Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập ước mơ xanh
Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống, nhất là kĩ năng tự phục vụ (TPV). Để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng TPV
cho trẻ khuyết tật trị tuệ, đề tài đã tiến hành nghiên cứu khảo sát 30 giáo viên đang chăm sóc-giáo
dục trẻ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh, thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát cho thấy:
thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh khá tốt,
nhiều giáo viên đã xác định rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và thực hiện có hiệu quả các phương
pháp giáo dục cho trẻ. Bên cạnh đó cũng còn một số ít giáo viên thực hiện chưa hiệu quả nội dung
giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT, do đó giáo viên cần phải kiên trì hơn trong quá trình giáo dục
cho trẻ, phối hợp với phụ huynh trẻ và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ. Kết quả nghiên
cứu sẽ chỉ ra những thành tựu và hạn chế của thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT tại cơ
sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập ước mơ xanh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 8 (2020): 1475-1483 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 8 (2020): 1475-1483 ISSN: 1859-3100 Website: 1475 Bài báo nghiên cứu* NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ƯỚC MƠ XANH Lê Thị Hằng1, Nguyễn Ngọc Chinh2* 1Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Việt Nam 2Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Chinh – Email: nnchinh@ufl.udn.vn Ngày nhận bài: 30-3-2020; ngày nhận bài sửa: 27-4-2020; ngày duyệt đăng: 26-8-2020 TÓM TẮT Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là kĩ năng tự phục vụ (TPV). Để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ khuyết tật trị tuệ, đề tài đã tiến hành nghiên cứu khảo sát 30 giáo viên đang chăm sóc-giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh, thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát cho thấy: thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh khá tốt, nhiều giáo viên đã xác định rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và thực hiện có hiệu quả các phương pháp giáo dục cho trẻ. Bên cạnh đó cũng còn một số ít giáo viên thực hiện chưa hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT, do đó giáo viên cần phải kiên trì hơn trong quá trình giáo dục cho trẻ, phối hợp với phụ huynh trẻ và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ. Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra những thành tựu và hạn chế của thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh. Từ khóa: trẻ khuyết tật; khuyết tật trí tuệ; tự phục vụ; kĩ năng tự phục vụ 1. Đặt vấn đề Tự phục vụ là kĩ năng rất quan trọng với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng. Có được kĩ năng TPV sẽ đảm bảo cho trẻ có thể tự lập trong tương lai, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Thực tế hiện nay, việc giáo dục kĩ năng TPV cho nhóm trẻ KTTT còn gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất về quy trình thực hiện. Giáo viên thường dựa trên khả năng của trẻ để chủ động xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ. Nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thực trạng, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện thực trạng này. 2. Một số khái niệm liên quan Kĩ năng tự phục vụ Cite this article as: Le Thi Hang, & Nguyen Ngoc Chinh (2020). A study on training self-care skills for children with intellectual disability. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(8), 1475-1483. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1475-1483 1476 Theo Nguyễn Thị Ngân (2008), kĩ năng TPV là những kĩ năng cần thiết để con người đạt được sự độc lập trong nhiều khía cạnh của cuộc sống (Ví dụ: có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa và đi vệ sinh). Được trang bị kĩ năng này sẽ giúp cho trẻ ít phụ thuộc vào những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày của mình. (Nguyen, 2018) Trẻ khuyết tật trí tuệ Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV (DMS-IV, 1984) thì một trẻ có khuyết tật về trí tuệ có những tiêu chí chẩn đoán sau đây: - Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối với trẻ nhỏ, dựa vào đánh giá lâm sàng để xác định). - Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số các lĩnh vực hành vi thích ứng, bao gồm: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn. - Hiện tượng KTTT xuất hiện trước 18 tuổi (Tran, 2002, p.22). 3. Phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ 3.1. Ý nghĩa của việc phát triển kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Dạy kĩ năng TPV cho trẻ KTTT là giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến mức cao nhất. Dạy cho trẻ biết các kĩ năng TPV giúp trẻ ý thức được sự cần thiết của việc TPV bản thân, biết tự chăm sóc, tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với chính mình. Khi có kĩ năng TPV, trẻ sẽ không còn tính ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, giúp các em có thể thích nghi với môi trường sống mới. Khi trẻ đến trường, việc dạy kĩ năng TPV sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục, kĩ năng xã hội, giúp trẻ sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng (Le, 2006) 3.2. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Mục tiêu phát triển kĩ năng TPV cho trẻ KTTT là nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức và kĩ năng về chăm sóc và phục vụ bản thân trong các lĩnh vực: ăn uống, mặc và vệ sinh cá nhân; rèn ý thức tự giác sử dụng kĩ năng TPV; giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến mức cao nhất. 3.3. Nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về nội dung kĩ năng TPV cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng. Theo các tác giả Phạm Quỳnh Ni, Phan Minh Tiến, Trần Thị Tú Anh, Đinh Thị Hồng Vân (2015), nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT gồm: Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Hằng và tgk 1477 - Kĩ năng ăn uống: gồm tự ăn bằng thìa, tự ăn bằng đũa, uống từ cốc hoặc li, uống bằng ống hút; dọn dẹp bàn ăn, chuẩn bị bữa ăn. - Kĩ năng mặc: gồm cởi mũ, mang mũ, cởi tất, mang tất, cởi giày/dép có quai, mang giày/dép có quai, cởi giày/dép không quai, mang giày/dép không quai, cởi áo thun chui đầu, mang áo thun chui đầu, cởi áo có khóa kéo, mang áo có khóa kéo, cởi áo có nút phía trước, mang áo có nút phía trước, cởi quần dài lưng ... định mục đích của công việc này. Kết quả khảo sát trên 30 giáo viên dạy trẻ thể hiện ở Bảng 2 sau đây: Bảng 2. Mục đích giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT TT Mục đích Số lượng (N=30) Tỉ lệ (%) 1 Giúp trẻ biết cách làm ở mức độ đơn giản những công việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân trẻ, để có thể sống độc lập, ít phụ thuộc vào người khác 16 53,3 2 Giúp trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân 5 16,7 3 Nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ 9 30,0 Rèn luyện kĩ năng TPV cho trẻ KTTT có thể hướng tới nhiều mục đích khác nhau. Với câu hỏi: “Theo thầy, cô mục đích nào là quan trọng nhất?”. Kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn giáo viên ở Cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh xác định đúng đắn mục đích của việc rèn luyện kĩ năng TPV cho trẻ KTTT. Trong đó, 16/30 giáo viên cho rằng rèn luyện kĩ năng TPV sẽ giúp cho trẻ biết cách làm ở mức độ đơn giản những công việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân trẻ, để có thể sống độc lập, ít phụ thuộc vào người khác. Có 5/30 giáo viên khẳng định việc rèn luyện kĩ năng TPV sẽ giúp trẻ KTTT biết cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Và 9/30 giáo viên cho rằng có được kĩ năng TPV sẽ giúp cho trẻ KTTT tăng khả năng hòa nhập cộng đồng sau này. Như vậy, theo ý kiến đánh giá của giáo viên thì mục đích quan trọng nhất của giáo dục kĩ năng TPV là giúp trẻ có thể sống độc lập và ít bị phụ thuộc vào người khác. Còn nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng là mục đích cao hơn, nó chỉ đạt được khi những mục đích khác đã được thực hiện. Dựa vào khả năng của mỗi trẻ mà giáo viên có thể đặt ra mục đích khác nhau cho phù hợp với khả năng của từng trẻ. 5.3. Căn cứ xác định nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Việc xác định nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT không đơn giản, vì mỗi trẻ có đặc điểm phát triển riêng, nhu cầu, hứng thú khác nhau. Nội dung giáo dục, môi trường giáo dục, nhu cầu phụ huynh là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung giáo dục cho trẻ. Bảng 3 sau đây chỉ ra những căn cứ mà giáo viên dựa vào để xác định nội dung: Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1475-1483 1480 Bảng 3. Căn cứ xác định nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT TT Căn cứ Số lượng (N=30) Tỉ lệ (%) 1 Nhu cầu, hứng thú của trẻ 12 40,0 2 Kinh nghiệm mà trẻ đã có 8 26,6 3 Nội dung chương trình quy định 6 20,0 4 Môi trường sống 2 6,7 5 Nhu cầu của phụ huynh 2 6,7 Có nhiều căn cứ để xác định nội dung trang bị kĩ năng TPV cho trẻ KTTT, cụ thể: có 40% giáo viên đồng ý với ý kiến dạy kĩ năng TPV cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, hứng thú của trẻ. Tiếp theo, việc dạy phải dựa vào kinh nghiệm mà trẻ có (chiếm 26,6% lượt ý kiến). Một số giáo viên cho rằng việc dạy kĩ năng TPV cho trẻ KTTT do chương trình quy định (20%). Có 4/30 giáo viên bổ sung căn cứ để xác định nội dung dạy kĩ năng TPV cho trẻ là tùy thuộc vào môi trường sống và nhu cầu của phụ huynh. Như vậy, kết quả trên cho thấy căn cứ quan trọng nhất để xác định nội dung dạy kĩ năng TPV cho trẻ KTTT là nhu cầu, khả năng của trẻ; kế đến là kinh nghiệm trẻ có (là những yếu tố chủ quan), sau cùng là sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường, chương trình 5.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Dạy kĩ năng TPV cho trẻ KTTT đòi hỏi một quá trình lâu dài và cần có sự kiên trì. Quá trình đó chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau (xem Bảng 4): Bảng 4. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT TT Căn cứ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Khả năng của trẻ 22 43,1 2 Gia đình trẻ 18 35,3 3 Giáo viên và môi trường lớp học 11 21,6 Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT thì yếu tố về khả năng của trẻ nhận được lượt ý kiến nhiều nhất (22 lượt ý kiến). Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đến dạy kĩ năng TPV cho trẻ là từ gia đình của trẻ có 18 lượt ý kiến. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ, lại khờ khạo không biết gì nhiều nên họ không quan trọng việc trẻ học gì, biết gì. Quan trọng là có nơi để trẻ tiếp xúc, có nơi để giữ trẻ cho ba mẹ đi làm. Yếu tố giáo viên và môi trường lớp học có 11 lượt ý kiến. Trình độ năng lực của giáo viên và môi trường, không khí lớp học ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy và học kĩ năng TPV của trẻ KTTT. Như vậy, có thể thấy rằng hiệu quả của quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của trẻ, sự quan tâm phối hợp của gia đình và giáo viên. 5.5. Phương pháp giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Kết quả khảo sát ở Bảng 5 cho thấy phương pháp mà các giáo viên sử dụng để giáo dục trẻ rất đa dạng, có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Hằng và tgk 1481 Bảng 5. Phương pháp giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT TT Phương pháp Mức độ áp dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Phương pháp hướng dẫn tất cả nhiệm vụ một lúc 2 4 24 2 Phương pháp hướng dẫn theo kiểu giảm dần 5 21 3 3 Phương pháp giảng giải, bắt chước, tạo thói quen 26 4 0 4 Phương pháp trực quan, làm mẫu 28 2 0 5 Phương pháp củng cố 16 14 0 6 Phương pháp củng cố và thực hiện một phần 22 8 0 Các phương pháp được giáo viên sử dụng nhiều nhất là: phương pháp trực quan và làm mẫu (28/30 lượt ý kiến), tiếp theo là phương pháp giảng giải để trẻ bắt chước và tạo thói quen cho trẻ (26/30 lượt ý kiến), phương pháp củng cố và tạo điều kiện cho trẻ thực hiện một phần yêu cầu của giáo viên (chiếm 22/30 lượt ý kiến). Có thể nói đây là những phương pháp quan trọng và có sự tác động qua lại với nhau trong việc rèn kĩ năng TPV cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng. Có hai hình thức dạy cho trẻ KTTT kĩ năng TPV: dạy theo nhóm và dạy cá nhân. Mỗi trẻ có những nhu cầu, khả năng khác nhau nên cần hỗ trợ cho trẻ bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Bên cạnh các phương pháp được sử dụng thường xuyên, thỉnh thoảng giáo viên cũng sử dụng các biện pháp như: hướng dẫn theo kiểu giảm dần (chiếm 21/30 ý kiến); sử dụng phương pháp củng cố: có 14 lượt ý kiến chọn thỉnh thoảng, 16 lượt ý kiến chọn thường xuyên sử dụng phương pháp này. Phương pháp hướng dẫn tất cả nhiệm vụ một lúc hầu như đa số giáo viên không bao giờ chọn sử dụng (24/30 lượt ý kiến). Theo các giáo viên, điều này rất khó thực hiện ở trẻ KTTT. Chỉ có một số ít trẻ sau một quá trình hướng dẫn thành thạo thì giáo viên mới có thể sử dụng phương pháp này. Những phương pháp trên được giáo viên thường xuyên trao đổi, chia sẻ với phụ huynh để giúp cha mẹ có thêm phương pháp và kiến thức hỗ trợ kĩ năng TPV cho trẻ khi ở nhà. 5.6. Đánh giá hiệu quả các phương pháp được sử dụng để giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ, giáo viên cũng cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng các phương pháp đó. Hiệu quả đạt được sẽ phản ánh chất lượng giáo dục và khả năng thành thục các kĩ năng của trẻ KTTT (xem Bảng 6). Bảng 6. Đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT TT Căn cứ Số lượng (N=30) Tỉ lệ (%) 1 Rất hiệu quả 0 0 2 Hiệu quả 16 53,3 3 Bình thường 14 46,7 4 Không hiệu quả 0 0 Tổng 30 100 Bảng 6 cho thấy đa phần giáo viên khẳng định những phương pháp mà mình đang sử dụng để dạy kĩ năng TPV cho trẻ là hiệu quả (16/30 lượt ý kiến). Còn lại 14/30 giáo viên khẳng định các phương pháp họ đang sử dụng chỉ mới dừng ở mức độ bình thường. Như Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1475-1483 1482 vậy, đa số giáo viên đều khẳng định những gì mà mình đang làm là hiệu quả, nhưng theo quan sát của chúng tôi và ý kiến của một số giáo viên, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng những phương pháp mà giáo viên đang sử dụng để giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT chưa thực sự hiệu quả. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT chưa thực sự như mong đợi, còn nhiều hạn chế. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT, có thể rút ra một số kết luận sau: - 100% giáo viên khẳng định giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT là rất cần thiết. - Giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT cần hướng đến nhiều mục đích khác nhau nhưng quan trọng nhất là giúp cho trẻ có cuộc sống độc lập, ít phụ thuộc trong tương lai. - Việc xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT cần căn cứ vào nhu cầu của trẻ, nội dung chương trình, môi trường sống và ý kiến của phụ huynh nhưng quan trọng nhất là dựa vào nhu cầu và khả năng của trẻ. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT như khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên, sự phối hợp của phụ huynh. - Giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và hiệu quả các phương pháp cũng khác nhau. Một số giáo viên mặc dù có nhiều cố gắng nhưng những phương pháp giáo dục họ sử dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả. 6. Kết luận Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã cho thấy giáo dục kĩ năng TPV là một trong những nội dung giáo dục quan trọng đối với trẻ KTTT. Mặc dù đã xác định rõ mục đích, nội dung và hiệu quả của các phương pháp giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT, nhưng những phương pháp mà giáo viên đang sử dụng để giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến kết quả đạt được chỉ ở mức bình thường, chưa thực sự như mong đợi. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ KTTT như: khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên, sự phối hợp của phụ huynh; từ đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn, mang tính thực nghiệm nhằm khắc phục sự ảnh hưởng của các yếu tố đó, mang đến kết quả mong đợi trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng TPV cho trẻ trong tương lai. Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng trong đề tài mã số B2018-DN03-23. TÀI LIỆU THAM KHẢO Le, V. T. (2006). Giao duc hoa nhap tre khuyet tat cap tieu hoc [Inclusive Education of Children with Disabilities in Primary School]. Social Labor Publishing House. Ministry of Education and Training (2015). Bao cao khao sat hien trang giao duc tre khuyet tat tai Viet Nam [Survey report on the status of education for children with disabilities in Vietnam]. Hanoi: Institute of Strategy and Education Program. Ministry of Education and Training (2005). Ki yeu 10 nam thuc hien giao duc hoa nhap tre khuyet tat tai Viet Nam [Proceeding of the 10th Anniversary on Integrated Education for Children with Disabilities in Vietnam]. Hanoi. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lê Thị Hằng và tgk 1483 Nguyen, T. H. Y. (2012). Giao duc dac biet va nhung thuat ngu co ban [Special education and basic terms]. Hanoi University of Education Publishing House. Nguyen, X. H. (2004). Nghien cuu bieu hien va huong giao duc hanh vi bat thuong cua tre cham phat trien tri tue bac tieu hoc [Research on expression and direction of abnormal behavior education of children with intellectual disabilities in elementary school]. Science and Technology Project at Institute level, code C11-53. Nguyen, T. N. (2008). Bien phap giao duc ki nang song cho tre cham phat trien tri tue trong lop mau giao hoa nhap [Method of educating life skills for children with mental retardation in inclusive kindergarten]. Master thesis, Hanoi National University of Education. Pham, T. Q. N., Phan, M. T., Tran, T. T. A., & Dinh, T. H. V. (2015). Phat trien ki nang tu phuc vu cho tre em va tre co nhu cau dac biet [Developing self-service skills for children and children with special needs]. Hue University Press. Pham, T. T. C. (2015). Giao duc ki nang tu phuc vu cho tre khuyet tat tri tue 4-5 tuoi o truong mam non hoa nhap [Educating self-service skills for children with intellectual disabilities 4-5 years old at inclusive preschools]. Master's Thesis, Hanoi National University of Education. Tran, T. L. T. (2003). Dai cuong Giao duc giao duc dac biet cho tre cham phat trien tri tue [General Education on Special Education for children with intellectual disabilities]. Hanoi National University Publishing House. A STUDY ON TRAINING SELF-CARE SKILLS FOR CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITY AT THE BLUE DREAM Le Thi Hang1, Nguyen Ngoc Chinh2* 1University of Science and Education - The University of Da Nang, Vietnam 2University of Foreign Language Studies - University of Da Nang, Vietnam *Corresponding author: Nguyen Ngoc Chinh – Email: nnchinh@ufl.udn.vn Received: March 30, 2020; Revised: April 27, 2020; Accepted: August 26, 2020 ABSTRACT Children with disabilities in general and children with intellectual disabilities in particular face many difficulties in life, especially self-care skills. To find out about the current training of self- care skills for children with intellectual disabilities, the study conducted a survey of 30 teachers who are caring and educating children at the Blue Dream, an inclusive education institution, in Da Nang city. The survey results show that the training the self-care skills for children with intellectual disabilities at Blue Dream education is quite good, many teachers have clearly defined the goals, educational content and effective implementation of educational methods for children. In addition, there are also a few teachers who have not effectively implemented the training for children with intellectual disabilities. Therefore, they need to be more persistent in the process of training children, cooperating with young parents, and continuously learning to improve. The results help to identify the achievements and limitations of the training of self-care skills for children with intellectual disabilities at the Blue Dream. Keywords: children with disabilities; intellectual disability; self-care; self-care skills
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_trang_giao_duc_ki_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_kh.pdf