Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014)

Để phục vụ cho phần giáo viên tự nghiên cứu trong nội dung của Chuyên đề,

chúng tôi tiến hành biên soạn Tài liệu này. Tài liệu gồm 03 phần:

- Phần I: Khái quát về chương trình giáo dục địa phương môn Ngữ văn

THCS

- Phần II: Nguyên tắc biên soạn và những thay đổi của tài liệu so với Sách

giáo khoa (do Bộ GD&ĐT ấn hành).

- Phần III: Những lưu ý về phương pháp dạy học. Riêng phần này chúng

tôi chỉ đưa ra một số câu hỏi để giáo viên tự nghiên cứu, bàn bạc, thảo luận ở tổ

(nhóm) chuyên môn. Phương pháp dạy học đối với từng bài cụ thể sẽ được giải

quyết khi tiến hành bồi dưỡng tập trung.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 40 trang viethung 04/01/2022 12020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014)

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Ngữ văn THCS (Năm học 2013-2014)
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
 DÀNH CHO GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN THCS 
(Năm học 2013-2014) 
 2 
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 
 DÀNH CHO GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN THCS 
TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHUYÊN ĐỀ 
DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 
MÔN NGỮ VĂN THCS THEO TÀI LIỆU BIÊN SOẠN CỦA SỞ 
Kính thưa Quí thầy cô! 
 Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về nội dung giáo dục địa phương ở cấp 
THCS, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương 
các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí dành cho học sinh tỉnh Quảng Bình. 
 Bắt đầu từ năm học 2013-2014, các tiết giáo dục địa phương trong phân 
phối chương trình môn Ngữ văn, Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 và môn Địa lí lớp 9 được 
dạy học theo bộ tài liệu do Sở GD&ĐT Quảng Bình tổ chức biên soạn. 
 Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương môn 
Ngữ văn theo tài liệu của Sở đạt kết quả tốt, phòng GDTrH đưa Chuyên đề dạy 
học chương trình giáo dục địa phương môn Ngữ văn THCS theo tài liệu biên 
soạn của Sở vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 (sau 
đây gọi tắt là Chuyên đề). Thời lượng dành cho Chuyên đề là 30 tiết, gồm 15 tiết 
giáo viên tự nghiên cứu và 15 tiết bồi dưỡng tập trung. 
 Để phục vụ cho phần giáo viên tự nghiên cứu trong nội dung của Chuyên đề, 
chúng tôi tiến hành biên soạn Tài liệu này. Tài liệu gồm 03 phần: 
 - Phần I: Khái quát về chương trình giáo dục địa phương môn Ngữ văn 
THCS 
 - Phần II: Nguyên tắc biên soạn và những thay đổi của tài liệu so với Sách 
giáo khoa (do Bộ GD&ĐT ấn hành). 
 - Phần III: Những lưu ý về phương pháp dạy học. Riêng phần này chúng 
tôi chỉ đưa ra một số câu hỏi để giáo viên tự nghiên cứu, bàn bạc, thảo luận ở tổ 
(nhóm) chuyên môn. Phương pháp dạy học đối với từng bài cụ thể sẽ được giải 
quyết khi tiến hành bồi dưỡng tập trung. 
 Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn tài liệu sẽ không thể tránh 
khỏi những sai sót và bất cập. Rất mong quí thầy, quí cô thông cảm, chia sẻ và 
góp ý chân tình, thẳng thắn để chúng tôi có được những kinh nghiệm thật sự bổ 
ích./. 
 3 
PHẦN I 
KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 
MÔN NGỮ VĂN THCS 
 Theo Phân phối chương trình môn Ngữ văn THCS áp dụng từ năm học 
2011-2012 của Sở GD&ĐT Quảng Bình (được biên soạn dựa theo Công văn 
5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng 
dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp THCS) thì chương 
trình giáo dục địa phương gồm có 08 tiết Tiếng Việt, 12 tiết Văn và Tập làm 
văn. Cụ thể: 
 1. Tiếng Việt 
 - Phần rèn luyện chính tả (chữa lỗi chính tả mang tính địa phương): 
04 tiết (01 tiết ở lớp 6 và 03 tiết ở lớp 7); 
 - Phần từ ngữ địa phương: 04 tiết, gồm: 
 + Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương (01 tiết, học ở lớp 
8); 
 + Từ ngữ xưng hô địa phương, so sánh với các từ ngữ xưng hô tại các địa 
phương khác (01 tiết, học ở lớp 8); 
 + Giới thiệu phương ngữ (01 tiết, học ở lớp 9); 
 + Từ địa phương và từ toàn dân (01 tiết, học ở lớp 9). 
 2. Văn và Tập làm văn 
 - Phần văn học dân gian địa phương: 05 tiết, gồm: 
 + Tìm hiểu thể loại truyện dân gian (02 tiết, học ở lớp 6); 
 + Tìm hiểu ca dao, tục ngữ (03 tiết, học ở lớp 7). 
 - Tác giả, tác phẩm địa phương: 02 tiết (01 tiết ở lớp 8 và 01 tiết ở lớp 
9). 
 - Văn nhật dụng: 05 tiết, gồm: 
 + Tìm hiểu những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh ở địa phương 
(01 tiết, học ở lớp 6); 
 + Viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương (01 tiết, 
học ở lớp 8); 
 + Viết văn bản nhật dụng về một vấn đề tại địa phương (01 tiết, học ở lớp 
8); 
 + Tìm hiểu những sự việc, hiện tượng liên quan đến địa phương (02 tiêt, 
học ở lớp 9). 
 4 
PHẦN II 
NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TÀI LIỆU SO 
VỚI SÁCH GIÁO KHOA 
 A. NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN 
 Tài liệu giáo dục địa phương môn Ngữ văn THCS dành cho HS (sau đây 
gọi là Tài liệu địa phương) được biên soạn dựa trên những nguyên tắc cơ bản 
sau đây: 
 1. Đảm bảo mục đích: 
 - Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về 
quê hương và văn học, văn hóa quê hương. Khai thác, bổ sung và phát huy vốn 
hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm cho chương 
trình chính khóa. 
 - Gắn kết những kiến thức HS đã học được trong nhà trường với những 
vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng cũng như cho mỗi địa phương, nơi các 
em đang sinh sống. 
 - Từ đó giúp HS hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang 
sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa (tinh 
thần, vật chất) của quê hương. Cũng từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương, 
xứ sở của mình. 
 2. Đảm bảo thời lượng và các đơn vị kiến thức đã được qui định tại 
Chương trình môn học. 
 3. Nội dung và hình thức của Tài liệu phải thể hiện được kiến thức, kỹ 
năng cần thiết, phù hợp với mục tiêu bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh 
tỉnh Quảng Bình. 
 4. Đối với từng bài học, luôn bám sát kết quả và mục tiêu cần đạt đã được 
Sách giáo khoa và Sách giáo viên (do Bộ Giáo dục&Đào tạo ấn hành) xác định 
để định hướng biên soạn. 
 5. Ưu tiên sử dụng các tài liệu về văn hoá, văn học, lịch sử, ngôn ngữ,... 
gần gũi với địa phương Quảng Bình để tham khảo và minh họa trong quá trình 
biên soạn. 
 B. NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI SGK 
 5 
 I. TIẾNG VIỆT 
1. Phần rèn luyện chính tả 
 1.1. Đọc và viết đúng 
 Đối với HS các tỉnh miền Trung, SGK chỉ tập trung chữa một số lỗi 
sau: 
 - Phân biệt phụ âm đầu: v/d; 
 - Phân biệt phụ âm cuối: c/t; n/ng; 
 - Phân biệt các nguyên âm: i/iê; o/ô; 
 - Phân biệt vần: ac - at; ang - an; ươc - ươt; ương - ươn (ươn hèn - 
ương hèn) 
 - Phân biệt hỏi ngã 
 Tài liệu có thay đổi như sau: 
 * Phụ âm đầu 
 Không phân biệt v/d mà phân biệt d/gi; ng/ngh; tr/t; s/th; l/r; nh/d; s/th. 
Cụ thể: 
 - d/gi: 
Lớp 6: 
+ da dẻ, da diết,.../tác gia, gia công,... 
+ dải áo, dải đất,... / giải buồn, giải đáp,... 
+ giáo dục, dục vọng,. ... Quảng Bình thắng cảnh và văn hóa, NXB 
Lao động, 2007) 
 33 
GỐC TÍCH MỘT CÂU TỤC NGỮ 
 Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Quảng Bình có một câu tục ngữ thường 
được nhắc đến trong một số công trình sưu tầm và viết về văn học dân gian địa 
phương. Đó là câu tục ngữ: Ăn mắm hàm hương nhớ thương ông Quận. 
 Câu tục ngữ này được cư dân làng biển Cảnh Dương, nơi sinh thành ra nó 
bảo tồn, truyền tụng với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với người 
xưa. 
 Về mắm hàm hương, qua lời kể của bà con ngư dân, chúng tôi được biết: 
đây là một loại đặc sản làm từ cá hàm hương. Loại cá này chỉ to hơn cái vảy cau 
một chút và có màu hồng rất đẹp. Một năm chúng chỉ xuất hiện ở vùng biển 
Cảnh Dương một vài tháng đầu vụ cá Nam và với một số lượng không nhiều 
lắm. Cho nên đánh được loài cá này rất khó. Đã vậy, từ cá, chế biến thành mắm 
hàm hương lại là một công việc hết sức công phu, phức tạp. Phải là các bà, các 
chị khéo tay và giỏi nghề chế biến hải sản lắm mới làm ra được thứ mắm vừa 
ngon, vừa thơm này. Mắm hàm hương trở thành một thứ mắm quí, một đặc sản 
để tiến vua là vì vậy. 
 Dăm bảy chục năm nay, Cảnh Dương không làm mắm hàm hương nữa vì 
cá hàm hương, không rõ lí do gì, đã mất hẳn ở vùng biển phía Bắc Quảng Bình. 
Những người dân địa phương vẫn còn kể nhiều câu chuyện quanh việc tiến mắm 
hàm hương và một người làng được gọi là ông Quận. 
 Sách Du lịch Quảng Bình của Nguyễn Kim Chi ghi về câu chuyện trên 
như sau: 
 "... Đời Hậu Lê, vua quan bắt xã Cảnh Dương phải nộp mỗi năm 200 
chĩnh mắm hàm hương... Nếu năm nào mất mùa cá, không đủ nộp thì quan trên 
giam chấp rất khổ sở. 
 Hồi ấy, trong làng có sinh đồ Đỗ Đức Huy thương dân làng mới giả dạng 
anh học trò nghèo, ra Thăng Long tìm cách gỡ cho làng. Ông xin vào làm đầy 
tớ, giúp việc cho một viên thái giám. Vốn thông minh, cần cù, siêng năng, dần 
dần ông được chủ tin cậy. Một hôm, nhân lúc nhà rảnh, ông mới lấy tình thật kể 
lại những nỗi khổ cực của làng mình về sự cống mắm, sau lại xưng danh hiệu ra 
và làm một bài biểu dâng quan thái giám. Thấy tình đáng thương, quan thái 
giám bèn đem việc tâu lên vua... Từ đấy làng mới được miễn lệ cống mắm hàm 
hương..." 
 Về việc làng Cảnh Dương phải cống mắm hàm hương, các cuốn gia phả 
của làng, của họ Phạm, họ Nguyễn Gia (những tập gia phả được làm vào thời 
Minh Mạng, Tự Đức) đều có nói tới và nói rất thống nhất: 
 34 
 - Giáp Thìn đời Lê Cảnh Trị (1664) vâng bổ lệ thu thuế mắm hàm 
hương... 
 - Mùa hạ, tháng 5 Canh Tuất, đời Lê Cảnh Trị thứ tám định lệ thuế hàm 
hương của xã ta 400 chĩnh. 
 - Năm Giáp Ngọ (1774) họ Trịnh chuyên quyền, bắt chở vật phẩm cho 
quan, trong đó thuế lệ hàm hương 480 chĩnh. Dân Đinh cơ khổ nặng nề. Lúc đó 
người trong xã ta cử bọn Đỗ Đức Huy, Phạm Đắc Vinh, Đỗ Danh Đương, Phạm 
Kim Giám, Trần Bá Triêm, Ngô Đôn Nho, Đồng Danh Thủ... phó kinh khải tấu. 
Được chiếu xét của chúa Trịnh miễn cho khỏi thuế hàm hương từ đó. 
 Như vậy, sự kiện làng Cảnh Dương phải cống mắm cho vua Lê, chúa 
Trịnh là hoàn toàn xác thực. Ông Đỗ Đức Huy, người có công đầu trong việc lên 
kinh xin miễn lệ đóng thuế cho làng cũng được ghi vào gia phả bằng những 
dòng hết sức trân trọng: 
 Đỗ Đức Huy là người thông minh đặc biệt, chuyên tâm học hành, ứng thi 
khoa Bính Tý (1756) đậu sinh đồ. Về làng mở trường dạy học, học trò có nhiều 
người đỗ đạt... 
 ... Vậy là từ câu chuyện có thực được ghi trong sử sách của làng, các tác 
giả dân gian đã tạo nên một chuyện kể dân gian được truyền tụng từ đời này 
sang đời khác và cái kết của truyện đã được tóm thành một câu tục ngữ: 
 Ăn mắm hàm hương nhớ thương ông Quận. Ở đây có một chi tiết khá lí 
thú: nhân vật chính của câu chuyện, từ một sinh đồ đã được nhân dân tôn vinh 
thành ông Quận. 
 (Trần Hoàng - Quảng Bình thắng cảnh và văn hóa, 
Sđd) 
VỀ MỘT MÔ TÍP CA DAO QUEN THUỘC 
Núi kia ai đắp mà cao 
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu? 
 Không rõ câu ca dao trên có tự thuở nào, và nơi nào là cái nôi sinh thành 
ra nó? Phải chăng, nó là lời tự vấn của một người dân quê vào một buổi mai nào 
đó đứng chống cuốc trên đồng chợt nhận ra cái vẻ hùng vĩ của non sông? Hoặc 
đó có thể là câu hỏi thử tài trao qua, gửi lại của các chàng trai, cô gái trong một 
buổi hát hò đối đáp thuở xa xưa? Nhưng dù nói gì đi nữa thì câu ca dao ấy từ rất 
lâu đã có một vị trí riêng trong kho tàng ca dao Việt Nam với nhiều dị bản khá lí 
thú. 
 35 
 Nếu như người Hà Nội có câu: 
 Núi Nùng ai đắp mà cao 
 Nhị Hà ai bới, ai đào mà sâu? 
 Thì người Nghệ Tĩnh lại ca rằng: 
 Non Hồng ai đắp mà cao 
 Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu? 
 Ở đây, người các địa phương đã lấy tên các ngọn núi, dòng sông tiêu biểu 
của quê hương gắn vào câu ca dao, làm cho câu ca dao mang tính địa phương và 
trở thành tài sản riêng của họ. Trong ca dao xưa, tên ngọn núi, dòng sông thường 
xuất hiện với tư cách là nét riêng của cảnh sắc một vùng, là hình ảnh trăm nhớ 
ngàn thương của một làng quê, và cao hơn nữa là biểu trưng của đất nước. Ví 
như nói tới Quảng Bình là nói tới núi Mâu, sông Lệ: 
 Sông Nhật Lệ dòng sâu biết mấy 
 Núi Đầu Mâu cao bấy nhiêu tầng... 
 Nói đến Thừa Thiên Huế là phải kể đến sông Hương, núi Ngự: 
 Đi đâu cũng nhớ về quê mình 
 Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng trong. 
 Chính vì lẽ đó mà câu ca dao Núi kia... đi về các địa phương đã được cụ 
thể hóa, địa phương hóa để ghi lại một cảm nhận của tác giả dân gian trước cảnh 
núi cao, sông rộng, nước nước, non non... 
 Trong dạng thức ấy, ca dao Thừ Thiên Huế có câu: 
 Núi Truồi ai đắp mà cao 
 Sông Dinh ai bới, ai đào mà sâu? 
 Núi Truồi là một dãy núi cao nằm án ngự phía Tây Nam của vùng đất Cố 
Đô. Từ biển xa nhìn vào, từ đồng bằng ven phá nhìn lên núi hùng vĩ như rồng 
chầu, hổ phục. Còn sông Dinh chính là một tên gọi khác của dòng sông Hương 
thơ mộng, con sồng dài từ Trương Sơn đổ về chảy êm đềm giữa thành quách, 
lâu đài, chùa chiền cổ kính, trầm mặc của kinh thành Huế. Cái nét hài hòa, dịu 
dàng của Hương giang hòa nhập với dáng vẻ hùng tráng, mạnh mẽ của núi Truồi 
làm nên nét riêng của cảnh sắc vùng đất Thừa Thiên Huế. 
 Có thể kể thêm nhiều dị bản của câu ca dao Núi kia ai đắp mà cao theo 
dạng thức vừa trình bày ở phần trên. Tất cả các câu này dù có thay đổi các địa 
danh đều vẫn cùng chung một chủ đề, một kiểu cấu tứ. Đó là sự thể hiện cảm 
xúc của các nghệ sĩ dân gian về non sông đất nước. Những cảm nhận về vũ trụ, 
về thiên nhiên trong ca dao có nhiều nét mang bóng dáng của tư duy thần thoại. 
Trước cái bao la của đất trời, trước cái huyền diệu, bí ẩn của trăng sao, sông núi, 
 36 
người xưa thấy mình như choáng ngợp, như bé nhỏ..., và trong cảm xúc thẩm mĩ 
của họ thăng hoa bao tứ thơ bay bổng mà mặn mòi, mộc mạc mà sâu lắng, thiết 
tha... 
 Nhưng không chỉ có cảm nhận về vũ trụ, về quê hương đất nước, cuộc 
sống còn có trăm ngàn điều đáng nói, đáng nêu. Bởi vậy ta bắt gặp trong mô típ 
Núi kia ai đắp... một câu ca dao mang một chủ đề, một hướng cảm nhận khác 
với các câu ca dao vừa nêu trên: 
 Lũy Thầy ai đắp mà cao 
 Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu? 
 Lũy Thầy do Đào Duy Từ thiết kế và chỉ đạo thi công, được tạo nên từ thế 
kỉ 17 trên vùng đất Đồng Hới. Sông Gianh là con sông lớn nằm cách Đèo Ngang 
hơn 30 km, chắn giữa con đường xuyên Việt. Hai nơi này, thời Trịnh- Nguyễn 
phân tranh đã diễn ra bao cuộc ác chiến. Máu xương của binh lính, của nhân dân 
đã thấm lũy, đỏ sông, phải chăng, vì vậy mà câu ca dao này vút lên như một 
tiếng nói xót xa, ai oán, lên án những cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt? Cảm 
hứng về lịch sử, về nhân dân đã làm cho câu ca dao mang một nét mới trong chủ 
đề của nó. 
 (Trần Hoàng - Quảng Bình thắng cảnh và văn hóa, Sđd) 
 2. Tác giả, tác phẩm địa phương 
 Lớp 8: 
 - Tài liệu có 02 bài tập mới: 
 Bài tập 1 
 Hãy kẻ bảng dưới đây vào vở và làm theo yêu cầu: 
TT 
Tên tác giả/bút 
danh 
Quê quán Tác phẩm thơ 
1 Lưu Trọng Lư Bố Trạch, Quảng Bình 
2 Hàn Mặc Tử Đồng Hới, Quảng Bình 
 a. Hãy tìm một vài tác phẩm (thơ, văn) của từng tác giả để điền vào cột 
tác phẩm. 
 b. Trình bày thêm những hiểu biết của em về một trong hai tác giả ở trên 
(cuộc đời, sự nghiệp văn học...). 
 37 
 Bài tập 2 
 Đọc bài thơ Đồng Hới của tác giả Xuân Hoàng ở phần Đọc thêm và chọn 
một khổ thơ mà em thấy hay nhất để phát biểu cảm nghĩ. 
 - Tài liệu có đọc thêm bài Đồng Hới (Xuân Hoàng) và Núi Phúc Sơn và 
truyền thuyết lèn tiên giới. 
 Lớp 9: 
 - Tài liệu có 02 bài tập mới 
 Bài tập 1 
 Hãy kẻ bảng dưới đây vào vở và làm theo yêu cầu: 
TT Tên tác giả Quê quán Tác phẩm 
1 Nguyễn Văn Dinh Quảng Thanh, Quảng Trạch 
2 Văn Lợi Ba Đồn, Quảng Trạch 
3 Hoàng Vũ Thuật Hồng Thủy, Lệ Thủy 
4 Hoàng Bình Trọng Thanh Trạch, Bố Trạch 
 a. Hãy tìm một vài tác phẩm (thơ, văn) của từng tác giả để điền vào cột 
tác phẩm. 
 b. Trình bày thêm những hiểu biết của em về một trong số tác giả ở trên 
(cuộc đời, sự nghiệp văn học...). 
 Bài tập 2 
 Đọc bài thơ Động Phong Nha của tác giả Hoàng Vũ Thuật ở phần Đọc 
thêm và chọn một vài hình ảnh thơ mà em thấy hay và độc đáo để phát biểu cảm 
nghĩ. 
 - Tài liệu có đọc thêm bài Động Phong Nha (Hoàng Vũ Thuật). 
 3. Văn nhật dụng 
 a. Tìm hiểu những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh ở địa 
phương 
 Tài liệu có thêm 01 bài tập mới: 
 Dưới đây là các đoạn văn miêu tả một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch 
sử ở tỉnh Quảng Bình. Em hãy đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
a. Từ chân núi lên đỉnh, du khách phải vượt qua chặng đường dốc với 
1.260 bậc đá. Hai bên đường cây cối um tùm che gần kín mặt đường. Lên cao 
không khí càng mát mẻ, tĩnh mịch và linh thiêng. Trên đỉnh núi có một khu đất 
rộng, khá bằng phẳng với chừng 200 m2 là nơi người xưa đã chọn để xây dựng 
 38 
chùa. Trên vách núi sừng sững lại có cả giếng nước trong bốn mùa không cạn, 
có rất nhiều du khách dùng chai nước khoáng lấy nước mang về dùng để cầu 
phúc, cầu tài... 
 b. Hang đá nhỏ bé này ghi dấu sự hy sinh to lớn của lực lượng TNXP 
trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cách hang khoảng 200m có 
hai nhà chờ rất đàng hoàng, có sân cho hàng trăm xe đỗ. Cạnh hang là đền thờ 
liệt sĩ. Phía bên phải hang có “cây tình yêu” lớn cỡ hai người ôm. Đó là một 
cây lim và một cây si mọc sát nhau, bom B52 rải thảm, cây gì cũng bị đốn, thế 
mà hai cây này vẫn còn, khi hết chiến tranh, chúng bỗng bện vào nhau, quấn 
quýt... 
 c. Từ đỉnh Đèo Ngang theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam khoảng 2km, rẽ 
trái theo con đường mòn gần 500m, ta sẽ tới nơi. Đền thờ nằm dưới chân núi 
Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc - Nam trước 
đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã 
Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển... 
 Câu hỏi: 
 Hãy cho biết các đoạn văn trên nói về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
nào? Chọn một danh thắng hoặc di tích lịch sử trong số đó để trình bày thêm 
hiểu biết của em. 
 (Học sinh cần tìm hiểu qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị,... về 
những nội dung liên quan để trả lời tốt câu hỏi trên.) 
 b. Viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương 
 - Tài liệu có 2 bài tập như sau: 
 1. Chọn một trong những di tích, danh thắng dưới đây để điều tra, tìm 
hiểu, nghiên cứu rồi viết một bài văn thuyết minh không quá 1000 chữ (Lưu ý: 
có thể tham khảo nhưng không được chép lại bài đã có sẵn). 
STT Tên di tích,danh thắng Địa điểm 
1 Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh Huyện Lệ Thủy 
2 Núi Thần Đinh Huyện Quảng Ninh 
3 Thành Đồng Hới Thành phố Đồng Hới 
4 Tháp chuông nhà thờ Tam Toà Thành phố Đồng Hới 
5 Hang Tám Cô Huyện Bố Trạch 
 39 
6 Khu danh thắng Lý Hoà Huyện Bố Trạch 
7 Đền Liễu Hạnh Công chúa Huyện Quảng Trạch 
8 Hang lèn Đại Hoà Huyện Tuyên Hóa 
9 Hang Minh Cầm Huyện Tuyên Hóa 
10 Cha Lo - Cổng Trời Huyện Minh Hóa 
 2. Dựa vào tư liệu dưới đây và sự hiểu biết của em về Quảng Bình Quan 
để viết một bài văn thuyết minh ngắn: 
 - Quảng Bình Quan nằm ở phường Hải Đình, được xây dựng từ hơn 400 
năm trước. Đây là công trình có một mô hình kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà 
giữa hai yếu tố, vừa là chiến luỹ phòng ngự chiến đấu kiên cố vững chắc, vừa là 
một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. 
 - Năm 1954 Quảng Bình Quan bị quân đội Pháp phá hủy; sau đó Nhà 
nước ta xây lại gần giống như cũ. 
 - Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, một lần nữa Quảng Bình Quan bị 
bom giặc làm thương tích. Đến năm 1995 Quảng Bình Quan được trùng tu lại 
nguyên vẹn như xưa. 
 - Quảng Bình Quan là công trình được nhà nước xếp hạng là di tích lịch 
sử- văn hoá cấp quốc gia. 
 c. Viết văn bản nhật dụng về một vấn đề tại địa phương 
- Tài liệu sử dụng lại các bài tập của SGK (tuy nhiên có đưa thêm một văn 
bản để học sinh tham khảo - Ô nhiễm môi trường vùng ven biển Quảng Bình) 
 d. Tìm hiểu những sự việc, hiện tượng liên quan đến địa phương 
 - Tài liệu sử dụng lại bài tập ở SGK (tuy nhiên có đưa thêm 02 bài để HS 
tham khảo: Nhức nhối thực trạng văn hóa giao thông và Quảng bá du lịch 
Quảng Bình: thực trạng đáng buồn) 
 40 
PHẦN III 
NHỮNG LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 1. Tài liệu địa phương dùng cho giáo viên có viết: 
 "Do tính chất và mục đích của nội dung học tập nên chương trình địa 
phương rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, tinh thần chung là trên cơ sở Tài liệu 
địa phương dùng cho học sinh (Tài liệu học sinh) và Tài liệu địa phương dùng 
cho giáo viên (Tài liệu giáo viên), khuyến khích GV phát huy sự sáng tạo trong 
vận dụng để giảng dạy." (trang 6) 
 Vậy, theo đồng chí, giáo viên có nhất thiết phải sử dụng các tài liệu học 
sinh và giáo viên nói trên để dạy học hay không? Vì sao? 
 2. Theo đồng chí, khi dạy học, nên sử dụng phần Đọc thêm trong Tài liệu 
học sinh như thế nào cho hiệu quả? 
 3. Trong trường hợp phát hiện hầu hết học sinh đều chưa làm phần 
"Chuẩn bị ở nhà" trong nội dung của tiết học thì đồng chí sẽ xử lí như thế nào? 
 4. Theo đồng chí, nên tổ chức phần "Hoạt động trên lớp" trong nội dung 
của tiết học như thế nào cho hiệu quả?./. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_ngu_v.pdf