Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Nghiên cứu dưới đây cho ta thấy được rõ hơn về hiện trạng, tiềm năng phát triển của ngành du lịch

trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có cái nhìn khách quan về việc kết hợp văn hóa của đồng bào Khmer

vào các loại hình du lịch hiện có nơi đây. Người Khmer ở đây đã tạo cho Kiên Giang một nét đẹp

riêng về phong tục, tập quán và văn hóa. Văn hóa của người Khmer đem lại cho tỉnh một tiềm

năng phát triển du lịch rất lớn, một trong số đó là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Khmer tại Kiên Giang. Qua đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần làm mới về loại hình du

lịch, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa bàn tỉnh Kiên Giang

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 1

Trang 1

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 2

Trang 2

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 3

Trang 3

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 4

Trang 4

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 5

Trang 5

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 6

Trang 6

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 7

Trang 7

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 8

Trang 8

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 4740
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang
1727 
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TRONG ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG 
Nguyễn Trung Hậu, Trần Lê Yên, Nguyễn Văn Hậu 
Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng- Khách sạn, Viện Công nghệ Việt Nhật, 
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Huỳnh Hữu Trúc Phương 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu dưới đây cho ta thấy được rõ hơn về hiện trạng, tiềm năng phát triển của ngành du lịch 
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có cái nhìn khách quan về việc kết hợp văn hóa của đồng bào Khmer 
vào các loại hình du lịch hiện có nơi đây. Người Khmer ở đây đã tạo cho Kiên Giang một nét đẹp 
riêng về phong tục, tập quán và văn hóa. Văn hóa của người Khmer đem lại cho tỉnh một tiềm 
năng phát triển du lịch rất lớn, một trong số đó là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 
Khmer tại Kiên Giang. Qua đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần làm mới về loại hình du 
lịch, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa bàn tỉnh Kiên Giang. 
Từ khóa: Văn hóa của người Khmer, người Khmer Kiên Giang, Khmer tại Kiên Giang, định hướng 
phát triển du lịch, du lịch văn hóa tỉnh Kiên Giang. 
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1 Cơ sở lý luận 
1.1.1 Một số vấn đề về du lịch 
Khái niệm về du lịch 
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại do hoàn cảnh (thời 
gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về 
du lịch khác nhau. 
Đúng như một chuyên gia về du lịch nhận định vào năm 1930, Clusman (người Thụy Sĩ) đã nhận 
định “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ có chỗ 
cư trú thường xuyên”. Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of 
Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được bàn luận rất 
nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc 
nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để 
nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh. 
Vào năm 1994, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là một tập 
hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi 
nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sứcvà nhìn 
chung là vì những lý do không phải để kiếm sống”. 
1728 
Tháng 6/2005, Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành luật du lịch và đưa ra khái niệm: “ Du lịch là các 
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình 
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. 
Sản phẩm du lịch 
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch 
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ 
và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của 
khách du lịch”. 
Theo luật du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá 
trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. 
Như vậy, có thể biểu diễn sản phẩm du lịch theo công thức sau: 
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch 
1.1.2 Tài nguyên du lịch 
Khái niệm 
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng 
gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề, là điều kiện đặc 
biệt để phát triển du lịch. 
Theo Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng 
các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra 
các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động 
và sức khỏe của con người”. 
Theo luật du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và 
các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm 
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du 
lịch văn hóa”. 
Như vậy có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là bao gồm tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân tạo 
có khả năng khai thác, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch. 
Phân loại tài nguyên du lịch 
Tài nguyên du lịch tự nhiên 
Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa 
dạng của phong cảnh. Người ta thường chia tổng quát địa hình thành 3 dạng: miền núi, đồng 
bằng, ven bờ và đảo. 
Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trạng thái cơ thể con người gắn 
liền với các chỉ số sinh khí hậu. Những chỉ tiêu đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thành 
1729 
phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc 
biệt khác. 
Nước: Bao gồm cả nước mặt và nguồn nước ngầm được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện 
cho phát triển du lịch nói chung và phát triển các loại hình du lịch gắn với nguồn nước nói riêng. 
Sinh vật: Bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn 
trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc và lai tạo. Thực và động vật có giá trị tạo 
nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. 
Tài nguyên du lịch nhân văn 
Di tích lịch sử - văn hóa: Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các 
giá trị lịch sử điển hình. 
Di tích lịch sử - văn hóa thường được phân chia thành: 
– Di tích khảo cổ. 
– Di tích lịch sử. 
– Di tích kiến trúc nghệ thuật. 
– Danh lam thắng cảnh. 
Lễ hội: Là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong 
lòng xã hội từ xưa đến nay. Nó là những hình thức sinh hoạ ... ựa chọn mà người làm việc đó là cả cộng đồng dân cư. Một 
yếu tố chỉ được coi là văn hóa của một cộng đồng khi nó "sống" và tồn tại với cộng đồng đó trong 
một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, một đặc tính quan trọng khác đó là văn hóa có thể thay 
đổi, bổ sung và phát triển theo thời gian, cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội đó. 
Những nội dung biểu hiện của văn hóa 
+ Phong tục tập quán: 
Phong tục: Toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch 
sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ 
thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không 
mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời 
như hoạt động sống thường ngày. 
Tập quán: Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối 
sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gủi với thói quen ở chỗ nó 
mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. 
+ Một số phong tục tạp quán cơ bản của người Khmer: 
1731 
Ăn: Người Khmer thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Mắm là loại thức ăn được ưa chuộng với nhiều 
loại. Gia vị ưa thích là vị chua (từ quả me hay mè) và cay (hạt tiêu, tỏi, sả, ca ri...). 
Ở: Nhà truyền thống của Người Khmer là nhà sàn. Gia đình nhỏ một vợ một chồng, tồn tại nhiều 
tàn dư mẫu hệ. 
Phương tiện vận chuyển: Thường sử dụng xe bò (cộ), xe lôi bánh gỗ, hoặc bánh hơi, đi lại trên 
đường hay những chân ruộng khô, hoặc ghe, thuyền (xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền " tắc ráng" 
hoặc thuyền "đuôi tôm" chạy máy). 
Hôn nhân: Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái. Cưới xin trải qua 3 
bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên nhà gái. 
Tang ma: Tục hỏa thiêu đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp "Pì chét đẩy", xây cạnh 
ngôi chính điện trong chùa. 
+ Lễ hội: 
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam thì: Lễ hội là một sự kiện xã hội có tính văn hóa và tâm linh được 
tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người 
có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại 
những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế 
trọng đại của địa phương, của đất nước. 
Một số lễ hội truyền thống của người Khmer: 
1. Lễ Chol Chnam Thmey là Tết cổ truyền của người Khmer Nam Bộ. Đó là những ngày thật tưng 
bừng được diễn ra tại chùa và các phum sóc. 
2. Lễ Ok Om-bok được diễn ra vào đầu tháng 12 dương lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ và tạ 
ơn Mặt Trăng vốn được người Khmer Nam Bộ coi như một vị thần vận hành mùa màng. 
3. Lễ Nhập hạ là dịp để bà con dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa. 
4. Dolta còn được gọi là lễ cúng ông bà, tương tự như lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi 
là lễ “xá tội vong nhân”. Lễ là dịp để mọi người tưởng nhớ công ơn ông bà, cha mẹ và người 
thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phúc cho những người đang sống. 
2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
2.1 Các hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer đã được khai thác cho du lịch ở tỉnh 
Kiên Giang 
Kiên Giang đã chú trọng xúc tiến du lịch không chỉ ở loại hình du lịch sinh thái , du lịch biển đảo mà 
còn chú trọng vào phát triển loại hình du lịch văn hóa, trong đó có giá trị văn hóa tìm đến với các 
giá trị Khmer truyền thống, được đánh dấu bởi sự kiện “Những ngày văn hóa Khmer tại Hà Nội” 
diễn ra từ ngày 27-30/10/2005 tại Trung tâm triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ - 
Hà Nội) với sự tổ chức của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Bộ 
Văn hóa – Thông tin; Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Ủy ban nhân dân của 9 tỉnh miền Tây Nam 
Bộ: Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang,, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Sự 
1732 
kiện này đã đưa giá trị văn hóa Khmer đến gần hơn với người dân thủ đô cũng như gây được tiếng 
vang lớn đến người dân cả nước và cả quốc tế. 
Và trong những năm gần đây lượng khách tham quan điểm du lịch văn hóa Khmer ở Kiên Giang 
đã tăng lên đáng kể. Một số điểm có sức hấp dẫn du khách là Tháp bốn sư liệt sĩ (nằm cách thị 
trấn Minh Lương 2,5km ). Theo vị sư của chùa, mỗi năm nhà chùa đón khoảng vài trăm lượt khách, 
lượng khách đông nhất là vào các dịp lễ hội và ngày 10/6 âm lịch khi các vị chức sắc của 72 chùa 
trong tỉnh và chính quyền các cấp về làm lễ dân hương tưởng nhớ 4 vị sư liệt sĩ. 
Các lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay, Ook – Om – Bok, vv... mang đậm nét văn hóa Khmer đã và 
đang được nhiều người khắp từ khắp nơi biết đến và quan tâm. 
Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang đầu tư và khai thác một số loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn 
hóa Khmer như: Du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, Nhìn chung các loại hình này 
được tỉnh Kiên Giang khai thác một cách tổng hợp. trong đó loại hình du lịch lễ hội được tổ chức tốt 
và thu hút được nhiều du khách nhất. 
2.2 Đánh giá chung 
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền 
kinh tế quốc dân. Và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát 
triển kinh tế của các tỉnh, thành trong cả nước. 
3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG TRÊN 
CƠ SỞ KHAI THÁC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER 
3.1 Định hướng khai thác văn hóa Khmer trong phát triển du lịch 
Định hướng loại hình du lịch: 
Văn hóa dân tộc Khmer rất đặc sắc, phong phú và đa dạng. Ngành du lịch Kiên Giang có thể xây 
dựng nhiều loại hình du lịch gắn với lợi thế văn hóa đó. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả lợi thế văn 
hóa dân tộc Khmer, ngành du lịch Kiên Giang cần lựa chọn một số loại hình văn hóa tiêu biểu làm 
trọng điểm để phát triển trong thời gian tới. Những loại hình này phải mang nét đặc trưng riêng, có 
sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch lớn. Có thể định hướng một số loại hình du lịch gắn 
với tính ngưỡng tôn giáo (tham quan chùa chiền), làng nghề truyền thống (nghề làm gốm màu ở 
Hòn Đất, đan cỏ Bàng,), lễ hội (Ook om Bok, Đôn ta,). Tuy nhiên không trùng lập với các sản 
phẩm su lịch văn hóa Khmer với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, Kiên Giang cần đầu tư và khai thác 
những loại hình du lịch mà tỉnh có nhiều lợi thế nhất. 
Định hướng thị trường khách du lịch: 
Khách du lịch nội địa cần hướng tới các đối tượng phù hợp với từng loại sản phẩm du lịch dựa theo 
tín ngưỡng tôn giáo, lứa tuổi, tầng lớp lao động,...và theo nhóm tự tổ chức. 
Khách du lịch quốc tế cần ưu tiên đầu tư thu hút đối tượng có độ tuổi trung niên (30-50), trình độ văn 
hóa cao hoặc trung bình, đặc biệt là khách đi tour trọn gói. Ưu tiên các đối tượng khách thuộc các 
quốc gia trong khu vực ASEAN. 
1733 
3.2 Các giải pháp chủ yếu khai thác văn hóa Khmer cho phát triển du lịch 
3.2.1 Duy trì, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa Khmer 
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của 
các ngành, các cấp chính quyền địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh luôn 
duy trì ở mức khá cao. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa, tinh thần của 
người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung của xã hội, sự giao lưu 
kinh tế, văn hóa trong sinh hoạt đời sống hàng ngày giữa các dân tộc với nhau đã tác động, ảnh 
hưởng không nhỏ đến những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc nói chung và dân tộc Khmer 
nói riêng trên địa bàn tỉnh. 
Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Tỉnh 
Kiên Giang cần thực hiện một số biện pháp sau: 
– Tiếp tục quán triệt và đưa nghị quyết TW5 (khóa VIII) của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc 
văn hóa dân tộc vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Khmer 
trên địa bàn tỉnh với mục tiêu “Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân 
tộc”. 
– Thực hiện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nhất là 
ở cấp cơ sở để nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn văn hóa dân gian. 
– Hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng các làng nghề truyền thống như nghề dệt chiếu, nghề gốm, 
nghề đan cỏ Bàng phục vụ cho hoạt động du lịch. Cần phải có đội ngũ hướng dẫn viên du 
lịch là thanh niên dân tộc bản xứ và những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của dân tộc địa 
phương phục vụ du khách, để vùa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vừa giữ 
gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
– Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống và duy trì tổ chức định kỳ tạo sân chơi và khuyến 
khích tinh thần, khả năng sáng tác cho các tầng lớp nhân dân. Tổ chức lễ hội theo từng địa 
phương, từng cấp thu hút các thế hệ nghệ nhân trong việc lưu truyền văn hóa trong đồng 
bào dân tộc. Đồng thời, trong quá trình phục dựng kết hợp lưu giữ và phát triển (kết hợp giữa 
truyền thống và hiện đại). 
– Hỗ trợ hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở, duy trì các hoạt động giao lưu và phát triển văn 
hóa thể thao trong cộng đồng người Khmer, cho các nghệ nhân mở các lớp nghệ thuật ca 
hát, múa, đánh giàn nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, sân khấu Rôbăm,...nâng cao lòng tự 
hào dân tộc, ý thức bảo tồn văn hóa cội nguồn, nâng caoys thức tự tôn dân tộc. 
– Biên soạn và lưu giữ các tác phẩm văn học lưu truyền cho thế hệ mai sau. 
– Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ 
chức doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch của vùng gắn với việc khai thác và sử dụng các 
giá trị văn hóa của dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống một cách hiệu quả. 
1734 
3.2.2 Đầu tư vốn 
Đầu tư phát triển du lịch nói chung là một hướng đầu tư có hiệu quả không những về mặt kinh tế 
mà còn về mặt môi trường và xã hội. căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như 
trong điều kiện cụ thể của du lịch Kiên Giang, hoạt động đầu tư cần xem xét và thực hiện các giải 
pháp sau: 
– Tiền đề về cơ sở vật chất để phát triển du lịch Kiên Giang còn rất hạn chế trong mọi lĩnh vực. 
– Đối với cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong du lịch, cần 
phải huy động các nguồn khác như: vốn tích lũy của các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng 
lãi suất ưu đãi, 
– Cần có chính sách thu hút nhà đầu tư về cơ sở vật chất du lịch để tạo ra các sản phẩm du 
lịch chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. 
– Cần ưu tiên xây dựng các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. 
– Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng và phát triển các lễ hội truyền 
thống. 
– Ưu tiên các tuyến đường giao thông có liên quan đến các khu du, điểm du lịch nói chung và 
gắn với văn hóa người Khmer nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đi lại nghỉ ngơi và vui 
chơi giải trí của du khách. 
– Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng 
cao để đảm bảo cho các hoạt động du lịch đạt hiệu quả. 
3.2.3 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 
Tri thức là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển KT-XH. Hiện nay đặc biệt là ngành du 
lịch, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên có vai trò quyết định đến chất lượng sản 
phẩm du lịch và thu hút khách du lịch. Vì vậy, việc đầu tư đào tạo nhân lực của ngành là việc làm 
cấp thiết bao gồm những nội dung cụ thể sau: 
– Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại sở văn hóa, thể thao và du lịch và các 
phòng trực thuộc thị xã, thị trấn và các huyện. Bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ và tận dụng 
nguồn cán bộ trẻ có năng lực phục vụ cho công tác quản lý và huy hoạch chính sách. 
– Xã hội hóa công tác du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân, mở lớp tập huấn 
cho cộng đồng về kiến thức nghiệp vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường. 
– Có chính sách khuyến khích hỗ trợ con em đồng bào dân tộc Khmer tham gia đào tạo các 
chuyên ngành về du lịch. 
– Cần đẩy mạnh việc xây dựng, phát trển trường nghiệp vụ du lịch trên địa bàn trực tiếp hay 
liên kết đào tạo. 
– Tăng cường trao đổi, hợp tác kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, tham 
gia hội nghị , hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. 
1735 
3.2.4 Quảng bá, xúc tiến, liên kết du lịch 
Giải pháp xúc tiến và quản bá thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thao, hội chợ triển lãm, 
trong và ngoài nước. khuyến khích các doanh nghiệp tham gia quản bá sản phẩm du lịch thông 
qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán 
và kết nối các chương trình du lịch đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước như phát thanh truyền 
hình, mạng xã hội,... để quảng bá, tuyên truyền về giá trị văn hóa Khmer nhằm thu hút du khách 
Cần có sự liên kết tour với Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau hoặc ngay cả Campuchia để 
phát triển du lịch gắn với văn hóa Khmer. 
4 KẾT LUẬN 
Sự phát triển của ngành du lịch của Kiêng Giang khá đa dạng và phong phú,tiêu biểu là các vườn 
quốc gia, tài nguyên biển đảo,tài nguyên du lịch nhân văn với văn hóa của người Khmer là tài 
nguyên du lịch đặc sắc. Từ những tiềm năng, tài nguyên du lịch đã nêu trên có thể khẳng định 
Kiêng Giang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi 
nhọn của tỉnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Ngọc Thêm (2000), cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục 
[2] Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb giáo dục Việt Nam 
[3] Đoàn Thanh Nô (2002), người Khmer ở Kiên Giang, Nxb văn hóa dân tộc 
[4] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)(2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục 
[5] https://www.vietnamtourism.gov.vn 
[6] https://www.kiengiang.gov.vn 
[7] https://buddha.vn 
[8] https://vi.wikipedia.org 
[9] https://www.kitra.com.vn 
[10] https://daidoanket.vn 
[11] https://www.vinaculto.vn 
[12] https://www.musicjinni.net 

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_cua_nguoi_khmer_trong_dinh_huong_phat_trien_du_lich.pdf