Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS

NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP

GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÁC MÔN CHẠY Ở CÁC TRƢỜNG THCS

I. Giới thiệu môn Điền kinh

1. Khái niệm môn Điền kinh

Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động cơ bản của con người như đi,

chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp Nó có lịch sử lâu đời, trong các

ngày hội thể thao lớn luôn là môn thi chính và có nhiều huy chương nhất.

“Điền kinh” được dùng thông dụng ở Việt Nam, thực chất là theo nghĩa Hán

– Việt, dùng để chỉ các hoạt động và thi đấu trên mặt sân phẳng gọi là “Điền” và

trên đường gọi là “ Kinh”. Nó cũng có nghĩa tương tự như từ Athletic trong tiếng

Hy Lạp cổ đại, hoặc từ Athletic trong tiếng Anh, một số nước như Nga ( Liên Xô

cũ), Bungri, còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt đối với môn cử tạ tức là “

Điền kinh nặng”.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang viethung 04/01/2022 3060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Thể dục cấp THCS
1 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MÔN THỂ DỤC 
THCS NĂM HỌC 2016-2017 
NGUYÊN LÝ VÀ PHƢƠNG PHÁP 
GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CÁC MÔN CHẠY Ở CÁC TRƢỜNG THCS 
I. Giới thiệu môn Điền kinh 
 1. Khái niệm môn Điền kinh 
Điền kinh là môn tập hợp những hoạt động cơ bản của con người như đi, 
chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợpNó có lịch sử lâu đời, trong các 
ngày hội thể thao lớn luôn là môn thi chính và có nhiều huy chương nhất. 
“Điền kinh” được dùng thông dụng ở Việt Nam, thực chất là theo nghĩa Hán 
– Việt, dùng để chỉ các hoạt động và thi đấu trên mặt sân phẳng gọi là “Điền” và 
trên đường gọi là “ Kinh”. Nó cũng có nghĩa tương tự như từ Athletic trong tiếng 
Hy Lạp cổ đại, hoặc từ Athletic trong tiếng Anh, một số nước như Nga ( Liên Xô 
cũ), Bungri, còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt đối với môn cử tạ tức là “ 
Điền kinh nặng”. 
Như vậy, Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung: đi, chạy, 
nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. 
2. Đặc trƣng của môn Điền kinh 
Đặc điểm của môn Điền kinh là từ thể dục thể thao. Bất luận là các môn thi 
lấy tốc độ và thể lực làm chủ, hay các môn lấy sức bền làm chính thì VĐV đều phải 
phát huy hết khả năng của mình để đạt thành tích cao nhất. Sự thắng bại trong thi 
đấu là do 1/100 giây và 1cm quyết định, các thành tích khác là do yếu tố khách 
quan. Vì vậy, thành tích của VĐV đều phản ánh kết quả của sự luyện tập, trình độ 
2 
kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật của VĐV. Thành tích Điền kinh là tiêu chí để đánh giá 
sự phát triển thể thao của 1 nước vì thế các nước trên thế giới ngày càng coi trọng. 
3. Ý nghĩa và tác dụng của môn Điền kinh 
Điền kinh là cơ sở cho những môn vận động khác, nó giúp phát triển toàn 
diện cho tiềm năng và kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ thuật cho các VĐV. Vì 
vậy, các môn thể dục đều lấy điền kinh là nền tảng. Thực tế đã chứng minh, các 
VĐV xuất sắc, đặc biệt là về các môn bóng thì có trình độ cao môn điền kinh. Điền 
kinh là cơ sở cho các môn vận động khác, là khoa học tổng hợp của thể thao, là sợi 
dây liên kết các môn thể thao với nhau. 
Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể con người, từ hệ 
thống thần kinh, các giác quan đến tim mạch, hô hấp. Từ đó có thể giúp VĐV nâng 
cao kỹ thuật và thể lực. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho VĐV mà còn phổ 
biến trong cộng đồng. 
II. Vị trí, vai trò và nhiệm cụ của môn Điền kinh trong hệ thống GDTC 
 1. Vị trí, vai trò 
Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã được các 
nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức 
khỏe cho con người. Một người tập đi bộ hoặc chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe 
hơn, thành mạch co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập một cách rõ rệt. 
Các bài tập điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở 
phát triển thể lực toàn diện, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao 
khác. 
Sự đa dạng của các bài tập điền kinh và mức độ tác động của lượng vận 
động, đặc biệt là đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy, giúp cho người tập dễ dàng điều chỉnh 
và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá 
nhânMặt khác, sự đơn giản về sân bãi, dụng cụ tập luyện là điều kiện để môn 
điền kinh phổ cập trong đông đảo quần chúng lao động. 
3 
Ở nước ta, qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các bài tập điền kinh 
luôn là phương tiện rèn luyện thể lực để sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ 
cuộc hành quân thần tốc của quan đội Tây Sơn đánh tan mấy chục vạn quân Thánh, 
đến cuộc kháng chiến chông Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, đều có sự đóng góp 
của phong trào điền kinh. 
Ngày nay, điền kinh là một môn cơ bản của thể thao nước ta. Điền kinh giữ 
vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình 
huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang nhân dân và trong chương trình thể thao 
cho mọi người. 
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những ăm qua thành tích 
nhiều môn điền kinh của nước ta đã có những bước tiến đáng kể (chạy trung bình, 
nhảy cao, nhảy xa). Tuy nhiên so với thành tích các nước trong khu vực và châu 
Á, các VĐV Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. 
2. Nhiệm vụ của điền kinh 
1) Đẩy mạnh phong trào tập luyện của mọi tầng lớp nhân dân, củng cố và 
tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, nâng cao hiệu quả sản xuất và sẵn sàng bảo 
vệ tổ quốc. 
2) Đào tạo một cách có hệ thống lực lượng VĐV các môn Điền kinh, đặc 
biệt là những VĐV xuất sắc trong đội tuyển quốc gia, VĐV ở những môn điền kinh 
trọng điểm, phấn đấu giành được thứ hạng cao trong các cuộc thi đấu Đông Nam 
Á, châu Á và quốc tế. 
3) Hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý, điều hành, chế độ chính sách, kiểm 
tra thi đấu, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất 
phục vụ cho tập luyện, thi đấu, nghiên cứu khoa học. 
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (tiền thân Hội Điền kinh Việt Nam được 
thành lập 1/9/1962, theo Quyết định số 289/NV của Bộ Nội Vụ.) là tổ chức chỉ đạo 
phóng trào điền kinh cả nước. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam cũng là thành viên 
của Liên đoàn Điền kinh châu Á và hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh 
(IAAF). 
III. Phân loại các môn Điền kinh. 
4 
 Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng về nội dung cũng như 
cấu trúc động tác và dụng cụ tập luyện thi đấu, để tiện cho việc tập luyện, học tập 
và thi đấu người ta thường phân loại môn điền kinh thành 2 cách như sau: 
 Cách thứ nhất: Căn cứ theo nội dung và hình thức được chia thành 5 nhóm: 
 1) Nhóm Đi bộ; 2) Nhóm Chạy, 3) Nhóm các môn Nhảy, 4) Nhóm các 
môn Ném và đẩy, 5) Nhóm nhiều môn phối hợp. 
 Cách thứ hai: Căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể phân chia: các hoạt động có 
chu kỳ; bao gồm có đi bộ và chạy. Các hoạt động không chu kỳ; bao gồm các môn 
nhảy, các môn ném đẩy và các môn phối hợp. 
 1. Đi bộ: Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm có đi bộ 
thường, đi đều, và đi bộ thể thao ... y 400m thường. 
5.2. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ thuật chạy vƣợt rào 
 5.2.1 Những động tác chuyên môn để giảng dạy kỹ thuật chạy vượt rào. 
1. Đứng thẳng trước rào hoặc tường, đặt chân tấn công thẳng trên rào, thực hiện 
với tay bên chân giậm về trước, gập thân, sau co lại (như khi chạy vượt rào). 
2. Đứng trên chân giậm vượt, hai tay vịn thang gióng hoặc vật chuẩn, thực hiện 
động tác nâng đùi chân tấn công, duỗi thẳng về trước, miết cẳng chân xuống 
dưới. 
3. Đứng cách tường từ 1.15 – 1.20m, mặt quay vào tường, nâng chân tấn công 
duỗ thẳng, thân trên đổ về trước, đạp chân, tì chân tấn công lên tường. 
35 
4. Cũng thực hiện như động tác 3 nhang có đặt rào cách tường 0.3 – 0.4m, nâng 
chân tấn công đạp lên trên rào 
5. Đặt rào cách tường hoặng vật cố định một khoảng 1.10 – 1.20m, đứng trên 
chân tấn công trước cạnh rào, thực hiện động tác mở hông, co chân và rút 
chân đạp sau qua rào 
6. Đặ rào chếch, dọc, vuông góc với chuẩn (tường) , đứng trên chân tấn công, 
thực hiện rút chân đạp sau qua rào 
7. Chạy nhẹ nhàng qua cạnh rào (rút chân đạp sau). 
8. Chạy nhẹ nhàng qua giữa rào thấp. 
9. Đặ 3 – 4 rào cách đều, chạy một bước qua các rào. 
10. Xuất phát thấp qua rào với khoảng cách khác nhau. 
11. Tập các động tác mềm dẻo chuyên môn rào. 
5.2.2. Tuần tự giảng dạy kỹ thuật chạy vượt rào 
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật chạy vượt rào 
Biện pháp: 
1. Giới thiệu môn học. 
2. Giảng giải và phân tích yếu lĩnh kỹ thuật các giai đoạn chạy vượt rào. 
3. Xem tranh ảnh, làm mẫu kỹ thuật. 
4. Hướng dẫn tập các động tác dẻo và mô phỏng động tác bổ trợ qua rào tại 
chỗ. 
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật vượt qua rào 
Biện pháp: 
1. Tại chỗ tập nâng đùi, miết duỗi chân tấn công qua rào. 
36 
2. Tại chỗ tập rút chân đạp sau qua ròa (theo động tác bổ trợ rút chân qua ngang 
và dọc theo rào, vịn tay cố định. 
3. Đi bộ thực hiện vượt qu.a rào thấp. 
4. Chạy nhẹ nhàng vượt qua cạnh rào. 
5. Chạy vượt qua giữa rào (qua 1 – 2 rào, khoảng cách giữa hai rào ngắn hơn 
binh thường). 
 Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật phối hợp các động tác của chân, tay, thân qua rào và 
qua giữa các rào 
Biện pháp: 
1. Tại chỗ đứng gác chân tấn công lên rào, thực hiện phối hợp thân trên và tay 
khi vượt qua rào (theo nhịp đếm). 
2. Chạy chậm vượt qua 2 – 3 rào thấp, khoảng cách giữa các rào 5 – 6m. 
3. Tăng dần khoảng cách giữa các rào, tập nhịp điểu chạy qua các rào. 
Chú ý: Căn cứ vào trình độ tiếp thu kỹ thuật của cá nhân mà điều chỉnh khoảng 
cách giữa và độ cao của rào cho hợp lý. 
Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát và chạy lao tới rào 1. 
Biện pháp: 
1. Đóng bàn đạo và xuất pháp chạy theo số bước quy định tới điểm giậm trước 
rào (định vị bằng vật chuẩn). 
Chú ý: Tập xuất phát theo thói quen chân tấn công hoặc chân đạp sau đặt 
trước (do chạy 7 hay 8 bước, chạy 100m và 110m rào, khi tập xuất phát trên 
đường vòng ở 200m và 400m cũng xác định được số bước chạy trong giai đoạn 
sau xuất phát cho tới rào thứ nhất. Những lần chạy ban đầu chưa yêu cầu chạy 
37 
qua rào, có thể thay thế bằng vật chuẩn thấp để quen với việc chạy theo số bước 
quy định. 
2. Tập lặp lại theo cự ly quy định, tăng dần tốc độ và chạy qua 1 – 2 rào. 
Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy vượt rào 
Biện pháp: 
3. Chạy qua 5 rào theo khoảng cách gần đúng quy định với chiều cao của rào 
thấp hơn quy định. 
4. Chạy qua 5 rào với khoảng các giữa các rào và chiều cao rào tăng dần cho tới 
mức qui định (đối với học sinh các trường phổ thông và THCN thì nên dùng 
rào chiều cao trung bình 0.914m đối với nam và 0.762m đối với nữ) 
5. Tập các động tác chuyên môn của rào nhằm hoàn thiện kỹ thuật và phát triển 
các tố chất chuyên môn chạy rào. 
6. Kiểm tra, thi đấu đánh giá kết quả. 
6. Kỹ thuật và phƣơng pháp giảng dạy chạy cự ly trng bình 
6.1 Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 
Cũng như trong chạy cự ly ngắn, kỹ thuật chạy cự ly trung bình cũng chia 
thành các giai đoạn: xuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích. Do cự ly chạy dài 
không đòi hỏi phải phát huy tốc độ tối đa, do đó ngay trong từng giai đoạn kỹ thuật 
cũng mang đặc điểm riêng. 
6.1.1. Xuất phát 
Trong chạy trung bình thường sử dụng xuất phát cao (hoặc 3 điểm tựa). Khi 
có hiệu lệnh “vào chỗ”, người chạy tiến vào trước vạch xuất phát, chân thuận đặt 
trước ngay sau vạch xuất phát, chân kia lùi ra sau, cách chân trước 0.4 – 0.5m, tiếp 
xúc với mặt đất bằng nửa trước bàn chân. 
38 
Thân trên đổ về trước, hai chân hơi gập lại ở gối, hai tay co lại tự nhiên, tay 
trước, tay sau (ở tư thế này có thể cúi thấp thân trên, chống một tay ngược với chân 
đặt trước xuống mặt đường tạo thành 3 điểm tựa). Tư thế xuất phát phải vững vàng 
ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng rời vị trí thực hiện những bước 
chạy đầu tiên. Khi có hiệu lệnh “chạy” hoặc tiếng “súng nổ”, nhanh chóng đạp 
mạnh hai chân lao ra, tranh thủ chiếm vị trí phía trong đường chạy, các bước chạy 
dài dần, tốc độ tăng lên để chyển vào giai đoạn chạy giữa quãng. 
6.1.2. Chạy giữa quãng 
Các bước chạy trên đường được thực hiện nhịp nhàng, tốc độ không đạt mức 
tối đa, thân trên hơi đổ về trước khoảng 40 – 50, đầu giữ thẳng, hai tay đánh luân 
phiên trước sau theo nhịp của chân, hai vai thả lỏng, đánh tay thực hiện với biên độ 
rông để giữ thăng bằng đồng thời hỗ trợ cho nhịp bước của hai chân. 
Giai đoạn đạp sau được thực hiện tích cực, đạp mạnh duỗi thẳng các khớp 
gối, cổ chân và đẩy hông nhiều về trước, cùng với chân đạp sau, chân lăng tích cực 
nâng đùi đưa dài về trước – lên trên, nhưng không nâng quá cao, cẳng chân thả 
lỏng. Góc độ đạp sau trong chạy trung bình từ 500 – 550. Kết thúc đạp sau, cơ thể 
bay lên, các nhóm cơ thân được thả lỏng. Tiếp theo chân lăng tích cực chủ động 
miết cẳng chân xuống dưới – ra sau, nhẹ nhàng tiếp xúc với mặt đất bằng nửa trước 
của bàn chân, sau đó hạ cả bàn chân xuống mặt đất cùng với hơi gập gối để hoãn 
xung. 
Cùng lúc với chân chống hoãn xung, chân lăng gập cẳng chân sát đùi, lăng 
nhanh đùi về trước, đưa cơ thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thẳng đứng, hỗ 
trợ chân chống thực hiện tiếp giai đoạn đạp sau. 
Độ dài bước trong chạy trung bình không lớn, khoảng từ 1.70 – 2.10m độ dài 
thường không ổn định do tác động của mệt mỏi, của lực cản của gió Tần số trong 
chạy khoảng từ 3 – 4.3 bước/giây. Kỹ thuật chạy trung bình được coi là tốt, khi 
39 
người chạy biết phối hợp nhịp nhàng giữa chạy tích cực và thả lỏng, đồng thời thực 
hiện các chuyển động mềm mại, tiết kiệm sức. 
6.1.3. Kỹ thuật chạy trên đường vòng 
 Khi chạy trên đường vòng, thân hơi nghiêng về trái, tay phải đánh hơi chếch 
vào trong khi ra trước, tay trái đánh về sau hơi chếch ra ngoài, bàn chân đặt hơi 
xoay vào trong đường vòng. Khi chạy trên đường vòng chủ yếu vẫn chạy nhịp 
nhàng thả lỏng. 
6.1.4. Chạy về đích 
Khoảng cách rút về đích phụ thuộc vào trình độ thể lực của người chạy và cự 
ly chạy. Rút về đích được thực hiện bằng sự gắng sức tối đa, tăng thêm tốc độ, thân 
trên đổ nhiều về trước, nhanh chóng vượt qua đích. 
6.1.5. Hô hấp trong quá trình chạy. 
Trong chạy cự ly trung bình, thực hiện hô hấp nhịp nhàng, tích cực rất quan 
trọng, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho hoạt động căng thẳng. Nhịp thở phụ thuộc vào 
đặc điểm cá nhân, vào tốc độ và cự ly chạy. Thông thường, thực hiện hai bước thở 
ra – hai bước hít vào, khi thở ra thở mạnh bằng miệng và hít vào chủ yếu qua mũi. 
Chú ý thở sâu ngay từ khi bắt đầu chạy và cố gắng duy trì nhịp thở trong suốt quá 
trình chạy. 
6.2 Chạy cự ly dài và chạy việt dã 
 6.2.1 Chạy cự ly dài 
Các cự ly từ 3000m đến 10000, là cự ly dài. 
Các cự ly trên 10000m đến 42.195km được gọi là cự ly trên dài. 
Kỹ thuật chạy trên các cự ly này cơ bản giống nhau và cũng tương tự như 
chạy cự ly trung bình. Song, do phải chạy một khoảng cách quá lớn, thời gian chạy 
kéo dài, do đó không thể chạy với tốc độ cao, nhịp điệu nhanh. Chủ yếu người chạy 
40 
phải trải qua quá trình tập luyện lâu dài, liên tục rèn luyện để có sức chịu đựng dẻo 
dai. Về kỹ thuật phải đạt yêu cầu tiêu hao năng lượng ít nhất, có nghĩa chạy phải 
đạt hiệu quả cao. 
Quá trình chạy, thân trên giữ thẳng, độ nghiêng về trước chỉ dao động từ 20 – 
3
0, tăng lên khi đạp sau và giảm đi khi tiếp đất. Chân tiếp xúc với mặt đất nhẹ 
nhàng, mềm mại, từ nửa trước bàn chân đế cả bàn chân. Điểm đặt được kéo dài gần 
điểm dọi của trong tâm cơ thể, độ dài của bước không quá lớn, từ 1.40 – 1.60m. 
Đạp sau được thực hiện tương đối tích cực, các khớp được duỗi thẳng. Góc 
đạp sau từ 550 – 600. Chân lăng nâng đùi vừa phải, chủ dộng lăng cẳng chân về 
trước chuẩn bị chống đất. Chân đạp sau khi kết thúc, rời khỏi mặt đất, thả lỏng 
cẳng chân, gập lại sát đùi để đưa về trước. 
Tay được đánh nhịp nhàng theo bước chạy, biên độ hoạt động tương đối hẹp, 
chủ yếu thả lỏng và giữ nhịp hoạt động của hai chân. 
Hô hấp trong chạy dài và trên dài rất qua trọng. Do tốc độ tương đối chậm 
nên nhịp thở được duy trì tương đối ổn định. Đòi hỏi người tập phải được hoàn 
thiện cả cách thở trong quá trình tập luyện để có thể thực hiện tốt trong thi đấu mệt 
mỏi. 
 6.2.2 Chạy việt dã 
Là môn thi đấu chạy qua các địa hình tự nhiên như qua rừng, đường đồi, dốc, 
cánh đồngCự ly thường từ 5 – 10km. 
Kỹ thuật chạy trên đường cái lớn đơn giản như trong chạy cự ly dài và trên 
dài. Riêng kỹ thuật chạy qua các địa hình khác nhau như: 
Chạy lên dốc: Thực hiện thân trên đổ nhiều về trước, tần số bước tăng, đùi 
nâng cao về trước, giảm độ dài bước, chân tiếp xúc với mặt đất bằng nửa trước bàn 
chân, hai tay đánh tích cực hơn. 
41 
Chạy xuống dốc: Thân trên hơi ngả về sau, bước chạy dài ra, đùi nâng thấp, 
chạy thả lỏng, thoải mái. 
Ngoài ra còn phải vượt qua các chướng ngại tự nhiên như rãnh nước, qua bụi 
cây nhỏ Đối với các chướng ngại này, tùy theo điều kiên thực tế mà xử lý để 
nhanh chóng vượt qua, duy trì nhịp điệu thích hợp. 
Khi gặp đường trơn, ướt, tốc độ chạy giảm đi, bước chạy ngắn lại, tăng dần 
tần số để tránh trơn trượt. 
Hô hấp trong chạy việt dã cũng được thực hiện như trong chạy dài, nhịp thở 
phụ thuộc vào trình độ, đặc điểm của người chạy, song điều quan trọng là phải tích 
cực chủ động thở sâu đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho cơ thể hoạt động và phải tập 
luyện thành thói quen. 
Các vận động viên chạy đường dài, việt dã cần phải được trang bị quần áo 
riêng, đặc biệt là giày chạy phải mềm mại, đảm bảo cho đôi chân an toàn trong quá 
trình chạy. 
6.3. Giảng dạy kỹ thuật chạy trung binh dài và việt dã. 
Chạy trung bình, dài, được thực hiện tuần tự theo các nhiệm vụ sau: 
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng về chạy trung bình, dài. 
Biện pháp: 
1. Giảng giải, phân tích kỹ thuật các giai đoạn trong chạy cự ly trung bình, dài, 
việt dã. 
2. Thị phạm, xem tranh ảnh, phim kỹ thuật. 
3. Cho học sinh chạy tự nhiên trên đoạn 80 – 100m, nhận xét đặc điểm của học 
sinh. 
Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng 
42 
Biện pháp: 
1. Giảng giải, phân tích kỹ thuật bước chạy trên đường thẳng. 
2. Làm mẫu, xem tranh ảnh kỹ thuật. 
3. Dạy các động tác bổ trợ chuyên môn: 
4. Chạy bước nhỏ; 
5. Chạy nâng cao đùi; 
6. Chạy đạp sau; 
7. Tại chỗ đánh tay. 
8. Chạy tăng tốc độ 50 – 80m. 
9. Chạy tăng tốc độ đều theo đường thẳng kẻ sẵn. 
Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy trên đường vòng 
Biện pháp: 
1. Phân tích, làm mẫu kỹ thuật chạy đường vòng. 
2. Chạy lặp lại tốc độ đều trên đường vòng có bán kính lớn, nhỏ. 
3. Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng, từ đường vòng ra đường 
thẳng. 
Chú ý: Quá trình hướng dẫn học kỹ thuật bước chạy trên đường thẳng và đường 
vòng, cần tập trung thực hiện đúng yếu lĩnh kỹ thuật ngay từ những động tác bổ trợ 
(bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau). Yêu cầu học sinh khắc phục những sai sót tự 
nhiên như chạy gò bó, đặt chân không đứng hướng, góc độ nghiêng người về trước 
quá lớn Đặc biệt hướng đẫn để học sinh biết chạy thả lỏng, nhẹ nhàng, mềm mại 
trong mỗi bước chạy. 
Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát cao và chạy nhanh sau xuất phát 
43 
Biện pháp: 
1. Phân tích, giảng giải kỹ thuật xuất phát cao. 
2. Làm mẫu, xem tranh ảnh kỹ thuật. 
3. Tập “vào chỗ” (theo tư thế xuất phát cao hoặc 3 điểm tựa). 
4. Tập “vào chỗ” và “chạy” nhanh ra trên đoạn 20 – 30m. 
5. Xuất phát theo hiệu lệnh chạy trên đoạn 30 – 50m (nhanh và kết hợp thả 
lỏng). 
6. Tập xuất phát vào đường vòng, chạy trên đoạn 50 – 60m. 
Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật 
 Các biện pháp: 
1. Chạy lặp lại đoạn 100 – 300m. 
2. Chạy tăng tốc, chạy theo quán tính 50 – 100m. 
3. Áp dụng các bài tập phát triển sức bền: 
4. Chạy biến tốc cự ly 200 – 400m; 
5. Chạy lặp lại 400 – 800 – 1000m; 
6. Chạy việt dã 5 – 8km. 
Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật chạy cự ly trên dài, việt dã 
Biện pháp 
1. Sau khi học sinh đã nắm được kỹ thuật chạy trung bình trên sân, giới thiệu 
đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly dài trên đường cái lớn. Cho chạy trên cự lý 3 – 
5km ngoài đường phố để kết hợp phát triển thể lực. 
44 
2. Hướng dẫn kỹ thuật chạy qua các chướng ngại tự nhiên trong chạy việt dã 
(lên, xuống dốc, qua đường ruộng, hố nước). Tìm địa hình cho học sinh 
tập luyện trên các địa hình có sẵn. 
3. Kiểm tra thi đấu trên các cự ly khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, 
Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), Điền kinh ( 
sách dùng cho SV Đại học TDTT), NXB TDTT Hà Nội. 
2. Trần Bá, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thị Toán, Phan Thị Kim Xuân, Nguyễn Tuấn 
Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trương Minh Hải (2003), Giáo 
trình Điền kinh ( dùng cho sinh viên trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng), Thư viện 
trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 
3. Quang Hưng (2004), Bài tập bổ trợ chuyên môn trong Điền kinh, NXB TDTT, 
Hà Nội 
4. Đoàn Kim Phách (1976), Huấn luyện 4 môn Điền kinh phối hợp, NXB TDTT. 
5. Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Long, Hoàng Ngọc Viết, Phạm Tuấn Hùng, 
Phan Trần Trường (2013), Giáo trình Điền kinh ( dùng cho sinh viên Đại học, Cao 
đẳng TDTT), NXB TDTT Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_the_d.pdf