Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học - xúc tác dùng hệ phản ứng KBrO3 - RhB - HCHO trong môi trường H₂SO₄
Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng xúc tác của formaldehyde đến tốc độ phản ứng
oxi hóa Rhodamine B (RhB) bằng kali bromate (KBrO3) trong môi trường axit
sulfuric (H2SO4). Tốc độ phản ứng được x{c định bằng c{ch đo sự thay đổi độ hấp
thụ theo thời gian của dung dịch RhB tại bước sóng ( λmax 557 nm. C{c điều kiện
thích hợp cho phản ứng đã được nghiên cứu. Phương pháp phân tích
formaldehyde được xây dựng trong khoảng nồng độ 7,32 – 50,00 ppb với hệ số
tương quan (R) l| 0,9993 và giới hạn phát hiện (LOD) là 2,19 ppb. Độ lệch chuẩn
tương đối khi x{c định các mẫu chuẩn formaldehyde phòng thí nghiệm có nồng độ
15 ppb v| 45 ppb tương ứng là 4,34% và 3,14% (n = 3)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học - xúc tác dùng hệ phản ứng KBrO3 - RhB - HCHO trong môi trường H₂SO₄", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học - xúc tác dùng hệ phản ứng KBrO3 - RhB - HCHO trong môi trường H₂SO₄
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 21 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH FORMALDEHYDE BẰNG PHƢƠNG PHÁP TRẮC QUANG ĐỘNG HỌC – XÚC TÁC NG H PH N ỨNG KBrO3 - RhB - HCHO R NG I RƢ NG H2SO4 Hoàng Quốc Bình, Nguyễn Văn Ly* Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: nguyenvanly1955@gmail.com Ngày nhận bài: 13/3/2019; ngày hoàn thành phản biện: 22/4/2019; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng xúc tác của formaldehyde đến tốc độ phản ứng oxi hóa Rhodamine B (RhB) bằng kali bromate (KBrO3) trong môi trường axit sulfuric (H2SO4). Tốc độ phản ứng được x{c định bằng c{ch đo sự thay đổi độ hấp thụ theo thời gian của dung dịch RhB tại bước sóng ( max λ 557 nm. C{c điều kiện thích hợp cho phản ứng đã được nghiên cứu. Phương pháp phân tích formaldehyde được xây dựng trong khoảng nồng độ 7,32 – 50,00 ppb với hệ số tương quan (R) l| 0,9993 và giới hạn phát hiện (LOD) là 2,19 ppb. Độ lệch chuẩn tương đối khi x{c định các mẫu chuẩn formaldehyde phòng thí nghiệm có nồng độ 15 ppb v| 45 ppb tương ứng là 4,34% và 3,14% (n = 3). Từ khóa: động học – xúc tác; formaldehyde; rhodamine B; trắc quang. 1. MỞ ĐẦU Formaldehyde là chất khí không m|u, có mùi hăng, dễ cháy và có khả năng tự polymer hóa khi ở nồng độ cao. Formaldehyde được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, < Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nó trong khoảng thời gian dài hay ngắn, với nồng độ thấp hay cao đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người như dị ứng da, gây kích thích ở niêm mạc mũi, vòm họng, và có khả năng ung thư, < [2], [7]. Chính vì những tác hại của nó, nghiên cứu x{c định h|m lượng formaldehyde trong nhiều đối tượng như môi trường, thực phẩm, < ng|y c|ng được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, có nhiều phương ph{p phân tích được nghiên cứu để x{c định formaldehyde như phương ph{p sắc ký [5], phương ph{p trắc quang [4], phương pháp phân tích dòng chảy [8] < Trong số c{c phương ph{p kể trên, phương ph{p trắc quang - động học xúc tác (TQ - ĐH XT) l| phương ph{p có độ nhạy v| độ chọn lọc tốt, Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học – xúc tác 22 quy trình ph}n tích đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích, thích hợp với việc x{c định formaldehyde trong c{c đổi tượng khác nhau. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra một số kết quả ban đầu về việc nghiên cứu x{c định formaldehyde bằng phương ph{p TQ –ĐH XT dựa trên ảnh hưởng xúc tác của formaldehyde cho phản ứng oxi hóa RhB bằng KBrO3 [3] Kết quả của nghiên cứu này nhằm định hướng cho việc xây dựng phương ph{p x{c định formaldehyde trong c{c đối tượng thực phẩm. 2. THỰC NGHI M 2.1. Thiết bị, dụng cụ - Máy quang phổ V630 UV/Vis Spectrometer Jasco (Nhật Bản); - Máy cất nước 2 lần Aquatron (Thụy Sĩ); - Cân phân tích Precisa XB 2204 với độ chính xác 0,0001 g; - Các dụng cụ thủy tinh như pipet, bình định mức, < được rửa bằng xà phòng, dung dịch axit đặc; ngâm trong dung dịch axit loãng v| được rửa lại bằng nước máy trước khi tráng lại với nước cất. 2.2. Hóa chất Các dung dịch gốc: formaldehyde 1000 ppm (PA, Trung Quốc) được chuẩn độ lại bằng phương ph{p Iod – Thiosunfate theo TCVN 7535-2:2010 [1]; Rhodamine B 0,001 M (PA, Đức); KBrO3 0,1 M (PA, Pháp); H2SO4 0,8 M (PA, Trung Quốc). Các hóa chất đều thuộc loại hóa chất tinh khiết phân tích (PA) v| được pha với nước cất 2 lần. 2.3. Cơ sở lý thuyết của phƣơng pháp Phương ph{p dựa trên ảnh hưởng của xúc tác formaldehyde đến phản ứng oxy hóa RhB bằng KBrO3. Cơ chế của phản ứng có xúc tác diễn ra như sau [3]: 12 BrO3- + 15 HCHO + 12 H+ 6 Br2 + 15 CO2 + 21 H2O (1) Br2 + RhB (tím) sản phẩm oxy hóa (không màu) + Br- (2) Theo [3], phản ứng (1) xảy ra chậm hơn nhiều so với phản ứng (2) nên tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào tốc độ phản ứng (1). Br2 được sinh ra sẽ phản ứng với RhB làm giảm cường độ hấp thụ của dung dịch RhB tại bước sóng 557 nm. Để x{c định tốc độ phản ứng (v), chúng tôi sử dụng phương ph{p tích ph}n - cố định thời gian (Δt ) [6] và được biểu diễn qua biểu thức sau: 0 HCHO HCHO S 3 41 2+ A v = log A = (k k ). t = k + k.C .C (3) TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 23 ới A0, AS lần lượt l| độ hấp thụ của Rh trong phản ứng nền v| phản ứng có x c t{c trong khoảng thời gian Δt ; k1, k2 lần lượt là hằng số tốc độ của phản ứng nền và phản ứng có xúc tác. 3. KẾT QU VÀ TH O LUẬN 3.1. Các điều kiện thích hợp của phản ứng 3.1.1. Chọn lựa bước sóng hấp thụ thích hợp Quét phổ hấp thụ của các hệ phản ứng khác nhau trong khoảng bước sóng từ 800 - 400 nm. Kết quả được biểu diễn trên hình 1. Hình 1. Phổ hấp thụ của RhB trong những hệ phản ứng khác nhau. (1): Phổ hấp thụ của RhB trong i trư ng H2SO4. (2): Phổ hấp thụ của RhB trong i trư ng H2SO4 có mặt KBrO3 (3): Phổ hấp thụ của RhB trong i trư ng H2SO4 có mặt KBrO3 và formaldehyde 5 ppb. (4): Phổ hấp thụ của RhB trong i trư ng H2SO4 có mặt KBrO3 và formaldehyde 50 ppb. Điều kiện thí nghiệm (ĐKTN): Quét phổ từ 800 nm - 400nm; CRhB = 8. 10-6 M; CKBrO3 = 8. 10-4 M; CH2SO4 = 0,1 M; nhiệt độ phòng; th i gian phản ứng (tpư) = 4 phút. Kết quả hình 1 cho thấy độ hấp thụ giảm khi trong dung dịch có KBrO3 (đường 2) chứng tỏ đã có phản ứng giữa RhB và KBrO3 . Mặt khác, độ hấp thụ giảm mạnh khi có mặt nồng độ của formaldehyde (đường 3,4). Điều n|y đã cho thấy formaldehyde đóng vai trò x c t{c khiến phản ứng xảy ra nhanh hơn. Dựa vào phổ hấp thụ trong hình 1, chúng tôi nhận thấy phổ hấp thụ đạt gi{ trị cực đại tại bước sóng max λ = 557 nm. Vì vậy, bước sóng 557 nm được lựa chọn trong các thí nghiệm tiếp theo. Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học – xúc tác 24 3.1.2. Chọn lựa nồng độ của RhB Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ các chất phản ứng: RhB, KBrO3, H+ và formaldehyde. Tuy nhiên, vì nồng độ RhB lớn hơn nhiều so với nồng độ formaldehyde nên sự thay đổi nồng độ RhB ảnh hưởng không đ{ng kể đến tốc độ phản ứng [6]; vì vậy, chúng tôi lựa chọn CRhB = 8. 10-6 M có độ hấp thụ A = 0,8223 Abs cho tất các thí nghiệm. 3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ KBrO3 Ảnh hưởng của KBrO3 đến tốc độ phản ứng nền và phản ứng có xúc tác được khảo sát trong khoảng từ 4,0.10-4 - 14,4.10-4 M. Kết quả được biểu diễn như hình 2. Hình 2. Ảnh hưởng của KBrO3 đến log(A0/AS). ĐKTN: = 557 nm; CRhB = 8.10-6 M; CH2SO4 = 0,1 M; CHCHO = 50 ppb; nhiệt độ phòng; tpư = 4 phút. Kết quả ở hình 2 cho thấy khi nồng độ KBrO3 tăng từ 4,0.10-4 M đến 8,0.10-4 M dẫn đến tốc độ phản ứng có x c t{c nhanh hơn so với phản ứng nền nên log(A0/AS) tăng. Sau đó tốc độ phản ứng có xúc tác giảm dần nên log(A0/AS) giảm. Vì thế, chúng tôi lựa chọn 8,0.10-4 M làm nồng độ KBrO3 cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ H2SO4 Ảnh hưởng của H2SO4 đến tốc độ phản ứng nền và phản ứng có x c t{c được khảo sát trong khoảng từ 0,096 - 0,176 M. Kết quả được biểu diễn như hình 3. Hình 3. Ảnh hưởng của H2SO4 đến log(A0/AS). ĐKTN: = 557 nm; CRhB = 8.10-6 M; CKBrO3 = 8.10-4 M; CHCHO = 50 ppb; nhiệt độ phòng; tpư = 4 phút. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 25 Kết quả ở hình 3 cho thấy khi nồng độ H2SO4 tăng từ 0,096 M đến 0,16 M dẫn đến tốc độ phản ứng có x c t{c nhanh hơn so với phản ứng nền nên log(A0/AS) tăng. Sau đó, tốc độ phản ứng có xúc tác giảm nên log(A0/AS) giảm. Vì thế, 0,16 M được lựa chọn làm nồng độ H2SO4 cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng nền và phản ứng có x c t{c được khảo sát trong khoảng từ nhiệt độ phòng (khoảng 25 0C) đến 80 0C. Kết quả được biểu diễn như hình 4. Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến log(A0/AS). ĐKTN: = 557 nm; CRhB = 8.10-6 M; CKBrO3 = 8.10-4 M; CHCHO = 50 ppb; CH2SO4 = 0,16 M; tpư = 4 phút. Theo kết quả được biểu diễn như hình 4 cho thấy tốc độ phản ứng có xúc tác nhanh hơn so với tốc độ phản ứng nền khi tăng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 70 0C nên log (A0/AS) tăng dần. Sau đó, gi{ trị log (A0/AS) giảm ở nhiệt độ 80 0C. Do đó, nhiệt độ 70 0C được lựa chọn là nhiệt độ phù hợp cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.1.6. Ảnh hưởng của thời gian Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến tốc độ phản ứng nền và phản ứng có x c t{c được khảo sát trong khoảng thời gian 1 ph t đến 4 phút. Kết quả được biểu diễn như hình 5. Hình 5. Ảnh hưởng của thời gian đến log(A0/AS). ĐKTN: = 557 nm; CRhB = 8.10-6 M; CKBrO3 = 8.10-4 M; CHCHO = 50 ppb; CH2SO4 = 0,16 M; nhiệt độ 70 0C. Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học – xúc tác 26 Kết quả như hình 5 cho thấy thời gian phản ứng 2 phút là phù hợp vì giá trị log(A0/AS) cao nhất trong thời gian này. Vì thế, để thuận lợi cho việc tiến hành thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn 2 phút làm thời gian phản ứng thích hợp của các thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Sự phụ thuộc giữa tốc độ phản ứng và nồng độ formaldehyde Áp dụng c{c điều kiện thích hợp đã chọn, tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch phản ứng nền và phản ứng có xúc tác của formaldehyde trong khoảng từ 5 ppb đến 50 ppb. Phương trình hồi quy giữa log (A0/AS) theo CHCHO có dạng: log (A0/AS) = (0,0308 0,0054) + (0,0097 0,0002).CHCHO Hình 6. Đường biểu diễn sự phụ thuộc của log (A0/AS) vào nồng độ formaldehyde. ĐKTN: = 557 nm; CRhB = 8.10-6 M; CKBrO3 = 8.10-4 M; CH2SO4 = 0,16 M; nhiệt độ 70 0C; tpư = 2 phút. Từ hình 6, chúng tôi có thể x{c định được các thông số liên quan đến mối quan hệ giữa log(A0/AS) và CHCHO như sau: - Hệ số tương quan (R) = 0,9993; - Độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn (Sy) = 0,0071; - Giới hạn phát hiện (LOD) = 2,19 ppb và giới hạn định lượng (LOQ) = 7,32 ppb. 3.3. Đánh giá độ tin cậy của phƣơng pháp Độ tin cậy của phương ph{p được đ{nh gi{ thông qua độ lặp lại (RSD) v| độ thu hồi (Rev). Tiến h|nh đo lặp lại 3 lần đối với mỗi dung dịch formaldehyde chuẩn tự pha có nồng độ 15 ppb và 45 ppb. Kết quả thu được ở bảng 1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 27 Bảng 1. Kết quả đ{nh gi{ độ tin cậy của phương ph{p. CHCHO (ppb) Thí nghiệm log(A0/AS) CHCHO tìm thấy (ppb) RSD (%) Rev (%) 15 1 0,1636 13,70 4,34 96,13 2 0,1743 14,80 3 0,1740 14,77 Trung bình 14,42 45 1 0,4896 47,30 3,14 102,82 2 0,4857 46,90 3 0,4635 44,61 Trung bình 46,27 Theo Horwitz, khi x{c định h|m lượng của chất phân tích trong nội bộ phòng thí nghiệm, giá trị RSD 1 2 .RSDHorwitz thì kết quả chấp nhận được. Theo kết quả trong bảng 1, chúng tôi nhận thấy: Với CHCHO = 15 ppb thì RSD < 91 0,5log(15.10 )1 .2 2 = 15,02%. Với CHCHO = 45 ppb thì RSD < 91 0,5log(45.10 )1 .2 2 = 12,76%. Kết quả so sánh ở trên cho thấy phương ph{p có độ lặp lại tốt. Đồng thời, theo kết quả ở bảng 1, độ đ ng của phương ph{p đạt yêu cầu với độ thu hồi 96,13% - 102,82% (n = 3). 4. KẾT LUẬN Với các kết quả thu được ở trên, chúng tôi có thể đi đến những kết luận như sau: - Đã tìm được c{c điều kiện thích hợp khi phân tích formaldehyde bằng phương ph{p trắc quang – động học xúc tác sử dụng hệ phản ứng RhB - KBrO3 trong môi trường H2SO4 với xúc tác formaldehyde. - Phương ph{p có thể x{c định formaldehyde trong khoảng nồng độ 7,32 - 50 ppb với hệ số tương quan (R) là 0,9993; giới hạn phát hiện (LOD) là 2,19 ppb và giới hạn định lượng (LOQ) là 7,32 ppb. - Kết quả đ{nh gi{ độ tin cậy cho thấy phương ph{p có độ lặp lại (RSD) v| độ đ ng (Rev) tốt: + Với CHCHO = 15 ppb: RSD = 4,34% và Rev = 96,13% (n = 3); + Với CHCHO = 45 ppb: RSD = 3,14% và Rev = 102,82% (n = 3). Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học – xúc tác 28 L I C ƠN Cảm ơn Phòng thí nghiệm Hóa Môi trường – Đại học Khoa học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi nghiên cứu đề tài này. TÀI LI U THAM KH O [1]. Tiêu chuẩn Việt Nam 7535-2:2010 (2010). Da - xác định hà lượng formaldehyt bằng phương pháp hóa học - Phần 2: Phương pháp so àu, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. [2]. H. H. Çelik et al (2006). A review of the health effect of formaldehyde toxicity, Hacettepe University. [3]. X. Cui et al (2007). Kinetic spectrophotometric method for rapid determination of trace formaldehyde in foods, Analytica Chimica Acta, Vol 590, pp. 253 – 259. [4]. F. Gasparini et al (2008). A Simple and Green Analytical Method for the Determination of Formaldehyde, J. Braz. Chem. Soc, Vol 19, No 7, pp. 1531 – 1537. [5]. K. M. Lo, Y .L. Yung (2013). Integration of Headspace Solid Phase Micro – Extraction with Gas Chromatography for Quantitative Analysis of Formaldehyde, Bull. Korean Chem. Soc, Vol 34, No 1, pp. 139 – 142. [6]. D. Perez-Bendito, M. Silva (1988). Kinetic methods in analytical chemistry, Ellis Horwood Chichester, pp. 21 – 47. [7]. UNEP, International Labour Organization (ILO), WHO (1991). Formaldehyde: Health and Safety Guide, WHO, No 57. [8]. Z. Q. Zang, H.T. Yan, X. F. Yue (2004). Catalytic Determination of Trace Formaldehyde with a Flow Injection System Using the Indicator Reaction between Crystal Violet and Bromate, Microchimica Acta, Vol 146, pp. 259 – 263. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 2 (2019) 29 DETERMINATION OF FORMALDEHYDE BY KINETIC CATALYTIC SPECTROPHOTOMETRIC METHOD USING THE REACTION SYSTEM KBrO3 - RhB - HCHO IN SULFURIC ACID MEDIUM Hoang Quoc Binh,Nguyen Van Ly* Faculty of Chemistry, University of Sciences, Hue University *Email: nguyenvanly1955@gmail.com ABSTRACT This article is a study on the catalytic effect of formaldehyde on the rate of the oxidation of Rhodamine B (RhB) with potassium bromate (KBrO3) in sulfuric acid medium (H2SO4) (formaldehyde as catalyst). The reaction rate was monitored spectrophotometrically by measuring the changes an absorbance of RhB solution at 557 nm. The effects of important parameters, such as concentration of reagents, reaction time and temperature, were studied. This methodcan determineformaldehyde in the range of 7,32 – 50,00 ppb with correlation coefficient of 0,9993 and limit of detection (LOD) of 2,19 ppb. The relative standard deviations for the determination of 15 and 45 ppb of formaldehyde were 4,34% and 3,14% (n = 3), respectively. Keywords: formaldehyde; kinetic catalytic method; rhodamine B; spectrophotometry. Hoàng Quốc Bình sinh ngày 05/06/1995 tại Ph Yên. Năm 2017, ông tốt nghiệp Cử nh}n Sư phạm Hóa học tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 2017 đến nay, ông là học viên Cao học, chuyên ngành Hóa Phân tích tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Nguyễn Văn Ly sinh ngày 25/12/1955 tại Nam Định. Năm 1978, ông tốt nghiệp Cử nhân tại trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1997, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Hóa học. Năm 2002, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa học, chuyên ngành Hóa Phân tích. Từ năm 1978 đến nay, ông là giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp Huế, nay l| trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Phân tích hóa học, ph}n tích môi trường, thực phẩm. Nghiên cứu xác định formaldehyde bằng phương pháp trắc quang động học – xúc tác 30
File đính kèm:
- nghien_cuu_xac_dinh_formaldehyde_bang_phuong_phap_trac_quang.pdf