Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng Công viên Địa chất (Geopark) và các loại hình di sản địa chất ở nước

ta hiện nay còn là một công việc mới mẻ. Cho đến nay, các bài viết liên quan đến

hướng nghiên cứu này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa nhiều. Việc xây dựng

Công viên Địa chất ở khu vực Tam Giang - Bạch Mã và phụ cận ngoài ý nghĩa tạo

một địa điểm tham quan du lịch lý tưởng, còn góp phần bảo vệ các di sản, là hành

động thiết thực để bảo tồn và khai thác tiềm năng của vùng đất Thừa Thiên Huế theo

hướng phát triển bền vững.

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 9000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Sự đa dạng về địa chất, địa mạo và sinh học vùng Tam Giang - Bạch mã: cơ sở xây dựng công viên địa chất cho tỉnh Thừa Thiên Huế
84 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020
SỰ ĐA DẠNG VỀ ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ SINH HỌC 
VÙNG TAM GIANG - BẠCH MÃ: CƠ SỞ XÂY DỰNG 
CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT CHO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Nguyễn Thới Trung,* Vũ Quang Lân**
1. Mở đầu
	Xây	dựng	Công	viên	Địa	chất	(Geopark)	và	các	loại	hình	di	sản	địa	chất	ở	nước	
ta	hiện	nay	còn	là	một	công	việc	mới	mẻ.	Cho	đến	nay,	các	bài	viết	liên	quan	đến	
hướng	nghiên	cứu	này	trên	địa	bàn	tỉnh	Thừa	Thiên	Huế	chưa	nhiều.	Việc	xây	dựng	
Công	viên	Địa	chất	ở	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	ngoài	ý	nghĩa	tạo	
một	địa	điểm	tham	quan	du	lịch	lý	tưởng,	còn	góp	phần	bảo	vệ	các	di	sản,	là	hành	
động	thiết	thực	để	bảo	tồn	và	khai	thác	tiềm	năng	của	vùng	đất	Thừa	Thiên	Huế	theo	
hướng	phát	triển	bền	vững.
*	 Bảo	tàng	Thiên	nhiên	Duyên	hải	miền	Trung.
**	 Liên	đoàn	Bản	đồ	Địa	chất	miền	Bắc.
MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI
Hình 1: Phạm vi nghiên cứu vùng Tam Giang - Bạch Mã. Ảnh: Quang Lân.
Bài	viết	này	nhằm	giới	thiệu	những	nét	đa	dạng,	tiêu	biểu	về	địa	chất,	địa	mạo	
và	sinh	học	ở	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	làm	cơ	sở	khoa	học	cho	
ý	tưởng	xây	dựng	khu	vực	này	thành	một	Công	viên	Địa	chất	ở	tỉnh	Thừa	Thiên	
Huế.	Phạm	vi	nghiên	cứu	khoảng	1.600km2,	bao	gồm	toàn	bộ	diện	tích	các	huyện	
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020 85
Quảng	Điền,	Phú	Vang,	Phú	Lộc,	thành	phố	Huế,	một	phần	diện	tích	các	huyện	
Nam	Đông,	Phong	Điền	và	một	phần	diện	tích	các	thị	xã	Hương	Thủy,	Hương	Trà	
thuộc	tỉnh	Thừa	Thiên	Huế	(Hình 1).
Khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	có	địa	hình	đa	dạng	và	phân	cấp	
rõ	rệt,	từ	núi	rừng,	gò	đồi,	đồng	bằng	duyên	hải,	đụn	cát,	đầm	phá	ven	biển,	biển.	
Nằm	trong	khu	vực	khí	hậu	chuyển	tiếp	giữa	hai	miền	Nam	-	Bắc,	tỉnh	Thừa	Thiên	
Huế	có	địa	hình	đa	dạng	với	nhiều	hệ	sinh	thái	được	đánh	giá	cao	ở	tầm	quốc	tế	là	
hệ	sinh	thái	rừng	mưa	nhiệt	đới	và	hệ	sinh	thái	đầm	phá	nước	lợ	ven	biển.
2. Khái niệm về Công viên Địa chất 
Khái	niệm	Công	viên	Địa	chất	được	phát	 triển	 từ	nhiều	nguồn	khác	nhau	
nhưng	chủ	yếu	từ	các	nước	châu	Âu.	Theo	định	nghĩa	của	UNESCO,	Công	viên	
Địa	chất	(Geopark)	là:	“Một vùng có giới hạn xác định có một hoặc một vài tầm 
quan trọng khoa học, không chỉ riêng về địa chất, mà còn cả các giá trị độc đáo 
về văn hóa, sinh thái và khảo cổ học”. Quan	điểm	về	Công	viên	Địa	chất	 của	
UNESCO	thừa	nhận	mối	quan	hệ	giữa	con	người	-	địa	chất	và	khả	năng	sử	dụng	
khu	di	sản	cho	phát	triển	kinh	tế	bền	vững	[UNESCO:2009].
Mạng	lưới	Công	viên	Địa	chất	Toàn	cầu	(Global	Geoparks	Network	-	GGN)	
của	UNESCO	được	thành	lập	vào	tháng	11/2005	để	bảo	tồn	các	di	sản	địa	chất	của	
Trái	Đất,	cũng	như	để	thúc	đẩy	việc	nghiên	cứu	và	phát	triển	bền	vững	của	các	giá	
trị	cộng	đồng	có	liên	quan	(Tổ	chức	này	thay	thế	cho	Mạng	lưới	Công	viên	Địa	
chất	Toàn	cầu	được	thành	lập	vào	năm	1998).	Việt	Nam	là	thành	viên	của	mạng	
lưới	này	với	hai	di	sản	địa	chất	được	công	nhận	là	Cao	nguyên	đá	Đồng	Văn	(2010)	
và	Công	viên	Địa	chất	Non	Nước	Cao	Bằng	(2018).(*)
3. Các giá trị về địa chất, địa mạo và sinh học khu vực Tam Giang - Bạch 
Mã và phụ cận
Đa	dạng	địa	chất	luôn	được	coi	là	tiêu	chí	quan	trọng	của	một	Công	viên	Địa	
chất	(CVĐC).	Qua	nghiên	cứu	có	thể	thấy	rằng	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	(TG-
BM)	và	phụ	cận	có	tính	đa	dạng	địa	chất	cao,	thể	hiện	sự	đa	dạng	về	cổ	sinh,	địa	mạo,	
cảnh	quan,	cổ	môi	trường,	đá,	địa	tầng,	khoáng	sản,	kiến	tạo	và	lịch	sử	địa	chất
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu khu vực Tam Giang - Bạch Mã và phụ cận
Kết	quả	nghiên	cứu	đã	xác	lập	được	115	di	sản	địa	chất	(DSĐC)	thuộc	08	kiểu	
DSĐC	ở	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	gồm:	cổ	sinh;	địa	mạo,	cảnh	
quan;	cổ	môi	trường;	thạch	học;	địa	tầng;	khoáng	sản;	kinh	tế	địa	chất;	cấu	trúc	kiến	
*	 Ngày	07/7/2020,	UNESCO	đã	thông	qua	Quyết	định	công	nhận	Công	viên	Địa	chất	Đắk	Nông	là	Công	
viên	Địa	chất	Toàn	cầu.	Như	vậy,	Công	viên	Địa	chất	Đắk	Nông	là	Công	viên	Địa	chất	Toàn	cầu	thứ	ba	
ở	Việt	Nam.	BT.
86 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020
tạo,	lịch	sử	tiến	hóa	địa	chất	(Bảng	1).	Tại	một	địa	điểm	có	thể	cùng	tồn	tại	từ	2	kiểu	
DSĐC	trở	lên,	khi	đó	di	sản	sẽ	được	xếp	vào	loại	đặc	trưng,	có	giá	trị	nhất.	Bước	
đầu	phân	cấp	các	DSĐC	như	sau:	cấp	quốc	tế	5,	cấp	quốc	gia	41,	cấp	địa	phương	69.	
Các	DSĐC	này	phân	bố	độc	lập	hoặc	phân	bố	gần	nhau	tạo	thành	các	cụm	DSĐC.
Bảng 1. Tổng hợp số lượng di sản địa chất đã xác lập ở khu vực 
Tam Giang - Bạch Mã và phụ cận
STT Kiểu di sản địa chất Số di sản địa chất
1 Cổ	sinh 3
2 Địa	mạo,	cảnh	quan 64
3 Cổ	môi	trường 12
4 Thạch	học 12
5 Địa	tầng 9
6 Khoáng	sản 6
7 Kinh	tế	địa	chất 3
8 Cấu	trúc	kiến	tạo,	lịch	sử	địa	chất 6
Tổng 115
 Nguồn: Vũ Quang Lân và nnk, 2019, có điều chỉnh.
Về	đa	dạng	sinh	học,	theo	kết	quả	nghiên	cứu	bước	đầu	đã	xác	định	có	5.843	
loài	động,	thực	vật	ở	khu	vực	nghiên	cứu.	Trong	đó,	thực	vật	bậc	cao	2.762	loài,	268	
họ,	7	ngành;	Nấm	346	loài,	134	chi,	55	họ,	28	bộ,	4	lớp,	3	ngành;	Thực	vật	phù	du	347	
loài,	50	họ,	6	ngành;	Động	vật	có	xương	sống	1.167	loài,	214	họ,	50	bộ,	5	lớp;	Côn	
trùng	1.113	loài,	147	họ,	17	bộ;	Thân	mềm	42	loài,	27	giống,	14	họ,	7	bộ;	Giáp	xác	
có	66	loài,	37	giống,	18	họ,	5	bộ	thuộc	các	hệ	sinh	thái	khác	nhau	từ	vùng	rừng	đến	
biển.	Trong	đó,	có	223	loài	đặc	hữu,	191	loài	có	tên	trong	Sách đỏ Việt Nam	(2007),	
92	loài	có	tên	trong	Nghị	định	32/2006/NĐ-CP	[Lê	Nguyễn	Thới	Trung:	2019].	
3.2. Đa dạng về địa chất và sinh học
3.2.1. Đa dạng về cấu trúc địa chất 
Trên	bình	đồ	cấu	trúc	địa	chất	vùng	Bắc	miền	Trung	Việt	Nam,	khu	vực	Tam	
Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	thuộc	3	đơn	vị	cấu	trúc	là:	Đai	tạo	núi	Đà	Nẵng	-	Sê	
Kông,	Đai	tạo	núi	Trường	Sơn	và	Cấu	trúc	tân	kiến	tạo,	đới	sụt	Quảng	Điền	-	Phú	
Vang	[Vũ	Quang	Lân	và	nnk:2019]	(Hình 2).
- Đai tạo núi Đà Nẵng - Sê Kông 
Chiếm	phần	diện	 tích	phía	nam	-	 tây	nam	khu	vực	nghiên	cứu,	 thuộc	đai	
tạo	núi	này	có	các	cấu	trúc:	khối	Bạch	Mã,	khối	Cổ	Bi	-	Hương	Thủy	và	địa	hào	
Hương	Hồ	(Hình 2).
Khối Bạch Mã (I1):	là	cấu	trúc	nâng	mạnh,	chủ	yếu	lộ	các	 ... g nhạt hệ tầng Phú 
Vang ở Điền Hải. Ảnh: Thới Trung.
là	các	trầm	tích	lòng	sông,	bãi	bồi,	bãi	cát	ven	biển...	được	thành	tạo	trong	Holocen	
muộn	đến	hiện	nay	(khoảng	3.000	năm	đến	nay).	Trong	lịch	sử	phát	triển	địa	chất	
khu	vực	nghiên	cứu,	đã	có	5	thời	kỳ	phát	triển	địa	chất	là:	Ordovic	muộn	-	Silur	
sớm,	Devon	 sớm	 (419-393	 triệu	 năm	BP),	Devon	muộn-Carbon	 sớm	 (372-330	
triệu	năm	BP),	Permi	muộn-Trias	sớm	(260-247	triệu	năm	BP)	và	Neogen-Đệ	tứ	
(từ	23	triệu	năm	đến	nay).	
3.2.4. Đa dạng về đá 
Trong	khu	vực	nghiên	cứu	khá	đa	dạng	về	loại	hình	đá,	với	sự	có	mặt	phong	
phú	của	các	loại	đá	magma,	đá	trầm	tích	(Hình 14 -16)	và	trầm	tích	bở	rời.	
Hình 14: Đá granit tạo vòm 
gây biến chất tiếp xúc với đá 
lục nguyên ở đèo La Hy. Ảnh: 
Thới Trung.
Hình 15: Đá gabro ốp lát 
Phú Lộc. Ảnh: Thới Trung.
Hình 16: Đá phiến thạch anh 
- felspat - 2 mica - silimalit hệ 
tầng Long Đại (dưới kính hiển 
vi). Ảnh: Thới Trung.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020 93
-	Đá	magma	gồm	có	granit	hai	mica,	granit	biotit	phức	hệ	Hải	Vân,	granit	
phức	hệ	Bà	Nà	và	đá	gabro	phức	hệ	Phú	Lộc.	
-	Đá	lục	nguyên	bị	biến	chất	yếu	hệ	tầng	Long	Đại;	đá	lục	nguyên	màu	đỏ	
hệ	tầng	Tân	Lâm;	đá	lục	nguyên,	lục	nguyên	xen	carbonat	hệ	tầng	Phong	Sơn;	lục	
nguyên	gắn	kết	yếu	hệ	tầng	Gio	Việt.	
-	Các	loại	đá	biến	đổi,	đá	bị	sừng	hóa	phân	bố	ở	ranh	giới	tiếp	xúc	giữa	đá	
granit	phức	hệ	Hải	Vân	với	đá	lục	nguyên	hệ	tầng	Long	Đại.	
Quan	hệ	xuyên	cắt,	bắt	tù	và	gây	biến	chất	tiếp	xúc	mạnh	mẽ	(tạo	đá	sừng,	đá	
biến	đổi)	của	granit	phức	hệ	Hải	Vân	với	các	đá	hệ	tầng	Long	Đại	(O
3
-S1 lđ) có	thể	
quan	sát	thấy	ở	nhiều	nơi	như	ở	núi	Bạch	Mã	và	vùng	lân	cận.
-	Các	trầm	tích	bở	rời	tuổi	Đệ	tứ,	gồm	cát,	cuội	sỏi,	bột	sét,	sét...
3.2.5. Đa dạng về môi trường cổ sinh thái và cổ sinh vật 
-	Môi	trường	biển	nước	sâu	được	phản	ánh	qua	đặc	điểm	thành	phần	thạch	học,	
đặc	tính	phân	lớp	của	trầm	tích	và	hóa	thạch	graphtolit	có	trong	hệ	tầng	Long	Đại.
-	Môi	trường	bồn	á	lục	địa	được	đặc	trưng	bởi	đặc	điểm	của	các	đá	hệ	tầng	
Tân	Lâm.	
-	Môi	trường	biển	nước	nông,	ven	bờ	trong	cấu	trúc	địa	hào	hẹp	được	phản	
ánh	qua	đặc	điểm	thạch	học	và	cổ	sinh	của	hệ	tầng	Phong	Sơn.	Đặc	biệt	là	ở	khu	
khai	 thác	của	mỏ	đá	Đồng	Lâm,	Văn	Xá	trong	các	lớp	đá	vôi,	xen	sét	vôi	màu	
xám	sẫm	đến	xám	đen	chứa	phong	phú	hóa	 thạch	Cyrtospirifer	 sp.	 (Tay	cuộn),	
Syringoporella sp.	 (San	hô	vách	đáy),	Crinoidea Đốt	 thân	và	Chân	bụng...	 tuổi	
Devon	muộn	-	Carbon	sớm	(D
3
	-	C1)	được	bảo	tồn	tốt	(Hình 17-19).
Hình 17: Hóa thạch Huệ biển 
Laudonomphalus? sp., San 
hô Syringoporida tuổi Devon 
giữa. Ảnh: Quang Lân.
Hình 18: Hóa thạch Tay 
cuộn Yunnanella synplicata 
(Grabau 1931) và di tích Huệ 
biển tuổi Devon giữa-muộn. 
Ảnh: Quang Lân.
Hình 19: Hóa thạch Tay 
cuộn Ptychomaletoechia 
lucida (Veevers 1959) tuổi 
Devon muộn (Famen). Ảnh: 
Quang Lân.
-	Môi	trường	biển	nông	ven	bờ	được	phản	ánh	qua	các	thành	tạo	trầm	tích	và	
cổ	sinh	hệ	tầng	Gio	Việt	tuổi	Neogen	phân	bố	dưới	đồng	bằng	Huế.	
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020
Hình 20: Bản ảnh các mẫu tảo trong Holocen. Ảnh: Quang Lân.
1 2 3
4 5 6
7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020 95
-	Sự	thay	đổi	môi	trường	trầm	tích	liên	quan	với	các	kỳ	biển	tiến,	biển	lùi	
trong	kỷ	Đệ	tứ	được	phản	ánh	qua	thành	phần	trầm	tích	và	các	phức	hệ	cổ	sinh	
chứa	trong	chúng.	Môi	trường	trầm	tích	bãi	biển,	biển	ven	bờ	được	phản	ánh	qua	
các	thành	tạo	cát	biển;	môi	trường	vũng,	vịnh	ven	bờ	biển	được	nhận	biết	qua	các	
trầm	tích	hạt	mịn	chứa	nhiều	vi	cổ	sinh	và	tảo	mặn.	Ở	đồng	bằng	này,	ngoài	cát	
hiện	đại	trên	bãi	biển,	còn	có	3	thế	hệ	cát	biển	phân	bố	từ	rìa	đồng	bằng	ra	biển,	
bao	gồm:	cát	màu	vàng	sẫm	tuổi	Pleistocen	muộn	(Q1
3)	tạo	thềm	biển	bậc	II;	cát	
trắng,	xám	trắng	tuổi	Holocen	sớm	-	giữa	(Q2
1-2)	tạo	thềm	biển	bậc	I	và	cát	xám	
vàng	tuổi	Holocen	giữa	-	muộn	(Q2
2-3)	phân	bố	ở	đê	cát	ven	biển.	Ở	nhiều	nơi	gặp	
các	thành	tạo	cát	này	nằm	phủ	chồng	gối	lên	nhau,	là	minh	chứng	cho	các	thời	kỳ	
biển	tiến,	biển	lùi	khác	nhau	đã	xảy	ra	từ	Pleistocen	muộn	đến	Holocen.	Các	kết	
quả	phân	tích	mẫu	tảo	cũng	xác	nhận	môi	trường	chuyển	tiếp	giữa	lục	địa	-	biển	và	
môi	trường	biển	trong	Holocen	ở	vùng	nghiên	cứu	(Hình 20).
Đặc	biệt	ở	đáy	đầm	Lập	An	có	một	lớp	di	tích	vỏ	Thân	mềm,	Chân	bụng	dày	
tới	5m,	được	tạo	thành	trong	kỳ	biển	tiến	vào	Holocen	sớm	-	giữa.	Đây	là	điểm	di	
sản	cổ	sinh	rất	có	giá	trị	trong	nghiên	cứu	sự	thay	đổi	của	mực	nước	biển	và	lịch	
sử	phát	triển	đồng	bằng	Thừa	Thiên	Huế	trong	Holocen	nói	riêng	và	trong	kỷ	Đệ	
tứ	nói	chung.
3.2.6. Đa dạng về lịch sử phát triển địa chất 
Lịch	sử	phát	triển	địa	chất	khu	vực	TG-BM	và	phụ	cận	phản	ánh	lịch	sử	phát	
triển	của	vỏ	Trái	Đất	ở	khu	vực	này	trong	một	thời	gian	lâu	dài	từ	Ordovic	đến	
Holocen.	Lịch	sử	phát	triển	địa	chất	ở	đây	là	một	bức	tranh	đa	dạng,	phức	tạp	phản	
ánh	những	bối	cảnh	kiến	tạo	khác	nhau,	kết	quả	đã	tạo	nên	những	cấu	trúc	và	các	
thành	tạo	địa	chất	khác	nhau	hiện	còn	tồn	tại	ở	khu	vực	nghiên	cứu.
- Thời kỳ Ordovic muộn - Silur sớm (O3–S1): khu	vực	nghiên	cứu	thuộc	cung	
đảo	“núi	lửa	Long	Đại”.	Phát	triển	các	thành	tạo	lục	nguyên	dạng	flysh,	ít	silic	hệ	
tầng	Long	Đại	(O
3
-S1 lđ).	
- Thời kỳ Devon sớm (D1): phát	triển	các	thành	tạo	lục	nguyên	màu	đỏ	hệ	tầng	
Tân	Lâm	(D1 tl).
Chú	giải	bản	ảnh:	
1.	Nitzschia granulata	Grunow;	2.	Diploneis elliptica	(Kutzing)	Cleve;	
3.	Diploneis interrupta (Kutzing)	Cleve;	4.	Cymbella ventricora	(C.	Agardh)	C.	Agardh;	
5.	Eunotia pectinalis (Kutzing)	Rabenhorst;	6.	Gomphonema longiceps	Ehrenberg;	
7.	Diploneis smithii (Brebisson)	Cleve;	8.	Gomphonema acuminatum	Ehrenberg;	
9.	Achnanthes brevipes C.	Agardh;	10.	Eunotia pectinalis (Kutzing)	Rabenhorst;
11.	Nitzschia cocconeiformis	Grunow;	
12.	Navicula anglica 	Ralfs;	13.	Hantzschia amphioxys	(Ehrenberg)	Grunow;	
14.	Navicula gastrum (Ehrenberg)	Kutzing;	15.	Stauroneis anceps	Ehrenberg;	
16.	Gramatophora marina	(Lyngbye)	Kutzing;	17.	Pinnularia viridis	(Nitzsch)	Ehrenberg.
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020
- Thời kỳ Devon muộn - Carbon sớm (D3-C1):	 thành	 tạo	carbonat	xen	 lục	
nguyên	hệ	tầng	Phong	Sơn	(D
3
-C1 ps)	trong	các	bồn	á	lục	địa	thềm	Việt	-	Lào.	
- Thời kỳ Permi - Trias (P3-T1):	thành	tạo	các	khối	gabro-pyroxenit	phức	hệ	
Phú	Lộc	liên	quan	tới	quá	trình	tạo	núi	Indosini	mà	cụ	thể	là	hoạt	động	hút	chìm	
(kiểu	rìa	lục	địa	tích	cực)	[Trần	Văn	Trị	và	nnk:	2009].	
Sự	hình	thành	các	granit	phức	hệ	Hải	Vân	có	thể	được	cho	là	liên	quan	tới	quá	
trình	va	chạm	giữa	địa	khối	Đông	Dương	với	địa	khu	liên	hợp	Việt-Trung	[Trần	
Văn	Trị	và	nnk:	2009].	Cũng	trong	thời	kỳ	này	có	sự	thành	tạo	leucogranit	phức	hệ	
Bà	Nà,	liên	quan	đến	các	loại	khoáng	sản	đặc	trưng	là	Sn,	W,	Mo,	Au.	Hiện	tại,	có	
điểm	quặng	thiếc	Bến	Tuần	đang	được	khai	thác.	
Hình 21: Mặt cắt thể hiện 5 giai 
đoạn phát triển trầm tích Đệ tứ theo 
tuyến Đàn Nam Giao - Cửa Thuận 
An. Ảnh: Quang Lân.
Hình 22: Mô hình phát triển cấu trúc cộng sinh đê cát - 
đầm phá trong kỳ biển tiến Holocen sớm - giữa (Q2
1-2). 
Ảnh: Quang Lân.
- Thời kỳ Neogen - Đệ tứ (N-
Q):	 có	 sự	 phân	 dị	 về	 chuyển	
động	thẳng	đứng	ở	hai	bên	đứt	
gãy	 Phong	 Điền	 -	 Phú	Vang.	
Phần	 diện	 tích	 phía	 tây	 đứt	
gãy	được	nâng	cao;	phần	diện	
tích	phía	đông	là	hoạt	động	sụt	
lún,	thành	tạo	các	trầm	tích	đa	
nguồn	gốc	gắn	kết	yếu,	bở	rời	
tuổi	Neogen	-	Đệ	tứ	phủ	chồng	trên	các	thành	tạo	cổ	hơn.	Đặc	biệt	là	trong	kỷ	Đệ	
tứ	có	5	giai	đoạn	phát	triển	trầm	tích	gồm:	Pleistocen	sớm	(Q1
1),	Pleistocen	giữa	-	
muộn,	phần	sớm	(Q1
2-3a),	Pleistocen	muộn,	phần	muộn	(Q1
3b),	Holocen	sớm	-	giữa	
(Q2
1-2)	và	Holocen	giữa	-	muộn	(Q2
2-3)	tạo	nên	5	nhịp	trầm	tích	ở	dưới	đồng	bằng	và	
các	bậc	thềm	ở	ven	rìa	đồng	bằng	(Hình 21).	Trong	kỳ	biển	tiến	vào	Holocen	sớm	
-	giữa,	ở	vùng	ven	biển	đã	hình	thành	và	phát	triển	cấu	trúc	cộng	sinh	đê	cát	-	đầm	
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020 97
phá	(Hình 22).	Cấu	trúc	cộng	sinh	này	còn	duy	trì	đến	hiện	nay,	mà	điển	hình	là	cấu	
trúc	cộng	sinh	giữa	hệ	đầm	phá	Tam	Giang	-	Cầu	Hai	và	hệ	đê	cát	chắn	ngoài	đầm	
phá.	Đây	là	dạng	cấu	trúc	rất	đặc	trưng	và	tiêu	biểu	ở	ven	biển	Thừa	Thiên	Huế	nói	
riêng	và	ven	biển	miền	Trung	nói	chung.	
4. Kết luận
1.	Khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	và	phụ	cận	có	tính	đa	dạng	địa	chất,	địa	mạo	
cao;	bao	gồm	đa	dạng	về	cấu	trúc	địa	chất,	địa	mạo	cảnh	quan,	địa	tầng	và	tuổi	thành	
tạo	địa	chất,	đá,	môi	trường	cổ	sinh	thái	và	cổ	sinh	vật,	lịch	sử	phát	triển	địa	chất.	
2.	Trong	khu	vực	này	đã	xác	lập	được	115	DSĐC	thuộc	08	kiểu	DSĐC	là:	cổ	
sinh;	địa	mạo,	cảnh	quan;	cổ	môi	trường;	đá;	địa	tầng;	khoáng	sản;	kinh	tế	địa	chất;	
cấu	trúc	kiến	tạo	và	lịch	sử	tiến	hóa	địa	chất.	
3.	Những	kết	quả	nghiên	cứu	về	đa	dạng	địa	chất,	địa	mạo	và	các	di	sản	khác	
(đa	dạng	sinh	học	và	di	sản	văn	hóa)	ở	khu	vực	TG-BM	và	phụ	cận,	cho	thấy	nơi	đây	
hội	tụ	đủ	những	điều	kiện	tự	nhiên,	kinh	tế	-	xã	hội	để	xây	dựng	một	Công	viên	Địa	
chất	Quốc	gia,	tiến	tới	gia	nhập	Mạng	lưới	Công	viên	Địa	chất	Toàn	cầu.(*)
 L N T T - V Q L
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 De	Weve	P.,	Le	Nechet	Y.	&	Cornee	A	(2006).	Vade-mecum pour l’inventaire du patriomoine 
géologique national.	Mém.	H.S.	Soc.	Géo.	Fr.,	12-162p.
2.	 Lê	Nguyễn	Thới	Trung	(2019).	Báo cáo chuyên đề “Đánh giá đa dạng sinh học, hiện trạng 
khai thác tài nguyên sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Tam Giang - Bạch Mã”. 
Đề	tài	Khoa	học	và	công	nghệ	mã	số	ĐTĐL.CN-05/18.
3.	 Phạm	Huy	Thông	và	nnk	(1997).	Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản 
tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế.	Lưu	trữ	Địa	chất,	Hà	Nội.	
4.	 Trần	Đức	Thạnh,	Lăng	Văn	Kẻng,	Nguyễn	Hữu	Cử	(2009).	Kiểm kê, đánh giá các khu vực, 
đối tượng có giá trị kỳ quan thiên nhiên, di sản tự nhiên ở vùng biển và ven bờ tỉnh Thừa 
Thiên Huế.	Sở	Khoa	học	và	Công	nghệ	Thừa	Thiên	Huế.	
5.	 Trần	Tân	Văn	và	nnk	(2010).	Điều tra, nghiên cứu các Di sản địa chất và đề xuất xây dựng 
Công viên Địa chất ở miền Bắc Việt Nam. Viện	Khoa	học	Địa	chất	và	Khoáng	sản,	Hà	Nội.
6. Trần	Văn	Trị	và	nnk	(2009).	Địa chất và tài nguyên Việt Nam.	Nhà	xuất	bản	Khoa	học	Tự	
nhiên	và	Công	nghệ.	Hà	Nội.
7.	 Trịnh	Ngọc	Chung	(2007).	Quản lý Di sản thế giới ở Việt Nam.	Nhà	xuất	bản	Văn	hóa	dân	
tộc,	Hà	Nội.
8.	 UNESCO	(2009).	Division of Ecological and Earth Sciences.	Global	Geopark	Network.
* Lời	cảm	ơn:	Bài	báo	này	là	kết	quả	nghiên	cứu	đề	tài	khoa	học	và	công	nghệ	“Nghiên	cứu	di	sản	địa	
chất	làm	cơ	sở	khoa	học	để	thành	lập	Công	viên	Địa	chất	Toàn	cầu	ở	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã”,	
mã	số	ĐTĐL.CN-05/18	(Vũ	Quang	Lân	chủ	trì).
98 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (157) . 2020
9.	 Ủy	ban	nhân	dân	tỉnh	Thừa	Thiên	Huế	(2019).	Báo	cáo	tổng	kết “Đề	án	thành	lập	Khu	bảo	tồn	
đất	ngập	nước	Tam	Giang	-	Cầu	Hai”.	Sở	Tài	nguyên	và	Môi	trường	tỉnh	Thừa	Thiên	Huế.
10.	 Vũ	Mạnh	Điển	và	nnk	(1994).	Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ 
lệ 1:50.000 nhóm tờ Nam Đông.	Lưu	trữ	Địa	chất,	Hà	Nội.	
11.	 Vũ	Quang	Lân,	Trần	Quang	Phương,	Bùi	Tiến	Dũng,	Nguyễn	Xuân	Quang	(2019).	“Nghiên	
cứu,	xác	lập	và	phân	loại	di	sản	địa	chất	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã,	tỉnh	Thừa	Thiên	-	
Huế”.	Tạp	chí	Địa chất,	số	368.	Hà	Nội,	tr.	80-89.
TÓM TẮT
Khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	được	biết	đến	với	những	thắng	cảnh	nổi	tiếng	của	vùng	đất	
cố	đô	Huế	như	hệ	đầm	phá	Tam	Giang	-	Cầu	Hai	lớn	nhất	Đông	Nam	Á,	Vườn	Quốc	gia	Bạch	
Mã,	là	nơi	có	nhiều	hệ	sinh	thái	khác	nhau	và	sự	đa	dạng	về	động,	thực	vật	mang	tính	đặc	
trưng,	là	nơi	giao	thoa	của	hai	luồng	khí	hậu	Bắc	và	Nam.	
Theo	kết	quả	nghiên	cứu,	khu	vực	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	có	tính	đa	dạng	địa	chất	cao,	đã	
xác	lập	được	115	di	sản	địa	chất	thuộc	08	kiểu	di	sản	địa	chất	gồm:	cổ	sinh;	địa	mạo,	cảnh	quan;	
cổ	môi	trường;	thạch	học;	địa	tầng;	khoáng	sản;	kinh	tế	địa	chất;	cấu	trúc	kiến	tạo,	lịch	sử	tiến	
hóa	địa	chất.	Bên	cạnh	đó,	tính	đa	dạng	sinh	học	cao	với	5.843	loài	động,	thực	vật	gồm	thực	vật	
bậc	cao	2.762	loài;	Nấm	346	loài;	Thực	vật	phù	du	347	loài;	Động	vật	có	xương	sống	1.167	loài;	
Côn	trùng	1.113	loài;	Thân	mềm	42	loài;	Giáp	xác	66	loài	trong	đó	có	223	loài	đặc	hữu,	191	loài	
quý	hiếm	trong	các	hệ	sinh	thái	khác	nhau	từ	vùng	rừng	đến	biển	và	đầm	phá.	
Bài	báo	này	giới	thiệu	về	sự	đa	dạng	địa	chất,	địa	mạo	và	sinh	học	của	khu	vực	Tam	Giang	
-	Bạch	Mã	làm	cơ	sở	xây	dựng	Công	viên	Địa	chất	Quốc	gia,	tiến	tới	gia	nhập	mạng	lưới	Công	
viên	Địa	chất	Toàn	cầu.
ABSTRACT
GEOLOGICAL, GEOMORPHOLOGICAL AND BIOLOGICAL DIVERSITY OF 
TAM GIANG - BẠCH MÃ AREA: THE BASIS FOR BUILDING A GEOLOGICAL 
PARK IN THỪA THIÊN HUẾ PROVINCE
Tam	Giang	-	Bạch	Mã	area	is	known	for	famous	landscapes	of	the	ancient	Capital	of	Huế	
with	the	system	of	Tam	Giang	-	Cầu	Hai	Lagoon,	 the	 largest	 in	Southeast	Asia,	and	Bạch	Mã	
National	Park,	which	is	home	to	many	ecosystems	and	the	diversity	of	flora	and	fauna,	which	is	
typical	of	two	Northern	and	Southern	climatic	areas.
According	to	the	research	results,	Tam	Giang	-	Bạch	Mã	area	has	high	geological	diversity	
with	has	established	115	geological	heritages	belonging	to	08	types	of	geological	heritage	listed,	
including:	 paleontology;	 geomorphology	 and	 landscape;	 ancient	 environment;	 petrography;	
stratigraphy;	minerals;	 economic	 geology;	 tectonic	 structures	 and	 geological	 history.	 Besides,	
it	 has	 high	 biodiversity	with	 5.843	 flora	 and	 fauna	 species,	 including	 2.762	 species	 of	 higher	
plants;	346	species	of	Mushroom;	347	species	of	Phytoplankton;	1.167	species	of	Vertebrates;	
1.113	species	of	Insect;	42	species	of	Mollusc;	66	species	of	Crustacean	including	223	endemic	
species,	191	rare	species	in	various	ecosystems	ranging	from	forest	area	to	the	sea	and	lagoon.
This	 article	 introduces	 the	 geological,	 geomorphological	 and	 biological	 diversity	 of	Tam	
Giang	-	Bạch	Mã	area	as	a	basis	for	building	a	National	Geological	Park	aims	to	join	The	Global	
Geological	Park	network.

File đính kèm:

  • pdfsu_da_dang_ve_dia_chat_dia_mao_va_sinh_hoc_vung_tam_giang_ba.pdf