- hy sinh vì lòng yêu nước, vì nền 
2265 
độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Nhưng nay chiến tranh đã kết thúc tuy nhiên mỗi ngày 
vẫn có 20-25 người ra đi mỗi ngày, điều này thật khủng khiếp và vô nghĩa. Với thông điệp ‚ An toàn 
giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà‛, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn 
đề An toàn giao thông bằng việc làm của mình trong việc xây dựng văn hóa giao thông. Là một 
sinh viên chúng ta nên có ý thức tự giác chấp hành tốt các quy định của luật giao thông. Tích cực 
cùng với các cơ quan, tổ chức tuyên truyền, vận động giáo dục mọi tầng lớp nhân dân nghiêm 
chỉnh chấp hành luật giao thông. Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa do nhà trường, cộng 
đồng tổ chức. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn 
đối với bản thân, gia đ nh và xã hội. Khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng 
lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi. Trong nền kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức Việt 
Nam mới ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng 
ta phải nghiêm túc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, 
góp phần đưa đất nước phát triển bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo Zingnews (2019). Hơn 700 người chết vì tai nạn giao thông trong tháng đầu năm 2019. 
Website: https://zingnews.vn/hon-700-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-trong-thang-dau-
nam-2019-post913806.html [Ngày truy cập:22/04/2020]. 
[2] Báo Mới (2020). Tình hình tai nạn giao thông. Website: https://baomoi.com/giao-thong.epi/ [ 
Ngày truy cập: 23/04/2020]. 
[3] Báo vietnamnet (2020). Tin tức tai nạn giao thông. Website: https://vietnamnet.vn/tai-nan-
giao-thong-tag52274.html/ [ Ngày truy cập: 23/04/2020]. 
[4] Hoàng Oanh (2009). Luật Giao thông đường tộ. NXB Giao thông Vận tải. 
[5] Vũ Gia Hiền (2002). Tâm lý học hành vi. NXB Quốc gia Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdftai_nan_giao_thong_nhung_noi_dau_va_mat_mat_cho_xa_hoi.pdf