Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp cắt đốt bằng vi sóng (MWA) trong điều trị nang và các khối u vú lành tính.

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 1

Trang 1

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 2

Trang 2

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 3

Trang 3

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 4

Trang 4

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 5

Trang 5

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 6

Trang 6

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng

Nhận xét kết quả sớm điều trị u, nang tuyến vú lành tính bằng vi sóng
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 67 
NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U, NANG TUYẾN 
VÚ LÀNH TÍNH BẰNG VI SÓNG 
Huỳnh Quang Khánh1, Ngô Quốc Hưng1, Nguyễn Văn Khôi1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp cắt đốt bằng vi sóng (MWA) 
trong điều trị nang và các khối u vú lành tính. Đối tượng và phương pháp: 41 bệnh nhân (BN) 
với tổng cộng 64 nang và u vú lành tính được cắt đốt bằng vi sóng, sau đó tiếp tục được theo 
dõi từ tháng 8/2018 - 9/2019. Kết quả: Kích thước tổn thương trung bình 2,8 ± 0,6 cm (1,5 - 4,0 
cm). Thời gian MWA trung bình 2,4 phút (0,5 - 7,5 phút). Kết quả siêu âm kiểm tra sau điều trị 
bằng MWA cho thấy 100% nang lành tính và 85% khối u lành tính đáp ứng hoàn toàn, 15% khối 
u lành tính đáp ứng một phần. Tính thẩm mỹ sau thủ thuật được 100% BN đánh giá xuất sắc. 
Không xuất hiện phản ứng phụ, tái phát hoặc ác tính trong suốt thời gian theo dõi. Kết luận: 
Việc áp dụng MWA điều trị nang và u lành tuyến vú cho hiệu quả cao. Các triệu chứng và kích 
thước tổn thương giảm đáng kể sau điều trị. Đồng thời, phương pháp này còn đảm bảo tính 
thẩm mỹ và khả năng hồi phục nhanh cho BN. 
* Từ khóa: Tổn thương vú lành tính; U vú; Nang vú; Cắt đốt vi sóng. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thay đổi sợi bọc tuyến vú, bao gồm bướu 
sợi tuyến, u xơ và u nhú, là loại u vú lành 
tính phổ biến nhất. Thay đổi sợi bọc thường 
gặp ở BN nữ, đặc biệt ở độ tuổi từ 20 - 40 
[1]. Nang tuyến vú thường xuất hiện ở 
phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, từ 35 - 50 tuổi. 
Bệnh nhân có thay đổi sợi bọc hoặc 
nang tuyến vú sẽ được theo dõi định kỳ, 
không cần can thiệp. Tuy nhiên, một số 
tổn thương lớn có thể gây đau, đỏ và 
căng tức, đặc biệt khi bị bội nhiễm hoặc 
áp-xe. Do vậy, cần can thiệp các tổn 
thương lành tính trong một số trường hợp 
có xuất hiện triệu chứng hoặc liên quan 
đến thẩm mỹ. Thông thường, thay đổi sợi 
bọc sẽ được điều trị bằng phẫu thuật cắt 
bỏ u. Phương pháp này thường gây đau, 
mất máu và để lại sẹo lớn. Đối với nang 
vú, phương pháp hút bằng kim nhỏ được 
áp dụng cho nang có kích thước nhỏ, tuy 
nhiên, khả năng tái phát khá cao; phẫu 
thuật lấy nang được áp dụng với các 
nang lớn, tái phát, tuy nhiên, phương 
pháp này gây đau và để lại sẹo. 
Trong những năm gần đây, MWA 
được sử dụng rộng rãi trong cắt đốt khối 
u ở thận, gan và phổi, tuyến giáp, tuyến 
vú. Mặc dù MWA dưới hướng dẫn của 
hình ảnh rất hữu ích, tuy nhiên nghiên 
cứu về đề tài này trong điều trị tổn 
thương ở vú còn rất hạn chế [2], đặc biệt 
là ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này: Đánh giá tính an toàn và 
hiệu quả của kỹ thuật MWA trong điều trị 
các tổn thương lành tính tuyến vú. 
1. Bệnh viện Chợ Rẫy 
Người phản hồi: Huỳnh Quang Khánh (huynhquangkhanhbvcr@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 20/12/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 9/4/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 68 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân có tổn thương vú lành tính: 
một u hay nhiều u, một bên vú hay cả hai 
vú được thực hiện MWA trong vòng 12 
tháng, từ tháng 8/2018 - 9/2019 tại Khoa 
Tuyến vú, Bệnh viện Chợ Rẫy. 
Bệnh nhân được giải thích cụ thể về 
nội dung, mục đích của nghiên cứu và 
đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- U, nang tuyến vú một hoặc hai bên. 
- Nang tuyến vú có kích thước ≥ 10 mm, 
tái phát hoặc nang lớn có triệu chứng. 
- U lành tuyến vú. 
- Thực hiện chọc hút dịch nang xét 
nghiệm tế bào dưới hướng dẫn siêu âm, 
hoặc sinh thiết lõi u vú dưới hướng dẫn 
siêu âm có kết quả lành tính. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Bệnh nhân đang hành kinh. 
- Bệnh nhân đang cho con bú. 
- Bệnh nhân áp-xe vú. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 
cắt ngang, theo dõi dọc. 
* Quy trình điều trị: 
- Chuẩn bị BN: Vị trí của nang và u 
được xác định bằng siêu âm để xác định 
hướng tiếp cận dễ nhất và an toàn nhất. 
Tiêm 2 ml lidocaine 2% qua da và tại vùng 
xung quanh tổn thương để gây tê cục bộ. 
- Cắt đốt bằng vi sóng: Bằng phương 
tiện của hãng Medwaves (hình 1) theo 
quy trình của Xu và CS [3]. Tùy vào kích 
thước của nang hoặc khối u để lựa chọn 
loại ăng-ten phù hợp (bảng 1). Để tránh 
bỏng da, nhiệt độ đốt đặt ở mức 70°C, 
thời gian đốt chỉ từ 1 - 3 phút. 
Hình 1: Bộ phát vi sóng và các kim đốt. 
Bảng 1: Loại ăng-ten. 
Diện tích đốt tối 
đa 
Loại Khẩu kính 
Độ 
dài 
(cm) Rộng (cm) 
Sâu 
(cm) 
Nhỏ 16 2 2,5 3,0 
Mini 16 1 1,3 1,4 
Thủ thuật chọc hút bằng kim nhỏ được 
thực hiện trước khi cắt đốt nang vú, tiến 
hành theo trình tự như sau: Đầu tiên, một 
ăng-ten được đặt vào trong lòng nang. 
Tiếp đó, đưa kim nhỏ vào để hút toàn bộ 
dịch, trong khi vẫn giữ nguyên vị trí của 
ăng-ten. Cuối cùng, toàn bộ nang được 
cắt đốt bằng MWA. Dịch trong nang được 
gửi đi làm xét nghiệm mô bệnh học. 
Tiến hành thủ thuật bằng cách đâm 
ăng-ten vào tổn thương để cắt đốt. Có thể 
điều chỉnh vị trí đặt ăng-ten bằng cách di 
chuyển kim nhiều lần, để đảm bảo vùng 
cắt đốt bao phủ toàn bộ tổn thương, 
đồng thời ít gây ảnh hưởng đến các mô 
lân cận. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 69 
Các dấu hiệu sinh tồn, triệu chứng đau, 
nôn ói, mệt mỏi và khó thở được theo dõi 
trong suốt quá trình làm thủ thuật. 
Ngưng thủ thuật khi fentanyl không 
giúp kiểm soát đau cho BN, hoặc có biến 
chứng nặng xảy ra. 
- Theo dõi sau cắt đốt: 
Sau thủ thuật, BN được giữ lại để theo 
dõi trong 24 giờ. Dấu hiệu sinh tồn được 
ghi nhận 1 tiếng/lần trong 2 giờ đầu, sau 
đó 3 tiếng/lần trong 24 giờ tiếp theo. Các 
triệu chứng sau cắt đốt như đau, sốt, mệt 
mỏi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở 
được ghi nhận và xử trí. Trường hợp xảy 
ra biến chứng được xác định và xử trí 
sớm nhất dưới sự hỗ trợ của xét nghiệm 
và chẩn đoán hình ảnh. 
Các tổn thương sau cắt đốt được theo 
dõi qua siêu âm sau 1 tuần, 3, 6 và 12 tháng. 
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Tuổi, đặc điểm u vú, vị trí, kích thước, 
phân loại BIRADS trên siêu âm hay 

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_ket_qua_som_dieu_tri_u_nang_tuyen_vu_lanh_tinh_bang.pdf