Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học

Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng, phát

triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá,

bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt

chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương

tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng

đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực

sư phạm, thậm chí kiến thức phổ thông liên quan đến cấp học, môn học, chương

trình dạy học còn hạn chế, một số ít nhà giáo tinh thần trách nhiệm chưa cao,

ngại khó, ngại đổi mới. Đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo

gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, lúng túng

trong vận dụng, kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học, các cách thức tổ

chức hoạt động học theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh.

Vì vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay mà các nhà quản lí giáo dục

cần quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp phù hợp

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang minhkhanh 9200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học
 0 
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ---------- 
 TÀI LIỆU 
 BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN CẤP TIỂU HỌC 
 NĂM HỌC 2016-2017 
 Tháng 10 năm 2016 
 1 
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 
A. LỜI MỞ ĐẦU 
1. Lý do biên soạn tài liệu: 
Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: Giáo dục - đào tạo 
là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát 
triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và 
của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là 
lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng 
giáo dục. Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng, phát 
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, 
bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt 
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương 
tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng 
đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực 
sư phạm, thậm chí kiến thức phổ thông liên quan đến cấp học, môn học, chương 
trình dạy học còn hạn chế, một số ít nhà giáo tinh thần trách nhiệm chưa cao, 
ngại khó, ngại đổi mới. Đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo 
gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, lúng túng 
trong vận dụng, kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học, các cách thức tổ 
chức hoạt động học theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh. 
Vì vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng 
tâm của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay mà các nhà quản lí giáo dục 
cần quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp phù hợp. 
Sinh hoạt chuyên môn là một cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi nhà 
giáo bởi lẽ đây là một việc làm thường xuyên có tính định kì được xây dựng 
 2 
thành kế hoạch. Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là một hình thức bồi 
dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn mỗi thầy cô giáo từ đó nâng cao 
chất lượng học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. 
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc sinh hoạt chuyên môn ở một số trường 
hiệu quả còn thấp, nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, chưa thực 
sự thiết thực đối với giáo viên, nhiều trường thực hiện sinh hoạt chuyên môn 
còn qua loa, hình thức, chưa mang lại hiệu quả trong phát triển chuyên môn 
cho giáo viên. 
 Nhằm nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí trường học, năng 
lực giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên phổ thông, 
giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục đào tạo, bắt đầu từ năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi 
mới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường trong đó “Sinh 
hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” là một nội dung cốt lõi. 
“Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” (hay còn gọi ngắn 
gọn là sinh hoạt chuyên môn mới) là một hình thức sinh hoạt chuyên môn 
nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua dự giờ, phân tích bài học 
giúp giáo viên nhận ra những vấn đề của tiết học từ đó có những điều chỉnh 
phù hợp trong những tiết học sau. Cũng bao gồm 4 bước như sinh hoạt 
chuyên môn truyền thống nhưng trong “Sinh hoạt chuyên môn dựa trên 
nghiên cứu bài học” cách thức thực hiện các bước có sự thay đổi, cải tiến 
để việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn, có tác dụng lớn hơn trong 
phát triển chuyên môn cho giáo viên. 
 Đối với tỉnh Quảng Bình, sau nhiều năm thực hiện tại các trường 
hưởng thụ Dự án Plan tại huyện Quảng Ninh, huyện Minh Hóa và hơn hai 
năm triển khai thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường tiểu học, việc sinh hoạt 
chuyên môn của một số trường đã đi vào nền nếp, giáo viên đã có những 
thay đổi tích cực trong cách dạy, quan tâm nhiều hơn đến việc học của học 
sinh, tổ chức được nhiều hoạt động học tập giúp học sinh phát huy tính tích 
 3 
cực, chủ động và khả năng tự học của học sinh. Thông qua sinh hoạt 
chuyên môn mới, những tình huống học tập cụ thể được phân tích, suy 
ngẫm, nhiều phương án cải tiến được đề xuất, giáo viên rút ra được nhiều 
bài học để cho bản thân để điều chỉnh dạy học phù hợp hơn. Bên cạnh 
những kết quả đạt được, việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu 
bài học vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Một số cán bộ quản lí nhà trường 
chưa nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa cũng như quy trình và cách 
thức thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới này. Trong quá trình thực hiện, 
nhiều trường chưa thực hiện đúng các khâu bước nên chưa mang lại hiệu 
quả, thậm chí còn đưa sinh hoạt chuyên môn quay về cách thức sinh hoạt 
truyền thống. 
Vì vậy, Sở GD&ĐT biên soạn tài liệu này làm tài liệu bồi dưỡng thường 
xuyên năm học 2016-2017 nhằm giúp cán bộ quản lí, giáo viên có thêm 
kiến thức, kĩ năng điều hành, tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên 
nghiên cứu bài học, vận dụng những bài học rút ra được sau những buổi 
sinh hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học 
đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 
Tài liệu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Sở 
Giáo dục và Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cơ sở, 
đặc biệt là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học. 
2. Mục tiêu của tài liệu: Giúp cán bộ quản lí và giáo viên: 
- Hiểu sâu về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, 
phân biệt sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn 
dựa trên nghiên cứu bài học. 
- Có kĩ năng điều hành, tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên 
nghiên cứu bài học, 
- Tích cực vận dụng những bài học rút ra được sau những buổi sinh 
hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. 
 4 
3. Cấu trúc nôị dung tài liệu: 
Ngoài Lời mở đầu, nôị dung chính của tài liêụ gồm 3 phần: 
P ...  
+ Tính kiêu ngạo: Một số người cho rằng mình có năng lực cao, tất 
cả những người còn lại ở trong tập thể không ai qua mình. Vì vậy họ cho 
rằng những người khác không có gì đáng để học tập và xuất hiện tâm lí coi 
thường người khác. Những người này khi tham gia sinh hoạt chuyên môn 
có thể chỉ trích đối với người dạy minh họa hoặc nếu họ là đối tượng dạy 
minh họa thì sẽ tỏ thái độ khi người khác góp ý. Nếu bạn còn có tính kiêu 
 41 
ngạo, hãy xóa bỏ dần bởi ai cũng có điểm mạnh riêng đáng để cho ta học 
tập dù là nhỏ nhất. 
+ Tính tự mãn: bản thân nhận thấy mình dạy như thế là tốt rồi, không 
cần thay đổi gì nữa. 
+ Sự thiếu tin tưởng: Không tin tưởng đồng nghiệp, luôn cho rằng 
những đồng nghiệp năng lực yếu thì không thể tiến bộ được, ý kiến của họ 
không có gì đáng để nghe, phương pháp của họ có gì hay mà học. Đây là 
một tâm lí khá phổ biến làm cho các giáo viên không chấp nhận lẫn nhau, 
là nguyên nhân làm cho các mối quan hệ trong nhà trường khó được cải 
thiện. 
+ Sự thiếu hăng say, thiếu động cơ: Trong điều kiện xã hội hiện nay, 
nhiều người cho rằng lương giáo viên là thấp, là chưa đủ sống và thiếu 
hăng say, nhiệt tình với công việc, ít học hỏi để nâng cao kiến thức, năng 
lực nghề nghiệp. Tuy nhiên giáo viên là người có ảnh hưởng lớn và trực 
tiếp đến nhiều thế hệ học sinh. Vì vậy, các giáo viên cần nhận thức đầy đủ 
về vai trò, trách nhiệm của mình, nuôi dưỡng tình yêu nghề nghiệp, có 
động cơ đúng đắn và thái độ học tập hăng say để ngày càng thực hiện tốt 
hơn công việc của mình. 
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống và hỗ trợ học sinh trong giờ 
học: Khi tham gia sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần hết sức tập trung để 
thảo luận và cùng suy ngẫm về việc học của học sinh, tập trung vào các 
tình huống học tập cụ thể xem lúc đó học sinh học tập như thế nào, vì sao 
lại như vậy? Khi biết được nguyên nhân tại sao, mỗi giáo viên sẽ tự ngẫm 
và có cách xử lý, cách hỗ trợ học sinh của riêng mình. 
- Nâng cao năng lực lựa chọn kiến thức phù hợp với đối tượng học 
sinh: Trong dự giờ, cần quan sát xem kiến thức, nhiệm vụ có phù hợp với đối 
tượng hay không để trao đổi, thảo luận. Nếu không trao đổi thảo luận thì hầu 
như giáo viên chỉ biết dạy đủ các nội dung kiến thức trong sách mà không 
quan tâm đến kiến thức nào phù hợp với học sinh kiến thức nào không phù 
hợp. Qua sinh hoạt chuyên môn được trao đổi thảo luận kỹ lưỡng mỗi giáo 
viên từng bước nâng cao năng lực lựa chọn kiến thức mỗi bài học phù hợp với 
thực tế. 
 42 
3.1. Một số kĩ năng cần thiết. 
3.1.1. Kĩ năng quan sát: 
Quan sát là một quá trình bao gồm: nhìn, nghe, cảm nhận, phân tích 
một cách có chủ đích để đưa ra những nhận định đúng nhất về đối tượng. 
Kĩ năng quan sát là kĩ năng hết sức cần thiết đối với mọi người đặc 
biệt là đối với giáo viên. Quan sát tốt giúp giáo viên kịp thời phát hiện 
những tình huống trong dạy học và giáo dục học sinh để xử lí, giúp giáo 
viên đánh giá học sinh chính xác, cụ thể. Trong dự giờ, sinh hoạt chuyên 
môn, việc quan sát sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều bài học rút ra từ việc 
học của học sinh, từ những thành công cũng như hạn chế của giáo viên dạy 
minh họa. Để rèn luyện kĩ năng quan sát, giáo viên cần nắm vững: 
Quá trình quan sát bao gồm: 
- Trước khi quan sát: Xác định mục tiêu và lí do quan sát 
- Trong khi sự việc diễn ra (dự giờ): Quan sát và lưu thông tin. 
- Sau khi quan sát: Sử dụng thông tin để phân tích những gì rút ra từ 
sự quan sát. 
Các bước trong quá trình quan sát: 
- Xác định mục tiêu và tiêu chí quan sát 
- Tiến hành quan sát 
- Phân tích và sử dụng những thông tin quan sát được. 
Phát triển kĩ năng quan sát hiệu quả khi dự giờ: 
- Biết quan sát chung, bao quát toàn lớp 
- Quan sát kết hợp lắng nghe, suy ngẫm 
- Quan sát từ nhiều góc độ, khía cạnh 
- Quan sát kết hợp với xử lí thông tin (liên hệ, so sánh các tình 
huống. Ví dụ: tình huống này học sinh học hiệu quả hơn, lí do;tình huống 
khác học sinh học kém hiệu quả, lí do) 
 43 
- Thái độ quan sát tinh tế, ánh mắt trìu mến, vui vẻ, tránh nhìn chằm 
chằm hoặc với thái độ thiếu thiện cảm làm cho giáo viên và học sinh thiếu 
tự nhiên khi hoạt động. 
- Vị trí quan sát, di chuyển hợp lí để không ảnh hưởng đến tâm lí 
cũng như hoạt động học của học sinh. 
Cần quan sát gì? 
- Quan sát quá trình tham gia của học sinh, bao gồm: 
+ Mức độ hứng thú của học sinh với bài học 
+ Mức độ kinh nghiệm của học sinh về nội dung bài học 
+ Động cơ học tập của học sinh 
+ Mức độ khó của bài tập 
- Quan sát mối quan hệ của học sinh (HS-HS, HS-GV, HS-môi 
trường, công cụ học tập) 
Những điều cần quan sát khi học sinh thảo luận nhóm: 
- Các nhóm đã sẵn sàng, tập trung để làm việc chưa, có hiểu yêu cầu 
của giáo viên không? 
- Có nhóm nào không hiểu bài tập, câu hỏi không? 
- Các thành viên trong nhóm tham gia như thế nào? 
- Vai trò của các thành viên trong nhóm 
- Các nhóm làm việc, thảo luận ra sao? 
- Người điều hành nhóm làm việc thế nào? 
- Các nhóm làm việc có cùng tiến độ không? 
- Có nhóm nào xong trước không, có nhóm nào làm ảnh hưởng đến 
nhóm khác không? 
Những điều cần quan sát giáo viên: 
- Cách thức tổ chức hoạt động 
- Cách thức tiếp cận và hỗ trợ cho các nhóm, các cá nhân học sinh 
- Cách sử dụng đồ dùng dạy học 
 44 
- Cách giáo viên tạo cơ hội cho học sinh, thái độ, cử chỉ, giao tiếp 
với học sinh, có làm thay cho học sinh không, biết chờ đợi học sinh hay 
không. 
Một số yếu tố cản trở khả năng quan sát của giáo viên: 
* Đối với người dạy: 
- Quá căng thẳng, chưa thâm nhập bài dạy 
- Chưa biết biểu hiện của học sinh nói lên điều gì (nhìn thấy nhưng 
không nhận ra vấn đề) 
- Chỉ quan tâm đến việc mình làm, không cho rằng quan sát là cần 
thiết. 
* Đối với người dự: 
- Chưa biết nên quan sát điều gì 
- Chọn vị trí quan sát không phù hợp. 
- Sắp xếp bố trí bàn ghế đồng dùng trong phòng học. 
3.1.2. Kĩ năng lắng nghe: 
Đối với giáo viên, kĩ năng lắng nghe hết sức quan trọng. Người giáo 
viên không chỉ biết “nghe bằng tai” còn phải biết “nghe bằng khối óc và 
con tim của mình” bởi vì trong biểu đạt của một người, yếu tố ngôn từ có 
giá trị 7% còn yếu tố phi ngôn từ có giá trị 93% còn lại. 
Một số lưu ý cần thiết để lắng nghe tích cực trong dạy học: 
- Cần tập trung khi nghe 
- Biết giao tiếp bằng mắt, có thái độ khuyến khích đối với người nói. 
- Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm (nếu học sinh có trả lời sai) 
- Biết chờ đợi, không tỏ thái độ nôn nóng, thúc giục. 
Đối với người dự giờ: 
- Cần lắng nghe câu lệnh của giáo viên xem có rõ ràng, mạch lạc, có 
đủ để học sinh hiểu và thực hiện không 
 45 
- Lắng nghe câu trả lời của học sinh, điều này giúp chúng ta biết 
được mức độ hiểu bài và những năng lực mà mỗi học sinh có được. (Ví dụ: 
học sinh trả lời không đầu không đuôi, xảy ra ở nhiều em trong lớp, điều 
này chứng tỏ giáo viên chưa chú ý rèn luyện cho học sinhnếu lắng nghe 
được, giáo viên dự giờ có thể góp ý để giáo viên dạy minh họa và các giáo 
viên khác rút kinh nghiệm). 
- Lắng nghe những tranh luận của học sinh và suy ngẫm vì sao học 
sinh lại tranh luận. 
- Lắng nghe lời giảng, trao đổi của giáo viên với học sinh và xem 
điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh (có giúp học sinh rõ thêm 
vấn đề hay không, có khắc sâu thêm bài học hay không, có khuyến khích 
học sinh học tập hay không, có đánh giá học sinh hay không...hay là những 
câu vu vơ hoặc mắng nhiếc học sinh hoặc những câu sáo rỗng không có ý 
nghĩa và không làm làm thay đổi gì cả.) 
- Không nói chuyện, không nhắc nhở, can thiệp vào các cuộc thảo 
luận của học sinh trong quá trình dự giờ. 
- Biết lắng nghe và ghi chép những thông tin cần thiết cho việc chia 
sẻ trong buổi suy ngẫm, rút kinh nghiệm. 
Một số yếu tố cản trở khả năng lắng nghe của giáo viên: 
- Thiếu tập trung, nói chuyện riêng (có những giáo viên dạy minh 
họa tranh thủ nói chuyện riêng với người dự giờ) 
- Thiếu quan tâm, thiếu kiên nhẫn: Trong khi dự giờ hoặc trong khi 
chia sẽ về bài học, chúng ta thiếu sự quan tâm đến người nói, chỉ tham gia 
để có mặt, điểm danh, không chú trọng ai nói cái gì. Cũng có lúc chúng ta 
cũng không đủ kiên nhẫn chờ đợi khi thấy người nói diễn đạt chưa tốt, dài 
dòng làm bản thân chúng ta chuyển chú ý sang việc khác. 
- Không đặt ra mục tiêu, đối tượng để lắng nghe. Nghe nhưng không 
nhận ra vấn đề gì cả: Trước khi dự giờ, chia sẻ, nhiều giáo viên không đặt 
ra mục tiêu gì, vì vậy rất hạn chế khi lắng nghe. 
 46 
- Nghe nhưng không kịp thời và không biết cách ghi chép lại, cuối 
cùng không nhớmình đã nghe những gì. 
3.1.3. Kĩ năng phản hồi tích cực: 
Trong giao tiếp, phản hồi tích cực cũng là một kĩ năng hết sức quan 
trọng quyết định hiệu quả giao tiếp. Phản hồi tích cực không chỉ giúp 
chúng ta đạt mục tiêu của tình huống giao tiếp mà còn xây dựng hình ảnh, 
uy tín của bản thân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể, đơn vị. 
Trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, phản hồi tích cực 
là yếu tố quyết định thành công của buổi sinh hoạt bởi vì phản hồi tích cực 
sẽ tạo niềm tin, động lực thúc đẩy giáo viên trao đổi, tạo nên sự cởi mở, 
hòa đồng, không khí vui vẻ, thoải mái, ăn khớp, nhịp nhàng để buổi sinh 
hoạt chuyên môn có thể kéo dài trong sự phấn chấn của mỗi giáo viên. Nếu 
không buổi sinh hoạt sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, hoặc dễ dẫn đến cãi vã, to 
tiếng, buổi sinh hoạt nhanh chóng kết thúc trong sự ấm ức của một vài 
người. Vì thế chúng ta mất đi cơ hội học tập lẫn nhau. 
Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có kĩ năng này. Vì vậy, 
mỗi cán bộ quản lí, giáo viên cần phải học hỏi, rèn luyện để có được kĩ 
năng phản hồi tích cực. 
* Yếu tố tích cực trong phản hồi: 
Quan tâm 
Chấp nhận Tin tưởng 
Cởi mở 
 47 
* Cách phản hồi đúng: 
Cụ thể 
Được thúc đẩy 
bởi mong muốn Không phán xét 
giúp đỡ 
 Thẳng thắn Tôn trọng 
* Luôn coi trọng ngƣời đang giao tiếp: 
- Bắt đầu bằng những câu: 
 “Tôi nghĩ thế nàyanh (chị) có ý kiến gì không?” 
 “ Anh (chị) đã làm tốt những điểm Để làm tốt hơn nữa, anh 
chị nên”. Không nên bắt đầu bằng một số lời khen, sau đó dùng từ “tuy 
nhiên” để nói về những khuyết điểm sẽ làm cho đối tượng được góp ý hụt 
hẫng. 
- Trước khi góp ý hạn chế cần nêu những điểm tốt mà đồng nghiệp làm 
được, chia sẽ những cố gắng, nỗ lực, những khó khăn mà đồng nghiệp dã vượt 
qua. 
- Giao tiếp bằng lời: Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của 
mỗi người. Khi chúng ta muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một 
ai đó thì chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp 
mà mình muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn 
sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền 
tải được những thông tin mà mình muốn nói một cách rõ ràng và thu hút sự 
lắng nghe cũng như sự chia sẽ, phản hồi ngược lại của người khác là điều 
mà ai cũng cần học hỏi. 
Trong sử dụng lời nói, cần chú ý: 
+ Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói 
to quá hoặc nói nhỏ quá 
 48 
+ Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để 
tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện. 
+ Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối 
tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ. 
+ Trong khi giao tiếp nên tránh “thao thao bất tuyệt” mà không chú ý 
đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một 
lúc khiến người khác không kịp trả lời. 
+ Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này 
nên lắng nghe chứ không nên “nói bừa”, nghĩa là phải đảm bảo sự thành 
thật và chính xác trong lời nói của mình. 
+ Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn 
trọng ý kiến của người khác. 
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: Chúng ta cần quan sát ngôn ngữ 
của toàn bộ cơ thể từ đầu, thân, tay và chân. Không phải lời nói nào cũng 
thể hiện hết được ý nghĩa của nó, mà cần có sự kết hợp giữa lời nói và cử 
chỉ để giúp cuộc nói chuyện thành công. Chúng ta có thể dễ dàng thấy 
những giáo viên của mình không chỉ đơn thuần là nói mà họ còn kèm theo 
những cử chỉ để làm cho người nghe tập trung, tăng sức thuyết phục của 
cuộc hội thoại. Không nên làm thái quá cuộc nói chuyện bằng việc vung 
tay trong mọi tình huống. Ngoài ra, biểu hiện rung lắc chân cho thấy sự lo 
lắng hay cử chỉ gãi tai, gãi đầu thể hiện sự bối rối, mất tự tin. 
 - Giao tiếp bằng ánh mắt: Chúng ta thường quan niệm rằng giao tiếp 
qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối với 
nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một 
số khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái. Nhìn thẳng vào mắt người 
khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu 
không có thể gây ra sự hiểu nhầm là một sự thách thức với đối phương. Khi 
giao tiếp với nhau, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay căng thẳng khi 
phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm một điểm khác trên mặt của 
họ làm bạn thấy dễ chịu hơn khi nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng 
để cho người bạn đang giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt 
 49 
họ. Như vậy khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối 
tượng giao tiếp. 
Một số biểu hiện không coi trọng người khác nên tránh: 
+ Thể hiện mình hơn hẳn người khác 
+ Cho rằng điều mình nói là hiển nhiên, không cần bàn cãi 
+ Tỏ thái độ bàng quan, không lắng nghe. 
+ Dùng lời lẽ coi thường người khác: “Anh (chị) thì biết gì mà nói, 
cứ làm theo ý tôi là được” 
.. 
 Ngoài những kĩ năng nêu trên, cán bộ quản lí, giáo viên cần học tập, 
bồi dưỡng để bổ sung kiến thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc 
biệt là những kiến thức liên quan đến công việc, nghề nghiệp của mình, rèn 
luện những phẩm chất năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện 
nay. 
Chúc các đồng nghiệp thành công! 
TRƢỞNG PHÕNG GDTH KT. GIÁM ĐỐC 
 (Đã ký) PHÓ GIÁM ĐỐC 
 (Đã ký) 
 Trần Quốc Thắng Trần Thị Hƣơng 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_cap_tieu_hoc.pdf