Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS

PHẦN 1

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAPTIVATE

ĐỂ TẠO BÀI GIẢNG E-LEARNING

I. MỞ ĐẦU

Hiện nay, hầu hết giáo viên đã thành thạo trong việc soạn bài giảng trên

phần mềm MS PowerPoint. Tuy nhiên với những bài học cần minh họa các thao

tác trên máy tính thì phải dùng đến phần mềm chuyên dụng để ghi lại thao tác trên

màn hình và lồng cả thuyết trình vào, đặc biệt, là khi cần phục vụ cho công tác

giảng dạy trực tuyến.

Captivate là một phần mềm phổ biến nhất được ưa chuộng hiện nay với

những tính năng đồ họa rất tốt. Captivate là một phần mềm chuyên dụng cho phép

tạo ra cách thức tương tác và mô phòng dưới dạng file Flash (SWF) và EXE. Ta có

thể tạo ra ứng dụng mô phỏng bằng cách ghi lại các hoạt động trong bất cứ ứng

dụng nào.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang viethung 6780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tin học THCS
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS 
MÔN TIN HỌC 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Qu¶ng B×nh, n¨m 2013 
 NHÓM BIÊN SOẠN 
Lê Thủy Thạch 
 Trần Lương Vương 
 1 
PHẦN 1 
SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAPTIVATE 
 ĐỂ TẠO BÀI GIẢNG E-LEARNING 
I. MỞ ĐẦU 
Hiện nay, hầu hết giáo viên đã thành thạo trong việc soạn bài giảng trên 
phần mềm MS PowerPoint. Tuy nhiên với những bài học cần minh họa các thao 
tác trên máy tính thì phải dùng đến phần mềm chuyên dụng để ghi lại thao tác trên 
màn hình và lồng cả thuyết trình vào, đặc biệt, là khi cần phục vụ cho công tác 
giảng dạy trực tuyến. 
Captivate là một phần mềm phổ biến nhất được ưa chuộng hiện nay với 
những tính năng đồ họa rất tốt. Captivate là một phần mềm chuyên dụng cho phép 
tạo ra cách thức tương tác và mô phòng dưới dạng file Flash (SWF) và EXE. Ta có 
thể tạo ra ứng dụng mô phỏng bằng cách ghi lại các hoạt động trong bất cứ ứng 
dụng nào. 
Với Captivate, có thể tùy biến bổ sung các thành phần như văn bản, tiếng 
động, phim, hoạt hình flash, hoạt hình văn bản, hình ảnh, liên kết trong đoạn 
phim. Với kích thước nhỏ và độ phân giải cao, những ứng dụng mô phỏng tạo bởi 
Captivate có thể dễ dàng phổ biến qua mạng hoặc đĩa CD. 
Có thể dùng Captivate để tạo ra những nội dung e-learning như các trình 
diễn hỏi đáp tương tác, nút bấm, hộp chọn, hộp nhập văn bản. Sản phẩm xuất bản 
từ Captivate theo chuẩn SCORM 1.2 và 2004, đồng thời tương thích chuẩn AICC. 
Vì thế dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản trị nội dung (LMS). 
II. TẠO MỘT ĐOẠN PHIM 
2.1. Lập kế hoạch để sản xuất phim 
1. Chuẩn bị sẵn các hoạt động cho việc ghi hình. 
2. Thiết lập lựa chọn ghi và thông số cho đoạn phim sẽ xuất bản. 
3. Ghi hình. 
4. Bổ sung các nhãn (caption), hình ảnh (images), âm thanh (sound) hoặc 
các văn bản động (animated text) hoặc các lựa chọn khác cho đoạn phim. 
5. Xem trước đoạn phim. 
6. Xuất bản đoạn phim. 
2.2. Ghi hình 
- Captivate 2.0 chia làm 3 loại dự án: 
1. Mô phỏng hoạt động của một phần mềm (software simulation) 
2. Mô phỏng hoạt động của một kịch bản hoạt động (Scenario simulation) 
- Các loại mô phỏng khác 
 2 
* Để mô phỏng hoat động của phần mềm: 
1. Mở ứng dụng muốn ghi hình. 
2. Mở Captivate. 
3. Trong trang mở đầu (Start Page), kích chọn v ào nút “Record or Creat a 
new project” 
4. Trong mục bên trái, lựa chọn “Software Simulation”. 
5. Trong bảng bên phải lựa chọn mục “Application”. 
6. Trong cửa sổ “Record”, chọn ứng dụng muốn ghi hình trong danh sách. 
7. Kích vào mục chọn “Record narration” nếu muốn ghi âm cùng; kích vào 
mục chọn “Option” để lựa chọn các dạng ghi . 
8. Bấm nút “Record” để bắt đầu ghi hình. Captivate bắt đầu ghi hình. 
9. Kết thúc việc ghi hình, bấm phím “End” 
Một số dạng phim được sử dụng trong Captivate. 
- Ứng dụng (Application): Ghi lại tất cả những hành động tương tác trong 
khi một ứng dụng được chọn đang chạy. 
- Tùy biến (Custom): Ghi lại những thao tác trong vùng người học định 
nghĩa.. 
 3 
- Toàn màn hình (Full Screen) : Ghi lại tất cả những gì xảy ra trên màn hình. 
- Trắng (Blank): Ghi lại một khuôn hình rỗng với kích thước đã chọn. Tùy 
chọn này hữu dụng nếu muốn tạo ra một đoạn phim rộng để nhập các trình diễn từ 
Powerpoint hoặc các trình diễn từ đoạn phim hay hình ảnh khác. 
- Phim từ tập hợp ảnh (Image movie): Đoạn phim bao gồm tập hợp các hình 
ảnh giống như là một trình diễn các ảnh. 
Các tùy chọn “Record”: 
- Demonstration: ghi lại các hộp thoại và sự di chuyển của con trỏ chuột. 
- Assessment Simulation: không ghi lại sự di chuyển của con trỏ chuột. 
Trong chế độ này, người sử dụng sẽ tương tác với đoạn phim (làm theo những 
hướng dẫn và kích chọn vào hộp chọn hoặc nhập dữ liệu). 
- Custom: lựa chọn đối tượng muốn ghi hình kèm theo như hộp thoại, hộp 
chọn... 
Ví dụ: để chuẩn bị học liệu cho bài học: Cài đặt exe: 
1. Mở thư mục chứa file cài đặt exe. 
2. Mở Captivate. 
3. Lựa chọn ghi kiểu ứng dụng (Application). Nếu muốn ghi tiếng cùng với 
hình, kích chọn vào nút “Record narration”. Bắt đầu ghi hình, bấm chọn vào nút 
“Record”. 
4. Kích hoạt vào chương trình exe, làm theo qui trình cài đặt, Captivate tự 
động ghi hình. 
5. Kết thúc quá trình ghi hình, bấm phím “End” để hoàn thành. Các kết quả 
ghi hình được đưa ra dưới dạng các trang trình chiếu (slide) trong cửa sổ diễn tiến 
(Storyboard view) 
6. Kích chọn vào nút “Save” để ghi lại file dự án. 
III. CHỈNH SỬA ĐOẠN PHIM 
1. Mở đoạn phim muốn chỉnh sửa: kích chọn menu “ File”, chọn “Open”; 
chọn tên đoạn phim muốn chỉnh sửa. 
 4 
2. Bấm chọn ở chế độ soạn thảo “Edit”. 
3.1. Chỉnh sửa chú giải của đoạn phim 
Mặc định, Captivate tự động đưa ra các chú giải (caption) bằng tiếng Anh 
cho từng hành động như kích chọn vào các nút bấm. Để chuyển đổi một cách 
nhanh chóng chú giải sang tiếng Việt, thực hiện theo các bước sau: 
- Kích chọn vào thanh menu “File”, lựa chọn mục “Import/Export”, “Export 
movie captions and closed captions ” 
Toàn bộ các chú giải sẽ được xuất sang file dạng DOC (có dạng bảng gồm 4 
cột), một bên là chú giải nguyên gốc tiếng Anh (Original Text Caption Data), một 
bên là chú giải được cập nhật theo ngôn ngữ muốn sử dụng (Updated Text Caption 
Data); Nếu muốn hiển thị tiếng Việt, lựa chọn font và kiểu gõ theo dạng Unicode. 
Sau khi sửa chữa, lưu lại nội dung văn bản, thoát ra khỏi Word. 
- Để cập nhật lại những chú giải: Kích chọn vào thanh menu “File”, lựa chọn 
mục “Import/Export”, “Import project captions and closed captions ”, lựa chọn tên 
file chứa nội dung chú giải, chọn nút bấm “Open” để kết thúc. 
3.2. Thay đổi kích thước đoạn phim 
1. Mở đoạn phim muốn xem: kích chọn menu “File”, chọn “Open”; chọn tên 
đoạn phim muốn xem. 
 5 
2. Bấm chọn ở chế độ soạn thảo “Edit” 
3. Từ menu “Project”, kích chọn mục “Resize Project” 
4. Trong mục “Size”, nhập vào kích thước chiều rộng và chiều cao (theo 
pixel hoặc tỷ lệ phần trăm); hoặc có thể kích vào tùy chọn “Preset” để lựa chọn  ... t kịch bản lên lớp sao cho các hoạt động dạy học phát huy được tính tích cực, 
chủ động của học sinh, khơi gợi được niềm đam mê, hứng thú học tập và làm cho 
tiết học sôi nổi đạt chất lượng hiệu quả mong muốn. 
 Có rất nhiều hoạt động dạy học trong tiết ôn tập chương như: Hoạt động 
dạy-học thông qua các trò chơi; Hoạt động dạy-học thông qua việc tổ chức nhóm 
học tập 
a. Hoạt động dạy-học thông qua trò chơi: 
 Trước hết, ta tìm một trò chơi có tính chất khởi động. Chọn trò chơi nào là 
tuỳ vào sự nhạy bén của giáo viên, tuỳ đối tương học sinh mà mình phụ trách và 
nhất là phải có chủ ý. Trò chơi khởi động không nên quá dài bởi nó chỉ có tác dụng 
“làm nóng” tiết học mà thôi. Nên để dành thời gian cho phần trọng tâm bài học. 
 Đặt tên các trò chơi sao cho hấp dẫn tạo hứng thú cho học sinh. Phải có hình 
thức khen thưởng điểm số để tất cả các em phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết 
học. 
b. Hoạt động dạy-học thông qua việc tổ chức nhóm học tập: 
 Trong việc dạy-học theo nhóm ta có thể tổ chức các hình thức thi đua theo 
từng nhóm học sinh. Đây là trọng tâm ôn tập nên phải sắp xếp sao cho thật khéo 
léo, chặt chẽ, đáp ứng tốt mục tiêu bài học. 
 Khi tổ chức dạy học theo nhóm chúng ta cẩn lưu ý một số điểm quan trọng 
cần làm như sau : 
 - Chia học sinh thành từng nhóm sao cho cân đối về chất lượng để học sinh 
hỗ trợ nhau trong thi đua học tập, các em giỏi sẽ giúp đỡ các bạn yếu hơn hoà mình 
vào trả lời các nội dung giáo viên đặt ra mà không mang mặc cảm tự ti. 
 - Tùy vào nội dung trọng tâm cần ôn tập để chọn hình thức hoạt động nhóm 
cho phù hợp. Có thể các nhóm điền các kiến thức vào các bảng thu hoạch thông 
qua hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn của giáo viên. Có thể phối hợp tiếp 
các trò chơi với nhiều hình thức phong phú và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của 
các nhóm. 
 36 
 - Cần chú ý phân bố thời gian thật hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 
Cần có sự quan sát tốt nhất để đánh giá, nhận xét các nhóm thật khách quan, công 
bằng. 
 - Hệ thống câu hỏi, câu gợi ý cần rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp đối tượng học 
sinh. Bên cạnh đó, cần có một số câu hỏi khó dành cho những học sinh khá giỏi 
phát huy tốt năng lực của mình. 
 - Phải tìm cách kích thích cho học sinh tự thân vận động giải quyết vấn đề, 
giáo viên không nên làm thay sẽ tạo cho học sinh có thói quen thụ động, không 
tích cực trong học tập. 
 - Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm, cần có 
những lời nhận xét, đánh giá và cho điểm đối với các nhóm và thành viên tích cực 
trong mỗi nhóm để tạo ra niềm đam mê học tập ở các tiết học tiếp theo. Kết thúc 
tiết học cần đánh giá tổng thể tiết học, cho bài tập về nhà và hướng dẫn nội dung sẽ 
học trong bài học mới. 
 Một số kỹ thuật dạy học đã được trình bày khá kỹ trong tài liệu hướng dẫn 
thực hiện nội dung chương trình tin học THCS do Bộ Giaó dục và Đào tạo ban 
hành. 
 Trong một tiết ôn tập chương nên phối hợp ít nhất 2 phương pháp tương ứng 
với 2 hoạt động học tập của học sinh. Trong bất kì hình thức nào, học sinh cũng 
phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. 
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN KHI DẠY TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG 
 Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản, mang tính gợi ý để tham khảo, 
hoàn toàn không có ý làm mẫu cho một tiết dạy ôn tập chương. 
2.1. Dạy tiết ôn tập chương Soạn thảo văn bản: 
 a. Xác định kiến thức trọng tâm của chương: 
 - Các chức năng chung của mọi hệ soạn thảo văn bản: Tạo và lưu trữ văn 
bản, biên tập, định dạng văn bản, các công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản. 
 - Các quy ước chung trong soạn thảo văn bản, cách gõ văn bản chữ việt. 
 - Những chức năng cơ bản nhất của phần mềm ứng dụng soạn thảo văn bản 
Microsof Word. 
 b. Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương soạn thảo văn bản: 
 - Có nhiều phần mềm ứng trong việc soạn thảo văn bản, nhưng thông dụng 
nhất là phần mềm Microsof Word, mặc dù được nâng cấp với nhiều phiên bản 
khác nhau nhưng những tính năng cơ bản nhất thì không thay đổi. 
 - Cần nhấn mạnh cho học sinh là bản chất của các lệnh và ý nghĩa của 
chúng, không quá lệ thuộc vào sự khác biệt của một vài thao tác, một số hộp thoại 
trong các phiên bản Word khác nhau. 
 37 
 - Vì là tiết ôn tập chương nên ta nhấn mạnh các nhóm chức năng (thanh 
bảng chọn), khi cần thao tác chức năng gì thì tìm ở đâu chứ không đi sâu vào chức 
năng của từng lệnh (đã học ở các tiết trước đó). 
 - Cũng có thể thực hiện tiết ôn tạp ngay tại phòng máy tính. 
 c. Định hướng kịch bản giảng dạy: 
 - 15 phút đầu: Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều 
phương án trả lời. Đây là những câu hỏi trọng tâm giúp các em cũng cố các kiến 
thức chung về soạn thảo văn bản. Các câu hỏi được soạn và trình diễn bằng các 
phần trình chiếu. 
 - 25 phút tiếp theo: 
 Cho học sinh hoạt động nhóm, chia các nhóm học sinh sao cho trong mỗi 
nhóm đều có học sinh khá, giỏi để giúp đỡ các học sinh khác trong nhóm củng cố, 
tiếp thu được kiến thức. 
 Nội dung: tập trung vào việc củng cố kiến thức về các chức năng trong soạn 
thảo văn bản. Ở đây không dạy lại kiến thức đã học mà để cho học sinh liệt kê các 
chức năng, thao tác theo yêu cầu của giáo viên trong phiếu học tập. 
 Ví dụ: Ta có thể thiết kế phiếu học tập như sau: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: 
 Yêu cầu: Hãy liệt kê các chức năng cơ bản trong nhóm chức năng định dạng 
văn bản. 
 Thời gian: 5 phút 
 TT Chức năng Thao tác 
Tổ hợp 
phím tắt 
(nếu có) 
1 
2 
3 
 Hoạt động dạy học: Giáo viên phát phiếu học tập, cho các nhóm làm bài, sau 
khi hết thời gian giáo viên thu kết quả của các nhóm, tổng hợp kết quả, cho nhận 
xét và kết luận. Khuyến khích động viên nhóm làm việc có kết quả tốt nhất, nhắc 
nhở các nhóm làm chưa được tốt cố gắng hơn ở những nội dung học tập tiếp theo. 
 Các phiếu học tập của các nhóm cần chiếu lên màn chiếu (Sử dụng máy 
OverHead, Webcam, ...) 
 - 5 phút cuối cùng: Giáo viên chốt lại những kiến thức học sinh cần nắm của 
chương, hướng dẫn bài tập về nhà, chuẩn bị bài học cho tiết tiếp theo. Đánh giá tiết 
 38 
học, có thể cho điểm những học sinh, nhóm học sinh tích cực, sôi nổi và có kết quả 
tốt trong các phiếu học tập. 
2.2. Dạy tiết ôn tập chương về Các câu lệnh cơ bản của ngôn ngữ lập trình 
Turbo Pascal: 
 a. Xác định kiến thức trọng tâm của chương: 
 - Cấu trúc của một chương trình Turbo Pascal; 
 - Các kiểu dữ liệu đơn giản; 
 - Các câu lệnh đơn giản: Câu lệnh gán, câu lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím, 
câu lệnh in dữ liệu ra màn hình 
 - Các câu lệnh có cấu trúc: Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp (Lặp với số lần 
xác định, Lặp với số lần không xác định). 
 b. Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương: 
 - Đối với tiết này chúng ta không dạy lại các câu lệnh (cú pháp câu lệnh, 
chức năng của từng câu lệnh và hoạt động của mỗi câu lệnh,) mà chúng ta xác 
định rõ kiến thức trọng tâm là củng cố việc viết một chương trình hoàn thiện với 
việc sử dụng các câu lệnh đã được học trong chương. 
 - Giáo viên cần tìm những bài tập cơ bản nhất để có thể sử dụng và phối hợp 
các câu lệnh đã được học để viết chương trình. 
 - Điểm quan trọng nhất của tiết này không phải hướng tới là học sinh viết 
chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được mà điều quan trọng nhất là phải chỉ ra 
được các lỗi mà học sinh thường gặp nhất khi sử dụng và phối hợp các câu lệnh đã 
được học. 
 c. Định hướng kịch bản giảng dạy: 
 - Bài này chúng ta nên dạy ở phòng máy có hỗ trợ của máy chiếu. 
 - 15 phút đầu: Giáo viên soạn ra những chương trình giải các bài toán cụ thể 
hoặc những đoạn chương trình thực hiện một nội dung nào đó. Hiển thị chương 
trình lên máy chiếu và cho học sinh phát hiện lỗi. 
 Gọi các học sinh trả lời, chạy thử chương trình khi còn lỗi để các học sinh 
thấy rõ lỗi rồi cho học sinh lên chỉnh sửa và thực hiện lại chương trình khi đã đúng 
để tất cả cùng thấy. Qua các đoạn chương trình này giáo viên tổng hợp và nhẫn 
mạnh với cả lớp những lỗi cơ bản thường mắc phải khi viết chương trình để củng 
cố lại cú pháp các câu lệnh cho học sinh. 
 Loại chương trình thứ hai là cho học sinh đọc chương trình và bộ giữ liệu 
vào. Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết kết quả in ra sau khi thực hiện chương 
trình. Mục đích những đoạn chương trình này nhằm để củng cố lại kiến thức về 
hoạt động của từng câu lệnh và cũng qua đây để nhấn mạnh với học sinh về việc 
gặp lỗi trong quá trình thực hiện chương trình. 
 39 
 - 25 phút tiếp theo: Giáo viên đưa ra bài tập tổng hợp, vận dụng tất cả các 
câu lệnh cơ bản đã được học. Giáo viên quan sát học sinh làm bài, phát hiện ra các 
lỗi học sinh gặp phải và trao đổi với toàn thể lớp. Giáo viên gọi học sinh sửa lỗi 
cho nhau sau khi các em làm bài được 20 phút. Như vậy học sinh sẽ được cũng cố 
một lần nữa về các câu lệnh đã được học, khắc sâu những lỗi thường mắc phải để 
trách khi viết các chương trình sau này. Tùy theo điều kiện của phòng máy, nếu 
được giáo viên nên trình chiếu các bài làm gặp lỗi lên bảng để cả lớp cùng thảo 
luận. Chiếu các bài làm tốt để các em cùng tham khảo, học tập và rút ra kinh 
nghiệm cho bản thân. 
 - 5 phút cuối: Giáo viên đánh giá giờ học, cho điểm các thành viên tích cực, 
hướng dẫn bài tập về nhà và định hướng chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo. 
2.3. Dạy tiết ôn tập chương Phần mềm trình chiếu: 
 a. Xác định kiến thức trọng tâm của chương: 
 - Nắm bắt được các chức năng chung và một vài lĩnh vực của phần mềm 
trình chiếu. 
 - Các dạng thông tin có thể đưa vào các trang chiếu. 
 - Khả năng tạo các hiệu ứng và nguyên tắc cơ bản khi tạo một bài trình 
chiếu. 
 b. Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương: 
 - Với chương này thì chung ta lưu ý trong quá trình ôn tập luôn bám sát yêu 
cầu cơ bản là các em đạt chuẩn kiến thức kỹ năng là "Biết" và "Thực hiện được". 
 - Phải nhấn mạnh với học sinh đây là một chương khó, muốn tạo được một 
bài trình chiếu thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng tư liệu (Hình ảnh, âm thanh, phim, 
). 
 - Mục tiêu cuối cùng: Học sinh tạo được sản phẩm phục vụ học tập, chưa 
cần hiểu biết sâu sắc về lý thuyết. 
 - Củng cố và nhấn mạnh với học sinh đây là công cụ hỗ trợ trình bày chứ 
không phải là phần mềm soạn thảo cho nên nội dung trong tiết ôn tập không đi sâu 
vào chi tiết giao diện của chương trình mà hướng dẫn các em tự khám phá và tạo ra 
sản phẩm riêng cho mình. 
 c. Định hướng kịch bản giảng dạy: 
 - Bài này cần thực hiện lên lớp ở phòng máy thực hành có máy chiếu. 
 - Mục tiêu của chương là học sinh biết và làm được cho nên với tiết ôn tập 
chương này ta không tổ chức hoạt động nhóm mà cho từng cá nhân tạ thực hiện. 
 - Cần phân tích được ít nhất là 03 bài của học sinh, các bài này phải thể hiện 
được những mặt ưu điểm, nhược điểm để phân tích trước lớp từ đó các em tự rút ra 
kinh nghiệm cho bản thân. 
 40 
 - 5 phút đầu: Hướng dẫn nội dung, yêu cầu của bài học, đưa ra bài tập tiêu 
biểu để học sinh tự thiết kế. 
 - 30 phút tiếp theo: học sinh thực hành trên máy, giáo viên theo dõi quá trình 
thực hiện của học sinh. Quan sát những mặt ưu, và han chế của học sinh để phần 
cuối có những nhận xét sâu sắc giúp các em củng cố tốt những kiến thức đã được 
học. 
 - Chọn bài làm tốt, chưa tốt của học sinh đề chuẩn bị cho việc nhận xét ở 
phần sau. 
 - 10 phút cuối: Giáo viên chiếu bài của học sinh, cho các bạn trong lớp nêu 
ý kiến nhận xét về những điểm trình bày tốt, những hạn chế còn gặp phải khi soạn 
bài trình chiếu. 
 - Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhấn mạnh thêm một lần nữa trước học sinh và 
đưa ra những nhận xét của mình để giúp cho học sinh nắm củng cố lại kiến thức 
của chương vừa học. 
 - Giao bài tập về nhà, yêu cầu chuẩn bị những nội dung cho bài học mới, 
chương mới. 
III. KẾT LUẬN. 
 Tiết ôn tập chương là một tiết rất khó dạy bởi vì lượng kiến thức rất rộng, 
nếu không chuẩn bị tốt thì giáo viên rất dễ bị cuốn và việc dạy lại những kiến thức 
mà mình đã dạy ở những bài trước đó. 
 Do đó, để có một tiết ôn tập chương đạt yêu cầu là củng cố được kiến thức 
của chương vừa học thì giáo viên cần phải có sự đầu tư thực sự, phải có sự chuẩn 
bị trong suốt quá trình dạy kiến thức của chương thông qua hệ thống các câu hỏi và 
bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà. 
 Việc triển khai một tiết dạy ôn tập chương tùy thuộc vào nghiệp vụ sư phạm 
của mỗi giáo viên, phụ thuộc vào khả năng quản lý học sinh và phát huy tính tích 
cực, chủ động sáng tạo từ học sinh của mỗi giáo viên. Nội dung của phần này chỉ 
nhằm giúp giáo viên tham khảo. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn nội dung 
này không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được đón nhận từ quý bạn đọc 
những góp ý quý báu để nội dung sát với thực tiễn và ngày một hoàn thiện hơn. 
 41 
MỤC LỤC 
 Trang 
Phần 1: Sử dụng phần mềm Adobe Captivate để tạo bài giảng e-Learning 1 
I. Mở đầu 1 
II. Tạo một đoạn phim 1 
1.1. Lập kế hoạch để sản xuất phim 1 
2.2. Ghi hình 1 
III. Chỉnh sửa đoạn phim 3 
3.1. Chỉnh sửa chú giải đoạn phim 4 
3.2. Thay đổi kích thước đoạn phim 4 
3.3. Xem trước đoạn phim 5 
3.4. Một số thao tác khác 6 
IV. Tạo nội dung cho hoạt động e-Learning 8 
4.1. Câu hỏi đa lựa chọn 8 
4.2. Câu hỏi đúng sai 12 
4.3. Câu hỏi điền khuyết 14 
4.4. Câu hỏi trả lời ngắn 15 
4.5. Câu hỏi so khớp 16 
4.6. Câu hỏi sắc thái 17 
4.7. Các thiết lập cho sản phẩm e-Learning 18 
V. Xuất bản dự án 19 
VI. Ngôn ngữ kịch bản và ứng dụng 21 
6.1. Xây dựng kịch bản nhờ trọ giúp hoặc khuôn mẫu 21 
6.2. Xây dựng kich bản từ hộp chọn và nút lệnh 25 
6.3. Xây dựng kịch bản nhờ công cụ tạo lập menu 28 
Phần 2: Dạy các tiết ôn tập chương THCS 32 
I. Lý luận chung 32 
1.1. Cơ sở lý luận 32 
1.2. Cơ sở thực tiễn 32 
1.3. Giải pháp chung 33 
1.4. Biện pháp cụ thể 33 
II. Một số định hướng cơ bản khi dạy tiết ôn tập chương 36 
2.1. Dạy tiết ôn tập chương Soạn thảo văn bản 36 
2.2. Dạy tiết ôn tập chương về Các câu lệnh cơ bản của ngôn ngữ lập trình 
Turbo Pascal: 
37 
2.3. 2.3. Dạy tiết ôn tập chương Phần mềm trình chiếu: 39 
III. Kết luận 40 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_tin_h.pdf