Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba

Lưu vực Sông Ba (viết tắt là LVSB), có diện

tích 13.900km2 và dân số khoảng 1,4 triệu người,

là một trong số 13 lưu vực sông lớn ở Việt Nam.

Với lượng mưa trung bình 1.500-2.800 mm/năm

nhưng phân bố không đều theo không gian và thời

gian, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân

2,34%/năm và tăng trưởng GDP 12.2%/năm,

LVSB được dự án hỗ trợ kỹ thuật TA 4903-VIE do

ADB và nhiều nước tài trợ xếp loại cận khan hiếm

nước [Ngân hàng phát triển Á Châu ADB, 2005:

Báo cáo “Đánh giá ngành nước Việt Nam” dự án

hỗ trợ kỹ thuật TA 4903-VIE.]. Ngoài ra, hệ thống

5 hồ chứa và nhà máy thủy điện đang hoạt động

với quy trình vận hành chưa thật hợp lý cũng góp

phần làm căng thẳng tình hình cung ứng nguồn

nước trên lưu vực

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 1

Trang 1

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 2

Trang 2

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 3

Trang 3

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 4

Trang 4

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 5

Trang 5

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 6

Trang 6

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 7

Trang 7

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 8

Trang 8

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 9

Trang 9

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 7100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba

Phân tích hệ thống tài nguyên nước và đề xuất các giải pháp phân bổ hợp lý nguồn nước lưu vực sông ba
 54 
34(1), 54-64 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2012 
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÂN BỔ HỢP LÝ 
NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA 
VŨ THANH TÂM, ĐỖ TIẾN HÙNG, TRẦN THÀNH LÊ 
Email: vttam@monre.gov.vn 
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường 
Ngày nhận bài: 2 - 10 - 2011 
1. Mở đầu 
Lưu vực Sông Ba (viết tắt là LVSB), có diện 
tích 13.900km2 và dân số khoảng 1,4 triệu người, 
là một trong số 13 lưu vực sông lớn ở Việt Nam. 
Với lượng mưa trung bình 1.500-2.800 mm/năm 
nhưng phân bố không đều theo không gian và thời 
gian, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân 
2,34%/năm và tăng trưởng GDP 12.2%/năm, 
LVSB được dự án hỗ trợ kỹ thuật TA 4903-VIE do 
ADB và nhiều nước tài trợ xếp loại cận khan hiếm 
nước [Ngân hàng phát triển Á Châu ADB, 2005: 
Báo cáo “Đánh giá ngành nước Việt Nam” dự án 
hỗ trợ kỹ thuật TA 4903-VIE.]. Ngoài ra, hệ thống 
5 hồ chứa và nhà máy thủy điện đang hoạt động 
với quy trình vận hành chưa thật hợp lý cũng góp 
phần làm căng thẳng tình hình cung ứng nguồn 
nước trên lưu vực. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích đánh 
giá hoạt động của các thành phần của hệ thống tài 
nguyên nước theo các kịch bản phản ánh điều kiện 
kinh tế-xã hội-cơ sở hạ tầng của lưu vực trong hai 
giai đoạn 2000-2010 và 2011-2020; từ đó đề xuất 
một số giải pháp phân bổ hợp lý tài nguyên nước 
LVSB giai đoạn 2011-2020 trên quan điểm không 
làm thay đổi, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cung ứng 
nước hiện có (tức là không làm thay đổi các công 
trình thủy lợi, hệ thống cấp nước hay các thứ tự ưu 
tiên cấp nước hiện có). Để đạt được mục tiêu trên, 
nghiên cứu này đã vận dụng lý thuyết phân tích hệ 
thống kết hợp với ứng dụng mô hình Quy hoạch và 
Đánh giá tài nguyên nước WEAP để phân tích 
đánh giá hiệu quả của phân bổ chia sẻ tài nguyên 
nước ở lưu vực Sông Ba theo 3 kịch bản. 
2. Nghiên cứu phân bổ nguồn nước sông Ba 
bằng phương pháp phân tích hệ thống 
2.1. Về phương pháp phân tích hệ thống trong 
quy hoạch phân bổ tài nguyên nước 
Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước thường rất 
khó khăn do nó liên quan đến quyền lợi và nghĩa 
vụ của nhiều đối tượng chịu quy hoạch. Có nhiều 
cách tiếp cận cho bài toán quy hoạch phân bổ tài 
nguyên nước đã được nhiều chuyên gia và các nhà 
khoa học trên thế giới khởi xướng và áp dụng khá 
hiệu quả. Trong đó, phần lớn đều dựa trên nguyên 
tắc: phân bổ trên cơ sở cân đối tài nguyên có thể 
khai thác được và nhu cầu sử dụng của các đối 
tượng sử dụng, và tuân theo một số nguyên tắc ưu 
tiên phân bổ nhất định [4]. Trong gần 3 thập kỷ trở 
lại đây, một cách tiếp cận khác cũng đang được 
quan tâm nghiên cứu, đó là phân tích hệ thống và 
hiệu quả hoạt động của hệ thống trong một quy 
hoạch tài nguyên nước tổng hợp. 
Theo Neil (1996) [3], hệ thống tài nguyên nước 
được định nghĩa như là một tổ hợp của các cơ sở 
hạ tầng kiểm soát tài nguyên nước và các yếu tố 
môi trường, xã hội cùng kết hợp và làm việc với 
nhau để đạt được các mục đích quản lý tài nguyên 
nước. Theo Hall và Dracup (1970) [1], phân tích hệ 
thống tài nguyên nước sử dụng hai công cụ chính 
là phương pháp tối ưu hóa và phương pháp mô 
phỏng. Do phương pháp tối ưu hóa có những hạn 
chế nhất định nên người ta thường áp dụng phương 
pháp mô phỏng, một phương pháp rất đặc thù và có 
hiệu lực của lý thuyết phân tích hệ thống. 
Phương pháp mô phỏng là phương pháp sử 
dụng các mô hình số mô phỏng để đánh giá mối 
 55
tương tác với nhau của các thành phần hệ thống và 
với môi trường ngoại vi của chúng; phân tích chất 
lượng của hệ thống bằng cách đưa ra tất cả những 
tình huống hoặc phương án có thể và phân tích tất 
cả phản hồi của hệ thống mà ta quan tâm tương 
ứng với các tình huống đã đặt ra. Theo sự đánh giá 
và phân tích đó, người nghiên cứu lựa chọn nghiệm 
của bài toán trong số các tình huống đã đặt ra. Quá 
trình tìm nghiệm là một quá trình “tạo ra và thử 
nghiệm” (trial and error). Như vậy, phương pháp 
mô phỏng chỉ tìm lời giải hợp lý trong tập hữu hạn 
các tình huống, vì nghiệm tìm được có thể không 
trùng với nghiệm tối ưu. 
Có hai nguyên lý cơ bản khi tiếp cận lý thuyết 
phân tích hệ thống, đó là tiếp cận từng bước và 
phân chia nhỏ. Theo đó, đối với những hệ thống 
phức tạp do sự tồn tại các yếu tố bất định trong hệ 
thống nên người nghiên cứu không thể ngay một 
lúc phát hiện hết được những tính chất của hệ 
thống và cũng không thể dự báo ngay được xu thế 
phát triển của hệ thống; do vậy phải phân chia nhỏ 
hệ thống thành các phụ hệ thống và tiến hành phân 
tích đối với từng thành phần của từng phụ hệ thống 
trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn 
bộ hệ thống. Trong nghiên cứu này, cả hai nguyên 
lý nói trên đều được vận dụng. 
2.2. Mô hình phân tích hệ thống tài nguyên nước 
lưu vực Sông Ba 
Trong số các phần mềm thường được sử dụng 
trong nghiên cứu phân bổ, quản lý tổng hợp tài 
nguyên nước trên thế giới, nghiên cứu này lựa 
chọn phần mềm Quy hoạch và Đánh giá Tài 
nguyên nước WEAP (Water Evaluation And 
Planning System) [2] để phân tích hệ thống tài 
nguyên nước LVSB. Theo những luận điểm, 
nguyên lý tiếp cận lý thuyết phân tích hệ thống nói 
trên, toàn bộ hệ thống tài nguyên nước LVSB được 
chia thành 16 phụ hệ thống (còn gọi là các khối 
phân tích tính toán) để thiết lập trong WEAP (hình 
1). Ranh giới mỗi khối này trùng với ranh giới 
hành chính của một (hoặc nhiều) huyện, thị nằm 
trong lưu vực (hình 2). Trên mỗi khối như vậy 
(hình 3) bao gồm: 
- Các nguồn cấp nước (tầng chứa nước dưới 
đất; các đoạn, nhánh sông; các hồ chứa); 
- Các nhóm đối tượng sử dụng nước chính 
trong lưu vực (sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản 
Hình 1. Sơ đồ khối phân tích các thành phần của 
hệ thống sông Ba 
Hình 2. Sơ đồ khối minh họa liên kết giữa các thành phần 
của từng khối với nhau và với các khối khác trong 
tổng thể toàn bộ LVSB 
 56 
Hình 3. Minh họa chi tiết các thành phần của một khối tính 
toán và  ...  
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản nằm 
trong khoảng ≥ 90 và < 100). Điều này phản ánh 
một thực tế rằng nhu cầu sử dụng nước trong giai 
đoạn 2011-2020 tăng cao và vượt giới hạn có khả 
năng đáp ứng của hệ thống tại mọi thời điểm. Điều 
đó cũng có nghĩa: về lâu dài bắt buộc phải giảm 
bớt nhu cầu sử dụng nước ở tất cả các địa phương 
trong lưu vực và đây là giải pháp duy nhất để lưu 
vực phát triển bền vững. 
(ii) Tổng trữ lượng nước trong các hồ chứa: 
Hệ thống hồ chứa chỉ phát huy hiệu quả cao khi 
lượng nước chứa trong nó càng cao. Xét theo tiêu 
chí này, rõ ràng là nếu các hồ chứa vận hành theo 
Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ 
tướng Chính phủ ban hành (các kịch bản Ib và II 
trong hình 12) thì lượng nước dự trữ trong hệ 
thống hồ này lớn hơn nhiều so với nếu các hồ chứa 
vận hành theo quy trình đơn lẻ của các Bộ chủ 
quản đã được áp dụng trước thời điểm 2011 (kịch 
bản Ia trong hình 12). Cũng cần phải lưu ý rằng, 
trong kịch bản Ib, dòng chảy tối thiểu dưới chân
đập An Khê là 1m3/s; trong khi đó, trong kịch bản 
II, ngoài dòng chảy tối thiểu 3m3/s, hồ chứa An 
Khê còn phải phân dòng với tổng lượng 173,425 
triệu m3/năm sang lưu vực sông Côn để chạy tổ 
máy phát điện. Do vậy, lượng nước dự trữ trong 
các hồ chứa trong kịch bản II nhỏ hơn tổng lượng 
dự trữ trong các hồ chứa theo kịch bản Ib. Điều đó 
nói lên rằng phương án phân bổ chia sẻ tài nguyên 
nước trong lưu vực theo kịch bản II là hiệu quả hơn 
so với các kịch bản khác. 
Hình 12. Tổng trữ lượng nước chứa trong các hồ chứa 
(tính trung bình tháng theo kết quả của mô hình WEAP) 
theo các kịch bản Ia và Ib (giai đoạn 2000-2010) và kịch 
bản II (giai đoạn 2011-2020) 
(iii) Biến động trữ lượng nước dưới đất theo 
thời gian: 
Dựa trên kết quả tính toán của mô hình WEAP 
(hình 13), có thể thấy rằng tỷ số trữ lượng nước 
dưới đất Wmax/Wmin có giá trị thấp nhất trong kịch 
bản Ia (84.13/107.35 = 0,78), tiếp theo sau là kịch 
bản Ib (84.86/107.35 = 0,79) và cao nhất là ở kịch 
bản II (86,03/107,12 = 0,8031). Trong cả 3 kịch 
bản, tuy chưa đạt đến giới hạn an toàn cho phép 
(theo khuyến cáo của Hội đồng trữ lượng quốc gia 
không nên khai thác quá 1/3 trữ lượng để đảm bảo 
môi trường), nhưng đối với khu vực ven biển cần 
phải tính đến khả năng xâm nhập mặn lấn sâu vào 
đất liền do tăng lượng khai thác. 
Hình 13. Biến động trữ lượng nước dưới đấtvùng đồng bằng Tuy Hòa theo các kịch bản Ia và Ib (hình trái) và 
II (hình phải) dựa trên kết quả tính toán của mô hình WEAP 
 62 
Trong kịch bản Ia và Ib, trữ lượng nước dưới 
đất có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2001-
2005 và tăng dần trở lại giai đoạn 2008-2010. 
Điểm này khá phù hợp với biến động khí hậu và tài 
nguyên nước mặt trong vùng khi mà giai đoạn 
2001-2005 là khô hạn và giai đoạn 2008-2010 là 
mưa, mưa nhiều. Còn trong kịch bản II trong giai 
đoạn 2011-2014 trữ lượng nước dưới đất ở vùng 
đồng bằng Tuy Hòa có xu hướng giảm dần phản 
ánh tương đối sát với chuỗi năm thủy văn đã giả 
định (năm 2011-bình thường; 2012 -ít mưa; 2013-
rất ít mưa; 2014-rất ít mưa). Năm 2014 là cạn kiệt 
nhất 85( 79,18%)
107.35
max
min
W
W
= = . Tiếp theo đó là 
chuỗi các năm 2015-2017 mà trữ lượng nước dưới 
đất phục hồi dần mặc dù vẫn có sự sụt giảm cục bộ 
vào các tháng khô hạn và do khai thác nước cho sử 
dụng (2015-mưa nhiều; 2016-mưa rất nhiều; 2017-
mưa nhiều). Vào các năm sau đó (2018-mưa ít; 
2019-bình thường; 2010-mưa rất nhiều), trữ lượng 
nước ngầm tăng dần và đạt giá trị gần đỉnh vào 
năm 2020. 
Mặc dù sự tăng giảm trữ lượng nước dưới đất 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng 
nhất là lượng mưa bổ cập và lượng khai thác sử 
dụng, nhưng diễn biến trữ lượng nước dưới đất mà 
WAEP tính cho thấy kịch bản II có những ưu điểm 
nhất định của sử dụng nước so với 2 kịch bản Ia 
và Ib. 
(iv) Lượng nước phân cắt dòng sang lưu vực 
sông Côn, Bình Định: 
Mặc dù việc phân dòng và cụm máy phát điện 
An Khê chỉ bắt đầu hoạt động từ năm 2011 (tức chỉ 
có trong kịch bản II, không có trong kịch bản Ia và 
Ib) nhưng nghiên cứu này vẫn phân tích hiệu quả 
hoạt động của nó trong bối cảnh điều hòa phân 
phối nguồn nước chung cho toàn lưu vực. 
Theo kết quả tính toán của mô hình WEAP, 
tổng lượng nước bình quân năm giai đoạn 2011-
2020 chảy qua kênh dẫn phân dòng từ hồ chứa 
(thuộc lưu vực sông Ba) đến nhà máy thủy điện An 
Khê (đặt ở tỉnh Bình Định thuộc lưu vực sông 
Côn) là 173,425 triệu m3/năm, chiếm khoảng 
57,28% lượng nước mà các nhà thiết kế nhà máy 
thủy điện đã kỳ vọng (lưu lượng thiết kế trung bình 
9,6m3/s tương đương 302,746 triệu m3/năm). 
Lượng điện hàng năm sản xuất ra tương ứng với 
lượng nước nói trên là 390,097 KWh, chỉ bằng 
54,21% công suất thiết kế (2 tổ máy × 80 MW = 
160MW hay 694 triệu KWh). Đặc biệt, trong 
khoảng thời gian các tháng XII-III thì nhà máy 
phát điện phải ngừng, hầu như không hoạt động để 
đảm bảo dòng chảy tối thiểu 3m3/s dưới hạ lưu đập 
An Khê (hình 14). 
Hình 14. Lượng nước trung bình tháng (trục đứng, triệu 
m3) chảy qua kênh dẫn phân dòng từ hồ chứa đến nhà 
máy phát điện An Khê giai đoạn 2011-2020 theo kết quả 
của mô hình WEAP 
Nếu chỉ đảm bảo dòng chảy tối thiểu ≥ 1m3/s 
dưới hạ lưu đập An Khê, lượng điện sản xuất ra có 
thể đạt tới 67,05% công suất thiết kế và nhà máy 
có thể hoạt động hầu như quanh năm (trừ tháng I-
II). Tuy nhiên trường hợp này sẽ gây thiếu nước 
nghiêm trọng trong một số tháng mùa khô (I-V) ở 
các huyện thị vùng trung gian. 
Kết quả chạy mô hình nói trên cho thấy: không 
thể thỏa mãn đồng thời nhu cầu cấp nước dưới hạ 
lưu (dòng chảy tối thiểu tại chân đập An Khê ≥ 
3m3/s) và hoạt động hiệu quả cao của nhà máy thủy 
điện An Khê. 
Như vậy, mặc dù trong giai đoạn 2011-2020 
nhu cầu sử dụng nước trên toàn LVSB tăng lên 
đáng kể so với trong giai đoạn 2000-2011, dựa trên 
các tiêu chí đã phân tích nói trên có thể thấy rằng 
các thành phần của hệ thống tài nguyên nước 
LVSB trong kịch bản II hoạt động hiệu quả hơn so 
với kịch bản Ia va Ib. 
4. Kết luận 
Với việc mô phỏng và phân tích hoạt động của 
một số thành phần thuộc hệ thống tài nguyên nước 
của lưu vực sông Ba theo cách tiếp cận lý thuyết 
phân tích hệ thống kết hợp với sử dụng mô hình 
Quy hoạch và Đánh giá tài nguyên nước WEAP, 
có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011-2020, nhu 
cầu sử dụng tài nguyên nước để đáp ứng quy hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đã 
vượt quá khả năng cung ứng của lưu vực. Với quan 
điểm không làm thay đổi, điều chỉnh cơ sở hạ tầng 
 63
cung ứng nước hiện có (tức là không làm thay đổi 
các công trình thủy lợi, hệ thống cấp nước hay các 
chính sách, thứ tự ưu tiên cấp nước hiện có), chúng 
tôi đề xuất nhóm giải pháp sau đây để tăng khả 
năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các đối 
tượng và các địa phương trong lưu vực trong giai 
đoạn 2011-2020: 
- Nâng cao chức năng điều tiết của hệ thống hồ 
chứa trong lưu vực. Kết quả mô phỏng hoạt động 
của hệ thống cho thấy nếu hoạt động theo “Quy 
trình vận hành liên hồ chứa”, tỷ lệ % đáp ứng nhu 
cầu sử dụng nước của các đối tượng ở các địa 
phương đều cao hơn so với nếu hoạt động theo 
“Quy trình vận hành đơn lẻ”. Tuy nhiên, do “Quy 
trình vận hành liên hồ chứa” nêu trong quyết định 
số 1757/QĐ-TTg ban hành ngày 23/9/2010 chỉ tập 
trung cắt lũ, không quy định cụ thể lưu lượng xả 
xuống hạ lưu phải bảo đảm vào mùa cạn kiệt nên 
qua kết quả tính toán của mô hình WEAP, chúng 
tôi kiến nghị phải bảo đảm dòng chảy tối thiểu ≥ 
3m3/s ở hạ lưu đập An Khê và ≥ 20m3/s ở Củng 
Sơn. Nếu áp dụng kết hợp hai giải pháp này có thể 
đảm bảo tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu sử dụng nước 
của các đối tượng ở mức có thể chấp nhận được. 
- Ưu tiên cấp nước sản xuất điện cho cụm máy 
phát điện An Khê đặt ở Bình Định phải xếp sau ưu 
tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, 
công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các đối tượng 
sử dụng nước ở các địa phương phải giảm bớt 
lượng yêu cầu và chấp nhận tỷ lệ đáp ứng chỉ ở 
mức 75-90%; trong khi đó cụm máy phát điện An 
Khê phải chấp nhận mức sản xuất điện chỉ bằng 
50-55% công suất thiết kế. Đây có thể là sự lãng 
phí lớn đối với một công trình được đầu tư gần 
4.000 tỷ đồng (theo dự toán được phê duyệt năm 
2005) nhưng việc tăng sản lượng điện quá mức này 
sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ % đáp ứng của các đối 
tượng sử dụng ở các địa phương dưới hạ lưu và tác 
động tiêu cực tới môi trường. 
- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản 
xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, nhằm 
tăng hiệu quả sử dụng nước, phấn đấu giảm 5% 
lượng nước tiêu thụ/ha.vụ trong giai đoạn 2011-
2015 và 10% /ha.vụ trong giai đoạn 2015-2020. 
Nói chung, việc giảm lượng nước sử dụng và tiêu 
thụ/đơn vị sản phẩm trong các hoạt động sản xuất 
là biện pháp duy nhất và lâu dài nhằm giảm bớt 
tình hình căng thẳng trong cung ứng nước trong 
lưu vực. 
- Nước dưới đất ở các địa phương trong lưu vực 
sông Ba nói chung tương đối đủ đáp ứng cho các 
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, ngoại 
trừ khu vực đồng bằng Tuy Hòa. Đối với khu vực 
này, nếu xây dựng thêm các khu công nghiệp lớn 
thì cần phải hết sức hạn chế việc sử dụng nước 
dưới đất làm nguồn cung chính, thay vào đó phải là 
các nguồn nước mặt. 
Kết quả nghiên cứu này có thể dùng làm cơ sở 
khoa học để các cơ quan hoạch định chính sách ở 
địa phương rà soát lại các mục tiêu nêu trong các 
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai 
đoạn 2011-2020 của các tỉnh trong LVSB đã được 
phê duyệt. Cách tiếp cận, giải quyết vấn đề cũng 
như kết quả nghiên cứu này có thể là một gợi ý cho 
các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Tài 
nguyên và Môi trường nghiên cứu và xây dựng 
một quy trình vận hành liên hồ chứa cho lưu vực 
sông Ba thích hợp hơn để thay thế các quy trình 
vận hành hiện hành. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này sử dụng nhiều số 
liệu và kết quả của đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên 
cứu ứng dụng mô hình phân tích hệ thống nhằm 
phân bổ hợp lý nguồn nước trong quy hoạch tài 
nguyên nước” từ nguồn vốn KHCN của Bộ Tài 
nguyên và Môi trường. Tập thể tác giả trân trọng 
cảm ơn. 
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Hall, Warren A., and John Dracup, 1970: 
Water Resources engineering. McGraw Hill, New 
York. 
[2] Jack Sieber and David Purkey, 2011: 
WEAP - Water Evaluation And Planning System - 
User Guide. Stockholm Environment Institute, 
U.S. Center, 335p. 
[3] Neil S.G., 1996: Water Resources 
Management: Principles, Regulations, and cases. 
McGraw Hill Publisher. 
[4] Richard N. Palmer and Kathryn V. 
Lundberg, 2004: Integrated water resource 
planning. University of Washington, Seattle, 
Washington. 
[5] Bộ Công Thương, 2009: Quyết định 
1863/QĐ-BCT Ban hành quy trình vận hành hồ 
chứa thủy điện sông Ba Hạ. 
 64 
[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
2004: Quyết định 64/2004/QĐ-BNN về việc ban 
hành quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước 
Ayun Hạ tỉnh Gia Lai. 
[7] Thủ tướng Chính Phủ, 2010: Quyết định 
1757/QĐ-TTg về việc ban hành quy trình vận hành 
liên hồ chứa các hồ: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, 
Krông H’năng, Ayun Hạ, và An Khê - Ka Nak 
trong mùa lũ hàng năm. 
SUMMARY 
System analysis of water resources and proposal of sustainable water resources allocation for Ba River 
Catchment 
In this paper, a system analysis methodology is tested in conjunction with the application of the Water Evaluation 
And Planning (WEAP) package to analyze the effectiveness of water resources allocation and sharing in the Ba River 
water scarce Catchment. Principal components of the catchment water resources system such as infrastructure, major 
water users and stakeholders, policies and plans on socio-economic development and water resources management are 
identified and defined by separate regions of the catchment. Three scenarios are constructed: the first scenario 
represents economic-socio-water resources infrastructure conditions and water resources management reality of the 
catchment in the period 2000-2010; the second one is an imaginary application of the currently issued multi-reservoir 
operation rule for the 5 largest hydropower reservoirs in the same economic-socio-water resources infrastructure 
conditions of the catchment for the period 2000-2010; and the third scenario simulates the water usage and sharing in 
accordance with the economic-social development of the catchment in the period 2011-2020 when the multi-reservoir 
operation rule is actually implemented and a portion of Ba River water is diverted to a neighbourhood catchment for 
hydropower production. The WEAP system combining embedded simulations of reservoir operation and rainfall-runoff as 
well as surface-ground water interaction processes is used to analyze and obtain an insight into performance of 
components of the water resources system in the above-mentioned three scenarios. Comparison of the three scenarios 
was done on the basis of meeting the water demand of major water users, groundwater and reservoir storage variation 
in time, which unveils inadequacies of the current reservoir operation rule. Besides, the analysis result shows that: 
- The water shortage often occurs in many localities of the Ba Catchment, especially in the intermediate zone, during 
period from January till May every year, and is attenuated from scenario Ia to Ib to II; 
- In the period 2011-2020 the water use demand exceeds the limit which can be affored by the catchment; 
- Given a flow requirement of larger than 3 m3/s and 20 m3/s is imposed right downstream of the An Khe dam and at 
Cung Son, respectively, the An Khe hydropower plant can only operates at 54% of its designed capacity. The higher the 
power generation, the less water demand coverage at the downstream localities. 
A set of measures are therefore proposed to ensure the minimal meet rate at 70% of monthly water demand for all 
major water users in the catchment for the period 2011-2020. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_he_thong_tai_nguyen_nuoc_va_de_xuat_cac_giai_phap.pdf