Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020

III. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận)

- Nhận biết được các thao tác lập luận.

- Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận.

- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận.

2. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

 

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

doc 7 trang viethung 04/01/2022 8620
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020

Nội dung ôn tập thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Khối: 11
I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI
1. Hình thức: Tự luận
2. Thời gian làm bài: 90 phút.
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ II
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
+Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
+Nghị luận văn học (5,0 điểm)
III. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận)
- Nhận biết được các thao tác lập luận.
- Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận.
- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận.
2. Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
3. Hầu trời (Tản Đà)
- Cảm nhận được một “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời.
- Nắm được những sáng tạo về nghệ thuật của bài thơ.
4. Vội vàng (Xuân Diệu)
- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và hình ảnh thơ.
5. Tràng giang (Huy Cận)
- Cảm nhận được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
6. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Cảm nhận được bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tầm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
7. Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Màu sắc cổ điển mà hiện đại của bài thơ.
8. Từ ấy (Tố Hữu)
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác động kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
IV. GIỚI THIỆU ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. 
 Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...”
 (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)
Câu 1. ( 0,5 điểm ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. ( 0,5 điểm ) Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:“Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới”? 
Câu 3.( 2,0 điểm ) Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh( chị)?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm)
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự hi sinh từ câu văn trong phần Đọc hiểu: “Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”. 
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai khổ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
( Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục 2013, Tr 39)
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Ngữ văn – Khối 11
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
0.5
2
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ẩn dụ: hạt lúa; Nhân hóa: hạt lúa... thì ngày đêm mong... thật sự sung sướng)
0.5
3
Từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện muốn gửi gắm đến thông điệp về quan niệm sống của con người: 
Hạt lúa 1 : Nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, khép kín, ngại khó khăn, gian khổ bạn sẽ bị lãng quên; (1,0)
Hạt lúa 2 :Ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, không ngại khó khăn bạn sẽ nhận lại quả ngọt sẽ cống hiến cho cuộc đời. (1,0)
(Lưu ý : Học sinh hiểu đưowcj sự khác nhau trong suy nghĩ của 2 hạt lúa – 0,5 điểm, nếu chỉ ra được quan niệm sống trái ngược giữa sự ích kỷ và sự hy sinh, cống hiến sẽ được từ 1,0 – 1,5 điểm) 
2.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về “ý nghĩa của sự hi sinh” từ câu văn trong phần Đọc hiểu: “Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”. 
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hy sinh.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải bày tỏ rõ ràng quan điểm là : sự hy sinh vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người và đưa ra các lí lẽ bảo vệ quan điểm một cách thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích ý nghĩa câu văn : Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự hy sinh, chấp nhận gian khó của con người để cống hiến cho mục đích cao cả, tốt đẹp.
*Lí giải, bàn luận về tính đúng đắn của lối sống chấp nhận hy sinh, hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp cho con người. Khẳng định cho đi không phải là mất mà là mang đến những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống
*Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân.
*Bài học nhận thức và hành động: Câu chuyện đã mang đến một bài học nhân sinh sâu sắc: sống phải biết cho đi, biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Từ đó, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
1.0
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2
 Cảm nhận của em về hai khổ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử) 
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả , tác phẩm , vấn đề nghị luận 
 - Giới thiệu được vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” , 
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.
0.5
*Làm rõ yêu cầu chính (cơ bản) của đề bài: 
– Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết. 
Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mời, lời trách nhẹ nhàng. Thể hiện ước mơ được trở về thôn Vĩ.
Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả. 
– Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và niềm đau cô đơn, chia lìa 
Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt. 
Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ
2.0
* Làm rõ yêu cầu phụ (nâng cao): 
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ .
1.0
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_201.doc