Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19

Dịch Covid đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong

tình hình kinh tế khó khăn, không ít người lao động bị buộc phải nghỉ việc hoặc chỉ được nhận một

phần lương cơ bản do các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Để giúp đỡ một phần những khó

khăn cho người lao động, Nhà nước Việt Nam đã và đang đưa vào áp dụng các gói trợ cấp xã hội

nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4560
Bạn đang xem tài liệu "Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19

Trợ cấp xã hội dành cho người lao động trong dịch Covid-19
1199 
TRỢ CẤP XÃ HỘI DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 
TRONG DỊCH COVID 19 
Nguyễn Thị Mai Chi, Vòng Mỹ Quyên, Lê Thị Vy 
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. T ương Nguyễn Tường Vy 
TÓM TẮT 
Dịch Covid đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong 
tình hình kinh tế khó khăn, không ít người lao động bị buộc phải nghỉ việc hoặc chỉ được nhận một 
phần lương cơ bản do các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Để giúp đỡ một phần những khó 
khăn cho người lao động, Nhà nước Việt Nam đã và đang đưa vào áp dụng các gói trợ cấp xã hội 
nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động. 
Từ khóa: Trợ cấp xã hội, Covid, người lao động. 
1 KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI 
Trợ cấp xã hội được định nghĩa là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi 
Chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp 
rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. 
Tùy theo cách phân loại mà trợ cấp xã hội được chia làm nhiều loại khác nhau: 
– Căn cứ vào đối tượng trợ cấp xã hội thì trợ cấp được chia thành nhiều nhóm như: Trẻ em dưới 
16 tuổi không có người nuôi dưỡng, người tàn tật nặng, 
– Căn cứ vào nội dung chế độ trợ cấp xã hội có hai loại là: Chế độ trợ cấp và chế độ trợ cấp 
các điều kiện vật chất khác. 
– Căn cứ vào tính chất của chế độ trợ cấp xã hội, có ba loại trợ cấp xã hội là trợ cấp xã hội 
thường xuyên và trợ cấp xã hội đột xuất. 
2 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG 
Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, việc tham gia thị trường lao động của 
người lao động ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và các ngành, 
nghề lao động đều giảm. Tính đến giữa tháng 04/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng, tạm 
mất việc làm hoặc bị giãn việc, nghỉ luân phiên. Trong đó, lao động trong ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (hơn 1,2 triệu lao động), tiếp đến là ngành bán buôn, bán lẻ 
(hơn 1,1 triệu lao động) và ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (gần 740 nghìn lao động). 
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 
75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên, giảm 1,2 đến 1,3 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ 
1200 
năm trước. Thất nghiệp tăng lên, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý I-2020 là gần 
1,1 triệu người, tăng 26.100 người so với quý trước và tăng 26.800 người so với cùng kỳ năm trước. 
Hình 1: Tỷ lệ các ngành thất nghiệp trong độ tuổi lao động tháng 04/2020 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều đến từ nước ngoài hoặc kinh doanh các sản phẩm 
đến từ ngoài nước, vì vậy sau khi dịch Covid 19 bùng phát, tất cả các hàng khách nhập cảnh từ 
nước ngoài đều bị cách ly 14 ngày, làm chậm trễ tiến độ công việc của các công ty. Ngoài ra, để 
ngăn chặn sự lây lan từ các ổ dịch ngoài nước, các nước đã tiến hành tạm đóng cửa khẩu, khiến 
cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước bị đình trệ, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các 
doanh nghiệp. 
Các công ty sản xuất hầu hết đều phải đóng cửa hoặc cắt giảm lịch làm việc của người lao động 
trong tuần, ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập của người lao động. 
Đặc biệt ở các ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn trong dịp lễ 30/4-1/5 là thời điểm bắt đầu mùa 
du lịch hè, du lịch nội địa sôi động nhất trong năm. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh 
Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, vui chơi giải trí đều đóng cửa toàn bộ để cách li 
xã hội. Ông Phan Ngọc Linh - đoàn trưởng tiếp viên Vietnam Airline - cho biết, với tình hình khó 
khăn như vậy công ty đã sắp xếp lịch cho nhân viên nghỉ không lương. Đơn cử như với tiếp viên có 
trình độ tiếng Anh chưa đủ tiêu chuẩn cho nghỉ không lương 2-3 tháng, đối tượng văn phòng làm 1 
tháng sẽ nghỉ 5 ngày không lương, 
Bên cạnh đó chúng ta còn thấy được sự khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người lao động 
khi buộc phải nghỉ việc trong mùa dịch Covid. Điển hình như trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục 
đã quyết định cho toàn bộ học sinh, sinh viên tạm ngưng đến trường cho đến khi tình hình dịch 
bệnh ổn định khiến cho toàn bộ các hệ thống trường học, các cơ sở giáo dục trên toàn quốc buộc 
phải tạm đóng cửa. Toàn bộ giáo viên buộc phải tạm ngừng công tác và chỉ được hưởng lương cơ 
bản, chỉ tính riêng trong khối mầm non, tính tới thời điểm đầu năm 2018, cả nước có trung bình 
khoảng 1.208 trường mầm non với hơn 19.482 giáo viên mầm non buộc phải nghỉ làm trong mùa 
dịch. Ngoài ra, việc học sinh nghỉ học ở nhà, khiến cho một số cha mẹ buộc phải nghỉ việc để chăm 
non các em, ảnh hưởng đến một phần thu nhập của gia đình. 
1201 
Hình 2: Số lao động thất nghiệp từ quí II/2019 đến quí I/2020 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
3 CÁC GÓI TRỢ CẤP XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DỊCH COVID 19 
Để khắc phục những khó khăn do dịch Covid gây ra cho doanh nghiệp và người lao động, Nhà 
nước đã đưa ra các gói trợ cấp xã hội nhằm khắc phục một phần những khó khăn cho doanh 
nghiệp và người lao động. 
Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 
15 về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho lao động bị giảm sâu về thu nhập, có mức sống dưới 
mức tối thiểu. 
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực 
hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp 
khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương 
thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. (Thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng và được 
tính từ ngày 01/04/2020). 
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho 
người lao động, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài 
sản thế chấp tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng. 
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 
ngày 01/04/2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến 
dịch nhưng không quá 3 tháng. 
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện 
hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm 
được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa 
không quá 3 tháng. 
Gói 62.000 tỷ đồng dự kiến hỗ trợ cho hơn 20 triệu lượt đối tượng, trong 7 nhóm hỗ trợ là lao động 
bị tạm hoãn hợp đồng, lao động nghỉ không hưởng lương, lao động bị chấm dứt hợp đồng, doanh 
nghiệp không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lao động tự do, các hộ kinh doanh cá 
1202 
thể bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tạm dừng đóng vào quỹ bảo 
hiểm hưu trí, tử tuất. 
Hình 3: Nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ từ gói trợ cấp 62.000 tỷ 
Nguồn: Báo Chính phủ 
Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các 
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội 
ứng phó với dịch Covid-19. 
Cụ thể, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại rút ngắn thời gian 
xét duyệt hồ sơ vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, 
giảm phí... với khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19. Trước hết, các ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ tín 
dụng khoảng 250.000 tỷ đồng. 
Thứ ba, Nghị định 41/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 08/04/2020 về việc gia hạn 
thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch 
Covid-19. Với quy mô khoảng 180 nghìn tỷ đồng, chia thành năm nhóm đối tượng hỗ trợ, Nghị định 
41 được đánh giá là sẽ có tác động tới 98% số DN hiện nay. 
4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ GÓI TRỢ CẤP XÃ HỘI VÀ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM 
CẦN KHẮC PHỤC 
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt danh sách và chi trả cho 1.202 người lao động, lao 
động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. 
Ngoài ra, chín địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bình Phước, 
Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai chi hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động cho hơn 
50,3 nghìn người, với tổng kinh phí hơn 45,2 tỷ đồng. 
1203 
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả nước có hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng, trong đó 
số người lao động làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao 
động hoặc nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp được cho là thuộc nhóm được thụ 
hưởng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Lao động thương binh và Xã 
hội, cho đến nay chỉ có 418 người lao động ở nhóm đối tượng này được thụ hưởng. Lý do nào dẫn 
đến vấn đề này? 
– Việc triển khai vay trả lương của các doanh nghiệp chưa nhiều một phần do các doanh 
nghiệp bị ảnh hưởng đã bắt đầu quay trở lại làm việc. Các doanh nghiệp còn tích lũy kinh phí 
để trả lương, mặt khác do phải chứng minh tài chính ở chừng mực nào đó khiến cho doanh 
nghiệp e ngại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh nên chưa chủ động trong việc 
lập hồ sơ đề nghị vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động và xác nhận các chế 
độ hỗ trợ khác cho người lao động. 
– Người lao động bị nghỉ việc, mất việc, giảm lương nhưng dường như lại không đủ điều 
kiện được thụ hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ. Theo phản ánh của một số chủ doanh nghiệp 
và người lao động, vướng mắc nằm ở chỗ để được hưởng gói hỗ trợ này, người lao động 
phải có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không 
hưởng lương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ 1 tháng trở lên và họ phải đang tham 
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu đủ các điều kiện vừa nêu, người lao động có thể nhận 
mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng với khoảng thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng, từ tháng 4 
đến tháng 6/2020. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, Minh Hiển, Báo Chính phủ. 
[2] Vì sao có rất ít người lao động được nhận gói hỗ trợ Covid-19, Phương Thoa, Cafebiz.vn. 
[3] Điều kiện, thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, Tuệ Văn, Báo Chính phủ. 
[4] Năm triệu người lao động đã bị ảnh hưởng do dịch Covid – Vietnam Plus – WTO-FTA. 
[5] Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 23, Tổng cục thống kê, Bộ Lao động - 
Thương binh và Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdftro_cap_xa_hoi_danh_cho_nguoi_lao_dong_trong_dich_covid_19.pdf