Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019

Mô tả cắt ngang hồi cứu dựa trên hồ sơ phần mềm quản lý bệnh nhân được lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2019 và các báo cáo tài chính liên quan đến các khoản thanh toán cho bệnh nhân, các khoản bệnh nhân chi trả, các khoản bảo hiểm y tế chi trả. Phân tích chi phí được tính từ quan điểm của phía cung cấp dịch vụ y tế.

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 1

Trang 1

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 2

Trang 2

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 3

Trang 3

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 4

Trang 4

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 5

Trang 5

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 6

Trang 6

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 12/01/2024 3560
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019

Phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, năm 2019
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 51
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Mô tả cắt ngang hồi cứu dựa trên hồ sơ phần mềm 
quản lý bệnh nhân được lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 
Điện Biên năm 2019 và các báo cáo tài chính liên quan 
đến các khoản thanh toán cho bệnh nhân, các khoản bệnh 
nhân chi trả, các khoản bảo hiểm y tế chi trả. Phân tích chi 
phí được tính từ quan điểm của phía cung cấp dịch vụ y tế.
Kết quả cho thấy, chi phí trung vị chung cho điều trị 
chấn thương các vùng là 2.282.976 đồng, chi phí trung 
vị cho phẫu thuật lớn gấp 140 lần so với chi phí trung vị 
cho tiểu phẫu. Chi phí phẫu thuật, thủ thuật chiếm tỷ lệ 
lớn nhất, với 28,6% tổng chi phí, tiếp đến là chi phí cho 
giường, vật tư y tế và thuốc lần lượt là 21,5%, 20,8% và 
10,9%. Chi phí cho công khám bệnh, thăm dò chức năng 
đều chiếm 0,2%, còn lại là các chi phí cho xét nghiệm, 
chẩn đoán hình ảnh và máu. Chi phí điều trị chấn thương 
phía người bệnh thanh toán từ tiền túi chiếm tỷ lệ 8,1%, 
phía bảo hiểm hoàn trả là 91,9%. Trung bình một lượt 
điều trị nội trú chấn thương, người bệnh phải chi trả từ tiền 
túi số tiền là 474.715 đồng. Việc tham gia bảo hiểm y tế 
làm giảm đáng kể chi tiêu tiền túi từ người bệnh khi phải 
điều trị chấn thương nhập viện.
Từ khóa: Chi phí, chấn thương, Điện Biên, 2019.
SUMMARY:
ANALYSIS OF DIRECT COSTS ASSOCIATED 
WITH HOSPITALISED INJURIES IN DIEN 
BIEN, 2019
Descriptive cross-sectional retrospective review based 
on patient management software records stored at Dien 
Bien General Hospital in 2019 and financial statements 
related to patient payments, patient amounts payment, 
health insurance payments. Cost analysis is calculated from 
the perspective of the health service provider.
The results showed that the median cost for treating 
trauma in the region was 2,282,976 VND, the median cost 
for surgery was 140 times greater than the median cost for 
minor surgery. Surgical and surgical costs accounted for 
the largest proportion, with 28.6% of total costs, followed 
by beds, medical supplies and drugs, respectively, 21.5%, 
20.8% and 10 , 9%. Expenses for medical examination 
and functional exploration all account for 0.2%, the 
rest are for testing, image diagnosis and blood. Out-of-
pocket payments for trauma patients account for 8.1%, 
reimbursement for insurance is 91.9%. On average, one 
inpatient trauma treatment, the patient has to pay out of 
pocket money is 474,715 VND. Participation in health 
insurance significantly reduces out-of-pocket spending 
from patients when hospitalized trauma is treated.
Key words: Costs, injuries, Dien Bien, 2019.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là một trong những vấn đề sức khỏe 
cộng đồng thách thức nhất trong thế kỷ 21. Hơn 14.000 
người chết vì bị thương mỗi ngày hoặc khoảng 5 triệu 
người mỗi năm. Chấn thương chiếm khoảng 9% tỷ lệ tử 
vong của thế giới và 1,7 lần số ca tử vong do sốt rét, lao và 
HIV/AIDS cộng lại. Một trong những mối lo ngại nghiêm 
trọng nhất về thương tích là hơn 90% trường hợp tử vong 
và đa số không tử vong chấn thương xảy ra ở các nước thu 
nhập thấp và trung bình, khả năng phòng ngừa và điều trị 
hạn chế [1].
Việt Nam chịu một gánh nặng chấn thương đáng 
kể. Hàng năm, có hơn 39000 ca tử vong do chấn thương, 
chiếm hơn 10% tổng số ca tử vong [2]. Một cuộc khảo 
sát thương tích quốc gia gần đây ước tính rằng trong năm 
2010, gần 1,8 triệu người bị thương không gây tử vong 
(2% dân số) cần được chăm sóc y tế và/hoặc ít nhất 1 ngày 
nghỉ làm hoặc đi học. Trong số này, 36% hoặc 648.000 
trường hợp phải nhập viện ít nhất 1 ngày [3]. 
Chấn thương cũng tạo ra gánh nặng kinh tế cho nạn 
nhân và gia đình họ. Trong một nghiên cứu về chi phí chấn 
thương, người ta thấy rằng 26% mẫu nghiên cứu phải đối 
mặt với chi tiêu thảm khốc vì thương tích của họ, gấp hơn 
Ngày nhận bài: 10/04/2020 Ngày phản biện: 24/04/2020 Ngày duyệt đăng: 09/05/2020
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHO ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN, NĂM 2019
Bùi Đình Tuấn1, Trần Quốc Thắng2, Phạm Thế Xuyên3, Phạm Thị Mưa3, Phan Quốc Hải3, Phạm Xuân Sáng3
1. Bộ Y tế, SĐT: 0916322368
2. Viện Sức khỏe Cộng đồng
3. Sở Y tế Điện Biên
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn52
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
2,5 lần mức trung bình tại Việt Nam (10,5%) [4]. Gánh 
nặng kinh tế của chấn thương sẽ trở nên lớn hơn ở Việt 
Nam do chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng 
tăng. Kể từ khi giới thiệu phí người dùng vào năm 1989, 
mọi người bắt buộc phải trả phí cho dịch vụ chăm sóc sức 
khỏe [5]. Để cải thiện khả năng tiếp cận với chăm sóc sức 
khỏe và giảm thiểu tác động tiêu cực của phí người dùng, 
bảo hiểm y tế quốc gia đã được giới thiệu vào năm 1992. 
Trung bình, bảo hiểm chi trả khoảng 85% tổng chi phí 
dịch vụ. Phạm vi bao phủ bảo hiểm đã tăng dần theo thời 
gian, từ 5% năm 1993 lên 60% vào năm 2010 [6] và tăng 
lên 90% năm 2019 [7]. 
Tại Điện Biên chưa có đánh giá về vấn đề chi phí 
cho điều trị chấn thương cũng như chi phí từ tiền túi 
của người bệnh và gia đình họ cho việc điều trị chấn 
thương gặp phải. Nhằm cung cấp bằng chứng cho các 
nhà quản lý bệnh viện, quản lý y tế của địa phương về 
các tài nguyên đang được sử dụng và tính toán chi phí 
thực tế của các dịch vụ này. Mong muốn cung cấp thông 
tin về chi phí cho điều trị chấn thương nhập viện, tác 
dụng của bảo hiểm y tế trong việc bảo vệ bệnh nhân bị 
thương khỏi chi phí điều trị tăng, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Phân tích chi phí 
trực tiếp cho điều trị chấn thương tại Bệnh viện đa khoa 
tỉnh Điện Biên năm 2019.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu dựa 
trên hồ sơ phần mềm quản lý bệnh nhân được lưu trữ tại 
viện và các báo cáo tài chính liên quan đến các khoản 
thanh toán cho bệnh nhân, các khoản bệnh nhân chi trả, 
các khoản bảo hiểm y tế chi trả. Chi ph ... n túi là 1.216.219.545 
đồng, chiếm tỷ lệ 8,1%, phía bảo hiểm hoàn trả là 
14.183.663.598, chiếm tỷ lệ 91,9%.
IV. BÀN LUẬN
Tại Việt Nam có khá ít các nghiên cứu cung cấp bằng 
chứng về chi phí, chi phí tiền túi cho chăm sóc và điều 
trị chấn thương, mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 
chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây 
gánh nặng bệnh tật và tử vong ở các nước thu nhập thấp 
và trung bình. Vì vậy, nghiên cứu ước tính về các loại chi 
phí chăm sóc y tế cụ thể được trả cho các bệnh nhân bị 
thương tật trong điều kiện thu nhập thấp. Tổng chi phí cao 
rõ ràng làm nổi bật nhu cầu phòng ngừa ban đầu, không 
chỉ để bảo vệ bệnh nhân khỏi gánh nặng tài chính mà còn 
tổn thất về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các phân 
tích về ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đối với tổng chi phí 
cụ thể và cụ thể cung cấp thêm bằng chứng về các vấn đề 
hiện tại trong việc thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam 
nói chung và Điện Biên nói riêng. 
Nghiên cứu này cung cấp các phân tích chi tiết về 
phân phối chi phí chăm sóc y tế, tổng và chi tiết các loại 
chi phí, chi trả cho các bệnh nhân bị thương trong quá 
trình nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, là 
một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Là nghiên 
cứu đầu tiên về chi phí trực tiếp cho điều trị chấn thương 
nhập viện tại địa phương. Qua nghiên cứu thấy, trong tổng 
số 2.562 bệnh nhân chấn thương phải điều trị nội trú ít 
nhất 1 ngày tại bệnh viện năm 2019 thì tất cả bệnh nhân 
đều tham gia bảo hiểm y tế, đây cũng là điểm sáng về tỷ lệ 
bao phủ bảo hiểm y tế trong bối cảnh Việt Nam đang thực 
hiện mở rộng diện bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế 
toàn dân. Một phần cũng do đặc thù là tỉnh nghèo nên tỷ lệ 
các đối tượng là người nghèo, cận nghèo và các đối tượng 
chính sách có sự hỗ trợ lớn từ nhà nước nên tỷ lệ này cao. 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ sử dụng 
bảo hiểm y tế rất cao (100%). Trong khi phạm vi bảo hiểm 
y tế quốc gia là 90% vào năm 2019 [2]. Như vậy, có thể 
nói địa phương cũng như Bệnh viện đã triển khai khá tốt 
để người có thẻ bảo hiểm y tế tiếp cận và thụ hưởng quyền 
lợi bảo hiểm của họ. 
Trong số bệnh nhân chấn thương mà chúng tôi thu 
thập được thì chấn thương gặp phải ở nhóm tuổi 10 – 29 
là lớn nhất với 34,4%, tiếp đến là nhóm tuổi 30 – 49 chiếm 
27,6%. Như vậy có đến hơn 50% số bị chấn thương nằm 
ở độ tuổi lao động. Nam giới bị các loại chấn thương nhập 
viện lớn hơn hai lần so với nữ giới, tương ứng là 69% và 
31%. 
Trong tổng số bệnh nhân chấn thương nhập viện, 
chấn thương vùng đầu chiếm lớn nhất, chiếm tỷ lệ 37,2%, 
tiếp đến là vùng vai – tay với 29,2%, vùng háng – chân là 
27,7%. Chấn thương vùng cổ có số lượng thấp nhất với 
0,3%. Chi phí trung vị chung cho điều trị chấn thương các 
vùng là 2.282.976 đồng, trong đó chi phí điều trị ở vùng 
háng - chân là cao nhất, với chi phí trung vị là 3.919.225 
đồng, tiếp đến là vùng bụng - lưng, vùng ngực lần lượt là 
2.772.533 và 2.043.998 đồng, chi phí trung vị thấp nhất là 
vùng cổ với 1.400.774 đồng.
Trong tổng số 2.562 bệnh nhân chấn thương nhập 
viện năm 2019, có 676 (26,4%) bệnh nhân không phải 
thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật, có chi phí trung vị là 
1.650.857 đồng. Chi phí trung vị của một lượt tiểu phẫu 
và phẫu thuật lớn lần lượt là 29.179 đồng và 4.085.752 
đồng (chi phí trung vị cho phẫu thuật lớn gấp 140 lần 
so với chi phí trung vị cho tiểu phẫu). Rõ ràng là những 
người tham gia chỉ cần điều trị bề ngoài các vết thương 
của họ không phải chịu chi phí phẫu thuật. Những người 
cần phẫu thuật lớn phải chịu tổng chi phí cao hơn đáng kể 
so với những người không phẫu thuật hoặc chỉ phẫu thuật 
nhỏ. Có thể thấy rằng đối với tất cả các hạng mục, chi phí 
cho những người phẫu thuật lớn luôn cao hơn chi phí cho 
những người không phẫu thuật. 
Về tỷ lệ các thành phần chi phí trong tổng chi phí 
điều trị chấn thương, nghiên cứu thấy chi phí phẫu thuật, 
thủ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 28,6% tổng chi phí, tiếp 
đến là chi phí cho giường, vật tư y tế và thuốc lần lượt là 
21,5%, 20,8% và 10,9%. Chi phí cho công khám bệnh, 
thăm dò chức năng đều chiếm 0,2%, còn lại là các chi phí 
cho xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và máu. Qua phân 
tích thành phần chi phí cho thấy, ngoài sự đóng góp đáng 
kể của phẫu thuật vào tổng chi phí, chúng tôi thấy rằng 
chi phí tiền giường nằm nội trú vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 
với 21,5%, trong khi chi phí được trả cho xét nghiệm chẩn 
đoán, thăm dò chức năng và công khám lại khá thấp. Điều 
này có thể liên quan đến việc phát triển các kỹ thuật cận 
lâm sàng của Bệnh viện còn khiêm tốn, tuy nhiên cũng 
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa 
phương này, nơi mà tỷ lệ người nghèo, cận nghèo chiếm 
tỷ lệ cao, dẫn đến khả năng đồng chi trả của người sử dụng 
dịch vụ hạn chế, bên cạnh đó, sự đầu tư cho bệnh viện còn 
hạn chế, đây là những “rào cản” đáng kể để bệnh viện phát 
triển các kỹ thuật cao.
Phân tích về chi phí điều trị theo giới tính, thấy tổng 
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn56
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
chi cho điều trị của nam cao gấp gần 3 lần ở nữ, chi phí 
trung vị cho một lượt điều trị ở nam là 2.539.220 đồng, 
cao hơn ở nữ có chi phí trung vị là 1.907.149 đồng. Chi 
phí ở khoảng tứ phân vị (IQR) của nam cũng cao gần gấp 
đôi của nữ, tương ứng là 6.107.163 đồng và 3.996.343 
đồng. Điều này phù hợp với việc tỷ lệ nam giới bị chấn 
thương nhiều hơn, tỷ lệ phẫu thuật lớn cũng nhiều hơn.
Trong tổng số chi phí điều trị chấn thương phía người 
bệnh thanh toán từ tiền túi là 1.216.219.545 đồng, chiếm 
tỷ lệ 8,1%, phía bảo hiểm hoàn trả là 14.183.663.598, 
chiếm tỷ lệ 91,9%. Tuy vậy, trong nghiên cứu này có thể 
các chi phí từ phía người bệnh chưa được ghi nhận đầy 
đủ (mua thuốc, vật tư y tế và một số chi phí khác không 
được thể hiện trong hồ sơ thanh toán) nên tổng chi phí 
thực tế có thể sẽ cao hơn, theo đó chi phí từ tiền túi của 
người bệnh cũng cao hơn. Nghiên cứu của chúng tôi có 
tỷ lệ chi phí từ tiền túi người bệnh thấp hơn nghiên cứu 
của tác giả Ha Nguyen, Rebecca Ivers, và cộng sự (2017) 
nghiên cứu phân tích chi phí tiền túi liên quan tới điều trị 
chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Tổng 
chi phí chăm sóc y tế trung bình phải trả tiền túi của bệnh 
nhân khi nhập viện là trên 270 đô la Mỹ. Các yếu tố chính 
chi phí liên quan đến phẫu thuật (gần 25%), xét nghiệm 
chẩn đoán/kiểm tra (24%) và thuốc (23%). Tổng chi phí 
cao hơn cho chấn thương nặng hơn và những người cần 
nhiều hơn phẫu thuật phức tạp. Nghiên cứu chỉ ra chi phí 
điều trị chấn thương có thể dẫn đến chi tiêu thảm khốc ở 
nhiều gia đình trong các nước có thu nhập thấp và trung 
bình. Các loại chi phí chính, chi trả cho các bệnh nhân 
chấn thương, là chi phí cho phẫu thuật, xét nghiệm chẩn 
đoán/kiểm tra và thuốc. Không có tác dụng đáng kể về 
mặt thống kê của bảo hiểm y tế trong việc giảm chi phí 
phẫu thuật, xét nghiệm chẩn đoán/kiểm tra và thuốc điều 
trị chấn thương [8].
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tỷ lệ chi tiền túi của hộ 
gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao, nguy cơ 
dẫn đến tình trạng nghèo hóa ở những hộ gia đình có mức 
thu nhập trung bình khi có người ốm đau... [9], [12]. Đáng 
chú ý, tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức 
khỏe còn ở mức cao, dễ dẫn đến tình trạng nghèo hóa 
ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình khi có 
người ốm đau (tỷ lệ bị nghèo hóa do chi phí y tế hiện nay 
là 1,7%). Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho y tế gồm ngân 
sách nhà nước, bảo hiểm y tế và người dân chi trả nhưng 
cũng chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi nào ngân 
sách phải bảo đảm, cái nào do bảo hiểm y tế và người dân 
chi trả [10].
Thực hiện Luật BHYT 5 năm qua, số người tham gia 
BHYT ở nước ta đã tăng nhanh chóng. Hiện tỷ lệ bao phủ 
đã đạt 90% dân số. Tính riêng từ năm 2015 đến năm 2019, 
toàn quốc tăng thêm 15 triệu người tham gia BHYT. Cùng 
với đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) BHYT ngày 
càng được cải thiện, nhiều loại thuốc mới, kỹ thuật, dịch 
vụ y tế hiện đại khi đưa vào Việt Nam đều nhanh chóng 
được quỹ BHYT chi trả, tạo điều kiện cho người bệnh 
tiếp cận thuận lợi, bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa 
những người tham gia. Chính sách BHYT đã góp phần 
giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y 
tế. Thống kê đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 
37%, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức 
khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em 
dưới 6 tuổi [10].
Theo WHO, để giảm các chi phí lớn khi KCB do chi 
từ tiền túi cho y tế (trên 25% thu nhập của hộ gia đình), 
cần xây dựng một hệ thống tài chính y tế bền vững, công 
bằng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân... Hệ 
thống này đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch 
vụ y tế thiết yếu khi cần mà không phải đối mặt với gánh 
nặng tài chính hay bị rơi vào đói nghèo về chi phí y tế. 
Giải pháp cho vấn đề này là củng cố 3 chức năng của hệ 
thống tài chính y tế: huy động nguồn lực; gộp quỹ và phân 
bổ quỹ; chi trả cho bên KCB [11]. Nếu tỷ lệ chi cho y tế từ 
tiền túi của người dân vượt quá 30% thì khó đạt được mục 
tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đặc biệt, nếu tỷ 
lệ chi từ tiền túi của người dân bằng hoặc vượt quá 40% 
khả năng chi trả của hộ gia đình thì gọi là chi phí thảm 
họa. Trên thực tế, chi phí thảm họa tại Việt Nam đã giảm 
từ 8,2% năm 1992 xuống còn gần 2,3% năm 2014, nhưng 
vẫn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực [11].
Mặc dù trong nghiên cứu đã phát hiện về các loại chi 
phí chăm sóc y tế và vai trò của bảo hiểm y tế trong điều 
trị chấn thương, song nghiên cứu còn một số hạn chế, bao 
gồm: Nghiên cứu chỉ báo cáo các khoản thanh toán tiền túi 
của người tham gia trong thời gian nằm viện. Chi phí thực 
tế sẽ cao hơn ước tính của chúng tôi nếu bao gồm tất cả các 
chi phí; bên cạnh đó, mức hoàn trả hoặc thanh toán tiền túi 
của họ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bảo hiểm (loại thẻ 
bảo hiểm) họ thực hiện, trong nghiên cứu chỉ nêu được tỷ lệ 
chung ở mức người bệnh thanh toán và bảo hiểm hoàn trả. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chi phí trung vị cho điều trị chấn thương các vùng là 
2.282.976 đồng, chi phí trung vị của một lượt tiểu phẫu và 
phẫu thuật lớn lần lượt là 29.179 đồng và 4.085.752 đồng 
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 57
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(chi phí trung vị cho phẫu thuật lớn gấp 140 lần so với chi 
phí trung vị cho tiểu phẫu). Chi phí phẫu thuật, thủ thuật 
chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 28,6% tổng chi phí, tiếp đến là 
chi phí cho giường, vật tư y tế và thuốc lần lượt là 21,5%, 
20,8% và 10,9%. Chi phí cho công khám bệnh, thăm dò 
chức năng đều chiếm 0,2%, còn lại là các chi phí cho xét 
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và máu. Người bệnh thanh 
toán từ tiền túi chiếm tỷ lệ 8,1%, phía bảo hiểm hoàn trả 
là chiếm tỷ lệ 91,9%. Trung bình một lượt điều trị nội trú 
chấn thương, người bệnh phải chi trả từ tiền túi số tiền là 
474.715 đồng. Việc tham gia bảo hiểm y tế làm giảm đáng 
kể chi tiêu tiền túi từ người bệnh khi phải điều trị chấn 
thương nhập viện.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi khuyến nghị: Cần 
triển khai mở rộng các đánh giá kinh tế y tế can thiệp 
phòng, chống chấn thương ở phạm vi lớn hơn để có thể 
đưa ra được bằng chứng về gánh nặng kinh tế thực sự của 
chấn thương, cũng như quyết định phân bổ nguồn lực, 
phát triển can thiệp hiệu quả về chi phí để phòng, điều trị 
chấn thương trong tương lai. Tiếp tục duy trì và nâng cao 
chất lượng điều trị của bệnh viện nhằm tuyên truyền, vận 
động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng 
về chi phí khi ốm đau nói chung và điều trị chấn thương 
nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2019), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2019, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020, Báo cáo số 
1611/BC-BYT ngày 31/12/2019, Bộ Y tế, Hà Nội.
2. Phương Chi, “Chi trực tiếp từ tiền của hộ gia đình cho dịch vụ y tế còn 37%”, bài đăng trên Báo Nhân dân 
điện tử ngày 12/12/2019, tại địa chỉ: https://www.nhandan.com.vn/y-te/item/42558302-chi-truc-tiep-tu-tien-cua-ho-
gia-dinh-cho-dich-vu-y-te-con-37.html; truy cập ngày 12/3/2020.
3. Báo Việt Nam Net (2016), Nhiều gia đình Việt đang chi tiền cho y tế ở mức “thảm họa”. https://infonet.
vietnamnet.vn/nhieu-gia-dinh-viet-dang-chi-tien-cho-y-te-o-muc-tham-hoa-post197156.info
4. Nhật Dương, “Chi phí y tế từ túi tiền của người dân Việt Nam vẫn ở mức cao”, bài đăng trên Báo Kinh 
tế Việt nam; truy cập tại địa chỉ: 
cao-20190712134518947.htm, ngày truy cập 12/3/2020.
5. Thủ tướng Chính phủ (2020), “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”), 
Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020. 
6. Ha Nguyen, Rebecca Ivers, Stephen Jan, Cuong Pham (2017), “Analysis of out-of-pocket costs associated with 
hospitalised injuries in Vietnam”; BMJ Glob Health 2017; 2:e000082. doi:10.1136/bmjgh-2016-000082.
7. Administration of Preventive Medicine. Ministry of Health, National mortality statistics in 2010. Hanoi: 
Ministry of Health, 2012. [Google Scholar]
8. Ministry of Health and Health Partnership Group. Joint Annual Health Review 2008—health financing in 
Vietnam. Hanoi: Vietnam, 2009. [Google Scholar]
9. Ministry of Health and Health Partnership Group. Joint Annual Health Review 2010—Vietnam’s health system 
on the threshold of the five-year plan 2011–2015. Hanoi: Vietnam, 2011. [Google Scholar]
10. Center for Injury Policy and Prevention Research. Vietnam National Injury Survey 2010. Hanoi: Hanoi School 
of Public Health, 2012. [Google Scholar]
11. Xu K, Evans DB, Kawabata K et al. Household catastrophic health expenditure: a multicountry analysis. 
Lancet 2003;9378:111–17. 10.1016/S0140-6736(03)13861-5 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
12. World Health Organization. Violence and injuries: the facts 2014. Geneva: World Health Organization, 
2015. [Google Scholar]

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_chi_phi_truc_tiep_cho_dieu_tri_chan_thuong_tai_ben.pdf