Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở

Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn học,

trong đó có môn Mĩ thuật. Đây là môn học bắt buộc ở

cấp trung học cơ sở (THCS). Môn học này không chỉ

phát triển cho học sinh năng lực thẩm mĩ mà còn giáo

dục cho các em ý thức kế thừa, phát huy văn hóa nghệ

thuật dân tộc, phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về môn

Mĩ thuật của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 19/01/2018 [1],

Mĩ thuật là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản

(tiểu học và THCS) và là môn học tự chọn ở giai đoạn

giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông);

đặc biệt, lần đầu tiên môn học này được đưa vào chương

trình trung học phổ thông (từ trước đến nay, môn học này

chỉ có ở cấp tiểu học và THCS). Như vậy, môn Mĩ thuật

ngày càng có vị trí quan trọng trong chương trình giáo

dục phổ thông.

Hoạt động giảng dạy của giáo viên là hoạt động cơ

bản của nhà trường, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng

đào tạo của cơ sở giáo dục cũng như góp phần hình thành

nhân cách, tri thức cho học sinh. Với môn học nghệ thuật

đặc thù như Mĩ thuật, hoạt động giảng dạy bị ảnh hưởng

bởi “chất nghệ sĩ” của giáo viên. Việc giảng dạy môn học

này và đảm bảo hiệu quả của môn học cần có sự quản lí

đặc biệt. Quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật bao

gồm quản lí tất cả các hoạt động của giáo viên, như:

chuẩn bị hoạt động giảng dạy; thực hiện hoạt động giảng

dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở trang 1

Trang 1

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở trang 2

Trang 2

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở trang 3

Trang 3

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở trang 4

Trang 4

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 3860
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 16-20 
16 
Email: phamngocmai29@gmail.com
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY 
MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Phạm Ngọc Mai - Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 18/08/2018; ngày sửa chữa: 22/08/2018; ngày duyệt đăng: 17/09/2018. 
Abstract: Junior high school art is a particular art subject taught in the school. Thus, the teaching 
of this subject also has many specific factors compared to other subjects. Good management of 
arts teaching in junior high schools will contribute to the implementation of comprehensive student 
education. The paper analyzes the teaching activity of art teachers of junior high school teachers, 
thus, analyzing the management of teaching activities in this subject. 
Keywords: management, teaching, arts, junior hight schools. 
1. Mở đầu 
Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn học, 
trong đó có môn Mĩ thuật. Đây là môn học bắt buộc ở 
cấp trung học cơ sở (THCS). Môn học này không chỉ 
phát triển cho học sinh năng lực thẩm mĩ mà còn giáo 
dục cho các em ý thức kế thừa, phát huy văn hóa nghệ 
thuật dân tộc, phù hợp với sự phát triển của thời đại. 
Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về môn 
Mĩ thuật của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 19/01/2018 [1], 
Mĩ thuật là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản 
(tiểu học và THCS) và là môn học tự chọn ở giai đoạn 
giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông); 
đặc biệt, lần đầu tiên môn học này được đưa vào chương 
trình trung học phổ thông (từ trước đến nay, môn học này 
chỉ có ở cấp tiểu học và THCS). Như vậy, môn Mĩ thuật 
ngày càng có vị trí quan trọng trong chương trình giáo 
dục phổ thông. 
Hoạt động giảng dạy của giáo viên là hoạt động cơ 
bản của nhà trường, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng 
đào tạo của cơ sở giáo dục cũng như góp phần hình thành 
nhân cách, tri thức cho học sinh. Với môn học nghệ thuật 
đặc thù như Mĩ thuật, hoạt động giảng dạy bị ảnh hưởng 
bởi “chất nghệ sĩ” của giáo viên. Việc giảng dạy môn học 
này và đảm bảo hiệu quả của môn học cần có sự quản lí 
đặc biệt. Quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật bao 
gồm quản lí tất cả các hoạt động của giáo viên, như: 
chuẩn bị hoạt động giảng dạy; thực hiện hoạt động giảng 
dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Bài viết phân tích hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật 
của giáo viên trung học cơ sở (THCS), từ đó phân tích 
công tác quản lí hoạt động giảng dạy bộ môn này. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
- Khái niệm “Hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật”: 
Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2014), “Hoạt động 
giảng dạy của giáo viên về bản chất là quá trình điều 
khiển hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh 
theo quy luật nhận thức và quy luật hình thành kĩ năng, 
kĩ xảo. Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu, phân 
tích các tài liệu lí thuyết, quan sát các sự vật, hiện tượng 
tự nhiên hay xã hội, thực hiện các thí nghiệm, thực hành, 
để hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực hoạt 
động cá nhân” [2; tr 110]. 
Như vậy, hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Mĩ 
thuật ở trường THCS chính là quá trình giáo viên điều 
khiển hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh 
trong môn Mĩ thuật để hình thành kĩ năng và phát triển 
năng lực mĩ thuật của học sinh THCS. Hoạt động giảng 
dạy của giáo viên môn Mĩ thuật bao gồm các công việc: 
chuẩn bị hoạt động giảng dạy; thực hiện hoạt động giảng 
dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
- Khái niệm “Quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ 
thuật”: Trên cơ sở tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả 
về khái niệm quản lí, tác giả Trần Kiểm (2004) cho rằng: 
“Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay 
một nhóm xã hội; là những tác động có tính hướng đích; 
những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm 
thực hiện mục tiêu của tổ chức” [3; tr 8-9]. 
Như vậy, quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật 
là những tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lí 
nhà trường đến hoạt động giảng dạy của giáo viên môn 
Mĩ thuật, nhằm đạt được mục tiêu quản lí môn học này. 
Quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật bao gồm quản 
lí tất cả các hoạt động của giáo viên. 
2.2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Mĩ thuật 
ở trường trung học cơ sở 
Hoạt động giảng dạy của giáo viên trường THCS nói 
chung và giáo viên bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS nói 
riêng được thể hiện qua sơ đồ 1 như sau: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 16-20 
17 
Sơ đồ 1. Hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Mĩ thuật cấp THCS 
2.2.1. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy 
Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ 
GD-ĐT (2014) về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn 
về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá 
[4], mỗi trường THCS được chủ động xây dựng chương 
trình giảng dạy cho các bộ môn, trong đó có môn Mĩ thuật, 
nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của 
Bộ GD-ĐT, không được cắt xén chương trình, phải thống 
nhất trong tổ nhóm và phải được Ban Giám hiệu duyệt vào 
đầu năm học. Từ kế hoạch giảng dạy môn Mĩ thuật đã 
được Ban Giám hiệu phê duyệt, giáo viên tiến hành thiết 
kế từng đơn vị bài dạy cụ thể. Thiết kế bài dạy là kế hoạch 
chi tiết của từng giáo viên, thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa 
mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy và học 
trên lớp của giáo viên và học sinh. Soạn bài phải đảm bảo 
chất lượng chuyên môn cũng như hình thức trình bày theo 
đúng quy định. Trong thiết kế bài dạy, giáo viên bộ môn 
Mĩ thuật cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các đồ dùng 
giảng dạy. Mĩ thuật là môn học bắt buộc người giảng dạy 
phải có đồ dùng giảng dạy. “Với Mĩ thuật, đồ dùng giảng 
dạy là kiến thức, bởi nó là hình dáng, đường nét hình 
mảng, bố cục, màu sắc, và chứa đựng những thuật ngữ 
trừu tượng: hài hòa, tỉ lệ, là yếu tố của cái đẹp mà ngôn 
ngữ văn học khó lột tả” [5; tr 17]. 
2.2.2. Thực hiện hoạt động giảng ...  bảo 
tính hệ thống của chương trình, đảm bảo đúng nội dung 
đã quy định của chương trình về yêu cầu chuẩn kiến thức, 
kĩ năng, thái độ. 
Đối với công tác quản lí việc giảng dạy trên lớp của giáo 
viên, CBQL cần triển khai cho các giáo viên thực hiện đúng 
sự phân công của Ban Giám hiệu, theo dõi việc thực hiện 
thời khóa biểu của giáo viên. Điều này rất quan trọng đối 
với quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật, vì giáo viên 
môn này thường có “chất nghệ sĩ”, có thể làm việc theo cảm 
hứng, không theo khuôn mẫu quy định. Lãnh đạo nhà 
trường có thể phân công bộ phận giáo vụ theo dõi ngày 
công, việc dạy thay, dạy bù của giáo viên; đồng thời cần 
kiểm tra hoạt động dạy thường xuyên, định kì để kịp thời 
chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng kế hoạch, 
giờ giấc. Cụ thể: Hiệu trưởng trường THCS phải quản lí 
hoạt động học môn Mĩ thuật hướng tới mục tiêu cuối cùng 
là phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Dạy học Mĩ 
thuật theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ trang bị 
kiến thức cho học sinh mà chú trọng rèn luyện năng lực giải 
quyết vấn đề thẩm mĩ gắn với những tình huống của cuộc 
sống. Thông qua lồng ghép thảo luận nghệ thuật và thực 
hành nghệ thuật, học sinh vừa là “người sáng tạo nghệ 
thuật” vừa là “người thưởng thức nghệ thuật”, đồng thời là 
người góp phần xây dựng, phát triển đời sống thẩm mĩ. Hiệu 
trưởng tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức để học sinh học 
tập thông qua hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa 
dạng, trong lớp học, ngoài cuộc sống, với các hình thức thực 
hành, sáng tạo, vận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa 
phương, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong cuộc sống. 
Môn Mĩ thuật lấy hoạt động thực hành phát triển năng 
lực cảm thụ, thông qua đó nhằm phát huy khả năng tư 
duy, tính độc lập, sáng tạo giúp học sinh thực hành được 
theo cách nhìn, cách nghĩ bằng cảm xúc riêng. Hầu hết 
học sinh đều thích học Mĩ thuật, tuy nhiên để khơi gợi 
cảm xúc ban đầu của các em là một việc không dễ dàng, 
vì nếu không có cảm xúc, không có sự hình dung về đề 
tài thì học sinh sẽ không thể thể hiện hết được tính sáng 
tạo của mình cũng như sự nhận biết đầy đủ về các hình 
ảnh mà mình sẽ thể hiện. Chính vì vậy mà thực tế đã đặt 
ra phải làm sao học sinh có được kiến thức, hình ảnh một 
cách trực quan và sinh động nhất; qua đó khơi gợi được 
cảm xúc về đề tài cho học sinh; làm sao để HS có thể khai 
thác hết được các yếu tố thẩm mĩ của đối tượng về bố cục 
(cách sắp xếp), hình thể (hình dáng, kích thước, tỉ lệ, đậm 
nhạt...) để HS cảm nhận và thể hiện theo khả năng và sở 
thích riêng. 
2.3.3. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
môn Mĩ thuật của học sinh 
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu 
trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và môn 
Mĩ thuật nói riêng. Đánh giá kết quả học tập là quá trình 
thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích 
thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra những quyết 
định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. 
Qua việc quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá học 
sinh của giáo viên môn Mĩ thuật, người quản lí sẽ biết 
được chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời biết 
được tình hình học tập của học sinh. Từ đó, có những tác 
động trực tiếp đến giáo viên nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu 
quả giảng dạy môn Mĩ thuật. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 16-20 
19 
Dựa vào kết quả xếp loại học tập môn Mĩ thuật của 
học sinh ở sổ điểm của lớp, công tác thăm lớp dự giờ môn 
Mĩ thuật của Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, 
nhóm trưởng chuyên môn, có thể phân tích và đánh giá 
chất lượng giảng dạy của giáo viên, từ đó có những chỉ 
đạo và quyết định điều chỉnh kịp thời và chính xác. 
2.3.4. Quản lí về cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy môn 
Mĩ thuật 
Cơ sở vật chất và thiết bị có vai trò rất quan trọng trong 
giảng dạy môn Mĩ thuật. Quản lí sử dụng thiết bị, đồ dùng 
giảng dạy là quản lí mục đích, hình thức, cách tổ chức và 
sử dụng thiết bị, đồ dùng giảng dạy của giáo viên. Nếu sử 
dụng hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và nội dung 
của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được lòng say mê, tính 
chủ động tích cực của người học. Nếu sử dụng tùy tiện, 
thiếu sự chuẩn bị chu đáo sẽ không phát huy được tác dụng 
của đồ dùng giảng dạy, mà có khi làm mất thời gian của 
giáo viên và học sinh, làm hạn chế hiệu quả giảng dạy. 
CBQL cần có những chỉ đạo hướng dẫn giáo viên môn Mĩ 
thuật sử dụng thiết bị và đồ dùng giảng dạy, đẩy mạnh 
phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy. Một số thiết bị và đồ 
dùng giảng dạy môn Mĩ thuật mà nhà trường cần chú ý 
trang bị cho giáo viên là: Mẫu vẽ như lọ, chai, ấm, chén, 
khối, tượng Nếu trường không có điều kiện chuẩn bị 
mẫu như nội dung sách giáo khoa, giáo viên có thể thay 
thế bằng mẫu tương tự; tranh, ảnh phiên bản các tác phẩm 
(tranh, tượng, đồ mĩ nghệ, các công trình kiến trúc, phong 
cảnh,...) dùng minh họa cho vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ 
tranh và thường thức mĩ thuật; máy chiếu; hình gợi ý cách 
vẽ (vẽ mảng, vẽ màu dùng cho vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, 
vẽ tranh); giấy vẽ khổ lớn, màu, bút vẽ; các hình khối cơ 
bản (hình lập phương, hình hộp, hình trụ, hình lăng trụ,...) 
có thể làm bằng các chất liệu khác nhau (thạch cao, gỗ, 
giấy carton, gỗ dán,...), có kích cỡ khác nhau, thường là 
màu trắng, để học sinh dễ nhìn; các đồ vật có dạng cấu trúc 
là các hình khối cơ bản (cái cốc, chai, lọ (bình), phích nước 
(bình thủy), bình đựng nước, ấm, chén (tách), đĩa, bát và 
các đồ mĩ nghệ (mây, tre,...), tượng, phù điêu (thạch cao, 
đất nung)... dùng cho vẽ theo mẫu; các sản phẩm mĩ nghệ 
(đĩa, khăn, vải trang trí, hàng thêu dệt có hoa văn, họa tiết 
trang trí, quat, bìa lịch, bìa sách,...) dùng minh họa cho các 
bài trang trí; bảng hình minh họa cho nội dung, đồng thời 
tạo niềm tin cho các em... 
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giảng 
dạy môn Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở 
2.4.1. Nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lí nhà trường 
- Nhận thức của CBQL về vị trí, tầm quan trọng của 
môn Mĩ thuật ở trường THCS 
Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình 
và kế hoạch giảng dạy ở THCS. Nó độc lập và bình đẳng 
với các môn học khác. Môn Mĩ thuật chiếm vị trí khá 
quan trọng trong hoạt động giảng dạy ở trường THCS. 
Đây là môn học có nhiệm vụ giáo dục cho HS thị hiếu 
thẩm mĩ - một trong những yếu tố cần thiết giúp các em 
hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện để trở 
thành nhửng con người của thời đại mới; thông qua đó, 
năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng, tính sáng 
tạo của các em được phát triển. Các em biết cảm nhận cái 
đẹp, và hơn thế nữa là tạo ra cái đẹp không chỉ cho bản 
thân mà còn cho mọi người xung quanh [6; tr 10]. 
Nếu CBQL nhà trường nhận thức được vị trí, tầm 
quan trọng của môn Mĩ thuật như trên và không xem đây 
là “môn học phụ”, thì họ sẽ đầu tư cho công tác quản lí 
hoạt động giảng dạy môn học này có chiều sâu, không 
qua loa, hình thức. 
- Năng lực quản lí chuyên môn nói chung và năng lực 
quản lí môn Mĩ thuật nói riêng của CBQL nhà trường 
Trình độ, năng lực quản lí của người CBQL nhà trường 
có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng 
hoạt động giảng dạy của giáo viên nói chung, của môn Mĩ 
thuật nói riêng. Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật đặc 
thù; tuy nhiên, có thể nói hiện nay, nhiều CBQL chưa nắm 
bắt được đặc thù cũng như chuyên môn của bộ môn Mĩ 
thuật nên cách nhìn nhận và quản lí vẫn chưa có sự khác biệt 
đối với các môn học khác. Điều đó khiến bộ môn Mĩ thuật 
chưa thật sự phát huy được hết thế mạnh vốn có của mình 
và được đánh giá thấp hơn các môn học cơ bản. 
2.4.2. Nhóm các yếu tố thuộc về giáo viên môn Mĩ thuật 
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn 
Mĩ thuật ở trường THCS 
Hiện nay, dù đã có nhiều thay đổi về nhận thức, 
nhưng nhìn chung bộ môn Mĩ thuật tại các trường vẫn 
chỉ được xem là môn phụ, thậm chí ngay cả đối với giáo 
viên trực tiếp giảng dạy cũng có suy nghĩ tương tự. Điều 
này ảnh hưởng đến việc quản lí chất lượng và hiệu quả 
của môn học này. 
- Năng lực chuyên môn của giáo viên môn Mĩ thuật 
Hiện nay, đội ngũ giáo viên mĩ thuật ở các trường 
THCS hầu hết được đào tạo cơ bản về chuyên môn từ 
các trường chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn và 
nghiệp vụ khá vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với 
nghề, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy bộ môn Mĩ thuật. 
Tuy nhiên, một số giáo viên có hiện tượng đối phó với 
thi cử, chạy theo thành tích, thường giúp học sinh thực 
hiện các bài tập trong môn Mĩ thuật, hệ thống câu hỏi của 
giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức 
có trong sách giáo khoa một các đơn điệu, máy móc 
Một số giáo viên môn Mĩ thuật không muốn thay đổi, cải 
tiến phương pháp dạy học, ngại đầu tư thời gian nghiên 
cứu, đào sâu về lĩnh vực chuyên môn và kĩ năng sư phạm. 
Điều này có thể ảnh hưởng đến việc quản lí chất lượng 
giảng dạy môn học này. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 16-20 
20 
2.4.3. Nhóm các yếu tố thuộc về học sinh 
- Nhận thức của học sinh về môn Mĩ thuật 
Trong quá trình học môn Mĩ thuật, học sinh thường 
có câu hỏi: Học Mĩ thuật để làm gì, giúp ích gì cho mình? 
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của 
bộ môn này trong nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh 
cho rằng đây là “môn học phụ”, không cần thiết, nên nhờ 
bạn bè, người nhà vẽ hộ hay thậm chí làm qua loa Điều 
này ảnh hưởng đến việc học tập của chính học sinh và 
việc giảng dạy của giáo viên. 
- Hứng thú và sở thích của học sinh với môn Mĩ thuật 
Một số học sinh chưa thật sự yêu thích bộ môn, chưa 
có phương pháp học đúng đắn, chưa chú ý đến bài giảng 
trên lớp dẫn đến không hiểu bài. Học sinh học và làm bài 
là để đối phó với việc thi cử, kiểm tra, thiếu sự hứng 
thú và chủ động trong học tập. Bên cạnh đó, một số HS 
có thể yêu thích vẽ và sáng tạo mĩ thuật nhưng lại gặp sự 
tác động nhận thức từ phía phụ huynh và xã hội nên đã 
khiến cho các em thực hiện các bài sáng tạo của mình 
dưới hình thức đối phó. 
2.4.4. Nhóm các yếu tố thuộc về cha mẹ học sinh 
- Nhận thức của cha mẹ học sinh về vị trí của môn 
Mĩ thuật 
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy môn 
Mĩ thuật. Nếu phụ huynh vẫn xem đây là một “môn phụ”, 
mất nhiều thời gian của học sinh, thì không muốn hoặc 
không có những đầu tư cần thiết để con em phát triển năng 
khiếu mĩ thuật của mình. Ngược lại, khi phụ huynh hiểu 
được vai trò của môn học giúp con em mình phát triển nhân 
cách toàn diện, phát triển tư duy sáng tạo, thì sẽ có sự quan 
tâm, đầu tư khuyến khích để HS yêu thích môn học này. 
- Hoàn cảnh gia đình 
Đây cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc học 
sinh học tập môn Mĩ thuật. Nếu hoàn cảnh kinh tế gia 
đình khá giả, truyền thống gia đình, nghề nghiệp của cha 
mẹ học sinh,... liên quan đến các ngành nghệ thuật, thì có 
thể ảnh hưởng thuận lợi đến hứng thú, sở thích và khả 
năng của học sinh trong môn Mĩ thuật. 
2.4.5. Nhóm các yếu tố thuộc về chỉ đạo của cấp trên và 
điều kiện giảng dạy môn Mĩ thuật của nhà trường 
- Văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT về 
giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường THCS: Hoạt dộng 
giảng dạy ở trường THCS nói chung và môn Mĩ thuật 
nói riêng thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản lí, về 
toàn diện các mặt, thể hiện rõ nhất là chỉ đạo thực hiện 
đúng Chương trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật do Bộ 
GD-ĐT quy định. 
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính 
của nhà trường: Hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật đòi 
hỏi một số yêu cầu đặc thù về phòng học, phương tiện, 
thiết bị,... Vì thế, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài 
chính hiện có của nhà trường là một yếu tố quan trọng 
ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy môn học này. 
3. Kết luận 
Ở trường THCS, Mĩ thuật là môn học quan trọng 
nhằm bồi dưỡng và phát triển thẩm mĩ và khả năng nghệ 
thuật của học sinh. Cũng như các môn học khác, hoạt 
động giảng dạy môn Mĩ thuật cần được hiệu trưởng quản 
lí một cách chặt chẽ thông qua phó hiệu trưởng, tổ, nhóm 
chuyên môn. Việc quản lí này cần thực hiện toàn diện, từ 
khâu chuẩn bị giảng dạy của giáo viên, đến khâu giảng 
dạy trên lớp và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh. Trong quá trình quản lí hoạt động giảng dạy này, 
cần chú ý đến các yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, 
giáo viên môn Mĩ thuật, học sinh, cha mẹ học sinh và 
điều kiện hiện có của nhà trường, sự chỉ đạo của cấp trên 
để có những biện pháp quản lí thích hợp. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình giáo dục 
phổ thông môn Mĩ thuật. 
[2] Phạm Viết Vượng (2014). Giáo dục học. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[3] Trần Kiểm (2004). Khoa học Quản lí giáo dục - Một 
số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. 
[4] Bộ GD-ĐT (2014). Công văn số 5555/BGDĐT-
GDTrH về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về 
đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh 
giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của 
trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên. 
[5] Nguyễn Quốc Toản - Hoàng Kim Tiến (2010). Giáo 
trình phương pháp dạy - học Mĩ thuật. NXB Đại học 
Sư phạm. 
[6] Nguyễn Thu Tuấn (2010). Giáo trình phương pháp 
giảng dạy Mĩ thuật (Tập 1). NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Thị Bảo Hoa (2016). Giảng dạy Mĩ thuật ở 
phổ thông theo hướng phát triển năng lực từ kinh 
nghiệm thế giới. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 67 
(128), tr 47-50, 74. 
[8] Nguyễn Thu Tuấn (2013). Giảng dạy mĩ thuật ở 
trường phổ thông theo hướng phát triển khả năng sáng 
tạo của học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 311, tr 53-54. 
[9] Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) - Hoàng Kim Tiến (2007). 
Giáo trình phương pháp dạy - học mĩ thuật: Sách dành 
cho Cao đẳng Sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. 
[10] Bộ GD-ĐT (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, 
trường trung học phổ thông và trường phổ thồng có 
nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng 
Bộ GD-ĐT).

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_li_luan_ve_quan_li_hoat_dong_giang_day_mon_mi.pdf