So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng

Hai phương pháp thí nghiệm nhanh tại hiện trường nhằm xác định hệ số

thấm thủy lực của đất đá tầng chứa nước bao gồm phương pháp sử dụng

thể tích chiếm chỗ và phương pháp sử dụng khí nén đã được tiến hành trong

các giếng bãi thí nghiệm Đan Phượng nhằm đánh giá, so sánh khả năng áp

dụng. Các phương pháp thí nghiệm được tiến hành lặp lại trên cùng một

giếng và hệ số thấm thủy lực được tính toán theo Hvorslev. Kết quả thí

nghiệm cho thấy hệ số thấm xác định bằng các phương pháp slug test có

tương quan khá chặt chẽ với R2 = 0.93. Nhìn chung, các phương pháp slug

test khắc phục được một số hạn chế của phương pháp hút nước thí nghiệm,

song vẫn còn một số hạn chế nhất định. So sánh 10 tiêu chí cơ bản của

phương pháp thí nghiệm (áp dụng cùng điều kiện và đối tượng thí nghiệm)

cho thấy phương pháp thí nghiệm slug test sử dụng thể tích chiếm chỗ đáp

ứng được 7/10 tiêu chí trong khi phương pháp slug test sử dụng khí nén đáp

ứng được 8/10 tiêu chí

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 1

Trang 1

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 2

Trang 2

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 3

Trang 3

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 4

Trang 4

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 5

Trang 5

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 6

Trang 6

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 7

Trang 7

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 8

Trang 8

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 9

Trang 9

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 5860
Bạn đang xem tài liệu "So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng

So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng
 Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 61, Issue 4 (2020) 57 - 66 57 
Comparison of slug test methods to determine conductivity of Holocen aquifer, Dan Phuong area Thao Bach Nguyen 1,* 
1 Faculty of Geosciences and Geoengineering, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam 
 ARTICLE INFO ABSTRACT 
Article history: Received 15th Jun. 2020 Accepted 23rd July 2020 Available online 31st Aug. 2020 
Two different slug test methods including: i) slug test using the standard 
slug rod and ii) pneumatic slug test are conducted in different well/depth 
in Danphuong field site for a comparative analysis. These methods are 
examined at least 3 times for each well to estimate hydraulic 
conductivities by using Hvorslev. The results show correlation between 
two slug test methods is very hight with R2 = 0,93. Slug tests methods have 
several advantages and also disadvantage compare to each other. 
Practical considerations of performing the tests in real life settings are 
also considered in the method comparison. The slug-rod method meets 
7/10 criterions while pneumatic slug test satisfy 8/10 criterions. Copyright © 2020 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved. 
Keywords: Dan Phuong, Hydraulics conductivity, Porous aquifer, PST, Slug test experiments. 
_____________________ 
*Corresponding author 
E - mail: nguyenbachthao@humg.edu.vn DOI: 10.46326/JMES.2020.61(4).06 
58 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 61, Kỳ 4 (2020) 57 - 66 
So sánh các phương pháp thí nghiệm slug test trong xác định hệ số thấm cho tầng Holocen vùng Đan Phượng Nguyễn Bách Thảo 1 ,* 
1 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 
 THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Quá trình: Nhận bài 15/06/2020 Chấp nhận 23/07/2020 
Đăng online 31/08/2020 
 Hai phương pháp thí nghiệm nhanh tại hiện trường nhằm xác định hệ số 
thấm thủy lực của đất đá tầng chứa nước bao gồm phương pháp sử dụng 
thể tích chiếm chỗ và phương pháp sử dụng khí nén đã được tiến hành trong 
các giếng bãi thí nghiệm Đan Phượng nhằm đánh giá, so sánh khả năng áp 
dụng. Các phương pháp thí nghiệm được tiến hành lặp lại trên cùng một 
giếng và hệ số thấm thủy lực được tính toán theo Hvorslev. Kết quả thí 
nghiệm cho thấy hệ số thấm xác định bằng các phương pháp slug test có 
tương quan khá chặt chẽ với R2 = 0.93. Nhìn chung, các phương pháp slug 
test khắc phục được một số hạn chế của phương pháp hút nước thí nghiệm, 
song vẫn còn một số hạn chế nhất định. So sánh 10 tiêu chí cơ bản của 
phương pháp thí nghiệm (áp dụng cùng điều kiện và đối tượng thí nghiệm) 
cho thấy phương pháp thí nghiệm slug test sử dụng thể tích chiếm chỗ đáp 
ứng được 7/10 tiêu chí trong khi phương pháp slug test sử dụng khí nén đáp 
ứng được 8/10 tiêu chí. © 2020 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Đan Phượng, Hệ số thấm, PST, Tầng chứa nước lỗ hổng, Thí nghiệm slug test. 
1. Mở đầu Hệ số thấm (K) là thông số quan trọng nhất của tầng chứa nước, cho phép đánh giá lượng nước chảy qua một diện tích mặt cắt của tầng chứa nước cũng như tính toán vận tốc dịch chuyển của dòng chảy hay của chất nhiễm bẩn trong nước dưới đất. 
Cho đến nay, hệ số thấm K của tầng chứa nước 
được xác định chủ yếu thông qua: i) các công thức kinh nghiệm, bảng tra; ii) thí nghiệm trong phòng và iii) thí nghiệm ngoài hiện trường, bao gồm thí nghiệm hút nước (hút đơn, hút chùm, hút nhóm, 
hút giật cấp,), thí nghiệm ép nước/đổ nước trong giếng khoan/hố đào (Đoàn Văn Cánh, 2002) và các thí nghiệm slug test. Các dạng công tác thí nghiệm hút nước, ép 
nước dựa trên nguyên lý sử dụng các thiết bị bơm lấy ra hoặc đưa vào tầng chứa nước một lưu lượng 
nước xác định nhằm mục đích làm hạ thấp hoặc dâng cao mực nước, số liệu quan sát hạ thấp mực 
nước theo thời gian cho phép tính toán chính xác hệ số thấm của tầng chứa nước và các thông số địa chất thủy văn (ĐCTV) khác, được quy định cụ thể trong Thông tư 08/2015/TT-BTNMT (Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, 2015). Phương pháp bơm 
hút nước thí nghiệm là phương pháp thí nghiệm ngoài trời có tính chính xác cao nhất, xác thực nhất với điều kiện thực tế của tầng chứa nước. Tuy 
_____________________ 
* Tác giả liên hệ 
E - mail: nguyenbachthao@humg.edu.vn DOI: 10.46326/JMES.2020.61(4).06 
 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 59 nhiên, hạn chế của các phương pháp đó là kinh phí thực hiện lớn, đòi hỏi nhiều vật tư, trang thiết bị, nhân công, thời gian thí nghiệm kéo dài, có thể gây 
ra các tác động tiêu cực đến môi trường như ảnh 
hưởng đến hoạt động khai thác của các giếng xung quanh, gây nhiễm bẩn, xâm nhập mặn, sụt lún mặt 
đất,... Đặc biệt, không thể tiến hành trong các lỗ khoan nằm trong tầng có hệ số thấm nhỏ, lưu 
lượng cung cấp cho lỗ khoan thấp. Ngoài ra, trong rất nhiều trường hợp cụ thể như gần các công trình thủy lợi (đê, đập,), gần các nguồn nhiễm bẩn, nhiễm mặn (bãi rác, nghĩa trang, vùng ven biển,) thì các dạng công tác này không được phép tiến hành do nguy cơ gây tác động tiêu cực 
đến công trình và môi trường. 
Các phương pháp thí nghiệm trong phòng như thí nghiệm cột thấm hoặc máng thấm cũng cho phép xác định thông số ĐCTV các loại đất đá bở rời 
trong trường hợp không thể tiến hành hút nước thí nghiệm (Phạm Quý Nhân, 2008; Nguyễn Bách Thảo, 2005, 2011, 2019). Các phương pháp trong phòng có chi phí thấp, thời gian thí nghiệm ngắn, 
không gây các tác động đến môi trường. Tuy 
nhiên, các phương pháp này có hạn chế là chỉ xác 
định thông số cho thể tích mẫu được thí nghiệm 
(thường là mẫu không nguyên trạng) nên không 
đặc trưng cho toàn bộ tầng chứa nước trong điều kiện tự nhiên, đặc biệt đối với các tầng chứa nước 
không đồng nhất. Các thí nghiệm slug test là phương pháp thí nghiệm nhanh, chi phí thấp, cho phép xác định sơ bộ hệ số thấm thủy lực (K) hoặc hệ số dẫn nước 
của tầng chứa nước dựa vào số liệu quan trắc thay 
đổi mực nước khi đưa vào lỗ khoan một thể tích chiếm chỗ hay thể tích  ... ước. Hệ số thấm K sẽ được tính toán dựa vào số liệu hồi phục mực nước trong lỗ khoan. Bộ dụng cụ thí nghiệm slug test sử dụng khí nén. Dụng cụ cần chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm là dụng cụ bơm trên mặt đất để tạo áp lực khí xuống giếng với áp lực khí đã được tính toán nhằm mục đích hạ thấp mực nước trong giếng đến một chiều sâu hợp lý, sau đó tiến hành xả khí đột ngột 
Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm Slug test sử dụng thanh chiếm chỗ: 
Thả thanh slug vào lỗ khoan làm dâng cao mực nước (a) và thí nghiệm rút thanh slug ra khỏi lỗ khoan 
làm hạ thấp mực nước (b) (Nguyễn Bách Thảo, 2007). 
62 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 
nhằm thoát hết khí trong giếng đưa áp lực trong giếng trở về điều kiện thường và theo dõi quá trình hồi phục mực nước. Bộ dụng cụ được chế tạo phải đáp ứng được yêu cầu kín khí hoàn toàn, có khả năng hiển thị áp lực khí trong giếng: + 01 bộ dụng cụ thí nghiệm PST; 
+ 01 bơm tay hoặc bơm khí nén; 
+ 01 dây đo mực nước; + 02 levelloger; 01 barologger; máy tính xách tay; 
+ 01 đồng hồ bấm giờ và sổ sách ghi chép. Trình tự thí nghiệm slug test sử dụng khí nén: - Đo đạc và tìm hiểu cấu trúc lỗ khoan (chiều sâu lỗ khoan, vị trí ống lọc, đường kính ống chống, 
đường kính ống lọc, đường kính lớp cuội sỏi lọc, chiều cao cột nước trong lỗ khoan, vị trí mực nước tĩnh so với giới hạn trên của ống lọc); - Đặt các dụng cụ đo mực nước tự động (transducer, logger, diver) xuống chiều sâu tính toán sao cho luôn nằm dưới mực nước hạ thấp khi thí nghiệm; - Đo và đánh dấu mực nước tĩnh bằng dây đo mực nước; - Sử dụng máy nén khí đưa khí vào lỗ khoan với áp suất đã tính toán nhằm hạ thấp mực nước một khoảng 3÷4 m và khống chế áp suất ổn định trong 30 giây; - Dừng máy nén khí đồng thời xả nhanh khí tại van xả để lượng khí trong lỗ khoan thoát ra bên ngoài, mực nước trong lỗ khoan sẽ hồi phục về mực nước ban đầu, số liệu quan trắc mực nước sẽ 
được ghi tự động bằng đầu đo. - Kết thúc thí nghiệm. Các thông số đo đạc được trong quá trình thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 2. 
3.3. Chỉnh lý tài liệu thí nghiệm 
Chỉnh lý tài liệu thí nghiệm cho cả hai phương pháp slug test sử dụng thanh chiếm chỗ và khí nén 
được tiến hành theo quy định ATSM 4104. 
Phương pháp tính toán đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đề xuất cho từng loại tầng chứa 
nước, đối với tầng chứa nước không áp đang áp dụng phổ biến theo phương trình Hvorslev (1951) như sau: ܭ = ௥మ௟௡ቀಽೃቁ
ଶ௅ య்ళ
 (1) 
Trong đó: 
K - Hệ số thấm thủy lực (m/ng); 
R - Bán kính ống lọc (m); 
L - Chiều dài ống lọc (m); 
R - Bán kính lỗ khoan bao gồm cả sỏi chèn (m); 
T 37 - Thời gian để mực nước hồi phục 37%. Phạm vi áp dụng của phương trình trên khi 
L/r > 8. 
4. Kết quả và thảo luận Tại bãi thí nghiệm khu vực Đan Phượng, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn và tiến hành thí nghiệm slug test sử dụng khí nén (PST) tại 4 lỗ khoan trong số 200 lỗ khoan đã được tiến hành thí nghiệm slug test sử dụng thanh chiếm chỗ (Nguyễn Bách Thảo, 2007). Các lỗ khoan đều có 
đường kính 60 mm nhưng có chiều sâu khác nhau trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (Hình 4), mỗi lỗ khoan tiến hành thí nghiệm 3 lần để đánh giá mức độ sai số giữa các lần thí nghiệm và tính toán hệ số thấm trung bình. Số liệu được đo đạc bằng các thiết bị đo mực nước tự động được cài 
đặt tần suất ghi 1 lần/giây. Các lỗ khoan thí nghiệm có chiều sâu không lớn, từ 16÷18,5 m, mực nước tĩnh nằm nông, cách 
Hình 4. Tuyến mặt cắt dọc các lỗ khoan lựa 
chọn thí nghiệm slug test. 
Chiều sâu (m) Mô tả 0÷2,2 Sét màu nâu+ cát mịn 2,2÷4,5 Cát mịn màu xám +sét 4,5÷6,5 Cát mịn màu xám 6,5÷9,8 Cát mịn màu xám 9,8÷11,0 Cát hạt trung đến mịn 11,0÷12,0 Cát hạt trung 12,0÷13,2 Cát hạt thô và sỏi 
Bảng 1. Mô tả thạch học tại lỗ khoan LK24. 
 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 63 
mặt đất khoảng 5 m, đất đá có tính thấm nước tốt (Hình 4). Sơ đồ lắp đặt thiết bị thí nghiệm và các số liệu thí nghiệm được thể hiện trong Hình 5. Kết quả thí nghiệm được xử lý và tính toán theo công thức của Hvorslev đã được xây dựng sẵn trên phần mềm Aquifer Test. Các thông số đo đạc được trong quá trình thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 3. So sánh kết quả thí nghiệm hệ số thấm K bằng 
phương pháp slug test sử dụng thanh chiếm chỗ và sử dụng khí nén (PST) cho thấy kết quả xác 
định hệ số thấm giữa hai phương pháp là phù hợp, hệ số tương quan tương đối chặt R2 = 0,93 (Hình 6). 
5. Kết luận Nghiên cứu này so sánh, đánh giá khả năng 
ứng dụng các phương pháp thí nghiệm slug test trong nghiên cứu tính thấm của đất đá tầng chứa 
nước. Kết quả thí nghiệm slug test bằng khí nén cho thấy hệ số thấm tính toán được giữa các lần 
thí nghiệm tại 04 lỗ khoan là không đáng kể. Sai số giữa 3 lần thí nghiệm tại mỗi lỗ khoan bằng 
phương pháp PST đều dao động trong khoảng biến thiên của giá trị hệ số thấm xác định bằng 
phương pháp slug test sử dụng thanh chiếm chỗ tại 200 lỗ khoan và tài liệu hút nước thí nghiệm chùm, biến đổi 0,2 x 10-4÷8 x 10-4 với hệ số thấm trung bình đạt 3,6 x 10-4 (Nguyễn Bách Thảo, 2007; Flemming và nnk., 2008). So sánh hệ số thấm trung bình của 3 lần thí nghiệm bằng 
phương pháp PST và phương pháp sử dụng thanh chiếm chỗ cho thấy hệ số thấm xác định bằng hai phương pháp trên là phù hợp với nhau, hệ số tương quan R2 đạt 0,93. Điều đó chứng tỏ sự tin cậy của cả hai phương pháp thí nghiệm slug test. Nhìn chung, các phương pháp thí nghiệm slug test tiên tiến và tin cậy để xác định hệ số thấm của tầng chứa nước. Các phương pháp này có những 
ưu, nhược điểm như sau: 
Ưu điểm: - Bộ dụng cụ rất nhỏ gọn, dễ dàng chế tạo bằng các vật liệu sẵn có trên thị trường với giá thành 
Thông số Ký hiệu Đơn vị Lỗ khoan K19 K21 K24 K30 Bán kính ống chống rc mm 30 30 30 30 Bán kính ống lọc rw mm 45 45 45 45 Chiều dài ống lọc d m 0,5 0,5 0,5 0,5 
Ống lọc cách đáy X m 0,3 0,3 0,3 0,3 Chiều dài của giếng trong tầng chứa nước b m 8,0 9,2 11,3 14,5 Bề dày tầng chứa nước D m 17,4 18,6 18,0 16,5 Chiều cao cột nước thấp nhất (so với level logger) Hm m 2,71 0,53 2,91 1,32 Chiều cao cột nước ban đầu (so với level logger) Ho m 4,72 5,00 5,00 5,00 Áp suất khí nén P kg/cm2 0,3 0,3 30 0,3 
Bảng 2. Các thông số đo đạc phục vụ tính toán khi tiến hành thí nghiệm PST. 
 Số hiệu lỗ khoan Chiều sâu ống lọc (m) Hệ số thấm xác định bằng thí nghiệm PST Theo Slugtest Lần 1 Lần 2 Lần 3 Ktb K19 11,0 4,29 4,46 4,13 4,29 3,31 K21 12,7 2,53 2,66 2,57 2,58 1,33 K24 13,0 4,29 4,63 4,70 4,54 4,03 K30 10,6 2,51 2,41 2,46 2,46 1,87 
Bảng 3. Các thông số đo đạc phục vụ tính toán khi tiến hành thí nghiệm PST(1): Các kết quả thí nghiệm 
Slugtest đã được thực hiện bởi dự án VietAs (Nguyễn Bách Thảo, 2007). 
64 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 
hợp lý, có thể tháo rời và lắp ráp bộ dụng cụ ngay tại hiện trường, phục vụ công tác đo vẽ ĐCTV; - Thao tác thí nghiệm đơn giản, chi phí thực hiện thí nghiệm thấp hơn nhiều so với các dạng thí nghiệm khác, phù hợp với mức độ nghiên cứu đơn giản; - Thời gian thí nghiệm nhanh nên có thể tiến 
hành được nhiều thí nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn; - Phù hợp với những lỗ khoan trong vùng có 
nguy cơ nhiễm bẩn/nhiễm mặn hoặc lỗ khoan 
trong các công trình thủy lợi do không lấy nước ra khỏi tầng chứa nước phải tính toán hệ thống thoát 
nước khi tiến hành thí nghiệm,; - Thích hợp với các trường hợp lỗ khoan có 
đường kính nhỏ (lỗ khoan quan sát, thí nghiệm) không thể thiết kế lắp đặt máy bơm; - Thí nghiệm slug test sử dụng khí nén phù hợp với hầu hết các tầng chứa nước, đặc biệt là các tầng chứa nước thành phần cát có tính thấm lớn do khả 
năng khống chế mực nước biến đổi, trong khi slug test sử dụng thanh chiếm chỗ chỉ phù hợp với tầng chứa nước có hệ số thấm nhỏ hơn 10-3 m/s (Kruseman, 1994). 
Nhược điểm: - Chỉ đánh giá được một vùng nhỏ của tầng chứa nước liền kề với lỗ khoan; - Chỉ tính toán cho các vị trí của tầng chứa nước mà tại đó lỗ khoan được bố trí ống lọc; - Kết quả tính toán có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi vật liệu cát, sỏi chèn của lỗ khoan tại vị trí đặt 
ống lọc; - Phương pháp sử dụng thanh chiếm chỗ không thực hiện được với những lỗ khoan không thẳng 
trong khi phương pháp sử dụng khí nén không áp dụng được cho các lỗ khoan hở do sự cố, lỗi kết 
Hình 6. Hệ số tương quan giữa thí nghiệm slug 
test sử dụng thanh chiếm chỗ và PST. 
y = 1.0966x - 1.1676
R² = 0.9307
0
1
2
3
4
5
0 1 2 3 4 5
 a) b) 
Hình 5. Sơ đồ lắp đặt thiết bị PST: (a) - Các thông số cần đo đạc; (b) - Khi tiến hành thí nghiệm PST. 
(r: Bán kính ống lọc; R: bán kính lỗ khoan; L: Chiều dài của ống lọc; 
t37: Thời gian để mực nước hồi phục 37% so với mực nước ban đầu) 
 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 65 
cấu hoặc có các đoạn ống lọc nằm trên mực nước tĩnh. 
So sánh các tiêu chí cơ bản khi tiến hành thí nghiệm xác định hệ số thấm K bằng hai phương 
pháp được tổng hợp trong Bảng 4. Với các ưu, nhược điểm trên, nhóm tác giả đề xuất cần có các nghiên cứu chi tiết hơn, áp dụng cho nhiều loại tầng chứa nước với các cấp đường kính khác nhau. Bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng bộ Quy trình kỹ thuật cho phương pháp thí nghiệm slug test sử dụng khí nén trước khi áp dụng vào các nghiên cứu trong ĐCTV, địa chất công trình và địa chất thủy văn mỏ. 
Lời cảm ơn Tác giả bài báo xin cảm ơn Trường Đại học Mỏ-
Địa chất đã hỗ trợ kinh phí cho đề tài cấp cơ sở T18-32. 
Tài liệu tham khảo American Society of Standards and Methods (ASTM), (2007). D7242 Standard Practice for Field Pneumatic Slug Test; D4044. American Society of Standards and Methods (ASTM), (1991). Standard Test Method (Field 
Procedure) for Slug Tests for Determining 
Hydraulic Properties of Aquifers, v. 04.08. Butler, James J. Jr., (1998). The Design, Performance, and Analysis of Slug Tests: Lewis 
Publishers, Boca Raton, p. 252. Bouwer, H. and Rice, R. C., (1976). A slug test method for determining hydraulic conductivity of unconfined aquifers with completely or partially penetrating wells: 
Water Resources Research, Vol. 12, No. 3, page 423-428. 
Chỉ tiêu đánh giá Slugtest sử dụng thanh chiếm chỗ Slugtest sử dụng khí nén Tiêu chí đánh giá Bộ thiết bị nhỏ gọn, dễ chế tạo, vận chuyển Trọng lượng bộ thiết bị dưới 10kg Thời gian thí nghiệm đơn giản, nhanh chóng Dưới 30 phút Chi phí xây chế tạo bộ dụng cụ thí nghiệm thấp Dưới 5 triệu đồng Áp dụng cho các lỗ khoan đơn, 
đường kính nhỏ không thể tiến hành 
hút nước thí nghiệm Thí nghiệm cho các lỗ khoan đường kính dưới 60mm Áp dụng cho các khu vực nhạy cảm với môi trường (nhiễm bẩn, nhiễm mặn) hoặc gần công trình thủy lợi Không gây các tác động môi trường khi tiến hành thí nghiệm Áp dụng cho các lỗ khoan kết cấu không thẳng Đảm bảo đưa được các dụng cụ thí nghiệm xuống lỗ khoan Áp dụng cho các lỗ khoan hở, ống lọc treo Đảm bảo không rò rỉ khí ra bên ngoài Áp dụng cho tầng chứa nước có hệ số thấm >10-3 m/s Theo Kruseman (1994) Trên thế giới đã có Quy chuẩn, quy phạm,... Đã được công nhận và áp dụng rộng rãi 
Ở Việt Nam đã có TCVN, quy phạm,... Đã được công nhận và áp dụng rộng rãi Tổng hợp 10 tiêu chí Đạt 7/10 Đạt 8/10 
Bảng 4. So sánh và đánh giá khả năng áp dụng của các phương pháp slugtest. 
66 Nguyễn Bách Thảo/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(4), 57 - 66 
Đoàn Văn Cánh, Bùi Học, Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Kim Ngọc, (2002). Các phương pháp 
điều tra Địa chất thủy văn. Nhà xuất bản Giao 
thông vận tải, Hà Nội. Flemming Larsen, Pham Quy Nhan, Nguyen Bach Thao, (2008). Controlling geological and hydrogeological processes in an arsenic contaminated aquifer on the Red River flood plain, Vietnam. Applied Geochemistry, 23, 3099-3115. Fetter, Charles W, (1994). Applied Hydrogeology, Third Edition. Prentice-Hall, Inc. Upper Saddle River. Greene, E.A., and Shapiro, A.M, (1995). Methods of conducting air-pressurized slug tests and computation of type curves for estimating transmissivity and storativity: U.S. Geological 
Survey Open. Hvorslev, M. J., (1951). Time Lag and Soil Permeability In Ground-Water Observations, U.S. Army Corps of Engineers Waterways 
Experimentation Station, Corps of Engineers, U.S. Army, Bulletin No. 36, page 1-53. Kruseman , G.P and De Ridder, N.A, (1994). Analysis amd Evaluation of Pumping test Data, 
International Institute for Land Reclamation 
and Improvement, Netherland. ILRI Publication 47, page 237-282. Nguyễn Bách Thảo, Phạm Quý Nhân, Flemming Larsen, (2007). Xác định hệ số thấm bằng thí nghiệm slug test trong lỗ khoan đường kính nhỏ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa Chất, số 20. 
Nguyễn Bách Thảo, Đặng Đình Phúc, (2006). Ứng dụng thí nghiệm đổ muối trong phòng để tính toán các thông số Địa chất thủy văn. Tuyển tập 
báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 17, Trường 
Đại học Mỏ - Địa chất, quyển 3, trang 185-192. Nguyễn Bách Thảo, (2019). Nghiên cứu ứng dụng bộ thiết bị slug test sử dụng khí nén 
(pneumatic slug test) xác định hệ số thấm của tầng chứa nước lỗ hổng và trầm tích đáy sông. 
Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc Địa kỹ 
thuật và xây dựng phục vụ phát triển bền vững, 
VIETGEO 2019, 10/2019, Vĩnh Long, 349-353. Nguyễn Bách Thảo, (2007). Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất bằng thí nghiệm thấm rỉ (seepage) của đáy sông. Đề tài 
NCKH cấp Cơ sở mã số T2007-39, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nguyễn Bách Thảo, (2011). Nghiên cứu, xác định mối tương quan giữa hệ số thấm và hệ số dẫn 
nước theo thí nghiệm thấm ngoài trời và thí nghiệm máng thấm trong phòng, lấy ví dụ vùng 
Đan Phượng, Hà Nội. Mã số: B2010-02-84; Bộ 
Giáo dục và Đào tạo. 137 trang. Nguyễn Minh Lân, (2012). Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước sông và nước dưới đất, đề xuất hệ 
phương pháp xác định trữ lượng khai thác 
nước dưới đất vùng ven sông Hồng từ thị xã 
Sơn Tây đến Hưng Yên. Mã số: TNMT.02.33; Đề 
tài Cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường. 203 trang. Phạm Quý Nhân, Nguyễn Bách Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2007). Thí nghiệm cột thấm 
trong xác định các thông số Địa chất thủy văn phục vụ nghiên cứu dịch chuyển. Tạp chí Địa kỹ 
thuật, số 03-2007, trang 58-65. 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_cac_phuong_phap_thi_nghiem_slug_test_trong_xac_dinh.pdf