Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS

Phần I

ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC

1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của

học sinh

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú

ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực

giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp,

đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường

việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng

cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc

học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần

bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các

vấn đề phức hợp.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang viethung 7400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Hóa học THCS
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Thực hiện Công văn Số 5555/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 10 năm 
2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về 
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lí các 
hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường 
xuyên qua mạng. Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong 
trường học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Giúp cán bộ quản lí, 
giáo viên bước đầu lựa chọn nội dung xây dựng các chuyên đề dạy học trong 
mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp liên môn phù hợp với việc tổ chức 
hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương 
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên 
đề, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với việc học tập 
và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. 
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi bộ môn mỗi học kì phải 
thực hiện được 2 chuyên đề tích hợp (được đưa ra tổ góp ý xây dựng và tải 
thành công lên mạng). 
Phần tài liệu này, chúng tôi giới thiệu cách lựa chọn chuyên đề, xây dựng 
chuyên đề, thể hiện chuyên đề, góp ý đánh giá và tải thông tin lên mạng 
truonghocketnoi. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. 
Yêu cầu học viên trong quá trình nghiên cứu, học tập tài liệu phải thực hành: 
 - Lựa chọn hệ thống nội dung chuyên đề theo phân phối chương trình của từng 
khối lớp. 
 - Xây dựng hoàn chỉnh ít nhất 01 chuyên đề. 
 - Báo cáo chuyên đề trước tổ hoặc trình bày trước lớp học để tổ thảo luận góp ý. 
 - Tải chuyên đề lên mạng theo địa chỉ truonghocketnoi 
 - Các tổ, nhóm tiến hành tổ chức Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài 
học. 
 BAN BIÊN TẬP 
2 
MỤC LỤC 
Nội dung 
Trang 
Lời nói đầu 1 
Mục lục 2 
Phần I - Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học 3 
1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực 
của học sinh 
3 
2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng 
phát triễn năng lực 
4 
Phần II - Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh 9 
1. Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực 10 
2. Phân loại bài tập theo định hướng năng lực 11 
3. Những đặc điểm của bài tập theo định hướng năng lực 12 
4. Các bậc trình độ trong bài tập theo định hướng năng lực 13 
Phần III - Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định 
hướng phát triễn năng lực học sinh 
15 
1. Một số định hướng cơ bản của Giáo dục trung học Việt Nam 15 
2. Xây dựng chuyên đề dạy học 16 
3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học 32 
Phần IV - Giới thiệu một chuyên đề dạy học tham khảo 33 
Phần V – Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học 42 
1. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt 
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học 
42 
2. Cách thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học 51 
Tài liệu tham khảo 60 
3 
Phần I 
ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC 
1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của 
học sinh 
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú 
ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực 
giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, 
đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường 
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng 
cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc 
học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần 
bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các 
vấn đề phức hợp. 
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học 
các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: 
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình 
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, 
tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, 
sáng tạo của tư duy. 
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương 
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương 
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành 
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức 
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có 
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, 
học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành 
để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. 
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã 
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với 
4 
nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học. 
 Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên đƣợc thể hiện qua bốn 
đặc trƣng cơ bản sau: 
+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp 
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu 
những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và 
chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát 
hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học 
tập hoặc tình huống thực tiễn,... 
+ Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ 
biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những 
kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các 
tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành 
động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, 
giả định (ví dụ: các bước  ... sự tập trung cao độ của các giáo viên. Vị trí quan sát của 
người dự giờ rất quan trọng. Muốn có thông tin chính xác về việc học của học sinh 
người dự giờ cần phải đứng đối diện với học sinh để thấy được nét mặt, hành động, 
thao tác, sản phẩm của học sinh. 
- Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép 
diễn biến hoạt động học của học sinh trong giờ học hay những biểu hiện tâm lý của 
học sinh thể hiện trong các hoạt động/tình huống cụ thể mà không bị bỏ sót khi 
quan sát. 
- Người dự có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động học của học sinh trong 
các tình huống nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học. 
- Quan sát ghi chú các hoạt động học của học sinh, thái độ, cử chỉ, sự tham gia hay 
không tham gia của học sinh vào nội dung bài học. 
- Tập trung quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ 
tương tác giữa học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh. Người dự giờ luôn phải đặt 
câu hỏi cho mình là “Học sinh học được gì? Học sinh có hứng thú không? Vì sao 
có? Vì sao không? Học sinh có biểu hiện như thế nào? Hoạt động nhóm có thực sự 
đảm bảo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia? Có học sinh nào bị “bỏ quên” không 
... 
- Người dự giờ có thể ghi chép/ghi âm những câu hỏi của giáo viên và câu trả lời 
của học sinh, quan sát thái độ của học sinh, các biểu hiện trên nét mặt khi thực hiện 
nhiệm vụ, kết quả sản phẩm... Từ đó suy nghĩ, phân tích tìm nguyên nhân và đưa ra 
giải pháp tích cực hơn. Ví dụ: 
* Vì sao học sinh A và nhiều học sinh khác không trả lời được câu hỏi, có phải học 
sinh không hiểu câu hỏi, hay câu hỏi có quá khó đối với trẻ? Nếu thực sự quá khó 
thì cần thay đổi câu hỏi như thế nào để học sinh có thể trả lời được? 
* Vì sao học sinh A không tham gia hoạt động? Có thể học sinh chưa hiểu rõnhiệm 
vụ hay nhiệm vụ đó quá khó/quá dễ đối với học sinh, cần phải làm thế nào để học 
sinh tích cực tham gia hoạt động này? 
 55 
* Trong hoạt động luyện tập chỉ có một số ít học sinh làm đúng, phần đông học 
sinh làm sai, vậy tại sao học sinh làm sai? Có thể học sinh chưa hiểu cách làm, tại 
sao chưa hiểu? Do ngôn ngữ hay do cách giải thích của giáo viên chưa rõ, cần thay 
đổi ngôn ngữ hay thay đổi cách giải thích như thế nào để học sinh dễ hiểu hơn... 
Mỗi giáo viên đều có những suy nghĩ, cảm nhận, có cách giải quyết vấn đề khác 
nhau, nên khi chia sẻ cùng nhau sẽ làm cho buổi thảo luận trở lên sôi nổi, bổ ích và 
sâu sắc. 
- Việc dự giờ và quan sát học sinh thường xuyên sẽ giúp cho mỗi giáo viên tự suy 
nghĩ, phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà học sinh đang gặp 
phải trong quá trình học tập. Từ đó tự điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp 
với đối tượng học và có kế hoạch quan tâm giúp đỡ những học sinh đang gặp khó 
khăn về nhận thức hoặc hoàn cảnh gia đình.... 
- Trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, khi mọi người cùng 
nhau tập trung hướng vào hoạt động học của học sinh, tìm nguyên nhân và các giải 
pháp cho các vấn đề khó khăn về học của học sinh thì mối quan hệ giữa người dạy 
và người dự trở nên gần gũi, có sự cảm thông, chia sẻ. 
c) Bước 3: Thảo luận về giờ học 
Sau khi dự tiết dạy minh họa, các giáo viên sẽ thảo luận về giờ học. Đây là hoạt 
động trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi sinh 
hoạt chuyên môn. Để đạt được mục đích của buổi thảo luận, những người tham dự 
cần tham gia tích cực và chia sẻ ý kiến với tinh thần xây dựng. 
Trong khi thảo luận vai trò của người chủ trì hết sức quan trọng. Người chủ trì 
không chỉ có khả năng chuyên môn mà còn có năng lực tổ chức, nhanh, nhạy, linh 
hoạt xử lí các tình huống để điều hành, dẫn dắt buổi sinh hoạt chuyên môn đi đúng 
hướng, đúng trọng tâm, đạt hiệu quả và tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở, 
gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường. 
(1) Địa điểm thảo luận 
Địa điểm thảo luận cần đủ rộng, đủ chỗ ngồi cho người tham dự. Nếu có các 
phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu thì càng tốt... cần sắp xếp bàn ghế để 
người tham dự ngồi đối diện với nhau, tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi ý 
kiến đồng thời làm cho bầu không khí thảo luận thân thiện, gần gũi. 
(2) Tiến trình buổi thảo luận 
- Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận. 
- Bước 2: giáo viên dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt 
của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học 
để phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hài 
lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy. 
- Bước 3: giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học. 
56 
+ Sau khi giáo viên dạy minh họa trình bày, các giáo viên tham dự có thể đặt câu 
hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy. Nếu thực hiện chụp ảnh hay quay video giờ 
học, người chủ trì có thể cho giáo viên xem lại hình ảnh các hoạt động trọng tâm 
hoặc dừng lại ở một số hình ảnh tiêu biểu (học sinh hứng thú, tích cực, mệt 
mỏi,chán nản, ngủ gật, không tập trung, lắng nghe nhưng không hiểu...). 
+ Khuyến khích tất cả các giáo viên dự giờ chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, cảm 
nhận của mình về giờ học, những thông tin thu được trong quá trình quan sát. 
Người dự giờ có thể mô tả một tình huống học tập có vấn đề hoặc mô tả chi tiết 
hoạt động của một học sinh hay một nhóm học sinh, phân tích nguyên nhân của 
hiện tượng đó và đưa ra giải pháp nếu cần thiết. . . 
+ Mỗi giáo viên khi bắt đầu phát biểu nên phát biểu về những điều tốt mình học 
được từ đồng nghiệp trong giờ dạy, sau đó mới đưa ra ý kiến cần trao đổi, như vậy 
sẽ tạo được sự tự tin hơn cho đồng nghiệp. 
- Câu hỏi gợi ý thảo luận: 
+ Những điều mình học được qua bài dạy minh họa? 
+ Tại sao học sinh A có biểu hiện khó khăn trong giờ học? 
+ Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của học sinh như: 
vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm... 
+ Nguyên nhân của những khó khăn 
Làm gì để khắc phục những khó khăn 
+ Bài học có gì mới/sáng tạo so với sách giáo khoa, sách giáo viên, điều này được 
thể hiện qua kết quả học tập của học sinh như thế nào? 
+ Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh 
không (đủ thời gian học, dễ hiểu, thu hút sự tham gia của học sinh). 
Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm cho học sinh hứng thú mang lại hiệu 
quả thực sự không? Tại sao? (hoạt động nhóm, cá nhân). 
+ Học sinh được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (học sinh tích cực, học sinh yếu 
kém, học sinh bị “bỏ quên”...). 
+ Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế 
nào? 
- Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề sau: 
+ Mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh; giữa học sinh - học sinh trong tình huống 
đó như thế nào? 
+ Học sinh học được gì qua hoạt động đó 
+ Hoạt động đó có tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức, sự tham gia của học 
sinh như thế nào? 
- Để đảm bảo không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thân thiện, cởi mở, không 
căng thẳng nặng nề, người chủ trì cần lắng nghe tích cực và khéo léo hướng buổi 
 57 
thảo luận đi đúng trọng tâm, tập trung vào phân tích hoạt động học tập của học 
sinh để đạt được mục đích, không nên để người dự mổ xẻ, phân tích, xoi mói 
những hạn chế của giáo viên dạy minh họa. 
- Người góp ý cần căn cứ vào mục tiêu của bài học để hiến kế đưa ra các giải pháp 
để giúp người dạy khắc phục những hạn chế sao cho tạo cơ hội cho tất cả các học 
sinh đều được tham gia học tập, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. 
- Mỗi người dự giờ tự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học 
được gì từ bài học này (kể cả việc rút kinh nghiệm từ những cái sai của đồng 
nghiệp) trước khi đưa ra những nhận xét về những hạn chế của giờ học. Người dự 
nên nêu những phát hiện, mà giáo viên dạy minh họa có thể không nhìn thấy vì 
chưa bao quát hết được (không nghe rõ, không nhìn thấy, ít chú ý, không cảm nhận 
được...) điều này sẽ giúp cho giáo viên nhìn lại mình và tự điều chỉnh để hoàn 
thiện hơn trong các giờ học sau. 
- Không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, quá chú trọng đến các quy 
trình truyền thống của một giờ dạy. Khi đưa ra nhận xét, người dự không nên sử 
dụng những câu nói như: “Nếu là tôi, tôi sẽ...” hoặc “tóm lại, chúng ta cần/cách tốt 
nhất là...” Người dự cần đặt mình vào vị trí của người dạy minh họa thực hiện giờ 
học để chia sẻ những khó khăn và những kết quả của giờ học. Đặc biệt là không 
đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi 
theo cách nào. Trong quá trình thảo luận các giáo viên sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp 
khác nhau, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp 
với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình. 
- Nếu cần thiết, các giáo viên có thể cùng thảo luận thiết kế lại bài học dựa trên 
thực tế và những kinh nghiệm, biện pháp được rút ra trong bài học minh họa để 
kiểm chứng cho những giải pháp đã đưa ra. 
- Cần lưu ý rằng sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học không nhất 
thiết chỉ dành cho một tổ chuyên môn. giáo viên thuộc các tổ chuyên môn khác 
nhau có thể học tập được rất nhiều từ đồng nghiệp ở tổ chuyên môn khác. 
- Thời gian cho một buổi sinh hoạt chuyên môn nên kéo dài khoảng từ một tiếng 
rưỡi đến hai tiếng để đảm bảo cho mọi giáo viên đều có cơ hội trao đổi đầy đủ ý 
kiến của mình. 
(3) Định hướng phân tích bài học 
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói chung đều nhằm tổ chức hoạt 
động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học mỗi chủ đề 
được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học 
tập kế tiếp nhau. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các 
nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan 
điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc 
58 
tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Các tiêu 
chí cụ thể cho việc phân tích kế hoạch bài học và hoạt động dạy học đã được trình 
bày ở trên. Vận dụng các tiêu chí đó, việc phân tích, rút kinh nghiệm một giờ học 
được dựa trên phân tích từng hoạt động học đã được thực hiện. Việc phân tích mỗi 
hoạt động học cụ thể trong giờ học được tiến hành theo các bước sau: 
a) Bước 1: Mô tả hành động của học sinh trong mỗi hoạt động học 
Mô tả rõ ràng, chính xác những hành động mà học sinh/nhóm học sinh đã thực 
hiện trong hoạt động học được đưa ra phân tích. Cụ thể là: 
- Học sinh đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào? 
- Từng cá nhân học sinh đã làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học 
tập được giao? Chẳng hạn, học sinh đã nghe/đọc được gì, thể hiện qua việc học 
sinh đã ghi được những gì vào vở học tập cá nhân? 
- Học sinh đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thông qua lời 
nói, cử chỉ thế nào? 
- Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh là gì? 
- Học sinh đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? Học sinh/nhóm học 
sinh nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các học sinh/nhóm học 
sinh khác trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế 
nào? 
- Giáo viên đã quan sát/giúp đỡ học sinh/nhóm học sinh trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ học tập được giao thế nào? 
- Giáo viên đã tổ chức/điều khiển học sinh/nhóm học sinh chia sẻ/trao đổi/thảo 
luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào? 
b) Bước 2: Đánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt động học 
Với mỗi hoạt động học được mô tả như trên, phân tích và đánh giá về kết quả/hiệu 
quả của hoạt động học đã được thực hiện. Cụ thể là: 
- Qua hoạt động đó, học sinh đã học được gì (thể hiện qua việc đã chiếm lĩnh được 
những kiến thức, kĩ năng gì) 
- Những kiến thức, kĩ năng gì học sinh còn chưa học được (theo mục tiêu của hoạt 
động học)? 
c) Bước 3: Phân tích nguyên nhân ưu điểm/hạn chế của hoạt động học 
Phân tích rõ tại sao học sinh đã học được/chưa học được kiến thức, kĩ năng cần dạy 
thông qua mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học 
sinh phải hoàn thành: 
- Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học sinh 
phải hoàn thành) là gì? 
- Nội dung của hoạt động học là gì? Qua hoạt động học này, học sinh được học/vận 
dụng những kiến thức, kĩ năng gì 
 59 
- Học sinh đã được yêu cầu/hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập (cá 
nhân, cặp, nhóm) như thế nào? 
- Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh phải 
hoàn thành là gì? 
d) Bước 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học 
Để nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt động học của học sinh cần phải điều chỉnh, bổ 
sung những gì về: 
- Mục tiêu, nội dung, phương thức, sản phẩm học tập của hoạt động học? 
- Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: chuyển giao nhiệm vụ học tập; quan 
sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức, hướng dẫn học sinh 
báo cáo, thảo luận về sản phẩm học tập; nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học 
và sản phẩm học tập của học sinh. 
60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những 
vấn đề chung, NXB Giáo dục. 
2. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành 
kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính 
phủ. 
3. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – Cơ 
sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư 
phạm. 
4. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Nguyễn Lê Thạch, Hà Xuân Thành 
(2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn. 
5. Vụ giáo dục trung học, dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo 
định hướng phát triễn năng lực học sinh, tài liệu tập huấn. 
6. Vụ giáo dục trung học, xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh 
giá theo định hướng phát triễn năng lực học sinh, tài liệu tập huấn. 
7. Bộ giáo dục đào tạo, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tài liệu tập huấn. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_danh_cho_giao_vien_mon_hoa_h.pdf