Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đề kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) nguyên phát.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng, thực hiện trên 136 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tim mạch - Bệnh viện Quân y 121- Quân khu 9, từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 41 1 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Thanh Huyền (bshuyen80ct@gmail.com) Ngày nhận bài: 12/8/2018, ngày phản biện: 27/8/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG INSULIN VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO BETA Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Đỗ Thanh Huyền1, Trương Đình Cẩm2 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đề kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) nguyên phát. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng, thực hiện trên 136 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tim mạch - Bệnh viện Quân y 121- Quân khu 9, từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018. Kết quả: Tỉ lệ đề kháng insulin của bệnh nhân THA nguyên phát là 52,9% ( HOMA2-IR > 1,22). Chỉ số HOMA2-%B trung bình của nhóm THA (111,56 ± 51,45 ) cao hơn so với nhóm chứng (86,68 ± 41,63)(p < 0,014), trong đó tỉ lệ giảm chức năng tế bào beta là 3,7%, chức năng tế bào beta bình thường là 71,3%, tăng chức năng tế bào beta là 25%. Kết luận: bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có tỉ lệ đề kháng insulin là 52,9%, giảm chức năng tế bào beta là 3,7%. Từ khóa: đề kháng insulin, chức năng tế bào beta, bệnh tăng huyết áp. STUDY OF INSULIN RESISTANCE AND PANCREATIC BETA-CELL FUNTION IN HYPERTENSION ABSTRACT We have evaluated the prevalence of insulin resistance and pancreatic beta-cell TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 42 function in hypertension. A cross- sectional prospective study was carried out on 136 patients with hypertension. 30 healthy volunteers with the same distribution of age, body mass index, and gender were used for control. The insulin resistance and beta - cell function were calculated by HOMA2. The results of the study showed that: the cut-off insulin resistance HOMA2 in our study is 1,22. The prevalence of insulin resistance in hypertension patients was 52,9%. The average of HOMA2-%B index (111,56 ± 51,45) was higher than the control group (86,68 ± 41,63)(p < 0,014). The rate of decreasing beta-cell function in hypertension was 3,7%. Keywords: insulin resistance, pancreatic beta-cell, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp và đái tháo đường là những bệnh mạn tính thường gặp nhất trên thế giới. Tăng huyết áp đi chung với đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 75%, làm tăng nguy cơ tử vong cho quần thể nguy cơ cao này. Việt Nam là nước có tỉ lệ THA, ĐTĐ type 2 cao và tăng nhanh. Theo điều tra mới nhất của Hội tim mạch Việt Nam năm 2015- 2016, tỉ lệ tăng huyết áp toàn quốc ở người trưởng thành là 47,3%. Năm 2017, Việt Nam có khoảng 5,3% dân số mắc bệnh đái tháo đường. Trong số các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh đái tháo đường type 2 là tình trạng kháng insulin ở cơ, gan, mô mỡ, xương cộng với sự bài tiết bất thường insulin. Nghiên cứu kháng insulin và rối loạn chức năng bài tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy ở người tăng huyết áp còn chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: “Khảo sát tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viên quân y 121 quân khu 9 ”. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 166 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tim mạch tại BVQY 121 từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018 được chia làm hai nhóm. Trong đó nhóm bệnh có 136 bệnh nhân THA nguyên phát, nhóm chứng có 30 người khỏe mạnh. Tiêu chuẩn chọn bệnh Hai nhóm đối tượng nghiên cứu có sự tương đồng về độ tuổi, phân bố giới tính và chỉ số nhân trắc. Nhóm bệnh : Bệnh nhân được chẩn đoán THANP theo tiêu chuẩn JNC VII. Nhóm chứng: là những người khỏe mạnh, không THA. Tiêu chuẩn loại trừ: đái tháo đường đã được chẩn đoán, bệnh nội khoa nặng: suy gan, suy thận , THA thứ phát, bệnh CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 43 nhân sử dụng thuốc hoặc có bệnh nội tiết ảnh đến glucose máu. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu được tính theo công thức: ( ) ( ) 2 2 2/1 d p1pZ n − = α− Trong đó: p là tỉ lệ kháng insulin ở bệnh nhân THA ước lượng theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh năm 1996 với p = 41,7%. Vậy n = 130 bệnh nhân. Thực tế chúng tôi nghiên cứu được trên 136 bệnh nhân. Thu thập số liệu: khai thác tiền sử, bệnh sử, đo huyết áp, vòng bụng, chiều cao, cân nặng bệnh nhân lúc nhập viện. Lấy máu xét nghiệm sinh hóa: buổi sáng lúc đói (sau bữa ăn cuối ít nhất 6-12h ). Tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VII. Chẩn đoán kháng insulin: dựa vào chỉ số HOMA2-IR, theo tổ chức y tế thế giới năm 1998 đề nghị lấy điểm cắt giới hạn ở tứ phân vị trên của nhóm chứng. Xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm phân tích thống kê y sinh học: phần mềm SPSS for window 18.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Bảng 1. Đặc điểm tuổi & giới của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm THA (n=136) Nhóm chứng (n = 30) p Giới Nam, n (%) Nữ, n (%) 46 (33,8) 90 (66,2) 13 (43,3) 17 (56,7) 0,325 Tuổi Cao nhất 84 82 Thấp nhất 24 25 0,28 Trung bình 60,33 ± 12,33 57,56 ± 14,61 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 44 Hai nhóm THA, nhóm chứng có sự tương đồng về tuổi, giới tính. Tuổi trung bình của nhóm THA là 60,33 ± 12,33. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thành Thuận 44,1 tuổi, To Ạkande 55,8 tuổi. Có sự khác biệt này vì đa số bệnh nhân tại phòng khám Tim mạch – BVQY 121 là người lớn tuổi. Tỉ lệ nữ cao hơn nam. Kết quả này khác với các nghiên cứu trong nước như Trần Thị Kim Thảo tỉ lệ nữ là 36,8%, Nguyễn Lân Việt tỉ lệ nữ là 42,6%. Khác biệt này có thể do tính chất dân số của địa phương. Bảng 2. Đặc điểm chỉ số huyết áp của đối tượng nghiên cứu Huyết áp Nhóm THA (n=136) Nhóm chứng (n = 30) P Huyết áp tâm th
File đính kèm:
- nghien_cuu_tinh_trang_de_khang_insulin_va_chuc_nang_te_bao_b.pdf