Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019

Khảo sát các vấn đề/ thách thức mà sinh viên điều dưỡng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ghi nhận phải đối mặt trong môi trường học tập lâm sàng (MTHTLS).

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 1

Trang 1

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 2

Trang 2

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 3

Trang 3

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 4

Trang 4

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 5

Trang 5

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 6

Trang 6

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019

Những thách thức mà sinh viên điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm sàng tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2019
12
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
8. Brett Williams, Simon Dousek (2012), 
The satisfaction with simulation experience 
scale(SSES): A Validation Study Journal 
of Nursing Education and Practice, August 
2012, Vol. 2, No. 3. 
9. G.V. Diamantisvà V.K. Benos, 
University of Piraeus, Greece (2007), 
Measuring student satisfaction with their 
studies in an International and European 
Studies Departerment, Operational 
Research, An International Journal. Vol.7. 
No 1, pp 47 - 59. 
10. Hall, Rachel M., “Effects of High Fidelity 
Simulation on Knowledge Acquisition, 
Self Confidence, and Satisfaction with 
Baccalaureate Nursing Students Using the 
Solomon-Four Research Design” (2013). 
Electronic Theses and Dissertations. Paper 
2281. 
11. Levett-Jones, T., McCoy, M., Lapkin, 
S., Noble, D., Hoffman, K., Dempsey, 
J., Arthur, C., & Roche, J. (2011).The 
development and psychometric testing of 
the Satisfaction with Simulation Experience 
Scale. Nurse Education Today, 31(7), 705-
710. doi:10.1016/j.nedt.2011.01.004. 
12. Prystowsky, J. B. &Bordage, G. 
(2001). An outcomes research perspective 
on medical education: the predominance 
of trainee assessment and satisfaction. 
MedicalEducation, 35(4), 331-336. doi: 
10.1046/j.1365-2923.2001.00910. 
13. Smith SJ, Roehrs CJ. Hight-Fidelity 
Simulation: Factors Correlated with Nursing 
Student Satisfaction and Self-Confidence. 
NursEducPerspect. 2009;30(2):74-8. 
14. Tagwa Omer 
NursingStudents’Perceptionsof Satisfaction 
and Self ConfidencewithClinicalSimulati
onExperience Journal of Education and 
Practice Vol.7, No.5, 2016
15. Ten Eyck RP, Tews M, Ballester 
JM. Improved medical student satisfaction 
and test performance with a simulation-
based emergency medicine curriculum: 
a randomized controlled trial. Ann Emerg 
Med. 2009;54:684-691. 
NHỮNG THÁCH THỨC MÀ SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG GẶP PHẢI 
TẠI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NĂM 2019
Trần Thị Huyền1
1Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các vấn đề/ thách 
thức mà sinh viên điều dưỡng của Đại học 
Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ghi nhận phải 
đối mặt trong môi trường học tập lâm sàng 
(MTHTLS). Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu: Một thiết kế cắt ngang mô tả 
sử dụng bộ câu hỏi tự điền Clinical Learning 
Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Huyền
Email: tranhuyen9090@gmail.com
Ngày phản biện: 30/12/2019
Ngày duyệt bài: 06/01/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
Environment Inventory phiên bản tiếng Việt 
(V-CLEI) để khảo sát Cử nhân Điều dưỡng 
năm thứ ba của Đại học Quốc tế Hồng Bàng 
(58 nữ và 11 nam). Kết quả: Điểm trung bình 
thang đo V-CLEI của mẫu nghiên cứu là 
145±11.02, với điểm số thấp nhất là 123 và 
điểm số cao nhất ghi nhận được là 177. Một 
số thách thức trong môi trường học tập lâm 
sàng đối với sinh viên điều dưỡng liên quan 
đến mối quan hệ giữa các cá nhân với các 
bên liên quan. Sinh viên điều dưỡng không 
thực sự nhận thức được vai trò của họ trong 
các buổi thực hành lâm sàng cũng trở thành 
một trong những rào cản. Tuy nhiên, một 
13
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
CHALLENGES FOR NURSING STUDENTS IN THE CLINICAL LEARNING 
ENVIRONMENT AT HONG BANG INTERNATIONAL UNIVERSITY IN 2019
 ABSTRACT
Objective: To survey on the problems/
challenges those nursing students of 
Hong Bang International University (HIU) 
reported facing in the clinical learning 
environment (CLE). Method: A descriptive 
cross-sectional design was conducted and 
the Clinical Learning Environment Inventory 
(CLEI) was used to ask 69 third-year 
nursing students (58 females and 11 males) 
of the Bachelor of Nursing Program from 
Nursing Faculty, HIU. Results: The mean 
score of V-CLEI in this study is 145 ± 11.02, 
with the lowest score being 123 and the 
highest recorded score being 177. Some 
challenges in the CLE for nursing students 
related to interpersonal relationships often 
with stakeholders or other health workers. 
Nursing students are not really aware of their 
role in clinical practice sessions, which could 
also become one of the barriers. However, 
a high appreciation for clinical instructors 
can be seen as a motivation to push the 
clinical learning process. Conclusion: 
These results of the study provide some 
initial information about the challenges and 
motivations for nursing students in the CLE. 
This helps the researcher give appropriate 
directions to improve the quality of nursing 
practice education.
Keywords: Challenges, Difficult, Nursing 
Students, Clinical Learning Environment.
sự đánh giá cao đối với các giảng viên có 
thể được coi là một động lực thúc đẩy quá 
trình học tập lâm sàng. Kết luận: Kết quả 
của nghiên cứu đã cung cấp một số thông 
tin ban đầu về những thách thức cũng như 
động lực dành cho sinh viên điều dưỡng tại 
môi trường học tập lâm sàng, từ đó đưa ra 
hướng đi phù hợp để nâng cao chất lượng 
giáo dục thực hành điều dưỡng.
Từ khóa: Thách thức, khó khăn, Sinh 
viên Điều dưỡng, Môi trường học tập lâm 
sàng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, điều dưỡng trở 
thành một trong những ngành nghề “hot” 
của xã hội. Tuy không phải là một lĩnh vực 
mới, nhưng điều dưỡng thu hút được sự 
quan tâm của toàn xã hội bởi vì tính thực 
tiễn nghề nghiệp của nó. Theo kế hoạch 
phát triển nguồn nhân lực của Bộ Y tế 
[1] trong giai đoạn 2015-2020, Việt Nam 
cần thêm 83.000 điều dưỡng. Vì vậy điều 
dưỡng đã, đang và sẽ trở thành một trong 
những ngành quan trọng trong hệ thống 
chăm sóc sức khỏe. Do đó, nhu cầu nguồn 
nhân lực điều dưỡng được đào tạo bài bản 
và có hệ thống ở Việt Nam đã trở thành một 
thách thức đối với các trường đại học và 
cao đẳng y khoa trên cả nước. 
Cùng với giáo dục lý thuyết, thực hành 
cũng đóng một vai trò quan trọng trong 
chương trình giáo dục [3], góp phần không 
nhỏ trong việc đào tạo các nhân viên y tế 
có kĩ năng và tay nghề  ... hép cá nhân tham gia (4 câu), Mục 4- Giá 
trị công việc Điều dưỡng (3 câu), Mục 5- 
Bồi dưỡng học tập tại nơi làm việc (6 câu) 
và Mục 6- Thiếu sự sáng tạo (3 câu).
Tổng số câu hỏi khảo sát là 50 câu, mỗi 
câu hỏi sẽ được đánh giá dựa trên thang đo 
Likert 4 điểm bao gồm các 4 mức độ sau: 
1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- 
Đồng ý; 4- Rất đồng ý. 
2.7. Phân tích số liệu
Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm 
SPSS 20, trong đó sử dụng các phép kiểm 
phù hợp để kiểm tra độ tin cậy và tương 
quan các biến.
Thông tin chung của đối tượng nghiên 
cứu: tuổi, giới tính, điểm trung bình (GPA) 
và điểm rèn luyện năm học thứ hai được 
phân tích bằng phương pháp thống kê mô 
tả bao gồm tần suất, tỷ lệ.
Nhận thức của sinh viên về MTHTLS 
được phân tích bằng phương pháp thống kê 
mô tả bao gồm trung bình, giá trị lớn nhất, 
giá trị nhỏ nhất và phạm vi giới hạn. Xác định 
mối liên quan giữa nhận thức của sinh viên 
với các yếu tố nhân khẩu học của mẫu sử 
dụng phép kiểm ANOVA, Robust Test và T- 
test độc lập.
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Các đối tượng tự nguyện tham gia vào 
nghiên cứu sau khi nhà nghiên cứu giải 
thích kỹ lưỡng về các mục tiêu và phương 
pháp nghiên cứu. Đồng thời, người tham 
gia có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi 
nào họ muốn. 
15
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Dữ liệu thu được từ người tham gia 
nghiên cứu được bảo mật và mã hóa hoàn 
toàn trên máy tính. Thông tin cá nhân của 
những người tham gia không được sử dụng 
trong bất kỳ công bố công khai nào. 
Dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu 
này là riêng tư và hoàn toàn không ảnh 
hưởng đến kết quả học tập và lợi ích của 
người tham gia nhiên cứu.
Người tham gia nghiên cứu được tôn 
trọng và đối xử bình đẳng như nhau.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng 
nghiên cứu
Có tổng cộng 69 sinh viên điều dưỡng 
năm 3 của HIU tham gia khảo sát. Độ tuổi 
trung bình của người tham gia là 21 ± 1.3 
(nhỏ nhất 21 tuổi, lớn nhất 28 tuổi). Nữ sinh 
chiếm đa số (84,1%). Kết quả học tập năm 
thứ 2 của sinh viên tham gia khảo sát được 
trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả học tập của sinh viên 
tham gia khảo sát (n = 69)
Phân loại kết quả học tập 
năm thứ 2
SL TL %
Điểm học 
lực năm 
thứ 2
Tốt (7- 7.99) 25 36.2
TB khá (6-6.99) 34 49.3
TB (5- 5.99) 9 13.0
Kém (<5) 1 1.4
Điểm rèn 
luyện năm 
thứ 2
Xuất sắc (9 - 10) 3 4.3
Giỏi (8- 8.99) 7 10.1
Tốt (7- 7.99) 47 68.1
TB (5- 5.99) 12 17.4
Tỉ lệ sinh viên có học lực Trung bình khá 
chiếm gần một nửa số người được khảo 
sát (49,3%) và chỉ có 1 sinh viên đạt học lực 
rất kém. Tỉ lệ sinh viên có điểm rèn luyện 
xếp loại Tốt chiếm đa số, đạt 68,1%.
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa điểm CLEI 
(trung bình) với kết quả học tập (trung bình)
Mối quan hệ giữa 
điểm V-CLEI với kết 
quả học tập năm 2
Phép kiểm 
ANOVA 
F p
Điểm học lực năm 2 0.169 0.917
Điễm rèn luyện năm 2 0.755 0.552
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê về điểm số đánh giá bộ 
câu hỏi V-CLEI giữa những người tham gia 
nghiên cứu có kết quả học tập khác nhau 
(p>0.05) (Bảng 3.2).
3.2. Nhận thức của sinh viên điều 
dưỡng về MTHTLS.
Trong khảo sát này, bộ câu hỏi V-CLEI 
với 50 câu đạt được mức đánh giá từ 123 
đến 177 với trung bình là 145±11.02. Cùng 
với đó, mỗi mục có các giá trị khác nhau 
được mô tả. (Bảng 3.3). 
Bảng 3.3. Mô tả kết quả khảo sát từng 
mục của Bộ câu hỏi MTHTLS (V-CLEI)
Nội dung 
khảo sát
Điểm số ghi nhận được
Min Max X ± SD
Mục 1 
(16 - 64)
16 62 47,8 ± 4,3
Mục 2 
(18 – 72)
43 66 52,9 ± 5,01
Mục 3 
(4 – 16)
8 16 10,97 ± 1,67
Mục 4 
(3 – 12) 4 11 8,4 ± 1,32
Mục 5 
(6 – 24) 3 22 17,3 ± 2,36
Mục 6 
(3 – 12) 3 10 7,6 ± 1,33
Tổng 
V-CLEI 
(50 – 200)
123 177 145,14 ± 11,02
16
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
3.2.1. Mục 1: Sự tương tác và tham gia
Sự tương tác và tham gia là một mục 
bao gồm 16 câu hỏi liên quan đến sự tương 
tác của sinh viên về sự gắn kết của họ với 
vị trí lâm sàng và MTHTLS [4].Trên thực tế, 
tổng điểm mà sinh viên điều dưỡng đưa ra 
cho mục này từ 36-62 điểm với mức trung 
bình 47,8 ± 4.3 (Bảng 3.2).
Với câu hỏi 26 “Sinh viên ít cơ hội để 
tham gia vào quá trình bàn giao giữa các 
ca trực của nhân viên trong khoa” và câu 
hỏi 23 “Phương pháp giảng dạy tại khoa 
này đặc trưng bởi sự đổi mới và đa dạng”, 
những người tham gia đã đưa một tỉ lệ 
“Đồng ý” khá cao. Điều này có nghĩa rằng, 
sinh viên không hài lòng với cách thức tổ 
chức việc thực hành của họ tại MTHTLS.
3.2.2. Mục 2: Sinh viên làm trung tâm
Sinh viên làm trung tâm liên quan đến 
các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò trung tâm 
của sinh viên đối với MTHTLS [4].Điểm 
thực tế của mục này là 52,9 ±5,01(Bảng 
3.2). Kết quả này cho thấy một đánh giá 
tích cực về các nội dung trong yếu tố “Sinh 
viên làm trung tâm”.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy sinh viên 
đều đưa ra một cái nhìn tiêu cực với hầu 
hết những câu hỏi khảo sát liên quan đến 
nhân viên y tế tại MTHTLS, đặc biệt là điều 
dưỡng. Ngoài ra, đối với các câu hỏi song 
song a / b, hầu như các câu b (Nhân viên 
điều dưỡng) được đánh giá với số điểm 
thấp hơn so với các câu a (giáo viên lâm 
sàng). Điều này đóng góp một phần nào 
những đánh giá tiêu cực cho nhân viên lâm 
sàng tại MTHTLS.
3.2.3. Mục 3: Cho phép cá nhân tham gia
Cho phép cá nhân tham gia liên quan đến 
việc trao quyền và kiểm soát công việc một 
cách độc lập của sinh viên tại MTHTLS [4].
Tổng số điểm trung bình được ghi là 10,97 
±1,67 (Bảng 3.2). Kết quả này cho thấy một 
đánh giá tương đối thấp của sinh viên về 
việc tự chủ công việc thực hành của họ
3.2.4. Mục 4: Giá trị công việc Điều 
dưỡng
Mục này tập trung vào cảm xúc của 
sinh viên về công việc điều dưỡng và định 
hướng nghề nghiệp [4].Trên thực tế, các 
sinh viên điều dưỡng HIU đã đánh giá mức 
điểm trung bình là 8.4 (Bảng 3.2). Đây là 
một nhận thức không cao của người tham 
gia dành cho giá trị công việc điều dưỡng.
3.2.5. Mục 5: Bồi dưỡng học tập tại 
nơi làm việc
Nội dung của mục 5 liên quan đến các 
chiến lược giảng dạy cũng như phân chia 
nhiệm vụ cho sinh viên điều dưỡng [4].
Trên thực tế, mục này đạt được điểm trung 
bình 17,4 ± 2,36 (Bảng 3.2). Kết quả cho 
thấy một đánh giá cao cho mục này. Tuy 
nhiên, điểm số thấp nhất thuộc về câu hỏi 
số 35b“Điều dưỡng của khoa thường đưa 
các hoạt động dạy/học thú vị cho sinh viên”, 
đây được cho là đánh giá không cao, dưới 
mức trung bình.
3.2.6. Mục 6: Thiếu sự sáng tạo
Mục này đã nói về sự thiếu đổi mới trong 
MTHTLS [4]. Sự đánh giá từ phía người 
tham gia trong mục này với trung bình là 
7.6 ±1.33 (Bảng 3.2). Câu 5 trong mục này 
nhận được sự đồng ý khá cao tới từ người 
tham gia với nội dung là “Những ý tưởng 
chăm sóc mới hiếm khi được thử nghiệm ở 
khoa này”. Đây là một điểm đánh giá thấp 
cho sự sáng tạo và đổi mới tại các cơ sở 
thực hành lâm sàng.
4. BÀN LUẬN
Một số mô tả được coi là những thách 
thức đối với sinh viên điều dưỡng trong 
MTHTLS bao gồm các yếu tố tác động từ 
các bên liên quan và hầu hết đến từ nhân 
viên y tế trong một bệnh viện hay một cơ 
sở lâm sàng [4]. Kết quả này cũng được 
Trương Thị Huệ đề cập trong nghiên cứu 
thực hiện năm 2015. 
Ngoài ra, sinh viên điều dưỡng không 
thực sự nhận thức được vai trò của họ 
trong các buổi thực hành lâm sàng. Bên 
cạnh đó, phương pháp học tập lấy sinh viên 
17
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
làm trung tâm chưa được áp dụng rộng rãi 
như một phương pháp giảng dạy tiềm năng 
nên sinh viên ít được trao quyền và bị chi 
phối bởi người khác trong công việc họ 
làm. Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thanh 
cũng đồng ý rằng sinh viên Việt Nam đã 
quá quen thuộc với phong cách học tập thụ 
động của người phương Đông [6]. Đặc biệt 
trong các môi trường lâm sàng, sinh viên 
phải thực hành dưới sự giám sát và hướng 
dẫn của một giáo viên lâm sàng hoặc nhân 
viên điều dưỡng có kinh nghiệm. Đây cũng 
có thể được coi là một lí do khiến cho vai 
trò trung tâm của sinh viên trong MTHTLS 
không được đề cao. 
Môi trường làm việc quá tải và số lượng 
lớn bệnh nhân cùng với việc thiếu dụng cụ 
hoặc trang thiết bị chăm sóc người bệnh 
hoặc các dụng cụ quá phức tạp khiến sinh 
viên điều dưỡng, những người được coi là 
“người mới” gặp khó khăn trong việc thực 
hành lâm sàng. 
Việc thiếu sự đổi mới trong phương pháp 
giảng dạy cũng như trong thực hành lâm 
sàng cũng là một rào cản trong MTHTLS, 
làm giảm sự quan tâm của sinh viên đối với 
việc học lâm sàng. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự thiếu 
nhận thức về các giá trị nghề nghiệp điều 
dưỡng là một trong những vấn đề cần quan 
tâm. Hầu hết sinh viên điều dưỡng đều cho 
rằng vai trò của người điều dưỡng tại các cơ 
sở lâm sàng là không cao và công việc của 
họ chủ yếu là nghe theo lệnh của bác sĩ.
Tuy nhiên, điểm số khá cao trong khảo 
sát V-CLEI dành cho giảng viên lâm sàng 
đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò quan 
trọng của giáo viên lâm sàng tại MTHTLS. 
Đây có thể coi là một động lực thúc đẩy quá 
trình học tập lâm sàng cho sinh viên điều 
dưỡng tại Việt Nam. Giảng viên lâm sàng 
được coi như cầu nối giúp sinh viên điều 
dưỡng tiếp cận với MTHTLS dễ dàng hơn. 
Quan điểm tương tự cũng được tìm thấy 
trong nghiên cứu khác nhau về khảo sát 
nhận thức của sinh viên về MTHTLS [2] [5].
5. KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra một 
số thách thức trong MTHTLS đối với sinh 
viên điều dưỡng thường liên quan đến mối 
quan hệ giữa các cá nhân với các bên liên 
quan hoặc nhân viên y tế khác. Sinh viên 
điều dưỡng không thực sự nhận thức được 
vai trò của họ trong các buổi thực hành 
lâm sàng cũng có thể trở thành một trong 
những rào cản cho môi trường học tập này. 
Hơn nữa, sinh viên cũng ghi nhận rằng họ 
ít được trao quyền tự chủ và bị chi phối bởi 
người khác trong công việc họ làm. Tuy 
nhiên, một sự đánh giá cao đối với các 
giảng viên có thể được coi là một động lực 
thúc đẩy quá trình học tập lâm sàng.
Kết quả báo cáo cho thấy MTHTLS 
trong bối cảnh giáo dục điều dưỡng Việt 
Nam không phải là một môi trường học tập 
tối ưu cho sinh viên điều dưỡng. Để khắc 
phục những khó khăn này, cần tăng cường 
hợp tác và trao đổi giữa các trường đào tạo 
điều dưỡng và các bệnh viện hoặc cơ sở 
lâm sàng nơi chọn trở thành nơi thực hành 
cho sinh viên điều dưỡng. Cùng với đó, 
các ghi nhận về những khó khăn của sinh 
viên tại cơ sở y tế cũng nên được gửi đến 
các đơn vị lâm sàng thông qua các buổi hội 
thảo giáo dục điều dưỡng để có thể cung 
cấp các biện pháp khắc phục phù hợp.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo, nhà giáo 
dục điều dưỡng và cố vấn lâm sàng cần 
thảo luận để đưa ra các mục tiêu và chiến 
lược học tập cụ thể cũng như đưa ra các 
chương trình học phù hợp cho sinh viên 
điều dưỡng trong bối cảnh hội nhập hiện 
nay. Đồng thời, cần có các khóa định hướng 
nghề nghiệp trong chương trình đào tạo để 
giúp sinh viên hiểu về nghề nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế. (2015). Quyết định số 2992/
QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ trưởng 
Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân 
lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh 
giai đoạn 2015 – 2020. Trích dẫn từ https://
kcb.vn/vanban/quyet-dinh-so-2992qd-
18
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
byt-ngay-17072015-cua-bo-y-te-ve-phe-
duyet-ke-hoach-phat-trien-nhan-luc-trong-
he-thong-kham-benh-chua-benh-giai-
doan-2015-2020
2. Harrison-White K & Owens J (2018). 
Nurse link lecturers’ perceptions of the 
challenges facing student nurses in clinical 
learning environments: A qualitative study. 
Nurse Education in Practice, 32,78-83.
3. Jamshidi N et al (2016). The challenges 
of nursing students in the clinical learning 
environment: A qualitative study. The 
Scientific World Journal, 2016.
4. Newton JM et al (2010). Clinical 
learning environment inventory: Factor 
analysis. Journal of Advanced Nursing, 
66(6),1371-1381.
5. Silva KASH el al (2012). Third year 
student nurses’ perceptions regarding 
their clinical learning environment. 
Retrieved from 
wp-content/uploads/2018/01/OURS2017-
all-part-3-21-25.pdf
6. Thanh PTH (2010). Implementing 
a student-centered learning approach at 
Vietnamese higher education institutions: 
Barriers under casual layered analysis 
(CLA). Journal of Futures Studies, 15(1),21-
38.
7. Truong TH (2015). Vietnamese 
nursing students’ perceptions of their clinical 
learning environment: A cross-sectional 
survey (Doctoral dissertation). Queensland 
University of Technology, Australia.
Người chịu trách nhiệm: Đỗ Thị Hòa
Email: dohoa200186@gmail.com
Ngày phản biện: 06/01/2020
Ngày duyệt bài: 11/02/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
THAY ĐỔI THÁI ĐỘ VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ 
CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH 
SAU GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Đỗ Thị Hoà1, Vũ Văn Thành1, Nguyễn Thị Thanh Hường1,
Nguyễn Thị Thu Hương1, Đinh Thị Thu Huyền1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thái độ 
về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm 
khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có 
con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi 
tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khỏe. Đối 
tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Can thiệp một nhóm có so sánh trước sau 
trên 83 bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị 
tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định từ tháng 
11/2016 đến tháng 9/2017. Kết quả: Tỷ lệ 
bà mẹ có thái độ đúng về bệnh, chăm sóc 
và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
trước can thiệp còn thấp. Có 53% bà mẹ có 
thái độ đúng. Sau can thiệp, thái độ của bà 
mẹ được cải thiện rõ rệt. Thái độ đúng tăng 
từ 53% lên 91,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05. Kết luận: Thái độ 
của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn hạn chế 
và có sự cải thiện rõ rệt sau can thiệp giáo 
dục sức khỏe.
Từ khóa: Thái độ, nhiễm khuẩn hô hấp 
cấp tính, giáo dục sức khỏe.

File đính kèm:

  • pdfnhung_thach_thuc_ma_sinh_vien_dieu_duong_gap_phai_tai_moi_tr.pdf