Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021

1. Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit.

2. Một số oxit quan trọng. (Không dạy tính chất của CaO và SO2)

3. Tính chất hóa học của axit.

4. Một số axit quan trọng (Phần A. Axit clohiđric: không dạy và bài tập 4: không yêu cầu học sinh làm; Mục B.II.1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit: không dạy).

5. Tính chất hóa học của bazơ.

6. Một số bazơ quan trọng (Hình vẽ thang pH: không dạy, bài tập 2: học sinh không làm; Mục A.II. Tính chất hóa học của NaOH: không dạy; Mục B.I.2. Tính chất hóa học của Ca(OH)2¬: không dạy).

 

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

docx 5 trang viethung 05/01/2022 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa Lớp 9 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA 9
NĂM HỌC 2020- 2021
PHẦN I: LÝ THUYẾT:
1. Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit.
2. Một số oxit quan trọng. (Không dạy tính chất của CaO và SO2)
3. Tính chất hóa học của axit.
4. Một số axit quan trọng (Phần A. Axit clohiđric: không dạy và bài tập 4: không yêu cầu học sinh làm; Mục B.II.1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit: không dạy).
5. Tính chất hóa học của bazơ.
6. Một số bazơ quan trọng (Hình vẽ thang pH: không dạy, bài tập 2: học sinh không làm; Mục A.II. Tính chất hóa học của NaOH: không dạy; Mục B.I.2. Tính chất hóa học của Ca(OH)2: không dạy).
7. Tính chất hóa học của muối (Bài tập 6: học sinh không làm).
8. Một số muối quan trọng (Mục II. Muối Kali nitrat: không dạy).
9. Phân bón hóa học (Mục I. Những nhu cầu của cây trồng: không dạy).
10. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
11. Tính chất vật lý chung của kim loại (TN tính dẫn điện, dẫn nhiệt: không dạy).
12. Tính chất hóa học của kim loại (Bài tập 7: HS không làm).
13. Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
14. Nhôm; Sắt; Hợp kim sắt: Gang, Thép (Hình 2.14, các loại lò sản xuất gang, thép: không dạy).
15. Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
16. Tính chất chung của phi kim.
17. Clo (không ra phần bài tập).
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1/ Dãy chất nào dưới đây toàn là oxit ? 2/ Dãy chất nào dưới đây toàn là oxit bazơ?
A.CaO, NaOH, Fe2O3, HCl, CaCO3. A. ZnO, CO2, MgO, CuO, Li2O.
B.CaO, SiO2, Mn2O7, CO2, MgO. 	 B. MgO, CuO, Li2O, Mn2O7, FeO.
C.Na2O, Cu(OH)2,SO3, P2O5, Na2CO3. C. MgO, CuO, Al2O3, Na2O, Fe2O3
D.P2O5, Na2CO3,SiO2, Mn2O7,Fe2O3. D. Na2O, Fe2O3, Li2O, MgO, CuO
3/ Dãy chất nào dưới đây toàn là oxit bazơ tan trong nước?
A.CaO, CuO, Na2O, Fe2O3, Li2O. B. K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O.
Na2O, Fe2O3, MgO, CuO, MgO. D. CuO, BaO, Fe2O3, Li2O, Ag2O.
4/Dãy chất nào dưới đây toàn là oxit axit?
CO2, SiO2, Mn2O7, CO, MgO. C. Mn2O7,Fe2O3, P2O5, N2O3, SO2.
NO2, P2O5, N2O3, SO2, SiO2. D. NO, N2O, P2O5, N2O3, SO2.
5/ Những oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là:
CaO, SiO2, Mn2O7, BaO, Li2O. B. Li2O, MgO, CuO, SO3, P2O5.
C. K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O. D. Fe2O3, Li2O, Ag2O, N2O5, SO2.
6/ Những oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là:
BaO, SO3, P2O5, NO, CO2. B. SiO2, P2O3, NO2, P2O5, N2O3.
C. CO, CO2,SO3, SO2, N2O5. D. CO2,SO3, SO2, N2O5,P2O5.
7/ Những oxit nào sau đây có thể dùng để hút ẩm?
A. MgO, CaO, SiO2. B. CaO, BaO, P2O5. C. CO2, ZnO, SO3 	 D. Na2O, P2O5, Al2O3.
8. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ?
A. CaO	B. CO2	C. Al2O3	D. NO
 9/ Hóa chất dùng để tách khí CO ra khỏi hỗn hợp CO, CO2, SO2 là
 A- dd BaCl2 dư B- dd H2SO4 dư C- dd Na2CO3dư D- dd Ca(OH)2 dư
10/ Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaO; K2SO4; Ca(OH)2
B. Ca(OH)2; H2O; BaCl2
C. NaOH; CaO; H2O
D. NaCl; H2O; CaO
11/ Cho mẫu quỳ tím vào ống nghiệm có chứa sẵn một ít nước và Canxioxit , màu sắc của quỳ tím sẽ thay đổi như thế nào ?
A. Không thay đổi .	 B. Hoá hồng 	 C. Hoá xanh D. Hoá đỏ .
12. Dãy gồm các chất đều phản ứng với nước ở điều kiện thường là:
A. SO2, Fe3O4, Na, K2O	 B. P2O5, SO2, K2O, Na
C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH	 D. SO2, NaOH, K2O, CuO
13/ Dãy chất nào sau đây đều tác dụng dung dịch KOH?
A. CO2, FeO, H2SO4, AgNO3.	 	 B. SO3, CO2, HCl, CuSO4, FeCl3
C. CO, CuO, Ca(OH)2, Al(OH)3, HNO3 	 D. SO2, CO2, HCl, KOH, CuSO4
14/ Cho dung dịch chứa 20g NaOH vào dung dịch chứa 20g HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa chất nào? A. NaCl.	B. NaCl và HCl.	 C. NaCl và NaOH.	 D. HCl
15. Trong phản ứng hóa học phân hủy Cu(OH)2 thu được chất rắn có màu gì?
A. Xanh	 B. Trắng	C. Đen	D. Đỏ
16. Dung dịch HCl sẽ tác dụng được với dãy chất nào sau đây ?
A. Cu, MgO, BaCl2, Fe(OH)2	 B. Mg, Ag2O,NaCl, Zn(OH)2
C. Ag,CuO, Ba(NO3)2,KOH	 D. Fe, MgO, AgNO3, Fe(OH)3
17/ Cho một dung dịch có chứa 3 mol KOH vào một dung dịch có chứa 2 mol H2SO4, dung dịch thu được sau phản ứng có độ PH là:
A. PH = 7; B. PH 7; D. Không tính được.
18/ Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Fe, Cu, CuO, SO2, CuSO4	 B. Cu, CuO, SO2, NaOH, CuSO4
C. Fe, CuO, NaOH, BaCl2	 D. SO2, NaOH, CuSO4, BaCl2
19/ Cho sơ đồ phản ứng sau : S -> A -> B -> Na2SO3. A và B là chất nào trong các chất sau đây: A. SO3, H2SO4. 	B. SO3, H2SO3. 	C. SO2, H2SO4.	D. SO2, H2SO3.
20/Để phân biệt hai dung dịch K2CO3 và K2SO4, người ta có thể dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây? A. KNO3 ;	 B. BaCl2 ;	 C. NaOH ;	 D. H2SO4
21. Dãy chất nào tác dụng được với dd Na2CO3?
A. dd HCl, dd BaCl2 B. dd NaCl, dd HCl C. dd HCl, dd NaOH D. dd HCl, dd Na2SO4
21/. Loại phân đạm nào sau đây có chứa hàm lượng nitơ nhiều nhất
A. NH4NO3	B. (NH4)2SO4	C. CO(NH2)2	 D. NH4Cl.
22. Dãy phân bón nào sau đây gồm toàn phân đạm?
A. KCl, NH4NO3, CO(NH4)2	B. NH4NO3, CO(NH2)2, (NH4)2SO4
C. Ca3(PO4)2, KCl, NH4NO3 	D. Ca(H2PO4)2, NH4NO3, KNO3
23/ Loại phân bón hoá học nào dưới đây đều là phân bón kép?
A-. NH4NO3, Ca(PO4) B. KNO3, (NH4)2HPO4 C. KCl, Ca(H2PO4)2 D. CO(NH2)2, (NH4)2SO4
24/ Ngoài thị trường phân (NH4)2HPO4 có tên gọi là gì?
A- Phân đạm B- Phân lân C- Phân DAP D- phân đạm và lân
25/ Dãy phân bón nào sau đây đều là phân đạm:
A- Phân ure, amoni clorua, amoni sunfat B- Phân ure, kali clorua, amoni sunfat C- Phân DAP, ure, amoni clorua D- phân ure, amoni clorua, kali nitrat
26/Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau:
A. NaCl và Cu(NO3)2
B. NaCl và AgNO3
C. CuSO4 và NaNO3
D. CuSO4 và NaCl
27/Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd FeCl3 sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây:
A. Xuất hiện kết tủa xanh.
B. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
C. Có khí thoát ra.
D. Xuất hiện kết tủa trắng.
28/Dung dịch CuSO4 tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
A- Fe, HCl, BaCl2, NaNO3 B- KOH, BaCl2, Na2CO3, Fe
C- SO2, KCl, H2O, AgNO3 D- NaOH, Al, MgCl2, HNO3
29/ Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A. NaOH ; B. HCl ; C.NaCl ; D.KCl
30/ Chất nào sau đây không phản ứng với clo ?
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH )2 D. H2O
31. Dãy chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch khi trộn lẫn chúng lại với nhau:
A. KOH, BaCl2,MgSO4,ZnBr2. B. BaCl2,Ca(NO3)2, KCl, Na2SO4.
C. KOH, KCl, NaNO3,Na2SO4. D. ZnBr2,MgSO4,Ca(NO3)2, KOH.
32/Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A/ K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe	B/ Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
C/ Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K	D/ Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
33/ Dãy chất nào gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A.Na, K, Ca ; B.Na, Fe, Cu ; C.Fe, Cu, K ; D.Cu, Mg, Al
34/Cho 4 kim loaị Al, Fe, Mg, Cu và 4 dd ZnSO4, AgNO3, CuCl2, AlCl3.Kim loại nào tác dụng được cả 4 dd muối A/ Al	 B/ Fe	 C/Mg	 D/ Pb
35. Một kim loại M tạo muối nitrat có CTHH đúng là M(NO3)3. Vậy CTHH đúng về muối clorua của kim loại M sẽ là: A. MCl B. MCl2 C. MCl3 D. Một CTHH khác.
36/. Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4, có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối FeSO4?
A. Na B. Cu C. Mg D. Fe
37/Sắt tác dụng với clo ở nhiệt độ cao sản phẩm thu được là:
A. FeCl                       B. FeCl2                             C. FeCl3                      D. FeCl4.
38/ Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg
39/ Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hóa học quan sát được là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Khí màu nâu xuất hiện.
C. Sủi bọt khí mạnh. D. Dung dịch chuyển sang màu hồng.
40 Khi cho cây đinh sắt vào dung dịch CuSO4 để yên vài phút ta thấy có hiện tượng gì xảy ra? A. Xuất hiện kết tủa trắng	B. Có 1 lớp màu đỏ bám vào đinh sắt
C. Không có hiện tượng gì D. Xuất hiện kết tủa màu xanh lơ
41/ Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?
A. Al 	B. Fe 	 C. Không xác định được 	D. Cả A, B đều bằng nhau
42/ Trong giờ thực hành, một em học sinh đã cho mẫu nhỏ natri vào dung dịch
CuSO4 thì thấy có khí (X) không màu bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa (Y) màu xanh trông rất đẹp. Vậy (X) và (Y) lần lượt là:
A. H2 và NaOH B. SO2 và Cu(OH)2 C. H2 và Cu(OH)2 D. CO2 và Cu
43/Nước Clo là dung dịch hỗn hợp gồm các chất :
A. Cl2, HCl, HClO.	 B. Cl2, H2. C. HCl, HClO, H2O. 	 D. HCl, HClO.
44/ Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo?
A. H2SO4 B. NaOH C. CaCO3 D. NaCl
45/ Cho 1,4g một kim loại X hóa trị I tác dụng hoàn toàn với nước cho 2,24 lít khí hidro(đktc).Kim loại X là kim loại nào sau đây: A/Li 	 B/Na	 C/Pb	 D/K
46/ Để hòa tan hoàn toàn 5,1 gam oxit một kim loại hóa trị III người ta phải dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Đó là oxit của kim loại A) Fe .        B) Al. C) Kim loại khác.   D) Không xác định được.
47/ Cho 6,2g Na2O hòa tan vào nước thu được 500ml dung dịch bazơ.Nồng độ mol của dung dịch bazơ: 
A- 0,1M B- 0,2M C- 0,3M D-0,4M
48/ Dùng 200 ml dung dịch CuSO4 để hoà tan BaCl2 thì thu được 58.25 g kết tủa. Vậy nồng độ của dung dịch CuSO4 là : A. 2 M .	B. 1.5 M .	C. 1.25 M .	D. 1 M .
49/ Từ 1 tấn quặng Fe3O4 chứa 53% Fe có thể sản xuất ra khối lượng gang là bao nhiêu? Biết trong gang chứa 92% sắt. A. 0,456 tấn B. 0,476 tấn C. 0,567 tấn D. 0,576 tấn
50/ Hòa tan lượng dư bột nhôm vào 180ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lít hiđro (đktc). Tính hiệu suất của phản ứng trên? A. 70% B. 75% C. 80% D. 90%
II/ TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày tính chất hóa học của oxitbazơ, oxit axit, dd bazơ, axit, muối, kim loại, nhôm, sắt, phi kim Viết các PTHH minh họa
Câu 2: Nhận biết 4 dung dịch sau bằng phương pháp hóa học
a/ NaOH, H2SO4, Na2SO4, NaCl b/NaNO3 ; Mg(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2 .
c/ Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là: clo, hiđro clorua, oxi.
d/ HCl, BaCl2,NaOH, Na2CO3 e/ NH4Cl; FeCl2; FeCl3; CuCl2 f/ CuCl2, AgNO3, KCl
Câu 3: Trình bày cách pha chế dd Ca(OH)2 .
Câu 4: Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
a/ Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuCl2
b/ BaCl2 HCl FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
c/ Al Al2O3 AlCl3Al(OH)3Al2O3
d/ Fe2O3 Fe FeCl3 Fe(OH)3Fe2(SO4)3
e/ Mg MgCl2 Mg(NO3)2 Mg(OH)2 MgSO4
Câu 5: Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan nữa . Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Câu 6 : Hòa tan 27,2 g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng một lượng dư dung dịch H2SO419,6%, thu được 4,48 lít (ở đktc )
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu ?
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng ?
Câu 7: Cho 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch H2SO4
a/ Viết PTHH của phản ứng đã xảy ra
b/Tính khối lượng kết tủa đã thu được .
c/ Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 lúc ban đầu.
d/Tính nồng độ % của dung dịch thu dược sau phản ứng. Cho H=1, S=32,O=16, Cl=35,5, Ba=137
Câu 8: Dẫn từ từ 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng?
c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được?
(Biết nguyên tử khối của: Ba=137; C=12; O=16)
Câu 9: Cho 9,6 gam một kim loại hoá trị II tác dụng với dd AgNO3 thu được muối và 32,4 gam Ag. Xác định tên kim loại đem phản ứng ?
Câu 10: Lấy 5g hổn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448ml khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học xảy ra?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hổn hợp ban đầu.
Câu 11: Cho 5,4g Al vào 200g dung dịch H2SO419,6%
a-Viết PTHH của phản ứng xảy ra ?
b- Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc ?
c- Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc ?
Câu 12: (2,5điểm)Trộn dd có chứa 0,2 mol CuSO4 vào dd có hòa tan 25 gam NaOH. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn.
a/ Viết pthh?
b/ Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung ?
c/ Tính khối lượng các chất tan trong nước lọc Cho Cu=64, S=32, O=16, Na=23, H=1
Câu 13: Cho 10 gam hỗn hợp magiê và đồng tác dụng với dd HCl dư, sau phản ứng còn lại 5,2 gam chất rắn .
a/ Tính tỉ lệ phần trăm theo khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu?
b/ Cho toàn bộ khí sinh ra đi qua 20 gam đồng (II) oxit nung nóng. Tính khối lượng đồng sinh ra sau phản ứng kết thúc. (Cho Mg = 24; Cu = 64; O = 16)
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 4,8g Magie bằng dung dịch axit H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.
Viết PTHH.
Tính thể tích khí B sinh ra (ở đktc) và khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng.
Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với 125g dung dịch NaOH 16%. Tính lượng kết tủa thu được.
Câu 15: Hòa tan 16,8g hỗn hợp gồm Mg, MgO trong dung dịch H2SO4 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc
a/ Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
c/ Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là bao nhiêu ml?
Cho Mg = 24, O = 16
/Câu 16: Hòa tan 16g SO3 vào 184g nước thu được dung dịch H2SO4
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra
b) Tính C% của dung dịch H2SO4 thu được.
c) Cho vào dung dịch H2SO4 vừa thu được dung dịch NaOH có chứa 0,1mol NaOH. Tính khối lượng sản phẩm thu được ?( Cho S = 32 ; O = 16 ; H = 1 ; Na = 23 )
Câu 17 Cho 14,3 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu vào 150 gam dung dịch H2SO4 loãng, người ta thu được 4,48 lit khí (đkct)
a/ Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b/ Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu.
c/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được.
(Biết Fe = 56 ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1)
Câu 18: Cho 30,4 gam oxit kim loại M 294 gam dung dịch H2SO4 20%. Công thức hóa học của oxit trên là: (Biết rằng lượng axit đó vừa đủ để làm tan hết oxit đã cho)
Câu 19: Nung nóng 14,7 gam một bazơ (X) trong chén sứ đến khối lượng không đổi thì thu được
12 gam một oxit. Xác định công thức phân tử của bazơ
Câu 20: Một loại axit H2SO4 bán trên thị trường có nồng độ 40%. Cho lượng axit trên tác dụng với 26,5 gam Na2CO3 (vừa đủ), biết hiệu suất phản ứng là 70%. Khối lượng axit cần dùng
Câu 21: Cho 40 kg SO3 hợp nước thì khối lượng H2SO4 thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 95%.
Câu 22: Để điều chế một tấn gang chứa 84% Fe, cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết hàm lượng Fe2O3 trong quặng chiếm 65% và hiệu suất quá trình chỉ đạt 86%.
Câu 23: Để hòa tan hết 31,05 gam hỗn hợp oxit gồm FeO và ZnO thì cần vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 63,05 gam muối khan. Giá trị của V
Câu 24. Hoà tan 4,54 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 1,792 lít H2 (đktc) và 1,2 gam kim loại. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_lop_9_nam_hoc_2020_2021.docx