Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang phát hiện kháng thể kháng hla trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn tính dự kiến ghép thận
Mục tiêu: sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HLA trong huyết thanh bệnh nhân nhận thận ghép bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang và đánh giá hiệu quả định danh kháng thể kháng HLA trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn dự kiến ghép thận bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang phát hiện kháng thể kháng hla trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn tính dự kiến ghép thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang phát hiện kháng thể kháng hla trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn tính dự kiến ghép thận
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 5 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẤP PHỤ MIỄN DỊCH VI HẠT ĐÁNH DẤU HUỲNH QUANG PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ KHÁNG HLA TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH DỰ KIẾN GHÉP THẬN Đỗ Khắc Đại1; Nguyễn Ngọc Tuấn1 Hoàng Trung Kiên1; Nguyễn Đặng Dũng1 TÓM TẮT Mục tiêu: sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HLA trong huyết thanh bệnh nhân nhận thận ghép bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang và đánh giá hiệu quả định danh kháng thể kháng HLA trong huyết thanh bệnh nhân suy thận mạn dự kiến ghép thận bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang. Đối tượng và phương pháp: sử dụng 2 bộ kít sàng lọc và định danh kháng thể kháng HLA trên 55 mẫu huyết thanh được thu thập từ 55 bệnh nhân suy thận và phân tích bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang trên hệ thống Luminex 200 tại Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân y. Kết quả: 27/55 mẫu huyết thanh (49,09%) có kháng thể kháng HLA dương tính, trong đó dương tính với lớp I + lớp II chiếm tỷ lệ cao nhất (44.44%). Định danh được 17 loại kháng thể kháng HLA-A; 31 loại kháng thể kháng HLA-B và 22 loại kháng thể kháng HLA lớp II. Kết luận: đã ứng dụng thành công kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang trong xét nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể kháng HLA trong huyết thanh của bệnh nhân suy thận mạn tính dự kiến ghép thận. * Từ khoá: Suy thận mạn tính (dự kiến ghép thận); Phát hiện kháng thể kháng HLA; Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang. Application of Fluorescence Covalent Microbead Immunosorbent Assay in Detection of Anti-HLA Antibodies in Recipient Candidates for Kidney Transplant Summary Objectives: Anti-HLA antibodies in serum of kidney transplant recipients may significantly be involved in antibody-mediated graft rejection. Identification of the antibodies before kidney transplant in these patients, therefore, helps clinicians to better manage the patients both pre-and post-transplant. The aims of the present study are to screen and to identify anti-HLA antibodies in serum of recipient candidates for kidney transplant at 103 Military Hospital. Subjects and methods: A fluorescence covalent microbead immunosorbent assay test kit, along with Luminex 200 analyzer, were adopted in the study which allowed screening and identifying anti-HLA antibodies present in 55 serum samples from 55 recipient candidates for kidney transplant. 1. Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyenngoctuanmd@gmail.com) Ngày nhận bài: 21/12/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/01/2019 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2019. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 6 Results: 27 (out of 55) serum samples (49.09%) were reactive to anti-HLA antibodies; samples simultaneously reactive to anti-HLA class I and class II accounted for 44.4% of total number of reactive samples. HLA class I antibodies identified include 17 anti-HLA-A and 31 anti-HLA-B; for HLA class II antibodies, 22 anti-HLA-DR antibodies were identified. Conclusions: Fluorescence covalent microbead immunosorbent assay with Luminex 200 analyzer were effective in screening and identification of anti-HLA antibodies in kidney transplant recipients. * Keywords: Kidney transplant; Recipient candidates for kidney transplant; Anti-HLA antibody; Fluorescence covalent microbead immunosorbent assay. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi ca ghép thận đầu tiên trên thế giới thành công năm 1954, ghép thận đã trở thành phương pháp điều trị tối ưu nhất đối với bệnh nhân (BN) suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối. Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện thành công tại Bệnh viện Quân y 103 vào tháng 6 - 1992. Từ đó đến nay, đã có hàng ngàn BN được ghép thận thành công tại các trung tâm y tế lớn trên toàn quốc. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong ghép thận đó là tình trạng đào thải thận ghép, nguyên nhân do đáp ứng miễn dịch của cơ thể túc chủ chống lại mô ghép khác gen. Trong đó, phản ứng đào thải thận ghép tối cấp, cấp tính và mạn tính qua trung gian kháng thể được nhiều tác giả công bố [1]. Nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng - kháng nguyên HLA trước ghép (xét nghiệm tiền mẫn cảm) được ứng dụng trên lâm sàng nhằm hạn chế phản ứng đào thải thận ghép tối cấp và cấp tính qua trung gian kháng thể như kỹ thuật gây độc tế bào phụ thuộc bổ thể (CDC); kỹ thuật ELISA và kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang (FCMIA). Trong đó, kỹ thuật FCMIA là kỹ thuật mới với nhiều ưu điểm nổi bật như có độ nhạy và độ chính xác cao trong việc phát hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên HLA so với kỹ thuật CDC và ELISA. Tại Học viện Quân y, việc triển khai thành công kỹ thuật này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, góp phần hạn chế tối đa phản ứng đào thải mô ghép trong ghép thận, cũng như theo dõi xuất hiện của kháng thể kháng HLA sau ghép nhằm nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho BN nhận thận ghép. Xuất phát từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HLA trong huyết thanh bằng kỹ thuật FCMIA và hiệu quả định danh kháng thể kháng HLA ở BN STM tính dự kiến ghép thận. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: 55 mẫu huyết thanh được thu thập từ 55 BN STM tính dự kiến ghép thận và có chỉ định ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019 7 * Vật liệu nghiên cứu: - 2 kít xét nghiệm: + Kít xét nghiệm sàng lọc phát hiện kháng thể kháng HLA (LMX) (Hãng Immucor, Mỹ). + Kít xét nghiệm định danh kháng thể kháng HLA (ID1 và ID2) (Hãng Immucor, Mỹ). - Hoá chất và sinh phẩm xét nghiệm: + Hỗn hợp với số lượng bằng nhau các loại hạt từ khác nhau, mỗi loại hạt từ huỳnh quang được gắn lên bề mặt một ho
File đính kèm:
- nghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_hap_phu_mien_dich_vi_hat_danh_d.pdf