Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017

NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP

GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY Ở CÁC TRƢỜNG THPT

I. Khái niệm và phân loại môn Điền kinh

Điền kinh là môn thể thao vớ i nhiều nôị dung hoaṭ đôṇ g mang tính tự nhiên đa

dạng bao gồm: đi bô,̣ chạy, nhảy, ném, đẩy Để phân loaị ngườ i ta căn cứ vào hình

thứ c đăc̣ điểm hoaṭ đôṇ g để chia điền kinh thành 5 nhóm:

1. Chạy bộ

2. Chạy

3. Nhảy

4. Ném, đẩy

5. Nhiều môn phối hơp

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang viethung 03/01/2022 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Thể dục THPT - Năm học 2016-2017
1 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MÔN THỂ DỤC 
THPT NĂM HỌC 2016-2017 
NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP 
GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY Ở CÁC TRƢỜNG THPT 
I. Khái niệm và phân loại môn Điền kinh 
 Điền kinh là môn thể thao với nhiều nôị dung hoaṭ đôṇg mang tính tư ̣nhiên đa 
dạng bao gồm: đi bô,̣ chạy, nhảy, ném, đẩy Để phân loaị người ta căn cứ vào hình 
thức đăc̣ điểm hoaṭ đôṇg để chia điền kinh thành 5 nhóm: 
1. Chạy bộ 
2. Chạy 
3. Nhảy 
4. Ném, đẩy 
5. Nhiều môn phối hơp̣ 
 Nhảy là các hình thức hoạt động của con người nhằm vượt quá một khoảng 
không gian hoăc̣ chướng ngaị vâṭ (khoảng không gian có nhảy xa , nhảy 3 bước, đô ̣
cao có nhảy cao , nhày sào) là những nội dung thi đấu chính thức trong c ác kỳ Đại 
hôị Thể thao Olimpic. 
 Nhảy là một môn trong hệ thống các nội dung của môn Điền kinh. Môn nhày 
trong các trường phổ thông được sử dụng nhiều để giảng dạy cho học sinh. 
II. Nguyên lý và phƣơng pháp giảng dạy kỷ thuật các môn nhảy 
1. Khái niệm và đặc điểm các giai đoạn kỹ thuật. 
1. Khái niệm: 
2 
Nhảy là phương pháp tự nhiên của con người, dùng tốc độ chạy đà, sức bật của 
một chân để đưa cơ thể vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng, nằm ngang một 
khoảng cách lớn nhất. 
 Nhìn chung các bài tập nhảy đều mang tính chất chớp nhoáng nhưng với sự 
tăng cường hoạt động thần kinh cơ mạnh nhất. 
Thông qua các bài tập nhảy, phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo 
léo và lòng dũng cảm. Vì vậy, nhảy một trong bài tập rât tốt để củng cố cơ chân và 
phát triển sức bật . 
2. Đặc điểm chung của các môn nhảy: 
- Là hoạt động không chu kì nhưng thường sử dụng các động tác có chu kì để 
tạo đà và chạy đà. 
- Cần kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực thần kinh và cơ bắp của 
người nhảy trong quá trình chạy đà và giậm nhảy tạo nên. 
- Độ bay cao và bay xa của cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: tốc độ ban đầu và 
góc bay. Độ bay xa (S) và bay cao (H) của trọng tâm cơ thể trong các môn nhảy 
được tính theo công thức. 
 g
V
S
 2sin20 
 g
V
H
2
sin 220 +h 
Trong đó: 
V0: là tốc độ bay ban đầu của TTCT. 
 : là góc bay tạo bởi véc tơ tốc độ với phương nằm ngang ở thời điểm bay 
lên ( khi rời khỏi mặt đất ) 
g: là gia tốc rơi tự do 
3 
h: là độ cao của TTCT khi kết thúc giậm nhảy ( khi bàn chân giậm rời khỏi 
mặt đất ) 
Phân tích công thức trên ta thấy rằng S và H tỷ lệ thuận với tốc độ bay ban đầu 
và góc bay, do vậy muôn tăng thành tích của môn nhảy thì ta phải tăng tốc độ bay 
ban đầu, bằng việc: 
- Tạo ra góc bay hợp lý 
- Tăng tốc độ chạy đà 
- Giậm nhảy phải nhanh, mạnh và duỗi thẳng chân 
Vận tốc bay ban đầu của người nhảy được thể hiện qua công thức: 
 V= 
t
F
Trong đó: V: là lực giậm nhảy 
t: là thời gian giậm nhảy 
Về cơ bản, kỹ thuật của các môn nhảy được chia thành 04 giai đoạn: Chạy đà 
và chuẩn bị giậm nhảy - giậm nhảy – bay trên không và tiếp đất. 
3. Đặc điểm các giai đoạn. 
3.1. Chạy đà: 
 - Nhiệm vụ: Tạo ra tốc độ di chuyển theo phương nằm ngang cần thiết và 
chuẩn bị tốt cho giậm nhảy với góc độ phù hợp. 
 - Các yếu tố cơ bản trong chạy đà: 
 Tư thế ban đầu của người nhảy trước khi chạy đà cần phải cố định và phải trở 
thành thói quen đối với từng người nhảy. Thường lúc bắt đầu chạy đà người nhảy 
thường đứng chân trước chân sau trên vị trí xuất phát. Lúc này người nhảy chùng 
chân gập gối, gập thân, dồn trọng tâm lên chân chống trước, tay gập ở khớp kuỷu, 
4 
đầu hơi cúi, mắt hướng về phía trước, nhìn chung tư thế này tương tự giống như tư 
thế xuất phát cao trong chạy. 
- Cự ly chạy đà: Tuỳ theo khả năng tốc độ của người nhảy ( khả năng tăng tốc 
độ trong chạy xuất phát cao từ 30m – 100m).Cự ly và tốc độ chạy đà tuỳ theo môn 
nhảy: nhảy xa, tam cấp cự ly thường là 18, 20, 22 bước chạy (hoặc 17 – 19 – 21) và 
chạy đà gần giống như trong chạy ngắn. Trong nhảy cao có thể đương chạy đà là 
đường thẳng hoặc đường vòng, chiều dài đà từ 7 – 13 bước chạy. 
- Tốc độ chạy đà: Nhanh dần đều đạt cao nhất ở các bước cuối. Tốc độ chạy đà 
và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ rất chặt chẽ, đặc biệt là bước cuối cùng trước 
khi giậm nhảy. Những bước cuối cùng thực hiện càng nhanh càng nhanh thì giậm 
nhảy càng nhanh, nhưng nói như vậy không có nghĩa người nhảy cứ cố gắng tạo ra 
tốc độ đà càng cao nhất thì giậm nhảy càng nhanh và hiệu quả lần nhảy sẽ cao. 
Điều cần chú ý ở đây là sự phức tạp của kỹ thuật chuyển từ đà và giậm nhảy; Tốc 
độ đà càng cao thì việc đặt chân giậm nhảy càng khó, nếu người nhảy tăng tốc độ 
chạy đà vượt quá khả năng kỹ thuật thì khi chuyển từ chạy đà sang giậm nhảy sẽ 
không tốt. 
Ngược lại, nếu tăng tốc độ hợp lý và thực hiện kỹ thuật chuyển tốc độ đà sang 
giậm nhảy tốt, khi đặt chân giậm,người nhảy sẽ mất tốc độ nằm ngang ít nhất, giậm 
nhảy sẽ tích cực hơn và hiệu quả của lần nhảy cũng sẽ cao hơn 
Nhịp điệu chạy đà: Trong quá trình chạy đà cùng với tăng dần của số bước chạy, 
tốc độ chạy được tăng lên và đạt cao nhất bước cuối cùng trước khi chân đặt vào 
điểm giậm, nhìn chung cấu trúc các bước chạy đà trừ nhảy cao có một vài điểm 
khác, còn thì tương tự như nhau chạy tăng tốc độ trên cự ly ngắn.Tuy nhiên đối với 
từng môn nhảy thì có những đặc điểm riêng (tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu các 
bước,độ dài bước). Trong đoạn cuối của đà, vì phải chuẩn bị giậm nhảy nên nhịp 
điệu và tần số của những bước cuối, nhất là 3 – 4bước cuối cùng của đà có sự thay 
5 
đổi. Độ dài kỹ thuật thực hiện có một vài đặc điểm, trong mỗi kiểu nhảy cần hạ 
thấp trọng tâm, để chuẩn bị giậm nhảy. 
3.2. Giậm nhảy 
- Nhiệm vụ: Thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể (TTCT) phù ... sâu xuống, chân giậm thu gối vào bụng. 
 - Qua xà thân trên gập nhiều, chân lăng cố gắng chống xuống đất để đưa thân 
qua xà. 
4) Nhảy kiểu lưng qua xà. 
*Giậm nhảy 
 - Bước cuối cùng thân trên giữ thẳng, không nghiêng (theo hướng chạy đà). 
Giậm nhảy lao vào xà. 
*Qua xà 
 - Bay lên, hai tay duỗi thẳng lên cao, thân ngữa vào xà quá vội, cản trở chuyển 
thân qua xà. 
 - Khi chuyển qua xà, hông không ưỡn lên mà hom bụng lại ấn xuống xà. 
 - Thân nằm thẳng ngang trên xà, 2 tay đua ra trước. 
 - Hông, chân duỗi thẵng khi chuyển qua xà, đầu không gập lại. 
 Sai xót trong quá trình chuyển qua xà ở tất cả các kiểu nhảy cao, nguyên nhân 
cơ bản là chưa có được khái ngiệm đúng về cấu chuyển động của kỹ thuật, đồng 
thời chua nắm được những bài tập bổ trợ chuyên môn về các chuyển động nhỏ 
trong từng khâu kỹ thuật, vì vậy phải tập tuần tự các bài tập bổ trợ từ chậm đến 
nhanh, đơn lẻ đến phối hợp đặc biệt, phải nắm được nhịp điệu các chuyển động 
và nhớ những cảm giác đúng khi thực hiện động tác. 
Cách sửa chữa 
44 
 Chạy theo nhịp điệu nhất đinh (theo đặc điểm kỹ thuật nhảy, cần xác định đà 
cho người tập, kể cả độ dài từng bước, đặc biệt là 3 – 4 bước cuối). 
- Thực hiện chạy đà, yêu cầu thay đổi tư thế thân ở đoạn cuối (quy định độ dài 
từng bước ở đoạn này, có tín hiệu, để tập thay đổi tư thế thân người. 
 - Nhảy qua xà theo từng đoạn đà khác nhau và tăng dần. 
 - Trước bước cuối, thân trên giữ thẳng, chân giậm tích cực đưa đùi về trước. 
 - Chân giậm thực hiện nâng đùi đưa về trước (hông vượt trước vai), cẳng chân 
duỗi, chạm nhanh gót chuyển cả bàn. 
 - Giữ thẳng thân, vươn lên cao, 2 tay đánh mạnh về trước lên trên. 
 - Phối hợp giữa các bộ phận thân trên không nhịp nhàng, đặc biệt chưa có cảm 
giác các chuyển động đúng, cần: 
 + Thực hiện các động tác bổ trợ xoay chuyển qua xà ở xà thấp, chếch. 
+ Nhảy ở mức xà vừa phải, chú ý thực hiện xoay chuyển chân lăng và thân 
trên. 
- Chưa nắm vững kỹ thuật chạm đất, tâm lý sợ, cần: 
 + Tập tại chổ hạ chân lăng, tay xuống cát, tiếp theo hạ thân. 
 + Nhảy 1 bước, phối hợp xoay chuyển rơi xuống (có thể dùng tín hiệu, vật 
chuẩn để định vị rơi xuống, hoặc xoay nhìn lại phía dưới xà. 
 - Chạy đà những bước cuối thân nghiêng vào trong (tâm đường chạy đà), đặt 
chân giậm giữ nguyên tư thế thân nghiêng và giậm tích cực vươn thẳng lên, kết 
hợp xoay thân. 
 - Tăng tốc độ theo đường vòng. 
 - Kết thúc bay lên sau giậm nhảy, kìm sự chuyển động thẳng, hai tay hạ dọc 
theo thân, đầu hạ xuống quay mặt về phía chân lăng, chuyển qua xà. 
45 
 - Thân ưỡn, hông đẩy lên nhiều, 2 chân hạ xuống, đầu gập cằm vào ngực, 2 
tay duỗi thẳng, ép sát vào thân. 
 - Chủ động ưỡn hông lên, 2 tay dọc thân. 
 - Khi hông chuyển qua xà, 2 chân hất nhanh lên cao, đầu, ngực thu lại. 
 - Không nên quá vội trong việc cho người tập đua nhau nhảy qua xà cao khi 
chưa nắm vững kỹ thuật hoàn chỉnh. 
 5. Kỹ thuật và phƣơng pháp giảng dạy nhảy sào 
 5.1. Kỹ thuật nhảy sào. 
Nhảy sào là một kỹ thuật phức tạp và không giống với các môn nhảy khác 
trong điền kinh do khi thực hiện nhảy VĐV có điểm tựa di động (là sào 
nhảy).Cơ sở cơ học của kỹ thuật nhảy sào là hệ thống 2 con lắc biến đổi về độ 
dài và yếu tố đàn hồi của sào. Sào và VĐV nhảy khi qua dường như tạo thành 
một khối. Khi sào về vị trí chống thẳng đứng thì chấm dứt chuyển động con lắc 
1. Con lắc thứ 2 cũng dừng khi VĐV kết thúc việc xoay quanh tay và bả vai. Hai 
con lắc đó có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Tốc độ góc của mỗi con lắc 
trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào khoảng cách từ trọng tâm cơ thể 
VĐV đến trục quay. Ở phần đầu (khi chống uốn sào) chủ yếu nhờ chuyển động 
của VĐV. Phần sau (khi nâng người lên cao) chủ yếu nhờ lực đàn hồi khi sào bật 
thẳng trở lại hình dáng thẳng ban đầu, khi đó VĐV chủ yếu tập trung vào vận 
dụng một cách có hiệu quả nhất lực uốn thẳng của sào (làm bằng chất dẻo tổng 
hợp). 
Tuy kỹ thuật nhảy sào là liên tục, gắn bó, nhưng để tiện phân tích kỹ ta chia 
thành các phần sau: 
 - Chạy đà. 
46 
 - Chống sào và giậm nhảy. 
 - Nhảy khi có điểm tựa (gồm treo, lăng, duỗi thân, đu người lên và bẩy). 
 - Nhảy không có điểm tựa (quay xà và rơi xuống đệm). 
Hình 34: Kỹ thuật nhảy sào 
5.1.1.Cách cầm sào 
Sào cầm bằng 2 tay, đặt sào nằm bên phải thân người, ngang thắt lưng. Tay 
phải ở phía sau, bàn tay xoay ra ngoài, 4 ngón đặt phía dưới, ngón cái ở trên, duỗi 
khuỷu tay thẳng ra sau. Tay trái cầm phía trước, bàn tay úp trên sào, ngón cái đỡ 
dưới sào, khuỷu tay co. 2 tay cầm sào cáh nhau khoảng 0,7 – 1m là thích hợp. Tay 
phải duỗi thẳng phía sau thân, tay trái cầm ở sát thân, trong khi chạy đà, sào cầm 
nằm ngang, đầu sào ngang tầm mắt hay cao hơn một chút. 
47 
Hình 35: Kỹ thuật cầm sào 
5.1.2. Chạy lấy đà 
Cự ly chạy đà trong nhảy sào vào khoảng 35 – 40m (18 – 20bước). Cự ly này 
có thể dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ và đặc điểm của người nhảy. 
Trước khi bắt đầu chạy lấy đà, VĐV có thể đứng tại chổ, đi chậm vài bước. 
Chạy đà của nhảy sào cũng giống như chạy tăng tốc độ của chạy ngắn, nhưng 
trọng tâm thân thể ổn định hơn, bước ngắn hơn, và giai đoạn bay ít hơn. Khi chạy 
cần giữ cho sào ổn định. Không rung nhiều nhưng lại không gây căng thẳng các 
cơ ở thân và vai. 
 Nhịp điệu chạy đà có thể giống như nhảy xa, nghĩa là có thể chạy tăng dần tốc 
độ, đến trước 4 – 6 bước cuối cùng thì đạt được tốc độ cao nhất và duy trì tốc độ 
đó đến giậm nhảy. Ở các VĐV xuất sắc, tốc độ trước khi giậm nhảy có thể đạt tới 
9,6 – 9,8m/s. 
Khi bắt đầu chạy đà đầu sào được nhấc lên ngang trán, thân ngã trước, tay cầm 
sào không nâng lên quá cao. 
Khi chạy phải thoải mái, thả lỏng, chân tiếp xúc mặt đất bằng ½ bàn chân 
trước, chống sào ở những bước cuối cùng, độ ngã thân trên giảm đi, đồng thời đầu 
cao của sào (đầu chống vào hố) cũng được hạ thấp dần. Cần phải có cảm giác tốt 
trong việc hạ sào theo tốc độ chạy đà. 
48 
Hình 36: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy sào 
Tuy nhiên hạ sào cũng làm cản trở việc tăng tốc độ về trước. Để khắc phục, ở 
phần cuối đà VĐV khi chạy cố nâng cao đùi. 2 bước cuối cùng VĐV thực hiện 
di chuyển sào để chuẩn bị chống vào hố. Ở bước trước bước cuối cùng sào được 
nâng lên ngang vai, thân trên hơi xoay sang bên phải, tay trái thu nhỏ khoảng 
cách cầm sào và đua về phía trước chống vào hố. ( ngoài cách trên còn có cách 
chống dưới vai, nghĩa là đưa sào sa phía trước sau đó mới nâng sào lên). 
Trước khi chống sào cần giữ thẳng, khi sào chống vào hố phải đưa nhẹ nhàng, 
mũi sào đặt sát vạch hố. 
5.1.3. Giậm nhảy 
 Khi chống sào vào hố thì chân giậm cũng đặt vào vị trí giậm nhảy, chân tiếp 
xúc với đất bằng cả 2 bàn chân. Khi hoãn sung gối chỉ hơi co lại (1450 – 1500) sau 
đó từ tư thế này bắt đầu bật lên. Kết cấu động tác kỹ thuật của chân trong giậm 
nhảy sào cũng giống như trong nhảy xa, chỉ khác ở chổ thêm sự chuyển động của 
tay nâng sào. Ở bước cuối cùng, tay phải tiếp tục nâng từ bên phải lên trên đầu, 
tay trái rút lên gần tay phải, khi giậm nhảy tay phải duỗi hết. Khi thân chuyển vào 
tư thế thẳng đứng, chân giậm thực hiện duỗi hết các khớp, ngực áp sát vào sào, 
đầu không ngửa. 
Góc giậm nhảy khoảng 700 – 750. Góc bay khoảng 150 – 170 
49 
Hình 37: Kỹ thuật chống sào 
5.1.4. Phần nhảy có điểm tựa 
 Phần này bắt đầu khi VĐV rời khỏi mặt đất cho đến khi buông sào. Giai đoạn 
chống lăng kéo dài từ khi VĐV rời đất, đến khi VĐV thu gọn người nhất để treo 
trên sào. Có thể chia làm 2: treo lăng và lăng trên sào. 
 Treo lăng: Sau khi giậm nhảy VĐV chuyển qua treo trên sào. Trước hết VĐV 
cần phải cố gắng để nhanh chóng đưa người về phía trước bằng cách đưa nhanh 
hông và ngực về phía trước, thân trên đuổi kịp tay phải và chân giậm. Lúc này để 
tăng tốc độ góc cần rút ngắn bán kính quay bằng cách hạ đùi chân lăng xuống và 
không được co tay phải. 
 Việc lăng thân trên sào của VĐV được bắt đầu bằng sự tăng tốc độ lăng hai 
chân lên cao, chân co lại ở khớp gối đồng thời gìm 2 vai. Khi người nhảy co 
chân và tích cực nâng thân lên, do áp lực tác động lên trên sào tăng làm sào 
cong lại. Khi cây sào giãn ra lợi dụng lực giãn đó tiếp tục ke và nâng thân. Lúc 
này không nên co tay lại mà nên ngã tay ra sau. đầu không ngửa, cố găng nâng 
hông và chân lên cao kéo người vào gần tay cầm. 
 Thực hiện các động tác này cần nhanh, đúng lúc.Khi hai chân đã duỗi thẳng, 
người nhảy tiếp tục đẩy thân lên dọc theo sào hướng thẳng lên cao. Kết thúc 
động tác này thì sào đã duỗi thẳng trở lại, người nhảy tiếp tục chuyển động lên 
trên và bắt đầu thực hiện co tay, xoay chuyển thân trên sào. 
50 
 Trước tiên phải co mạnh tay trái, để giữ cho thân sát sào, tay phải vẫn duỗi 
thẳng. Tiếp tục tay phải bắt đầu co tay trái lại bắt đầu duỗi ra, đồng thời với 
động tác kéo tay thì chân và thân ở tư thế thẳng cũng được xoay về bên trái. 
Ngực hướng vào phía xà đầu thẳng. hai tay tích cực duỗi để tiếp tục đưa cơ thể 
lên cao. 
 Để tận dụng độ cao nắm sào, khi tay phải đẩy sào, tay trái rời điểm nắm lên 
sát điểm nắm của tay phải. Khi tay trái cũng duỗi thẵng thì đẩy sào lần cuối và 
buông sào, động tác đẩy tay được hoàn thành khi cây sào nghiêng một góc 80-90 
độ so với mặt đất để cây sào khỏi đổ vào xà ngang. Cơ thể chuyển vào phần 
nhảy không có điểm tựa. 
5.1.5.Phần nhảy không có điểm tựa 
Động tác đẩy tay được hoàn thành khi cây sào nghiêng một góc 80 – 90 độ 
so với mặt đất. Để cây sào khỏi đổ vào xà ngang, cần phải dùng tay phải đẩy cây 
sào về phía trước chạy. 
 Rời bỏ sào 2 chân trước nhảy đưa về phía bên kia xà, hóp bụng lại và nâng 
thân lên theo vòng cung, đầu hơi cúi, tay phải thẳng, tay trái co lại. Khi xà đã ở 
ngang ngực thì thực hiện ngã đầu vai và tay chuyển qua xà. 
Hình 38: Kỹ thuật vít sào và treo lăng 
5.1.6. Rơi xuống đệm 
51 
 Sau khi qua xà, VĐV rơi tự do rơi xuống đệm. Có thể 2 chân chạm đệm trước 
hoặc lưng và 2 vai chạm đệm trước. Nhìn chung nếu hố nhảy có đệm đúng tiêu 
chuẩn, VĐV không cần qua tâm nhiều đến kỹ thuật rơi xuống đệm. 
 5.2. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy sào 
 Nhảy sào và đặc biệt là nhảy sào chất dẻo là một kỹ thuật khó đòi hỏi người tập 
phải có trình độ thể lực và kỹ thuật nhất định nên thường được tổ chức giảng dạy 
sau khi đã dạy kỹ thuật các môn điền kinh khác. 
 Kỹ thuật nhảy sào có thể giảng dạy theo những nhiệm vụ dưới đây: 
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: 
 - Phân tích, làm mẫu, xem phim, ảnh kỹ thuật. 
 - Tập cách cầm sào khi chạy đà. 
 - Chạy nhẹ nhàng có cầm sào trên tay. 
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy, treo thân trên xà thông qua những biện 
pháp sau: 
 - Phân tích và làm mẫu kỹ thuật động tác. 
 - Tại chổ giữ sào cố định đứng trên chân giậm, tay trái tỳ vào sào, tay phải 
nắm trên sào, thực hiện đưa hông và ngực về trước, đồng thời uốn cong sào. 
- Chạy 6 – 8 bước đà, thực hiện chống sào giậm nhảy, treo và uốn cong sào, 
rơi xuống chổ giậm nhảy 
 - Tăng cao dần vị trí cầm sào, tăng chiều dài đà, thực hiện giậm nhảy, treo người 
cho đến khi sào thẳng trở lại. 
Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật ke nâng thân theo sào thông qua các biện pháp: 
 - Nhảy bám, treo trên dây, đánh lăng, ke nâng thân lên dọc theo dây. 
52 
- Chạy đà ngắn, giậm nhảy, lăng ke thân và duỗi người dọc theo sào tới khi 
nào người thẳng đứng. 
- Cầm cao sào, chạy đà ngắn hoặc trung bình, giậm nhảy đánh lăng, nâng 
thân giữ cho sào uốn thẳng trở lại, chọc chân chạm vào xà ngang cao. 
 Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật chạy đà, chống sào và giậm nhảy thông qua các 
biện pháp sau: 
- Cầm sào chạy tăng dần tốc độ, cắm sào vào hố, giậm nhảy và treo thân, ổn 
định số bước chạy đà. 
- Thực hiện như bài tập trên nhưng tăng dần chiều dài đà và tốc độ chạy đà 
Nhiệm vụ 5: dạy kỹ thuật xoay thân và chuyển qua xà thông qua các biện 
pháp sau: 
 - Chống sào cố định, nắm sào, quay trở lại, chọc chân duỗi thân dọc sào, kéo 
tay, xoay thân đẩy tay. 
- Chạy đà ngắn thực hiện treo, lăng, nâng duỗi thẳng chân dọc sào, xoay nữa 
vòng, cố gáng giữ cho hông cao sát sào. 
 - Nhảy sào với đà ngắn nhưng không đặt xà ngang. 
 - Nhảy sào với toàn bộ kỹ thuật qua xà. 
 Nhiệm vụ 6: Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp: 
 - Hoàn thiện kỹ thuật chi tiết từng giai đoạn. 
- Nhảy sào với mức xà và chiều dài đà tăng dần. 
- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả. 
 Khi giảng dạy kỹ thuật nhảy sào, cần đảm bảo quy cách sân bãi dụng cụ, Đặc 
biệt là chất lượng đệm mút để đề phòng chấn thương. 
Nên tập làm quen với sào cứng trước khi tập kỹ thuật với sào chất dẻo. 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, 
Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), Điền kinh ( 
sách dùng cho SV Đại học TDTT), NXB TDTT Hà Nội. 
2. Trần Bá, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thị Toán, Phan Thị Kim Xuân, Nguyễn Tuấn 
Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trương Minh Hải (2003), Giáo trình 
Điền kinh ( dùng cho sinh viên trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng), Thư viện trường 
Đại học TDTT Đà Nẵng. 
3. Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Phùng, Phạm Văn Thụ (1976), Điền kinh (sách dùng 
cho sinh viên đại học TDTT), NXB TDTT Hà Nội. 
4. Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Kim Minh, Nguyễn Thị Xuân Phương (2009), Nhảy 
cao, NXB TDTT Hà Nội. 
5. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Long, Hoàng Ngọc Viết, Phạm Tuấn Hùng, 
Phan Trần Trường (2013), Giáo trình Điền kinh ( dùng cho sinh viên Đại học, Cao 
đẳng TDTT), NXB TDTT Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mon_the_duc_thpt_n.pdf