Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1

Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp thường gặp và được gọi là hội chứng tim thận típ 1 (CRS1). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò NGAL (Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin) trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 với mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ hội chứng tim thận típ 1; (2) Đánh giá khả năng chẩn đoán và tiên lượng của NGAL huyết tương trong hội chứng tim thận típ 1.

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 5

Trang 5

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 6

Trang 6

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 7

Trang 7

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1

Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1
74
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
Địa chỉ liên hệ:Phan Thái Hảo, email: phanthaihao@yahoo.com
Ngày nhận bài: 10/10/2019; Ngày đồng ý đăng: 26/11/2019; Ngày xuất bản: 26/12/2019
Nghiên cứu vai trò chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong 
chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 
Phan Thái Hảo1, Huỳnh Văn Minh2, Hoàng Bùi Bảo2
(1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, chuyên ngành Nội Tim mạch
(2) Bộ Môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp thường gặp và được gọi là hội chứng tim 
thận típ 1 (CRS1). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò NGAL (Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin) 
trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 với mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ hội 
chứng tim thận típ 1; (2) Đánh giá khả năng chẩn đoán và tiên lượng của NGAL huyết tương trong hội chứng 
tim thận típ 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu 139 bệnh nhân suy 
tim cấp/phù phổi cấp/sốc tim (choáng tim, shock tim) hoặc đợt mất bù suy tim mạn nhập khoa Hồi sức tim 
mạch và Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 
09/2018 đến 06/2019. Kết quả: Có 47 ca (tỉ lệ 33,8%) có hội chứng tim thận típ 1, tuổi trung bình 66,12 ± 
15,77, nam giới chiếm tỉ lệ 50,4%. Không có khác biệt về dấu hiệu sinh tồn lúc nhập viện, chẩn đoán, loại suy 
tim theo EF giữa 2 nhóm có hội chứng tim thận típ 1 và nhóm không có hội chứng tim thận típ 1, p > 0,05. 
Nồng độ Ure, Creatinin N1 và N3, NT-proBNP, ở nhóm có hội chứng tim thận típ 1 cao hơn nhóm không có hội 
chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Điểm cắt tối ưu để chẩn đoán hội chứng tim 
thận típ 1 của NGAL là > 353,23 ng/ml, AUC là 0,732 (KTC 95% 0,65 - 0,80, p < 0,001), độ nhạy 74,47%, độ đặc 
hiệu 68,48%, giá trị dự đoán dương 54,7%, giá trị dự đoán âm 84%. Xây dựng mô hình hồi qui tối ưu bằng 
phương pháp BMA (Bayesian Model Average) được phương trình với 2 biến NGAL và nồng độ creatinin ngày 
1: y = - 2,39 + 0,0037 x NGAL + 0,17 x CreatininN1. Toán đồ (nomogram) được xây dựng để dự báo khả năng 
mắc hội chứng tim thận típ 1 với AUC 0,79. Kết luận: NGAL huyết tương có giá trị khá tốt trong chẩn đoán hội 
chứng tim thận típ 1 ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc đợt mất bù suy tim mạn.
Từ khóa: Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin (NGAL), Hội chứng tim thận típ 1, chất chỉ điểm sinh học
Abstract
The role of plasma NGAL in the diagnosis of cardiorenal syndrome type 1
Phan Thai Hao1, Huynh Van Minh2, Hoang Bui Bao2
(1) PhD student of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Dept. of Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background: The presence of acute kidney injury in the setting of acute heart failure is very common 
occurrence and was termed cardiorenal syndrome 1 (CRS1). This study was aimed: (1) to decribe clinical, 
subclinical characteristics, prevalence of CRS1; (2) to evaluate the diagnostic efficacy of NGAL in diagnosis of 
CRS1. Materials and Method: A prospective cohort study. There were 139 patients with acute heart failure/
acute pulmonary edema/cardiogenic shock or acute decompensated heart failure (ADHF) in the Department 
of Cardiovascular Resuscitation and Interventional Cardiology at 115 Ho Chi Minh City People’s Hospital. from 
September 2018 to June 2019. Results: There were 47 cases (rate 33.8%) with CRS1, medium age 66.12 ± 
15.77, men accounted for 50.4%. There were no significant differences of vital signs on admission, diagnosis, 
phenotype of heart failure between CRS1 and Non-CRS1 groups. The Urea, Creatinin N1 and N3, NT-proBNP 
levels were higher in the group with CRS1 than Non-CRS1, the difference was statistically significant p <0.05. 
The optimal cut-off for diagnosing NGAL CRS1 is > 353.23 ng/ml, AUC is 0.732 (95% CI 0.65-0.80, p < 0.001), 
sensitivity 74.47%, specificity 68.48%, positive predictive value 54.7%, negative predictive value 84%. Building 
the optimal regression model by the BMA (Bayesian Model Average) method with 2 variables NGAL and 
creatinin day 1: y = - 2.39 + 0.0037 x NGAL + 0.17 x CreatininD1. The nomogram is designed to predict the 
likelihood of CRS1 with AUC 0.79. Conclusions: Plasma NGAL is quite good value in the diagnosis of CRS1 in 
patients with acute heart failure or ADHF.
Key words: Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin (NGAL), Cardio-Renal Syndrome (CRS1) Type 1, biomarkers.
DOI: 10.34071/jmp.2019.6_7.11
75
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp 
thường gặp và được gọi là Hội chứng tim thận típ 
1 (CRS1) [13]. Hội chứng tim thận là những rối loạn 
của tim và thận mà rối loạn chức năng cấp hoặc mạn 
của cơ quan này có thể gây rối loạn chức năng cơ 
quan kia. Hội chứng tim thận chia làm 5 típ, trong 
đó hội chứng tim thận típ 1 còn gọi là Hội chứng tim 
thận cấp là rối loạn chức năng tim cấp dẫn đến tổn 
thương và/hoặc rối loạn chức năng thận cấp. Tỷ lệ 
hội chứng tim thận típ 1 theo các nghiên cứu dao 
động từ 32% đến 40% ở các bệnh nhân nhập viện 
vì đợt mất bù suy tim mạn [10]. Ước tính tại Hoa Kỳ, 
sẽ có 320.000 đến 400.000 trường hợp nhập viện có 
hội chứng tim thận típ 1 hằng năm. Hơn nữa với số 
lượng bệnh nhân suy tim tiếp tục tăng thì tỉ lệ hội 
chứng tim thận típ 1 sẽ là vấn đề quan trọng trong 
tương lai.
Trong hội chứng tim thận típ 1, việc chẩn đoán 
xác định tổn thương thận cấp thường chậm trễ là 
do dựa vào creatinin và lượng nước tiểu theo các 
tiêu chuẩn của KDIGO (Kidney Disease Improving 
Global Outcomes). Neutrophil gelatinase-associated 
lipocalin (NGAL) trong máu và nước tiểu là một trong 
những chỉ điểm sớm nhất chỉ điểm tổn thương thận 
cấp do thiếu máu hay độc thận. Một nghiên cứu c ... 1,31
(0,99 – 2,24)
47
2,44
(1,44 – 4,21)
92
1,09
(0,83 – 1,49)
< 0,01
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
eGFR
CKD-EPIN1
(ml/ph/1,73m2) 
139
47
(23 – 75,75)
47
22
(13,50 – 44)
92
64
(37,50 – 84)
< 0,01
Creatinin N3
(mg/dl)
139
1,29
(0,87- 2,32)
47
2,79
(1,36-4,87)
92
1,08
(0,8 -1,46)
< 0,01
eGFR
CKD-EPIN3
(ml/ph/1,73m2)
139
50
(23,25 – 79)
47
21
(12 – 48,75)
92
66,50
(37,50 – 86)
< 0,01
Na+ (mmol/l) 139
137
(133,48-
140,48)
47
136,9
(130,28-
138,90)
92
138,30
(135,05-141)
< 0,05
NT-proBNP (pg/ml) 139
8814
(3860-26419)
47
20120
(6181-35000)
92
6491
(2935,25-
17580,50)
< 0,05
NGAL (ng/ml) 139
327,13
(205,38-
516,76)
47
506,49
(322,51-
591,80)
92
263,89
(193,07-
409,46)
< 0,001
Số liệu trình bày dạng: n (%) với biến định tính, trung vị (khoảng tứ phân vị) với biến định lượng.
Nhận xét: Có sự tương đồng về kết quả xét nghiệm lúc nhập viện: Neutrophil, Hemoglobin, men gan (AST, 
ALT), Troponin I, khí máu động mạch (pH, HCO3-, pCO2, pO2), nồng độ Na+, K+ giữa 2 nhóm có hội chứng tim 
thận típ 1 và nhóm không có hội chứng tim thận típ 1. Tuy nhiên, nồng độ Ure, Creatinin N1 và N3, NT-proBNP, 
ở nhóm có hội chứng tim thận típ 1 cao hơn nhóm không có hội chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p < 0,05. Độ lọc cầu thận ước tính tính theo creatinin ngày 1 và 3 eGFRCKDEPI N1, eGFRCKDEPI N3 ở 
nhóm có hội chứng tim thận típ 1 thấp hơn nhóm không có hội chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p < 0,05.
3.4. Giá trị chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 của NGAL huyết tương
Bảng 3. Điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong của NGAL 
Chất chỉ điểm 
sinh học
Điểm cắt
giới hạn
Độ nhạy
Se (%)
Độ đặc hiệu
Sp (%)
Diện tích 
dưới đường 
cong AUC
Khoảng tin
cậy 95%
Giá trị p
NGAL (ng/ml) > 353,23 74,47 68,48 0,73 0,65 - 0,80 < 0,001
0
20
40
60
80
100
NGAL
0 20 40 60 80 100
100-Specificity
S
en
si
tiv
ity
AUC = 0,732
P < 0,001
Biểu đồ 1. Điểm cắt giới hạn, độ nhạy, độ đặc hiệu của NGAL huyết tương
100- độ đặc hiệu
Mô hình chọn bởi Bayesian Model Average
Đ
ộ 
nh
ạy
79
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
3.5. Tìm mô hình đa biến tối ưu tương quan 
giữa hội chứng tim thận típ 1 và các yếu tố theo 
phương pháp BMA
Theo lý thuyết thống kê hiện đại, để tìm mô hình 
tối ưu tương quan giữa hội chứng tim thận típ 1 và 
các yếu tố, chúng tôi sử dụng mô hình BMA (Bayes-
ian Model Average) bằng phần mềm R để xử lý. Các 
biến số có khả năng dự báo hội chứng tim thận típ 1 
gồm CreatininN1, Ure, NT-proBNP, bệnh thận mạn, 
NGAL được đưa vào phương trình hồi qui để xử lý. 
Vì eGFR
CKDEPI
 và Creatinin tương quan rất chặt nên 
chúng tôi không đưa 2 biến này vào chung vì có thể 
có hiện tượng đa cộng tuyến. 
Sau khi xử lý, kết quả chọn được 4 mô hình tối 
ưu nhất với xác suất hậu định tích lũy (cumulative 
posterior probability) = 1:
Biểu đồ 2. Số mô hình chọn theo các yếu tố tương quan với Hội chứng tim thận típ 1
CreatininN1mg
Tiền căn bệnh 
thận mạn
Số thứ tự mô hình
Mô hình chọn bởi Bayesian Model Average
Qua kết quả chọn mô hình hồi qui tối ưu theo 
phương pháp BMA được 4 mô hình, trong đó mô 
hình 1 với BIC nhỏ nhất (-4,97e+02 =-36,72) và post 
prob cao nhất (0,274=27,4%) được xem là mô hình 
tối ưu nhất gồm có 2 biến số: CreatininN1 và nồng 
độ NGAL huyết tương có tương quan với hội chứng 
tim thận típ 1
3.6. Xây dựng mô hình dự báo hội chứng tim 
thận típ 1
Để xây dựng mô hình dự báo hội chứng tim thận 
típ 1. Chúng tôi chia dữ liệu thành 2 bộ dữ liệu nhỏ: 
bộ huấn luyện “training set” (chiếm 60% dữ liệu) và 
bộ thử nghiệm “testing set” (chiếm 40% dữ liệu). 
Xây dựng mô hình dự báo trong “training set” được 
phương trình dự báo Hội chứng tim thận típ 1 như 
sau: 
y = - 2,39 + 0,0037 x NGAL + 0,17 x CreatininN1.
Sau đó kiểm tra (validation) mô hình dự báo trên bộ 
thử nghiệm “testing set” bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp lượng giá chéo 10 lần 
(10-fold cross-validation) để lượng giá mô hình 
trong bộ “testing set” được kết quả: Độ chính xác: 
79,82%, Kappa=0,54.
- Đánh giá diện tích dưới đường cong AUC bằng 
vẽ dường cong ROC: AUC = 0,79. 
- Độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên 
đoán dương, giá trị tiên đoán âm bằng ma trận 
nhầm lần (confusion matrix)
Bảng 4. Ma trận nhầm lẫn (confusion matrix) trong mô hình dự báo hội chứng tim thận típ 1 
Hội chứng tim thận típ 1 Thực tế
Dự đoán Không Có
Không 33 (Âm thật) 3
Có 10 8 (Dương thật)
Độ chính xác: 75,93%; Độ nhạy: 76,74%; Độ đặc hiệu: 72,73%; 
Giá trị dự đoán dương: 91,67% Giá trị dự đoán âm: 44,44%
Toán đồ (nomogram) dự báo hội chứng tim thận típ 1 với 2 biến số NGAL và creatinin N1
80
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình, tỉ lệ nữ của bệnh nhân bị suy 
tim cấp hoặc đợt mất bù suy tim mạn trong nghiên 
cứu chúng tôi là: 66,12 ± 15,77 và 49,6% thấp hơn 
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Minh Phương 
và cộng sự [2], tuổi trung bình là 74,1 ± 12,3, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), còn tỉ lệ nữ thì 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Còn 
khi so sánh với các nghiên cứu nước ngoài thì kết 
quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giả 
Belziti César A và cộng sự [14] về tỉ lệ nữ là 43%, tỉ lệ 
nam tương tự với nghiên cứu của tác giả Margarida 
và cộng sự [11] là 47,9%, của tác giả Nakada và cộng 
sự [12] tỉ lệ nam là 59,6%, của tác giả Alan S. Maisel 
và cộng sự [6] tỉ lệ nam 61% (p > 0,05); tuy nhiên tỉ 
lệ nam giới thấp hơn nghiên cứu của tác giả Aghel và 
cộng sự [5] tỉ lệ nam 68% (p < 0,05). 
Về tuổi trung bình, nghiên cứu của chúng tôi thấp 
hơn nghiên cứu của tác giả Belziti César A và cộng sự 
[14] 78 ± 14; nghiên cứu của tác giả Margarida và 
cộng sự tuổi trung bình: 75 ± 12 [11], nghiên cứu của 
tác giả Nakada và cộng sự tuổi trung bình 74,7 ± 11,3 
[12], nghiên cứu của tác giả Alan S. Maisel tuổi trung 
bình 71 ± 13,8 [6], tuy nhiên cao hơn nghiên cứu của 
tác giả Aghel và cộng sự tuổi trung bình 61 ± 15 [5]. 
4.2. Đặc điểm lâm sàng
Nhịp tim nhanh lúc nhập viện với trung vị là 
102 lần/phút và khoảng tứ phân vị là (88-114). Kết 
quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả 
Margarida và cộng sự [11]. Huyết áp tâm thu 120 
(90-140), huyết áp tâm trương 70 (60 - 80) thấp hơn 
kết quả nghiên cứu của tác giả Nakada và cộng sự 
huyết áp tâm thu 144,1 ± 34,5 và tâm trương 81,8 
± 19,4. Điều này được lý giải là do nghiên cứu của 
chúng tôi bao gồm tất cả bệnh nhân suy tim cấp và 
đợt mất bù suy tim mạn, trong khi nghiên cứu của 
tác giả Nakada và cộng sự chỉ ở bệnh nhân đợt mất 
bù suy tim mạn. 
Phù phổi cấp được chẩn đoán chiếm tỉ lệ 43,2%; 
38,8% được chẩn đoán đợt mất bù suy tim mạn; 
sốc tim chiếm tỉ lệ 16,5%, có 56 bệnh nhân chiếm 
tỉ lệ 40,9% được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. 
Kết quả này khác nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Hoàng Minh Phương và cộng sự với tỉ lệ đợt mất 
bù suy tim mạn cao hơn 52,4%, nhưng tỉ lệ sốc tim 
thì thấp hơn 6,3%, bệnh mạch vành cấp thấp hơn 
22,2% [2]. Có sự tương đồng về dấu hiệu sinh tồn 
lúc nhập viện, chẩn đoán giữa 2 nhóm có Hội chứng 
tim thận típ 1 và nhóm không có Hội chứng tim thận 
típ 1. Điều này cũng được lý giải là do cả 2 nhóm đều 
gồm những bệnh nhân suy tim cấp hoặc đợt mất bù 
suy tim mạn.
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Có sự tương đồng về đặc điểm cận lâm sàng lúc 
nhập viện: các dấu hiệu trên XQ ngực thẳng, nhịp 
tim, phân suất tống máu thất trái EF, Neutrophil, 
Hemoglobin giữa 2 nhóm có hội chứng tim thận típ 
1 và nhóm không có hội chứng tim thận típ 1. Tuy 
nhiên, nồng độ Ure, Creatinin N1 và N3, NT-proBNP, 
ở nhóm có hội chứng tim thận típ 1 cao hơn nhóm 
không có hội chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p < 0,05. Nồng độ Natri, độ lọc cầu 
thận ước tính eGFR
CKDEPI N1
, eGFR
CKDEPI N3
 ở nhóm có 
Hội chứng tim thận típ 1 thấp hơn nhóm không có 
Hội chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p < 0,05. Kết quả này cũng tương tự kết 
quả nghiên cứu cảu tác giả Nakada và cộng sự với 
Hb 11,6 ± 2,4 g/dl; Na 138,6 ± 4,3mEq/l; eGFR 45,9± 
24,3ml/phút/1,73m2 [12].
4.4. Nồng độ NGAL huyết tương và điểm cắt 
(cut-off) chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1
Nồng độ NGAL huyết tương trong nhóm có Hội 
chứng tim thận típ 1 506,49 (322,51-591,80) ng/
ml cao hơn nhóm không có Hội chứng tim thận típ 
1263,89 (193,07 - 409,46)ng/ml, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p 353,23 ng/ml, 
diện tích dưới đường cong AUC là 0,732 (KTC 95% 
0,65-0,80, p < 0,001), độ nhạy 74,47%, độ đặc hiệu 
68,48%, giá trị dự đoán dương 54,7%, giá trị dự đoán 
âm 84%. Nồng độ và điểm cắt NGAL huyết tương để 
chẩn đoán Hội chứng tim thận típ 1 của nghiên cứu 
Hình 1. Toán đồ (nomogram) dự báo hội chứng tim thận típ 1
Điểm
Tổng điểm
Nguy cơ CRS1
81
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Margarida 
và cộng sự [11] trong nhóm có Hội chứng tim thận típ 
1 là 212 (189-307) ng/ml và trong nhóm không có hội 
chứng tim thận típ 1 là 83 (60-136) ng/ml, với điểm 
cắt là > 170 ng/ml. Điều này có thể giải thích là do bộ 
xét nghiệm khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau.
4.5. Mô hình dự báo hội chứng tim thận típ 1
Chúng tôi xây dựng mô hình dự báo Hội chứng 
tim thận típ 1 với 2 biến NGAL huyết tương và 
nồng độ creatinin N1 bằng phương trình: y = - 2,39 
+ 0,0037 x NGAL + 0,17 x Creatinin N1 và toán đồ 
(nomogram) như hình 1. Với nồng độ NGAL huyết 
tương ngày thứ 1 chiếu lên sẽ có số điểm tương 
ứng và nồng độ creatinin N1 chiếu lên sẽ có số điểm 
tương ứng và tổng điểm sẽ tương ứng với nguy cơ 
mắc hội chứng tim thận típ 1 bao nhiêu phần trăm. 
Kết quả này khác kết quả nghiên cứu của tác giả 
Zeyuan Fan và cộng sự nomogram gồm 6 biến: tuổi, 
đái tháo đường, hsCRP, eGFR, phân độ NYHA và tỉ 
số albumin/creatinin nước tiểu[4]. Lý do có sự khác 
biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi khi xây 
dựng mô hình hồi qui tối ưu chỉ có 2 biến NGAL và 
creatinin là mô hình tốt nhất.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
NGAL huyết tương có giá trị trong chẩn đoán Hội 
chứng tim thận típ 1 với điểm cắt > 353,23 ng/ml, 
diện tích dưới đường cong AUC là 0,732 (KTC 95% 
0,65-0,80, p < 0,001), độ nhạy 74,47%, độ đặc hiệu 
68,48%, giá trị dự đoán dương 54,7%, giá trị dự 
đoán âm 84%. Mô hình dự báo hội chứng tim thận 
típ 1 gồm 2 biến NGAL huyết tương và creatinin N1 
có độ chính xác: 75,93%, độ nhạy: 76,74% độ đặc 
hiệu: 72,73%, giá trị dự đoán dương: 91,67%, giá trị 
dự đoán âm: 44,44%.
Trong thực hành lâm sàng, nên xét nghiệm chất 
chỉ điểm sinh học NGAL để góp phần chẩn đoán và 
tiên lượng hội chứng tim thận típ 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Phân tích dữ liệu với R, 
Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, tr. 256-258.
2. Nguyễn Hoàng Minh Phương (2012), “Nghiên cứu 
rối loạn chức năng thận ở người bệnh suy tim cấp”, Y Học 
TP. Hồ Chí Minh. 16 (1), tr. 101-105.
3. Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Y học Thực chứng”, NXB 
Y Học, tr. 151-152, 363-366.
4. Fan Z. et al. (2018), “Nomogram Model to Predict 
Cardiorenal Syndrome Type 1 in Patients with Acute Heart 
Failure”, Kidney Blood Press Res. 43 (6), pp. 1832-1841.
5. Aghel A Shrestha K, Mullens W, Et Al. (2010), 
“Serum neutrophil gelatinase-associated lipocalin 
(NGAL) in predicting worsening renal function in acute 
decompensated heart failure”, J Card Fail. 16, pp. 49-54.
6. Alan S. Maisel Et Al. (2011), “Prognostic utility 
of plasma neutrophil gelatinase associated lipocalin in 
patients with acute heart failure: The NGAL EvaLuation 
Along with B-type NaTriuretic Peptide in acutely 
decompensated heart failure (GALLANT) trial”, European 
Journal of Heart Failure. 13, pp. 846-851.
7. Anahita Izadi Et Al. (2016), “Value of Plasma/Serum 
Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin in Detection 
of Pediatric Acute Kidney Injury; a Systematic Review and 
Meta-Analysis”, Int J Pediatr. 4 (11), pp. 3815-3836.
8. F. Fabbian (2011), “Clinical Features of Cardio-Renal 
Syndrome in a Cohort of Consecutive Patients Admitted 
to an Internal Medicine Ward”, The Open Cardiovascular 
Medicine Journal. 5, pp. 220-225.
9. Group Kidney Disease: Improving Global Outcomes 
(Kdigo) Acute Kidney Injury Work (2012), “KDIGO clinical 
practice guideline for acute kidney injury”, Kidney Int. 2 
(1), pp. 138.
10. Lassus Jp Nieminen Ms, Peuhkurinen K, Et Al. 
(2010), “Markers of renal function and acute kidney injury 
in acute heart failure: definitions and impact on outcomes 
of the cardiorenal syndrome”, Eur Heart J. 31, pp. 2791-
2798.
11. Margarida Alvelos Et Al. (2011), “Neutrophil 
Gelatinase-Associated Lipocalin in the Diagnosis of Type 
1 Cardio-Renal Syndrome in the General Ward”, Clin J Am 
Soc Nephrol. 6 (3), pp. 476-481.
12. Nakada Et Al. (2017), “Prognostic Value of Urinary 
Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin on the First 
Day of Admission for Adverse Events in Patients With 
Acute Decompensated Heart Failure”, J Am Heart Assoc. 
6, pp. e004582.
13. Prins Et Al. (2015), “Cardiorenal syndrome type 
1: Renal Dysfunction in Acute Decompensated Heart 
Failure”, J Clin Outcomes Manag. 22 (10), pp. 443-454.
14. Belziti César A et al. (2010), “Worsening renal 
function in patients admitted with acute decompensated 
heart failure: incidence, risk factors and prognostic 
implications”, Revista Española de Cardiología (English 
Edition). 63 (3), pp. 294-302.
15. Ezekowitz Justin A et al. (2017), “2017 
Comprehensive update of the Canadian Cardiovascular 
Society guidelines for the management of heart failure”, 
Canadian Journal of Cardiology. 33 (11), pp. 1342-1433.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_vai_tro_chat_chi_diem_sinh_hoc_ngal_huyet_tuong_t.pdf