Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9

Trong bộ Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, phân môn Tập làm văn được

biên soạn trên cơ sở vận dụng lí thuyết văn bản, nên việc dạy và học phân môn

này đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó, việc dạy Tập làm văn đã rất chú

trọng dạy tạo lập đoạn văn, bởi vì nó là một bộ phận của toàn văn bản. Một văn

bản được tạo thành từ nhiều đoạn văn, do đó học sinh sẽ không thể thực sự viết

được một bài văn nếu trước hết không tập trung viết từng đoạn cho tốt.

Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7 với các bài khái quát

về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích. Lớp 8 học tiếp

văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm,

tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận.

Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lí, nhằm phát biểu các nhận định, tư

tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, thuyết phục mọi người tin theo mà có thái

độ, hành động đúng trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận tốt,

người ta phải có quan điểm, chủ kiến rõ ràng. Đó là những quan điểm, chủ kiến

tích cực, phỉa hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống cộng

đồng thì mới có ý nghĩa. Trong chương trình lớp 9, các em học văn nghị luận xã

hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư

tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn

trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Nghị luận văn học đòi hỏi học sinh

phải trình bày được những nhận xét và đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện,

cốt truyện, tính cách nhân vật hoặc cảm thụ, nhận xét, đánh giá về cái hay, cái

đẹp của một đoạn thơ hoặc bài thơ. Thông thường, những nhận xét đánh giá này

được trình bày thành luận điểm khái quát cho toàn bài, sau đó phải phân tích

luận điểm khái quát đó thành các luận điểm cụ thể hơn tương ứng với các đoạn

văn. Bởi vậy nếu không có kĩ năng viết đoạn văn thì bài văn của các em rất dễ

rơi vào rơi rạc, lan man, thiếu tính lô-gic, hệ thống.

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang minhkhanh 03/01/2022 4040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................... 1 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 2 
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ............................................ 2 
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 
ĐỀ...................................................................................................................... 3 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT 
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 .................. 3 
1. Khái niệm đoạn văn .................................................................................... 3 
2. Kết cấu của đoạn văn .................................................................................. 3 
2.1. Câu chủ đề của đoạn văn: .................... Error! Bookmark not defined. 
2.2. Cách trình bày nội dung đoạn văn: Để trình bày nội dung một đoạn 
văn, người viết cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. ................. 4 
2.3. Liên kết câu trong đoạn văn: ................................................................ 4 
II. THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 9 
QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA ....................................................................... 6 
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......................................................... 7 
1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh .......................... 7 
1.1. Khái niệm: ........................................................................................... 7 
1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng ............... 7 
2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn ................................. 8 
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập qua các dạng bài tập ............. 12 
3.1. Dạng bài tập nhận biết: ...................................................................... 12 
3.2. Dạng bài tập thông hiểu và vận dụng ................................................. 15 
3.2.1. Viết câu chủ đề cho đoạn văn...................................................... 15 
3.2.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn .................................. 18 
3.2.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề ..................................... 20 
3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêu 
cầu về liên kết câu, ngữ pháp ................................................................ 22 
IV. KẾT QUẢ .............................................................................................. 24 
1/ Đối với học sinh: .................................................................................. 24 
2/ Đối với giáo viên: ................................................................................. 25 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................... 26 
1. Kết luận .................................................................................................... 26 
2. Đề xuất và khuyến nghị ............................................................................ 26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
1/26
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận 
 Trong bộ Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, phân môn Tập làm văn được 
biên soạn trên cơ sở vận dụng lí thuyết văn bản, nên việc dạy và học phân môn 
này đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó, việc dạy Tập làm văn đã rất chú 
trọng dạy tạo lập đoạn văn, bởi vì nó là một bộ phận của toàn văn bản. Một văn 
bản được tạo thành từ nhiều đoạn văn, do đó học sinh sẽ không thể thực sự viết 
được một bài văn nếu trước hết không tập trung viết từng đoạn cho tốt. 
 Dạng văn nghị luận các em cũng được học từ lớp 7 với các bài khái quát 
về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích. Lớp 8 học tiếp 
văn nghị luận, về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, 
tự sự và miêu tả. Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. 
Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lí, nhằm phát biểu các nhận định, tư 
tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, thuyết phục mọi người tin theo mà có thái 
độ, hành động đúng trước một vấn đề đặt ra. Do đó, muốn làm văn nghị luận tốt, 
người ta phải có quan điểm, chủ kiến rõ ràng. Đó là những quan điểm, chủ kiến 
tích cực, phỉa hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống cộng 
đồng thì mới có ý nghĩa. Trong chương trình lớp 9, các em học văn nghị luận xã 
hội (nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư 
tưởng đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn 
trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Nghị luận văn học đòi hỏi học sinh 
phải trình bày được những nhận xét và đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, 
cốt truyện, tính cách nhân vật hoặc cảm thụ, nhận xét, đánh giá về cái hay, cái 
đẹp của một đoạn thơ hoặc bài thơ. Thông thường, những nhận xét đánh giá này 
được trình bày thành luận điểm khái quát cho toàn bài, sau đó phải phân tích 
luận điểm khái quát đó thành các luận điểm cụ thể hơn tương ứng với các đoạn 
văn. Bởi vậy nếu không có kĩ năng viết đoạn văn thì bài văn của các em rất dễ 
rơi vào rơi rạc, lan man, thiếu tính lô-gic, hệ thống. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Cấu trúc của đề thi học kì và đề thi tuyển sinh vào 10 trong những năm gần 
đây đòi hỏi các em phải viết đoạn văn là khá lớn. Điểm số cho những câu hỏi 
yêu cầu viết đoạn văn tương đối cao so với tổng điểm toàn bài (từ 3 đến 5 điểm). 
Hướng dẫn cách viết đoạ ... . “dan tay” 
tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng 
khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu 
nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng. Đoạn thơ hay bởi đã 
sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình. 
 Bài tập 2: Phân tích 6 câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” bằng 
đoạn văn diễn dịch, có sử dụng cách lập luận so sánh. 
Gợi ý 
Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài 
nét chấm phá nhưng rất đặc sắc. Từ “mọc” được đặt ở đầu câu - nghệ thuật đảo 
ngữ nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ sự khoẻ khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, 
sự vươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ có 
một bông hoa thôi nhưng không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông 
hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân.Với gam màu hài 
hoà dịu nhẹ tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông (dòng sông Hương) hòa 
cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến 
rũ. Đó là màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Bức tranh đó còn rộn rã âm thanh của 
tiếng chim chiền chiện, loài chim của mùa xuân. Cách dùng các từ “ơi”, “chi” 
hay “chi mà” mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
22/26
thương, gần gũi), mang nhiều sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung 
cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang 
vọng - một sắc xuân của xứ Huế - Một không gian bay bổng mà đằm thắm dịu 
dàng, tươi tắn. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm 
cũng chẳng có muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ, mùa xuân trong thơ Thanh Hải 
thật giản dị, đằm thắm. Nhà thơ cảm thấy say sưa ngây ngất, xốn xang rạo rực 
trước cảnh đất trời vào xuân: 
“Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng”: 
Giọt long lanh rơi dù hiểu là giọt sương, giọt nắng, giọt mùa xuân hay giọt 
hạnh phúc, giọt âm thanh thì vẫn thể hiện cảm xúc ngây ngất say sưa của 
nhà thơ. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào 
không trung, nó như ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh, như những 
hạt lưu li trong vắt long lanh chói ngời. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: 
từ thính giác đến thị giác, xúc giác. Những yếu tố huyền ảo trong bài thơ 
được thể hiện một cách sáng tạo, gợi cảm và tài tình.“Tôi đưa tay tôi hứng” 
thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, 
thể hiện sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời. 
 Bài tập củng cố 
 Phân tích khổ 2 của bài thơ “Sang thu” bằng một đoạn văn ngắn 
khoảng 10 đến 12 câu. 
Bài 1: Cho câu thơ: 
“Sông được lúc dềnh dàng” 
a. Chép thuộc 3 câu tiếp để hoàn thiện khổ thơ 
b. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của 
em về khổ thơ trên. 
Bài 2: Cho câu thơ : “Ta là con chim hót” 
a. Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên ? 
b. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo nêu cảm nhận của em về 
đoạn thơ vừa chép. 
3.2.4. Viết đoạn văn, với yêu cầu cụ thể về hình thức, kèm theo các yêu 
cầu về liên kết câu, ngữ pháp 
Ví dụ: Bài tập 1: Cho ba câu thơ: 
“Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Đầu súng trăng treo” 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
23/26
 Viết một đoạn văn ngắn từ 9 đến 12 câu theo phép luận luận Tổng hợp – 
Phân tích - Tổng hợp để phân tích cái hay mà em cảm nhận được từ ba câu thơ 
trên. Chỉ ra các phép liên kết em đã sử dụng trong đoạn văn. 
Gợi ý 
 Ba câu thơ kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng 
chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. 
“Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo”. 
Trong cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng cạnh 
bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” gợi lên tư thế chủ động của 
người lính. Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn 
cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người 
lính với đồng đội của các anh. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính 
vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các 
anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. Hình ảnh “ Đầu súng 
trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, 
phục kích chờ giặc.Nhưng đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong 
phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. 
Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. 
Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái 
lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Ba câu thơ là 
bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội của 
người lính trong kháng chiến chống Pháp. 
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những 
điều người cha nói với con qua khổ thơ sau: 
 “Người đồng mình thô sơ da thịt 
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
 Còn quê hương thì làm phong tục.” 
(Nói với con – Y Phương) 
Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép lặp (có gạch chân và chú thích) 
 Gợi ý 
 “Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục.” 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
24/26
 Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người 
đồng mình”. Người cha ca ngợi đức tính cao đẹp của “người đồng mình” 
bằng những hình ảnh đầy ấn tượng: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng 
mấy ai nhỏ bé đâu con”. Đó là những con người chân chất, khoẻ khoắn. Họ 
mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn. Họ giàu ý chí và niềm tin. Họ tự chủ 
trong cuộc sống, biết “tự đục đá kê cao quê hương” bằng tinh thần cần cù lao 
động, bằng ý chí và nghị lực. Họ muốn giữ lấy bản sắc văn hoá duy trì những 
tập quán tốt đẹp của người đồng mình. Họ tha thiết yêu quê hương, lấy quê 
hương làm chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn. Nói với con những điều đó, người 
cha mong con biết tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để tự 
tin hơn trong cuộc sống của mình. 
- Các từ in đậm, nghiêng: phép lặp. 
- Câu gạch chân in đậm, nghiêng: lời dẫn trực tiếp. 
Bài tập củng cố 
Bài tập 1: Hãy viết đoạn văn theo cách quy nạp khoảng 10 câu để làm rõ ý sau: 
“Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qa 
nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.” 
Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một câu chứa thành phần 
khởi ngữ. Gạch chân câu ghép và thành phần khởi ngữ. 
Bài tập 2: 
a/ Phân tích giá trị biểu cảm của từ “chông chênh” trong câu thơ: 
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 
b/ Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp người 
lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Hãy viết tiếp từ 7 đến 10 câu tạo đoạn văn 
diễn dịch hoàn chỉnh (Trong đó có sử dụng phép nối và câu đơn mở rộng thành 
phần chủ ngữ). 
Bài tập 3 : Cho câu chủ đề sau: “Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức 
tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là một bài ca ca ngợi 
vẻ đẹp của con người lao động”. 
a/ Đề tài của đoạn văn chứa trong câu mở đoạn là gì? 
b/ Hãy viết tiếp từ 9 đến 15 câu để tạo thành đoạn văn tổng - phân - hợp hoàn 
chỉnh, trong đó có sử dụng phép thế đồng nghĩa. 
 Trên đây là một số giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị 
luận văn học cho học sinh lớp 9 mà tôi đã ứng dụng trong giảng dạy môn Ngữ 
văn lớp 9 tại trường THCS Nhân Chính năm học 2015 - 2016. 
IV. KẾT QUẢ 
1/ Đối với học sinh: 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
25/26
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học 
sinh tăng lên rõ rệt sau một năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành 
thạo, đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi 
đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết 
đoạn của học sinh lớp 9 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện 
đề tài, kết quả cụ thể như sau: 
Khối lớp 
Tổng 
số học 
sinh 
KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
TS % TS % TS % TS % 
Đầu 
năm 
9A2 40 02 5 22 55 10 25 6 15 
Cuối 
năm 9A2 40 05 12,5 28 70 7 17,5 0 0 
So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá 
giỏi tăng, tỉ lệ trung bình giảm; không còn học sinh yếu kém. 
Kết quả như trên đã cho thấy hiệu quả của đề tài khi ứng dụng vào trong 
thực tế giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng. 
2/ Đối với giáo viên: 
Giáo viên dễ nắm bắt được mức độ hiểu bài và kĩ năng làm bài của học 
sinh, từ đó có những biện pháp uốn nắn kịp thời trong quá trình dạy và ôn thi 
vào 10. 
Giáo viên không lo học sinh học tủ, học vẹt vì học sinh đã được trang bị 
những kĩ năng cơ bản về viết đoạn văn, các em có thể tự ứng biến trong bất cứ 
một dạng đề viết đoạn văn nào mà đề bài yêu cầu. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
26/26
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn 
học cho học sinh lớp 9” được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng dẫn 
học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp học 
sinh, nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn 
văn, bài văn nghị luận. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này đều là 
những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài nghị 
luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ. 
Mặc dù khi viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học cần phải có kĩ năng 
phân tích tác phẩm theo từng thể loại. Nhưng các kĩ năng dựng đoạn đã thực 
hiện trong đề tài cũng đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là 
nghị luận văn học cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học 
sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cũng như khả năng tạo lập văn bản khi 
bước vào cuộc sống. 
2. Đề xuất và khuyến nghị 
Để việc luyện tập và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học 
sinh được tiến hành thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao. Cá nhân tôi trong quá 
trình giảng dạy xin có một số đề xuất và khuyến nghị sau: 
- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm, 
cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 
- Giáo viên nên có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học 
sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù 
hợp. 
 Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được rút ra trong quá trình giảng 
dạy môn Ngữ văn cấp THCS, đặc biệt là Ngữ văn 9. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh 
nghiệm mang tính chủ quan của bản thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất 
mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ 
biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói chung, dạy và học Văn nói 
riêng của giáo viên và học sinh ngày càng được nâng cao. 
Hµ Néi, ngµy 08 th¸ng 4 n¨m 2017 
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị 
Người viết 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 8, Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006 
2. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 9, Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 
2006 
3. Dạy và học Tiếng Việt trong chương trình THCS, Tô Thị Hải Yến, NXB 
Giáo dục Việt Nam, 2010 
4. Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, Nguyễn Thị Nương – Chu Thị Lý – Trần 
Thị Loan, NXB Giáo dục Việt Nam 2014 
5. Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Môn Ngữ Văn, Phan Ngọc Anh (Chủ biên), 
NXB Đại học Sư Phạm 2013 
6. Luyện tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, 
Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong, NXB Giáo dục 
Việt Nam 2014 
7. Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS, Nguyễn Quang Ninh (Chủ 
biên), NXB Giáo dục Việt Nam 2015 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
ý kiÕn ®¸nh gi¸ cña Héi ®ång khoa häc cÊp Trường: 
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
................ 
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
................ 
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
................ 
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.............................................. 
Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 
.....................................................
.....................................................
....................... 
Chñ tÞch Héi ®ång khoa häc 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_cach_viet_doan_van_nghi_luan.pdf